Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Cây trong mùa thu

Herrmann Hesse (1877-1962) 




Với những đêm tháng Mười lạnh băng
Gắng gượng giành giật lại áo biếc xanh
Cây của tôi. Yêu chiếc áo, cây buồn tiếc nuối
Đã mang áo suốt những mùa trăng phấn khởi
Cây muốn sao giữ lại áo mai này.

Và lại một đêm, lại đến nữa một ngày
Giá buốt. Cây trở nên bải hoải
Chẳng còn giành giật và buông xuôi
Các chi nhánh cho ý chí lạ, rã rời,
Cho đến khi chịu hoàn toàn khuất phục.

Nhưng giờ cây mỉm cười vàng kim, đỏ rực
Và viên mãn trong xanh thẳm nghỉ ngơi
Bởi chưng cây đương đầu đón sự chết
Nên mùa thu, và mùa thu thắm thiết
Đã điểm trang nên vẻ rực rỡ thanh tân.

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 

Baum im Herbst

Herrmann Hesse (1877-1962)

Noch ringt verzweifelt mit den kalten
Oktobernächten um sein grünes Kleid
Mein Baum. Er liebt´s, ihm ist es leid,
Er trug es fröhliche Monde lang,
Er möchte es gern behalten.

Und wieder eine Nacht, und wieder
Ein rauher Tag. Der Baum wird matt
Und kämpft nicht mehr und gibt die Glieder
Gelöst dem fremden Willen hin,
Bis der ihn ganz bezwungen hat.

Nun aber lacht er golden rot
Und ruht im Blauen tief beglückt.
Da er sich müd dem Sterben bot,
Hat ihn der Herbt, der milde Herbst
Zu neuer Herrlichkeit geschmückt.

Chú thích của người dịch:
Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói thảo nguyên) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.
Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. * Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). * Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. * Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. * Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Steppenwolf xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. * Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. * 1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. * Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. * Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.
Tác phẩm:
Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ
Văn xuôi:
- Peter Camenzind (1904), tiểu thuyết, Tuổi trẻ và cô đơn, Vũ Đình Lưu dịch.
- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết.
- Tuổi trẻ băn khoăn (Demian, 1917), truyện dài, Hoài Khanh dịch.
- Siddhartha (1920), tiểu thuyết được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch dưới tiêu đề Câu chuyện dòng sông.
- Sói thảo nguyên (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.
- Đôi bạn chân tình (Narziss und Goldmund), Vũ Đình Lưu dịch.
- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết.
- Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

Tranh sơn dầu của Phạm Ngọc San (1944-2020, Vietnamese Painter

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Từ chối

Hermann Hesse (1877-1962)    


(Như câu trả lời một số thăm dò, tại sao tôi không đứng về phía những người cộng sản)

Thà bị một kẻ phát xít đánh chết
Hơn bản thân làm người phát xít
Thà bị một cộng sản đánh chết
Hơn bản thân làm người cộng sản!

Chúng ta không quên cuộc chiến tranh. Chúng ta biết
Mới ngất ngây sao, nếu người ta dồn trống
Chúng ta điếc, ta không bị cuốn lôi theo
Nếu các người quyến rũ nhân dân với ma túy cũ.
Chúng ta không tin, rằng „ thế giới phải hồi phục
ở bản thể của chúng ta“.
Chúng ta nghèo nàn, chúng ta đã bị đắm tàu,
Chúng ta không tin nữa đâu những lộng ngôn sáo ngữ,
Họ dùng chúng cưỡi lưng và quất chúng ta lao vào chiến tranh
Cả của bọn mi - người anh em đỏ - những phù chú dẫn tới chiến tranh và hơi ngạt!

