Durs Grünbein
Ngày hôm nay thơ thể ballad (1) xem như đã chết. Một trong những đại diện cuối cùng, hay nhất và gây tác động mạnh nhất là Wolf Biermann, vào thứ ba tuần tới sẽ tươi tắn bước lên tuổi 80 (FAZ).
Có những nhà thơ và có những nhà thơ ballad. Với mọi sự nổi tiếng một Friedrich Schiller, một Heinrich Heine một Bertolt Brecht đạt được trong loại hình này, ngày nay những người cuối cùng đang bị đe dọa tuyệt chủng, và thực ra điều đó quả là đáng tiếc. Wolf Biermann- sắp vui tươi tám chục tuổi đời, thứ ba tới ông có sinh nhật - là một trong những đại diện cuối cùng của họ hát ca bằng tiếng Đức. Và ông khá giúp cho câu thơ ballad vươn lên những cung bậc biểu cảm rõ nét cuối cùng, không còn nghi ngở gì nữa, là một địch thủ trong môn phái tổng hợp này.
Nhà thơ ballad là một người kể truyện lịch sử. Anh ta chiếm hữu tình thế ngoại lệ lịch sử, trong trường hợp lý tưởng anh ta tạo ra nó và tự mình trở thành hiện thân của lịch sử. Trong đó không một ai khác, vào thời CHDC Đức và vượt ra ngoài phạm vi đó, gây tác động mạnh mẽ hơn Biermann, người hoa tiêu tâm thức cộng sản bay từ vùng phía Tây sang, một cậu thiếu niên vùng Hamburg bị giáo dục và thú mạo hiểm đánh dạt sang miền Đông và dưới những tình huống gay cấn đã lại quay trở lại phương Tây. Chí ít ông không phải là người „Ossi“, ông là người cánh tả toàn Đức với cội rễ thuộc về dòng họ trong môi trường cộng sản của nước Cộng hòa Weimar. Từ trường hợp của ông ta học hỏi nhiều thứ về những vụ tai tiếng Đức với Đức. Ông sẽ luôn đứng ở tâm điểm trong một bức tranh toàn nhóm gồm những người tham gia (nhà văn, nghệ sĩ, diễn viên, chính khách). Xung quanh thân thế ông kẻ tham gia hợp lại như mùn cưa sắt tụ theo mẫu hình mà nam châm quyền lực nhà nước điều phối theo hướng tổng quát đẹp mắt. Những sử gia có thể hàm ơn vì những hiện tượng kiểu đó thường chỉ có rất ít ỏi từ họ trong thời gian họ sống ở đời.
Hát ca các thành phố không phải là điều nhỏ mọn
Biermann có trong tay tất cả những gì cần có cho một sự vào vai độc nhất. Ông là con trai người công nhân bến cảng và người cộng sản, cương nghị tới mức thậm chí gánh nhẹ lên vai đời Do thái trong khốn khó tột cùng và cưỡng lại mọi lòng tự hào chủng tộc và giai cấp lạnh lùng quăng thân vào vòm họng của bộ máy tàn sát kiểu Đức. Bà ngoại yêu dấu Meume vượt qua, nhưng cha ông đã bị sát hại ở Auschwitz, bởi vì trong cuộc hỏi cung của Gestapo, từ chối mọi thận trọng, đã nhấn mạnh nguồn gốc Do thái của mình. Những thứ đó đã ghi dấu ấn nên người đàn ông, hiển nhiên được năng khiếu ngôn từ cũng như giác năng định hướng chính trị thả đặt vào nôi. Mãi cho tới những ngày này ông mới phổ cập tiểu sử của mình (tôi lượm lặt ở đây tất cả). Như một kẻ trong số ít ỏi người khác các người hãy chịu trận cho phương châm sống của Goethe: „ Anh khá vượt qua/ Kiểu nào cũng thế/ Là kẻ theo bầy/ Và đừng gãy cổ“.