Cả lãnh tu bọn mi là những tướng lĩnh,
Chỉ huy, hét gào và tổ chức,
Nhưng chúng ta, chúng ta căm ghét thứ đó
Chúng ta không uống rượu đểu nữa đâu
Chúng ta không muốn mất đi con tim và lý trí,
Không muốn diễu hành dưới cờ đỏ hay cờ trắng.
Chúng ta muốn thà cô đơn héo mòn như „kẻ mơ mộng“
Hoặc chết dưới bàn tay đẫm máu của người anh em,
Hơn là hưởng một thứ hạnh phúc đảng hay quyền lực
Và bắn vào anh em nhân danh lòai người!
(1933)

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Absage

Hermann Hesse (1877-1962)

(Als Antwort auf einige Anfragen, warum ich mich nicht auf die Seite der Kommunisten stelle)

Lieber von einem Faschisten erschlagen werden
Als selber Faschist sein!
Lieber von einem Kommunisten erschlagen werden
Als selber Kommunist sein!

Wir haben den Krieg nicht vergessen. Wir wissen,
Wie das berauscht, wenn man Trommel und Pauke rührt.
Wir sind taub, wir werden nicht mitgerissen,
Wenn ihr das Volk mit dem alten Rauschgift verführt.
Wir sind weder Soldaten noch Weltverbesserer mehr,
Wir glauben nicht, dass "an unserem Wesen
Die Welt müsse genesen".
Wir sind arm, wir haben Schiffbruch gelitten,
Wir glauben alle an die hübschen Phrasen nicht mehr,
Mit denen man uns in den Krieg gepeitscht und geritten -
Auch die Euren, rote Brüder, sind Zauber und führen zu Krieg und Gas!

Auch Eure Führer sind Generäle,
Kommandieren, schreien und organisieren,
Wir aber, wir hassen das,
Wir trinken den Fusel nicht mehr,
Wir wollen Herz und Vernunft nicht verlieren,
Nicht unter roten noch weissen Fahnen marschieren.
Lieber wollen wir einsam als "Träumer" verderben
Oder unter Euren blutigen Brüderhänden sterben,
Als irgend ein Partei- und Machtglück geniessen
Und im Namen der Menschheit auf unsere Brüder schiessen!

Chú thích của người dịch:
Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói thảo nguyên) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.
Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. * Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). * Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. * Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. * Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Steppenwolf xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. * Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. * 1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. * Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. * Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.
Tác phẩm:
Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ
Văn xuôi:
- Peter Camenzind (1904), tiểu thuyết, Tuổi trẻ và cô đơn, Vũ Đình Lưu dịch.
- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết.
- Tuổi trẻ băn khoăn (Demian, 1917), truyện dài, Hoài Khanh dịch.
- Siddhartha (1920), tiểu thuyết được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch dưới tiêu đề Câu chuyện dòng sông.
- Sói thảo nguyên (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.
- Đôi bạn chân tình (Narziss und Goldmund), Vũ Đình Lưu dịch.
- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết.
- Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

Tranh của Wassily Kandinsky (1866-1944): Họa sĩ, nhà đồ họa và lý thuyết nghệ thuật người Nga.

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Thì thầm và Nhún nhảy

Barbara Frischmuth   
 


Chính thế đây là một bài thơ thời sớm của Georg Trakl, lần đầu tiên xuất bản vào năm 1913 trong tập Những bài thơ. Vẫn còn thiếu vắng những ngôn từ đặc trưng Trakl, những từ ngữ được sử dụng đến mức thậm phồn: „êm ái“, „tối đen“, xanh dương“, „bạc kim“, „pha lê“ và „ hồng tía“. Ở đây là một màu „đỏ“ dung dị chủ đạo sắc màu: „Một chiếc váy đỏ bay trong đám trẻ con“, một trong những dòng thơ trữ tình đẹp nhất mà tôi biết tới. Bỗng trong một chốc lát một hỗn độn hoàn toàn hả hê múa nhảy trước mắt ta, bỏ lại xa đằng sau tiếng „ rú từ rung động câm xịt“, bởi giữa cái đám nhộn nhạo đó lóe lên một sự chờ đợi. Hiển nhiên câu này thuộc về những gì hồ hởi nhất Trakl đã biết nói nên lời, và trong khoảnh khắc nán lại, trong khoảnh khắc của niềm vui ám gợi, trước khi cái màu đỏ trở về khuất phục tính chất máu huyết của nó.

„Đàn bà bê rổ đựng lòng ruột gan tim“. Cái phía khuất khước từ hạnh phúc của đời người bộc lộ một cách xấc xược, và cho một thoáng lát thậm chí người ta có dễ tin rằng, đó chính là nội tạng của chính mình được những sinh linh nghèo khổ này cắm cúi bê đi. Bức tranh đây của cùng cực, nói rõ hơn, những người đàn bà đón nhận từ những người làm nghề đồ tể máu và lòng mề tim gan, để với một chút mỡ làm gia vị, làm những khúc dồi và xúc xích, người ta cũng bắt gặp nơi nhà văn kể truyện Andor Endre Gelleri (1) người Hung, một nhà biên niên sử thị thành của những năm 30, nhưng mà cũng có thể ở một bức tranh như vậy sự khốn cùng của người không có tài sản đã giữ chân một Theodor Kramer (2). Nhưng Trakl đã không dẫn giải tiếp cái chủ đề về nghèo khổ này.

Ông chú trọng nhiều hơn đến sự tương phản, đến những màu sắc mạnh, đan cặp với „ bẩn thỉu và ghẻ lở“ đã dâng lên đối đỡ ráng chiều tà.

Những gì lòng ruột tim gan chỉ lờ mờ ám chỉ, bây giờ đổ tuột xuống dòng sông lặng lờ - máu mỡ; và chậm rãi ráng chiều đỏ dật dờ qua làn sóng „. Ẩn dụ màu sắc đã gia tăng ở mức cấp thiết. Bất cứ ai đã từng sống một thời gian sống trên dãy Anpơ, đều biết tác động gia tăng màu sắc của gió phơn (3), thứ không chỉ phân phát cho chóng mặt nhức đầu, mà còn một kiểu viễn thị. Dạng thức táo bạo „gió núi“ thâu nhận dạng số nhiều, và cái thì thầm và nhún nhảy giải phóng một phép lạ ít nhất cho nảy ra ý nghĩ về một cuộc đời trước, có thể là cuộc đời khá hơn, cứ cho là không hứng thú hơn đi.

Thế tức là có hồi tưởng, có vẻ ngay cả khi trở nên mong manh qua cái „có dễ“ thoảng qua thành như hơi thở thư thoảng dấy lên với những cơn gió núi ấm nóng. Và sự hồi tưởng đề lại dấu vết, những dấu vết dẫn về miền tưởng tượng – không bị ức chế bởi kinh nghiệm – tãi ra những ảnh hình rực rỡ và vui tươi gió ấm. Và rồi lại xoay quanh thứ số nhiều, thứ đa nghĩa. Những cỗ xe, một số nhiều không thể ít bất thường hơn ở đây cũng như làn gió núi đã qua những đại lộ rợp bóng vòng ôm lấy những con đường. Nhanh chóng hậu trường được thiết lập, trước chúng đã xảy ra một sự đắm chìm. Những người của thập tự chinh, những nhà thám hiểm và những kỵ sĩ của xứ sở tây phương hình thành từ những đám mây. Một cây cầu nối từ thảm cảnh đáng thương của nghèo khổ tới thảm cảnh đáng thương của tranh chấp?

Mà thế sau xảy ra. Chút gì đó không đặc trưng cho phong cách của Trakl. Con đường ảo ảnh hồ nước trên sa mạc của những đám mây óng chuốt cho tới tòa thánh Hồi giáo rằng xa, nhưng không quá đỗi xa xôi. Mà tuy thế, đó không phải là kỳ quan, dẫu nó liên quan tới một sự phản quang. Kỳ quan là những nhà thờ Hồi giáo mầu hồng (biểu tượng của kẻ thù truyền kiếp xứ phương Đông) lấy trở lại máu huyết từ ẩn dụ của cái chết vào một thánh đường của cuộc đời. Màu đỏ tươi vui của chiếc váy trẻ, thoắt trở về màu máu huyết của những con thú bị giết, đã biến hóa sang màu của hoa hồng và gây ấn tượng về ảnh hình của một nền văn hóa khác. Một giấc mơ gió núi? Tựu trung lại một giấc mơ bản thân Trakl hiếm khi mơ tới.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 

Nguồn: Frankfurter Anthologie. Einundzwanzigster Band, Insel Verlag, 1998

Ngoại ô trong gió núi

Georg Trakl (1887-1914)

Ban chiều khu đất nâu và hoang phế,
Làn khí qua đượm mùi tanh nồng.
Một đoàn tàu rầm rập nhịp cầu cong -
Trên bụi và hàng rào chim sẻ táo tác.