Wolf Biermann là người hùng của tuổi trẻ tôi. Tôi sớm khâm phục ông. Ở tấm gương ông tôi nhận biết được những lời đúng đắn gây nguy hiểm cho nhà nước tới mức nào. Một số câu thơ được ca lên, lan truyền đi trên các băng ghi âm đã có thể phân rã một hệ thống toàn bộ với Bộ Chính trị, Biên phòng, Quân đội nhân dân và An ninh quốc gia. Lần đầu tiên tôi nghe những câu thơ-ca tại Dresden, tại nhà người cha của người tình đầu đời thủa học trò- những đoạn băng bị cấm ghi âm một trong những concert đầu tiên của ông (một chiếc chăn trải lên chiếc máy cát-xét), và mọi sự xảy ra quanh tôi. Cái miệng lưỡi hỗn, sự bất vị nể chất Biermann đối với các bề trên là một bài học ghi nhớ cho cuộc đời. Sự tháo dỡ quyền lực bằng một số lời hay - những dòng ca như hắt hơi lan rộng ra trên đất nước, đó là bài học của ông. Giờ giảng lịch sử của Biermann là bài hay nhất mà dạo đó ở miền Đông những người trẻ tuổi có thể có được. Giả ước rằng họ cảm nhận được thông điệp của bất tuân lệnh.
Một sự ngây thơ ngữ nghĩa nào đó
Ngày hôm nay tôi muốn nói: vấn đề không phải là thơ hóc hiểm. Người viết bài hát, người songwriter xướng hát, như trong tiếng Anh người ta nói về những người như Bob Dylan (2) hoặc Leonard Cohen (3), là một đẳng cấp hoàn toàn riêng, giải Nobel người này hoặc giải Nobel cho người kia . Đó là những nhà ma thuật về ngôn ngữ chỉ xuống dòng đã đóng ngoặc đơn cho thời đại, đã chiếm lĩnh hẳn những không gian. Thí dụ như các thành phố họ giang cánh phủ lên đó (thần Icarus Phổ bên cầu Weidendamm trên dòng sông Spree). Hát ca những thành phố không phải là điều nhỏ mọn, điều này phải có nghề và Biermann chiếm lĩnh được tay nghề. Chẳng lẽ vô cớ người ta đã bầu ông thành công dân danh dự của Berlin. Trong một ballade ca năm 1962, một năm sau khi xây bức tường, ông hát ca thành phố vừa mới bị cắt chia. “ Berlin, em người đàn bà Đức“ là một bài hát, không thể thiếu được trong các hợp tuyển thơ về chủ đề Berlin.
Trong đó thành phố được tụng ca như một người đàn bà, một mô típ văn học cổ xưa, chắc chắn. Nhưng sau đó là các chi tiết. Được gạch nhấn gấp đôi, một bản thể dân tộc toàn Đức, bây giờ có thứ đó hai lần, như một đất nước từng có hai phiên bản kể từ khi song song thành lập nước vào năm 1949 và sự chia cắt đất nước sau quyết định độc đoán của Walter Ulbricht (4) dựng xây bức tường vào năm 1961. Điều nghịch lý: Sự ly hôn được cắt nghĩa thành kết hôn. Giờ đây người ta được phân ly thành kẻ bị giam cầm và khán giả nhìn từ ngoài. Cảm xúc bè bạn của nhà thơ hướng dành cho những người còn trong đó (với họ ông dành cho tình cảm của người chăm thú đối với những động vật cần bảo tồn trong bách thảo). Quan trọng với ông là những người đàn bà trong tình cảnh này – và người ta biết, có rất nhiều người quỳ xuống chân ông. Quái lạ: Bản thân Margot Honecker (5), First Lady của thể chế (bà bộ trưởng bộ giáo dục thời tôi), tin chắc vào bản năng đã nhận thấy trong ông một đứa con đã mất và ở một cuộc thăm viếng tại nhà đường phố Chauseestraße 131 huyền thoại đã mặc chiếc áo măng tô lông thú vắt vẻo ngồi trên mép ghế bành da như một mụ Potiphar (6) tìm cách quyến rũ ông. Tức là những người đàn bà: họ là những người duy nhất có thể sưởi ấm lòng kẻ muốn làm ra người cộng sản đang bế tắc trong một tình huống lịch sử đã lạc đường.