Lều lụp xụp, đường mòn vương rải rác,
Hỗn loạn và náo hoạt trong những khu vườn,
Tiếng rú đôi khi vút lên từ rung động câm xịt,
Một chiếc váy đỏ bay trong đám trẻ con.

Dàn chuột đồng ca rít say sưa bên rác
Đàn bà bê rổ đựng lòng ruột gan tim,
Một đoàn kinh tởm đầy bẩn thỉu và ghẻ lở.
Tất cả bước ra từ ánh nhá nhem.

Và một dòng kênh bất chợt phì máu mỡ
Từ lò mổ xuống dòng sông lặng lờ.
Gió núi nhuộm lau lác cằn thêm sắc
Và trào qua sóng triều ráng đỏ dật dờ.

Một sự thì thào chết đuối trong giấc ngủ đục.
Từ những vũng nước hư ảnh bềnh bồng,
Có dễ sự hồi tưởng về một kiếp trước
Dâng lên, hạ xuống với những đợt gió nồng.

Từ mây lặn những đường cây óng ả
Đây những cỗ xe đẹp, những kỵ mã kiêu kỳ.
Rồi người ta thấy một con tàu va chìm vách đá
Những thánh đường hồng của Hồi giáo, đôi khi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Vorstadt im Föhn

Georg Trakl (1887-1914)

Am Abend liegt die Stätte öd und braun,
Die Luft von gräulichem Gestank durchzogen.
Das Donnern eines Zugs vom Brückenbogen –
und Spatzen flattern über Busch und Zaun.

Geduckte Hütten, Pfade wirr verstreut,
In Gärten Durcheinander und Bewegung,
Bisweilen schwillt Geheul aus dumpfer Regung,
In einer Kinderschar fliegt rot ein Kleid.

Am Kehricht pfeift verliebt ein Rattenchor.
In Körben tragen Frauen Eingeweide,
Ein ekelhafter Zug voll Schmutz und Räude.
Kommen sie aus der Dämmerung hervor.

Und ein Kanal speit plötzlich feistes Blut
Vom Schlachthaus in den stillen Fluß hinunter.
Die Föhne färben karge Stauden bunter
Und langsam kriecht die Röte durch die Flut.

Ein Flüstern, das in trübem Schlaf ertrinkt.
Gebilde gaukeln auf aus Wassergräben,
Vielleicht Erinnerung an ein früheres Leben,
Die mit den warmen Winden steigt und sinkt.

Aus Wolken tauchen schimmernde Alleen
Erfüllt von schönen Wägen, kühnen Reitern.
Dann sieht man auch ein Schiff auf Klippen scheitern
Und manchmal rosenfarbene Moscheen.

Chú thích của người dịch:
(1) Andor Endre Gelleri (1906-1945): Nhà văn Hung, nổi danh vì những truyện ngắn.
(2) Theodor Kramer(1897-1958): Nhà thơ người Áo.
(3) Gió núi, còn gọi là gió phơn, gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

Barbara Frischmuth, sinh năm 1941: Nữ nhà văn và dịch giả người Áo

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của August Macke (1887-1914): Họa sĩ tiêu biểu của phái Biểu hiện Đức.

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Ngoại ô trong gió núi

Georg Trakl (1887-1914)      



Ban chiều khu đất nâu và hoang phế,
Làn khí qua đượm mùi tanh nồng.
Một đoàn tàu rầm rập nhịp cầu cong -
Trên bụi và hàng rào chim sẻ táo tác.

Lều lụp xụp, đường mòn vương rải rác,
Hỗn loạn và náo hoạt trong những khu vườn,
Tiếng rú đôi khi vút lên từ rung động câm xịt,
Một chiếc váy đỏ bay trong đám trẻ con.