Như thế với ông toàn thành phố trở thành giấc mơ về người đàn bà có thể cho sống chung với, nếu như điều kiện cho phép một kiểu bồng bột tư tưởng và dục tình như vậy. Một bài thơ trong truyền thống barock: Nhân tính hóa một thành phố như Andreas Gryphus (7) từng làm, bao gồm ẩn dụ và ám chỉ, cả đến phép nghịch hợp cũng không thiếu vắng. Mông mỏng đét như đường phố rộng. Bầu trời xanh – chó – và đấy là siêu thực, ở đây có kẻ muốn đùa chơi với mường tượng. Khô khốc là làn gió Bắc – không làm sao cả, kể cả khách chơi, người tình thành phố gặp gỡ vẻ ơ hờ và lạnh lùng như có thể nghĩ. Qua những dòng viết hắn vận động như xuyên qua những mâu thuẫn (mác xít) nổi bật - kể cả mâu thuẫn thế hệ. Tất nhiên đó là một âm thanh sùng tính đực, nhưng thời thế từng là vậy. Ngày hôm nay không một tác giả trẻ ở Berlin được phép viết những câu thơ như thế này, nếu làm vậy người ta sẽ bắt quỳ gối chịu nhục hình dọc đường Frankfurter Allee. Nếu như vậy hắn sẽ cũng không còn cây đàn dây láy tiếng theo người (cũng không guitar, nếu có may chăng chiếc DJ-Equipment).
Vậy thì hôm nay cảnh tượng gồm hai khổ thơ vẻ bộ ngây thơ như thế này thông báo cho ta biết điều gì? Rằng thành phố là một người đàn bà trói chặt lấy anh ư? Rằng người ta không nhận gì trở lại, nếu người ta yêu cô (những cái hôn nhạt nhẽo) và thế đó vẫn bám lấy cô- phó mặc trao về một địa phận người ta chắc mẩm rằng đã chiếm đoạt được. Từ giác độ hôm nay, tất cả gây tác động như một tập hợp các khuôn mẫu to tát. Nhưng là vậy, như ở một bài hát thời thượng, chính trong đó tiềm ẩn sự hồn nhiên nào đó về ngữ nghĩa, chính là thế mạnh của nó. Bài hát Schlager (bài hát thời thượng ưa thích) là một bậc hao mòn của ballade, một tài sản văn hóa đã đắm chìm, gắn bó với phương pháp của những nhà cổ điển và xét về kỹ thuật hồi tưởng vận hành một cách tuyệt hảo. Có người nói, một bài thơ chỉ khi là bài hát do người hát ca lên (bằng đàn guitar hay kèn harmonika), mới thành khúc quẩn quanh trong đầu. Cả hai câu thơ cuối cùng của khổ thơ tám dòng lặp lại làm thành điệp khúc. Wolf Biermann không những chỉ đọc những gì ông viết, mà còn bằng một giọng nói giàu biểu thức ấn tượng cũng đã dám ca lên „and that has made all the difference.“
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức (còn sửa)
Nguồn: FAZ-Frankfurter Anthologie
Berlin, em- người đàn bà Đức
Wolf Biermann
Berlin em người đàn bà Đức
Anh là kẻ hứa hôn em
Ôi bàn tay em sao nhám thô
Vì lửa và băng giá
Ôi chao mông em sao gầy đét
Như phố đường rộng rãi của em
Ôi nhạt thay là những nụ hôn em
- Tôi bao giờ có thể thôi em
Tôi không sao rời bỏ em đi
Ở bên Tây đứng đó một bức tường
Bạn bè tôi đứng ở bên Đông
Làn gió Bắc là gió làn khô khốc
Berlin, em, người đàn bà tóc vàng
Anh là khách chơi của em, lạnh giá
Bầu trời em xanh lam màu chó thế
- trên đó treo cây đàn láy tiếng tôi.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức
Berlin, du deutsche deutsche Frau
Wolf Biermann
Berlin, du deutsche deutsche Frau
Ich bin dein Hochzeitsfreier
Ach, deine Hände sind so rauh
Von Kälte und von Feuer
Ach, deine Hüften sind so schmal
Wie deine breiten Straßen
Ach, deine Küsse sind so schal
– ich kann dich nimmer lassen
Ich kann nicht weg mehr von dir gehn
Im Westen steht die Mauer
Im Osten meine Freunde stehn
Der Nordwind ist ein rauher
Berlin, du blonde blonde Frau
Ich bin dein kühler Freier
Dein Himmel ist so hunde-blau
– darin hängt meine Leier.
Chú thích của người dịch:
Durs Grünbein (sinh năm 1962 tại Dresden): Nhà thơ, nhà viết tiểu luận và dịch giả.
Wolf Biermann: Ca sĩ, sáng tác bài hát, nhà thơ, sinh năm 1936 tại Hamburg, con trai một người Do thái ủng hộ cộng sản chết trong trại tập trung Auschwitz *1950 đại diện CHLB Đức ông tham gia Liên hoan thanh thiếu niên thế giới lần đầu tiên tại CHDC Đức *1953 di cư sang Cộng hòa dân chủ Đức (CHDCĐ), học Triết học, Kinh tế-Chính trị học và Toán tại trường Tổng hợp Humboldt (1955-1963) *1957-1959 Trợ lý đạo diễn ở đoàn kịch Berliner Ensemble* 1960 Bắt đầu viết thơ và sáng tác bài hát *Xây dựng nhà hát kịch Công nhân và Sinh viên* 1962 In tập thơ „Những bài thơ tình“ * 1963 Bắt đầu tình bạn với nhà khoa học bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của CHDC Đức Robert Havermann. *1965 bị chính quyền CHDCĐ cấm biểu diễn và cấm xuất bản với tội danh „Phản bội giai cấp“ và „Tục tĩu“, sau những buổi trình diễn và chuyến du ca dọc CHLB Đức, và đặc biệt sau khi ông in tập thơ Drahtharfe (Thụ cầm dây thép) và ra đĩa hát *Tháng 12 năm 1965 Trung ương Đảng SED ra nghị quyết cấm ông biểu diễn và xuất bản. * Những tập thơ ông xuất bản thuộc về những tác phẩm của văn học hậu chiến được mua nhiều nhất *Sự tước đoạt quốc tịch Wolf Biermann đẩy ông sang Tây Đức vào năm 1976 gây ra sự phản kháng rộng lớn trong giới trí thức và sinh viên hai miền nước Đức, và từ đó ông như biểu tượng cho giới trí thức phê phán chế độ, phản kháng chủ nghĩa toàn trị ở CHDCĐ.* 1984 Giảng viên thỉnh giảng tại Ohio State University/USA. 1993-1995 Giáo sư thỉnh giảng tại trường Tổng hợp Heinrich-Heine-Universität * Nhận nhiều giải thưởng Văn chương* 2006 Nhận Huân chương chữ thập Liên bang – Bundesverdienstkreuz và 1907 được bầu làm công dân danh dự của Berlin.
(1) Lưu ý phân biệt thể ballad thơ và ballade trong âm nhạc
(2) Bob Dylan (sinh năm 1941): Ca sĩ, nhà thơ, nhận giải Nobel văn chương năm 2016.
(3) Leonard Cohen (1934-2016): Songwriter, ca sĩ nhà thơ, nhà văn, họa sĩ người Canada.
(4) Walter Ulbricht (1893-1973): Tổng bí thư đảng SED (đảng cộng sản Đức) từ 1949-1973, theo đường lối cứng rắn stalinit, ra lệnh xây bức tường chia cắt Đông-Tây Đức
(5) Margot Honecker (1927-2016): Bộ trưởng Bộ giáo dục, vợ (trong hôn nhân lần 3) của Erich Honecker, tổng bí thư đảng SED ( đảng Công nhân xã hội thống nhất Đức, tức đảng cộng sản).
(6) Potiphar: Theo Kinh thánh, bà vợ của quan Potiphar vì thất tình đã quyến rũ kẻ bầy tôi Josef. Người này bị đổ tội hiếp dâm và tống vào ngục thất.
(7) Andreas Gryphus (1616-1664): Nhà thơ và nhà viết kịch Đức thời Barock.#
The blonde woman - Tranh của Albert Marquet (1875-1947), họa sĩ Pháp, đồng sáng lập phái Dã thú (Fauvism).