Dàn chuột đồng ca rít say sưa bên rác
Đàn bà bê rổ đựng lòng ruột gan tim,
Một đoàn kinh tởm đầy bẩn thỉu và ghẻ lở.
Tất cả bước ra từ ánh nhá nhem.

Và một dòng kênh bất chợt phì máu mỡ
Từ lò mổ xuống dòng sông lặng lờ.
Gió núi nhuộm lau lác cằn thêm sắc
Và trào qua sóng triều ráng đỏ dật dờ.

Một sự thì thào chết đuối trong giấc ngủ đục.
Từ những vũng nước hư ảnh bềnh bồng,
Có dễ sự hồi tưởng về một kiếp trước
Dâng lên, hạ xuống với những đợt gió nồng.

Từ mây lặn những đường cây óng ả
Đây những cỗ xe đẹp, những kỵ mã kiêu kỳ.
Rồi người ta thấy một con tàu va chìm vách đá
Những thánh đường hồng của Hồi giáo, đôi khi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Vorstadt im Föhn

Georg Trakl (1887-1914)

Am Abend liegt die Stätte öd und braun,
Die Luft von gräulichem Gestank durchzogen.
Das Donnern eines Zugs vom Brückenbogen –
und Spatzen flattern über Busch und Zaun.

Geduckte Hütten, Pfade wirr verstreut,
In Gärten Durcheinander und Bewegung,
Bisweilen schwillt Geheul aus dumpfer Regung,
In einer Kinderschar fliegt rot ein Kleid.

Am Kehricht pfeift verliebt ein Rattenchor.
In Körben tragen Frauen Eingeweide,
Ein ekelhafter Zug voll Schmutz und Räude.
Kommen sie aus der Dämmerung hervor.

Und ein Kanal speit plötzlich feistes Blut
Vom Schlachthaus in den stillen Fluß hinunter.
Die Föhne färben karge Stauden bunter
Und langsam kriecht die Röte durch die Flut.

Ein Flüstern, das in trübem Schlaf ertrinkt.
Gebilde gaukeln auf aus Wassergräben,
Vielleicht Erinnerung an ein früheres Leben,
Die mit den warmen Winden steigt und sinkt.

Aus Wolken tauchen schimmernde Alleen
Erfüllt von schönen Wägen, kühnen Reitern.
Dann sieht man auch ein Schiff auf Klippen scheitern
Und manchmal rosenfarbene Moscheen.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của Paul Klee (1879-1940) : Họa sĩ, nhà đồ họa Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Sao cứ luôn kêu gọi tình đoàn kết

Phạm Kỳ Đăng    



Từ độ cướp chính quyền nhà nước chuyên chính – tòan trị luôn kêu gọi nhân dân đoàn kết. Lãnh đạo nhà nước ấy có yêu sự đoàn kết, có thích đồng bào tập hợp lại với nhau không? Hoàn toàn không. Đoàn kết sẽ dồn quân tiếm quyền và tham nhũng lộ mặt từ cán bộ „xa rời quần chúng“ hiện hình kẻ đè đầu cướp bóc. Đoàn kết toàn diện rất gây bất an.

Có kẻ thù hiện hữu trên lãnh thổ là vận may cho chuyên chế, nhưng thế chưa hài lòng vì chưa đủ; song song với cuộc chiến tiền phương, giới cầm đầu nhà nước chuyên chính tổ chức những vụ thanh trừng đối thủ trên vũ đài chính trị.

Và nội trong hàng ngũ cầm quyền quyết liệt hơn sự thanh trừng và phân rã. Tự bầu bán cho chính thể luôn trả thêm giá đắt. Ở giai đoạn mạt kỳ người ta không ngạc nhiên cán bộ lãnh đạo lên xuống trên cái đu luân chuyển tán loạn, ngày mỗi nhiều ủy viên chính thức đồng thời kiêm tù nhân dự khuyết.

Độc tài chuyên chế muốn sạch bóng „phản động“ không? Không, họ cần. Rất cần là đằng khác. Trong thời bình lâm vào tình trạng tình trạng đói nạn nhân, chóp bu quyền lực luôn cần phát động những cuộc săn lùng những người phê phán hay khác ý, thậm chí tạo phản, để thường kỳ có phản động làm mồi nuôi bộ máy đàn áp, để liên tục, thông qua những tổ chức thiết chế nối dài, huy động đông đảo các thành viên xã hội vào cuộc truy lùng và khủng bố quái đản đó.

Độc tài chỉ yên tâm khi reo rắc đủ liều sự nghi ngờ và đố kỵ. Họ rất sợ lòng tốt thức tỉnh ý thức liên đới xã hội.

Chẳng có gì là lạ, trong thiên tai bão lụt, một nhịp chèo của cô gái làm từ thiện nhẹ khua chợt dấy lên sự tức tối./.

Thôn nữ Bắc Kỳ, 1936 - Nam Sơn (1890-1973): Họa sĩ đồng sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương.

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

CẤP CHO THI CA MỘT NGÕ HẸP

Marcel Reich-Ranicki   



Có thể đúng đấy, thơ Đức đang chết. Nhưng mà chưa chết hẳn. Vẫn còn rất nhiều người có nhu cầu viết nên những bài thơ. Thế trên những miền đất Đức hỏi còn có những người có nhu cầu đọc thơ không?

Vẫn còn có đấy những tờ báo và tạp chí năm thì mười họa tiện thể (mà thế đó ngày càng hiếm hơn) in ấn những câu thơ. Nếu như vào thời biến đổi nảy sinh một khoảng trống cần phải lấp đi chóng vánh, các nhà biên tập Đức mới nhớ ra còn có nữa nghệ thuật thơ ca cao trọng.

Vẫn còn có những nhà xuất bản thi thoảng tiện tay đưa một cuốn thơ mỏng ra thị trường. Thế cũng có người mua những tập thơ này chứ? Người xuất bản sẽ chối cãi điều này một cách buồn rầu cũng như cương quyết. Nhưng mà biết rồi đấy, họ không phải là những bậc tổ sư cao siêu của nghệ thuật này, mà chỉ là những nhà thương lái khô khan. Tức là họ đã phải có lý do của họ, và nói thẳng ra là thương mại. Chẳng lẽ lại muốn cột chặt anh nhà thơ vào nhà xuất bản của họ (hay là giữ chặt hắn trong nhà ư), bởi vì họ hứa hẹn cho bản thân mình chút gì đem bán chác được từ phía anh ta – một cuốn tiểu thuyết, một cuốn sách chuyên đề hoặc là một vở kịch?

Vẫn còn có những cuốn thơ Đức trong một khoảng thời gian ngắn tìm thấy hàng ngàn người mua khiến cho bàn dân thiên hạ há hốc mồm kinh ngạc. Đó là hiện trạng năm 1965, khi cuốn “Thụ cầm dây thép” của Wolf Biermann được công bố, cũng như thế vào năm 1969 tập thơ của Peter Handke (1) “Thế giới bên trong của thế giới bên ngoài của thế giới bên trong” ra mắt. Đương nhiên tiếng vang mạnh mẽ khác thường ở hai trường hợp đều dính dáng nhiều tới hoàn cảnh ngoài văn chương. Mà thế đó dẫu những thành tựu kiểu như vậy dấy nên sự chú ý, thì chúng ít càng có thể bác bỏ được đi cái chẩn đoán buồn: một thời đại tồi tệ cho thơ. Hôm nay mới thế ư?

“Thời đại tồi tệ cho thơ trữ tình” là tiêu đề của một bài thơ không thuộc thời chúng ta sống. Bài thơ từ ngòi bút Brecht được viết cuối những năm 30. Người ta sẽ nói: không xác đáng nữa. Bởi vì đó là những thời kỳ đen tối, đặc biệt cho Brecht, kẻ khá có nguyên do bị săn lùng đã phải thay đổi các quốc gia thường xuyên hơn thay giày, và với ông ấy một cuộc trò chuyện với cây cối đã gần như một trọng tội.