Ngày hôm nay thơ thể ballad (1) xem như đã chết. Một trong những đại diện cuối cùng, hay nhất và gây tác động mạnh nhất là Wolf Biermann, vào thứ ba tuần tới sẽ tươi tắn bước lên tuổi 80 (FAZ).
Có những nhà thơ và có những nhà thơ ballad. Với mọi sự nổi tiếng một Friedrich Schiller, một Heinrich Heine một Bertolt Brecht đạt được trong loại hình này, ngày nay những người cuối cùng đang bị đe dọa tuyệt chủng, và thực ra điều đó quả là đáng tiếc. Wolf Biermann- sắp vui tươi tám chục tuổi đời, thứ ba tới ông có sinh nhật - là một trong những đại diện cuối cùng của họ hát ca bằng tiếng Đức. Và ông khá giúp cho câu thơ ballad vươn lên những cung bậc biểu cảm rõ nét cuối cùng, không còn nghi ngở gì nữa, là một địch thủ trong môn phái tổng hợp này.
Nhà thơ ballad là một người kể truyện lịch sử. Anh ta chiếm hữu tình thế ngoại lệ lịch sử, trong trường hợp lý tưởng anh ta tạo ra nó và tự mình trở thành hiện thân của lịch sử. Trong đó không một ai khác, vào thời CHDC Đức và vượt ra ngoài phạm vi đó, gây tác động mạnh mẽ hơn Biermann, người hoa tiêu tâm thức cộng sản bay từ vùng phía Tây sang, một cậu thiếu niên vùng Hamburg bị giáo dục và thú mạo hiểm đánh dạt sang miền Đông và dưới những tình huống gay cấn đã lại quay trở lại phương Tây. Chí ít ông không phải là người „Ossi“, ông là người cánh tả toàn Đức với cội rễ thuộc về dòng họ trong môi trường cộng sản của nước Cộng hòa Weimar. Từ trường hợp của ông ta học hỏi nhiều thứ về những vụ tai tiếng Đức với Đức. Ông sẽ luôn đứng ở tâm điểm trong một bức tranh toàn nhóm gồm những người tham gia (nhà văn, nghệ sĩ, diễn viên, chính khách). Xung quanh thân thế ông kẻ tham gia hợp lại như mùn cưa sắt tụ theo mẫu hình mà nam châm quyền lực nhà nước điều phối theo hướng tổng quát đẹp mắt. Những sử gia có thể hàm ơn vì những hiện tượng kiểu đó thường chỉ có rất ít ỏi từ họ trong thời gian họ sống ở đời.
Hát ca các thành phố không phải là điều nhỏ mọn
Biermann có trong tay tất cả những gì cần có cho một sự vào vai độc nhất. Ông là con trai người công nhân bến cảng và người cộng sản, cương nghị tới mức thậm chí gánh nhẹ lên vai đời Do thái trong khốn khó tột cùng và cưỡng lại mọi lòng tự hào chủng tộc và giai cấp lạnh lùng quăng thân vào vòm họng của bộ máy tàn sát kiểu Đức. Bà ngoại yêu dấu Meume vượt qua, nhưng cha ông đã bị sát hại ở Auschwitz, bởi vì trong cuộc hỏi cung của Gestapo, từ chối mọi thận trọng, đã nhấn mạnh nguồn gốc Do thái của mình. Những thứ đó đã ghi dấu ấn nên người đàn ông, hiển nhiên được năng khiếu ngôn từ cũng như giác năng định hướng chính trị thả đặt vào nôi. Mãi cho tới những ngày này ông mới phổ cập tiểu sử của mình (tôi lượm lặt ở đây tất cả). Như một kẻ trong số ít ỏi người khác các người hãy chịu trận cho phương châm sống của Goethe: „ Anh khá vượt qua/ Kiểu nào cũng thế/ Là kẻ theo bầy/ Và đừng gãy cổ“.