Tất nhiên trong nước Cộng hòa Weimar tình hình có khác, bởi nơi đó thơ ca đã có giờ khắc vĩ đại. Năm 1927 tác phẩm Tông huấn tại gia (Hauspostille) được xuất bản, Tucholsky (2) ca ngợi tập thơ trên tờ Weltbühne và cuối cùng bày tỏ: “Đối với tôi, ông ấy và Gottfried Benn (3) là những tài năng lớn nhất của thi ca hôm nay còn đang sống trên nước Đức.” Đó là những thời thế khác mà ở đó thi sĩ còn được công nhận một cách xứng đáng. Có thật thế không?

Năm 1926 Benn viết: ”Khi lần đầu công bố tác phẩm, tôi 25 tuổi, trong tháng này tôi tròn 40, tức là liên quan tới 15 năm, và tôi đã đếm hoàn toàn chính xác tất cả những gì tôi thu nhập được xưa nay từ tiền hỏa hồng in sách, bao gồm cả bút ký lượm lặt, bỉnh báo (feuilleton), sách in lại và tác phẩm in chung vào các hợp tuyển, nói một lời là dựa vào công nghiệp giấy và ngành xuất bản: tổng cộng 975 mark… Với 975 đồng mark tôi được dịch ra tiếng Pháp, Anh, Nga, Ba Lan và đưa vào các hợp tuyển thơ của Mỹ, Pháp và Anh.” Tức là dạo đó cũng không khác: thời tồi tệ dành cho thơ.

Trong nước Đức thời Wilhelm, vào thời kỳ Rilke, George và Hofmannsthal làm thơ và Heym và Trakl bắt đầu viết lách thì sao? Đó là thời đại tốt đẹp của thơ ca chứ? Năm 1910 Hermann Hesse (4) tuyên bố, ông đã “ngừng làm việc cho những thứ chẳng ai hỏi tới và thơ thuộc về số đó. Họa hoằn ba hay bốn nhà thơ hay nhất thực tình độc đáo tìm thấy bạn đọc, và hàng tá không đếm xuể những tài năng khác chỉ viết cho đồng nghiệp! Điều đó thật đáng tiếc, bởi vì nhiều điều đẹp đẽ xuất hiện trong những câu thơ, nhưng tôi càng ít để làm hỏng mất của mình niềm cao hứng đọc thơ và làm thơ, thì cũng ít ỏi như vậy ở trong câu chuyện này tôi thêm hứng thú và can đảm thuyết giảng những người tai điếc. Kinh nghiệm của tôi cho thấy, đối với người đọc tốt của mức trung bình khá, nhu cầu đọc thơ được thỏa mãn đầy đủ qua những hợp tuyển.”

Như người ta thấy, cũng vào thời đó các nhà thơ Đức đã không dễ sống gì. Nhưng có điều chắc chắn, thơ ca luôn đã là sự nghiệp của một thiểu số nhỏ mà thôi. Đương nhiên, cái thiểu số đó ngày hôm nay nhỏ bé hơn một cách đáng kể so với trước đây năm mươi hay thậm chí một trăm năm.

Nguyên nhân có thể nằm ở đâu nhỉ? Ở chỗ kiểu như là hôm nay người ta tìm không ra nhà thơ tầm cỡ của một Benn hay Brecht? Hay là có thể điều đó liên quan tới thực tế thơ hiện đại thường rất khó đến mức nhiều câu thơ của Paul Celan – nhưng mà cũng có một số câu của Peter Huchel hay Günter Grass (5), có vẻ như thoạt tiên không làm sao hiểu được? Trường học cũng góp phần tạo ra lầm lỗi, một dạo họ từng làm rất nhiều để cho thơ tiếp cận được cho giới trẻ, trong khi ngày hôm nay người ta hăng hái cố công bằng mọi cách tống cổ văn chương ra khỏi giờ học? E chúng ta sống trong một thời đại phi nghệ thuật ư? Hay là thậm chí sẽ đi đến cái mức trong những ngày chúng ta sống, cái nhu cầu thụ hưởng thơ xưa kia sẵn có thường xuyên được âm nhạc bù đắp lại khiến cho một số người nào đó thay vì đọc Rilke hay Trakl sẽ nghe nhạc của Mahler hay Bartók (6)?