Wolf Biermann là người hùng của tuổi trẻ tôi. Tôi sớm khâm phục ông. Ở tấm gương ông tôi nhận biết được những lời đúng đắn gây nguy hiểm cho nhà nước tới mức nào. Một số câu thơ được ca lên, lan truyền đi trên các băng ghi âm đã có thể phân rã một hệ thống toàn bộ với Bộ Chính trị, Biên phòng, Quân đội nhân dân và An ninh quốc gia. Lần đầu tiên tôi nghe những câu thơ-ca tại Dresden, tại nhà người cha của người tình đầu đời thủa học trò- những đoạn băng bị cấm ghi âm một trong những concert đầu tiên của ông (một chiếc chăn trải lên chiếc máy cát-xét), và mọi sự xảy ra quanh tôi. Cái miệng lưỡi hỗn, sự bất vị nể chất Biermann đối với các bề trên là một bài học ghi nhớ cho cuộc đời. Sự tháo dỡ quyền lực bằng một số lời hay - những dòng ca như hắt hơi lan rộng ra trên đất nước, đó là bài học của ông. Giờ giảng lịch sử của Biermann là bài hay nhất mà dạo đó ở miền Đông những người trẻ tuổi có thể có được. Giả ước rằng họ cảm nhận được thông điệp của bất tuân lệnh.
Một sự ngây thơ ngữ nghĩa nào đó
Ngày hôm nay tôi muốn nói: vấn đề không phải là thơ hóc hiểm. Người viết bài hát, người songwriter xướng hát, như trong tiếng Anh người ta nói về những người như Bob Dylan (2) hoặc Leonard Cohen (3), là một đẳng cấp hoàn toàn riêng, giải Nobel người này hoặc giải Nobel cho người kia . Đó là những nhà ma thuật về ngôn ngữ chỉ xuống dòng đã đóng ngoặc đơn cho thời đại, đã chiếm lĩnh hẳn những không gian. Thí dụ như các thành phố họ giang cánh phủ lên đó (thần Icarus Phổ bên cầu Weidendamm trên dòng sông Spree). Hát ca những thành phố không phải là điều nhỏ mọn, điều này phải có nghề và Biermann chiếm lĩnh được tay nghề. Chẳng lẽ vô cớ người ta đã bầu ông thành công dân danh dự của Berlin. Trong một ballade ca năm 1962, một năm sau khi xây bức tường, ông hát ca thành phố vừa mới bị cắt chia. “ Berlin, em người đàn bà Đức“ là một bài hát, không thể thiếu được trong các hợp tuyển thơ về chủ đề Berlin.
Trong đó thành phố được tụng ca như một người đàn bà, một mô típ văn học cổ xưa, chắc chắn. Nhưng sau đó là các chi tiết. Được gạch nhấn gấp đôi, một bản thể dân tộc toàn Đức, bây giờ có thứ đó hai lần, như một đất nước từng có hai phiên bản kể từ khi song song thành lập nước vào năm 1949 và sự chia cắt đất nước sau quyết định độc đoán của Walter Ulbricht (4) dựng xây bức tường vào năm 1961. Điều nghịch lý: Sự ly hôn được cắt nghĩa thành kết hôn. Giờ đây người ta được phân ly thành kẻ bị giam cầm và khán giả nhìn từ ngoài. Cảm xúc bè bạn của nhà thơ hướng dành cho những người còn trong đó (với họ ông dành cho tình cảm của người chăm thú đối với những động vật cần bảo tồn trong bách thảo). Quan trọng với ông là những người đàn bà trong tình cảnh này – và người ta biết, có rất nhiều người quỳ xuống chân ông. Quái lạ: Bản thân Margot Honecker (5), First Lady của thể chế (bà bộ trưởng bộ giáo dục thời tôi), tin chắc vào bản năng đã nhận thấy trong ông một đứa con đã mất và ở một cuộc thăm viếng tại nhà đường phố Chauseestraße 131 huyền thoại đã mặc chiếc áo măng tô lông thú vắt vẻo ngồi trên mép ghế bành da như một mụ Potiphar (6) tìm cách quyến rũ ông. Tức là những người đàn bà: họ là những người duy nhất có thể sưởi ấm lòng kẻ muốn làm ra người cộng sản đang bế tắc trong một tình huống lịch sử đã lạc đường.
Như thế với ông toàn thành phố trở thành giấc mơ về người đàn bà có thể cho sống chung với, nếu như điều kiện cho phép một kiểu bồng bột tư tưởng và dục tình như vậy. Một bài thơ trong truyền thống barock: Nhân tính hóa một thành phố như Andreas Gryphus (7) từng làm, bao gồm ẩn dụ và ám chỉ, cả đến phép nghịch hợp cũng không thiếu vắng. Mông mỏng đét như đường phố rộng. Bầu trời xanh – chó – và đấy là siêu thực, ở đây có kẻ muốn đùa chơi với mường tượng. Khô khốc là làn gió Bắc – không làm sao cả, kể cả khách chơi, người tình thành phố gặp gỡ vẻ ơ hờ và lạnh lùng như có thể nghĩ. Qua những dòng viết hắn vận động như xuyên qua những mâu thuẫn (mác xít) nổi bật - kể cả mâu thuẫn thế hệ. Tất nhiên đó là một âm thanh sùng tính đực, nhưng thời thế từng là vậy. Ngày hôm nay không một tác giả trẻ ở Berlin được phép viết những câu thơ như thế này, nếu làm vậy người ta sẽ bắt quỳ gối chịu nhục hình dọc đường Frankfurter Allee. Nếu như vậy hắn sẽ cũng không còn cây đàn dây láy tiếng theo người (cũng không guitar, nếu có may chăng chiếc DJ-Equipment).
Vậy thì hôm nay cảnh tượng gồm hai khổ thơ vẻ bộ ngây thơ như thế này thông báo cho ta biết điều gì? Rằng thành phố là một người đàn bà trói chặt lấy anh ư? Rằng người ta không nhận gì trở lại, nếu người ta yêu cô (những cái hôn nhạt nhẽo) và thế đó vẫn bám lấy cô- phó mặc trao về một địa phận người ta chắc mẩm rằng đã chiếm đoạt được. Từ giác độ hôm nay, tất cả gây tác động như một tập hợp các khuôn mẫu to tát. Nhưng là vậy, như ở một bài hát thời thượng, chính trong đó tiềm ẩn sự hồn nhiên nào đó về ngữ nghĩa, chính là thế mạnh của nó. Bài hát Schlager (bài hát thời thượng ưa thích) là một bậc hao mòn của ballade, một tài sản văn hóa đã đắm chìm, gắn bó với phương pháp của những nhà cổ điển và xét về kỹ thuật hồi tưởng vận hành một cách tuyệt hảo. Có người nói, một bài thơ chỉ khi là bài hát do người hát ca lên (bằng đàn guitar hay kèn harmonika), mới thành khúc quẩn quanh trong đầu. Cả hai câu thơ cuối cùng của khổ thơ tám dòng lặp lại làm thành điệp khúc. Wolf Biermann không những chỉ đọc những gì ông viết, mà còn bằng một giọng nói giàu biểu thức ấn tượng cũng đã dám ca lên „and that has made all the difference.“
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức (còn sửa)
Nguồn: FAZ-Frankfurter Anthologie
Berlin, em- người đàn bà Đức
Wolf Biermann
Berlin em người đàn bà Đức
Anh là kẻ hứa hôn em
Ôi bàn tay em sao nhám thô
Vì lửa và băng giá
Ôi chao mông em sao gầy đét
Như phố đường rộng rãi của em
Ôi nhạt thay là những nụ hôn em
- Tôi bao giờ có thể thôi em
Tôi không sao rời bỏ em đi
Ở bên Tây đứng đó một bức tường
Bạn bè tôi đứng ở bên Đông
Làn gió Bắc là gió làn khô khốc
Berlin, em, người đàn bà tóc vàng
Anh là khách chơi của em, lạnh giá
Bầu trời em xanh lam màu chó thế
- trên đó treo cây đàn láy tiếng tôi.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức
Berlin, du deutsche deutsche Frau
Wolf Biermann
Berlin, du deutsche deutsche Frau
Ich bin dein Hochzeitsfreier
Ach, deine Hände sind so rauh
Von Kälte und von Feuer
Ach, deine Hüften sind so schmal
Wie deine breiten Straßen
Ach, deine Küsse sind so schal
– ich kann dich nimmer lassen
Ich kann nicht weg mehr von dir gehn
Im Westen steht die Mauer
Im Osten meine Freunde stehn
Der Nordwind ist ein rauher
Berlin, du blonde blonde Frau
Ich bin dein kühler Freier
Dein Himmel ist so hunde-blau
– darin hängt meine Leier.