Dẫu lý do gì đi chăng nữa – và rằng chúng không hề loại trừ lẫn nhau, điều đó hiển nhiên rành rành ra vậy – thì tình huống xuất hiện không thể chối bỏ, cái từ “khủng hoảng” ưa thích lại thôi thúc. Tuy nhiên, vâng, chính vì thế hôm nay chúng ta bắt đầu bằng một mục mới – với “Hợp tuyển Frankfurt” của chúng ta. Hợp tuyển này dành cho thơ Đức, và nó hướng tới một phần của giới độc giả – tuy cũng chỉ là một thiểu số – nhưng với họ nghệ thuật thơ ca vẫn chưa đáng chịu sự ghẻ lạnh. Trước hết cứ coi hợp tuyển là những giấy mời thân thiện tới bài đọc và những lời thú nhận với văn chương thường rất đỗi nồng nhiệt và mang dấu ấn cá nhân. Những điều này tự xác chứng như lời chào hàng mang tính cá nhân và lời biện hộ mang tính chủ quan trong một. Những người làm hợp tuyển muốn gợi ý và mua vui, cung cấp tin tức và cũng khích bác một chút. Họ cầu sự để tâm dành cho những kẻ cần được che chở, ấy những nhà thơ.

Ít nhất ở đây Hợp tuyển mời chào người đọc một tuyển thơ mà người đọc có lẽ hầu như không sẵn sàng ghi nhận toàn bộ.

Một nhà thơ, một nhà phê bình hay là một nhà biên soạn văn học sử tùy theo đề nghị nêu lý do quyết định trong một bình luận ngắn đề xuất những câu thơ chúng tôi in đây. Người đọc cần nghiệm trải, tại sao người lựa chọn bài thơ nọ cho đó là hay. Theo cung cách như vậy, sau sản phẩm thơ kế tiếp một bài diễn giải, kể cả một lối diễn giải mang dấu ấn cá nhân. Nhưng mà người ta có cần bới tung câu thơ lên không, người ta được phép làm thế chứ? Về chuyện này Brecht viết: “Ai cho rằng một bài thơ không thể gần, thì thực tế không tiếp cận được nó. Trong việc sử dụng những tiêu chuẩn đưa ra tiềm ẩn phần chính của hưởng thụ. Hãy bứt tung cánh một bông hồng, và từng cánh đều đẹp.”

Những gì Hợp tuyển Frankfurt của chúng tôi muốn đạt được, cứ cho là nghe lỗi mốt và mang âm hưởng thống thiết hoặc có vẻ Đông-Ki-sốt nữa đi, thì điều này hàm ý sát thực và tỉnh táo. Cái mục đích có tên: cấp cho thi ca một ngõ hẹp.

Nguồn: Frankfurter Anthologie, Bd. 1, Frankfurt 1976, Neunte Auflage 1995. S. 13-17.

Chú thích của người dịch:

(1) Peter Handke (sinh năm 1942): Nhà văn và dịch giả người Áo.

(2) Kurt Tucholsky (1890-1935): Nhà văn, nhà thơ, nhà báo người Đức.

(3) Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ và nhà viết tiểu luận, năm lần được đề cử Nobel văn chương; Bertolt Brecht (1898-1956): Nhà thơ, kịch tác gia gây ảnh hưởng lớn tới văn chương Đức thế kỷ 20.

(4) Các nhà thơ lớn của văn chương Đức ngữ: Rainer Maria Rilke (1875-1926), Stefan Georg (1868-1933), Hugo von Hoffmannsthal (1874-1929), Georg Heym (1887-1912), Georg Trakl (1887-1914), Hermann Hesse (1877-1962).

(5) Peter Huchel (1903-1981): Nhà thơ và biên tập viên; Günter Grass (1927-2015): Nhà văn, nhà thơ, họa sĩ.

(6) Gustav Mahler (1860-1911): Nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc người Áo; và Béla Bartók (1881-1945): Nhà soạn nhạc người Hung, một gương mặt tiêu biểu phái Hiện đại.

Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hoàng văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

Tranh của Paul Klee (1879-1940) : Họa sĩ, nhà đồ họa Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...