Chú thích của người dịch:
Durs Grünbein (sinh năm 1962 tại Dresden): Nhà thơ, nhà viết tiểu luận và dịch giả.
Wolf Biermann: Ca sĩ, sáng tác bài hát, nhà thơ, sinh năm 1936 tại Hamburg, con trai một người Do thái ủng hộ cộng sản chết trong trại tập trung Auschwitz *1950 đại diện CHLB Đức ông tham gia Liên hoan thanh thiếu niên thế giới lần đầu tiên tại CHDC Đức *1953 di cư sang Cộng hòa dân chủ Đức (CHDCĐ), học Triết học, Kinh tế-Chính trị học và Toán tại trường Tổng hợp Humboldt (1955-1963) *1957-1959 Trợ lý đạo diễn ở đoàn kịch Berliner Ensemble* 1960 Bắt đầu viết thơ và sáng tác bài hát *Xây dựng nhà hát kịch Công nhân và Sinh viên* 1962 In tập thơ „Những bài thơ tình“ * 1963 Bắt đầu tình bạn với nhà khoa học bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của CHDC Đức Robert Havermann. *1965 bị chính quyền CHDCĐ cấm biểu diễn và cấm xuất bản với tội danh „Phản bội giai cấp“ và „Tục tĩu“, sau những buổi trình diễn và chuyến du ca dọc CHLB Đức, và đặc biệt sau khi ông in tập thơ Drahtharfe (Thụ cầm dây thép) và ra đĩa hát *Tháng 12 năm 1965 Trung ương Đảng SED ra nghị quyết cấm ông biểu diễn và xuất bản. * Những tập thơ ông xuất bản thuộc về những tác phẩm của văn học hậu chiến được mua nhiều nhất *Sự tước đoạt quốc tịch Wolf Biermann đẩy ông sang Tây Đức vào năm 1976 gây ra sự phản kháng rộng lớn trong giới trí thức và sinh viên hai miền nước Đức, và từ đó ông như biểu tượng cho giới trí thức phê phán chế độ, phản kháng chủ nghĩa toàn trị ở CHDCĐ.* 1984 Giảng viên thỉnh giảng tại Ohio State University/USA. 1993-1995 Giáo sư thỉnh giảng tại trường Tổng hợp Heinrich-Heine-Universität * Nhận nhiều giải thưởng Văn chương* 2006 Nhận Huân chương chữ thập Liên bang – Bundesverdienstkreuz và 1907 được bầu làm công dân danh dự của Berlin.
(1) Lưu ý phân biệt thể ballad thơ và ballade trong âm nhạc
(2) Bob Dylan (sinh năm 1941): Ca sĩ, nhà thơ, nhận giải Nobel văn chương năm 2016.
(3) Leonard Cohen (1934-2016): Songwriter, ca sĩ nhà thơ, nhà văn, họa sĩ người Canada.
(4) Walter Ulbricht (1893-1973): Tổng bí thư đảng SED (đảng cộng sản Đức) từ 1949-1973, theo đường lối cứng rắn stalinit, ra lệnh xây bức tường chia cắt Đông-Tây Đức
(5) Margot Honecker (1927-2016): Bộ trưởng Bộ giáo dục, vợ (trong hôn nhân lần 3) của Erich Honecker, tổng bí thư đảng SED ( đảng Công nhân xã hội thống nhất Đức, tức đảng cộng sản).
(6) Potiphar: Theo Kinh thánh, bà vợ của quan Potiphar vì thất tình đã quyến rũ kẻ bầy tôi Josef. Người này bị đổ tội hiếp dâm và tống vào ngục thất.
(7) Andreas Gryphus (1616-1664): Nhà thơ và nhà viết kịch Đức thời Barock.#
The blonde woman - Tranh của Albert Marquet (1875-1947), họa sĩ Pháp, đồng sáng lập phái Dã thú (Fauvism).