Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Mùa hạ chia ly

Heinrich Heine (1797-1856) 



 

Tán lá vàng đang run rẩy,
Và rồi trút xuống lá rơi;
Ôi! Gì diễm kiều, thương mến,
Thảy tàn chìm xuống mộ thôi.

Tia nắng nhói đau lấp lóa
Ôm cánh rừng đỉnh non kia;
Có là những nụ hôn cuối
Của mùa hạ đang chia lìa.

Anh thấy, như thể phải khóc
Từ đáy lòng cõi thẳm sâu -
Bức tranh khiến anh lại nhớ
Khắc giờ ta giã biệt nhau.

Anh phải lìa em và biết
Chẳng mấy chốc em qua đời;
Anh là mùa hạ buông rời,
Em là cánh rừng đau yếu.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Der scheidende Sommer

Heinrich Heine (1797-1856)

Das gelbe Laub erzittert,
Es fallen die Blätter herab;
Ach! alles was hold und lieblich
Verwelkt und sinkt ins Grab.

Die Wipfel des Waldes umflimmert
Ein schmerzlicher Sonnenschein;
Das mögen die letzten Küsse
Des scheidenden Sommers sein.

Mir ist als müßt ich weinen
Aus tiefstem Herzensgrund -
Dies Bild erinnert mich wieder
An unsre Abschiedsstund.

Ich mußte von dir scheiden,
Und wußte, du stürbest bald;
Ich war der scheidende Sommer,
Du warst der kranke Wald.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:

„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.

Tranh của Edward Cucuel (1875-1954: Họa sĩ Mỹ.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

Kẻ sĩ can ngăn

Phạm Kỳ Đăng



Bài viết của nhà báo Lê Phú Khải rất thú vị như nhiều bài báo về Nguyễn Kiến Giang - một người chí sĩ ở thời hiện đại đeo xiềng gông chịu đày ải giữa cuộc đời này. Con người ông ấy, theo như tôi biết, chỉ có thao thức với những nghĩ suy tường tận, chuyên chú vào hoạt động tư duy của mình vậy mà va chạm, rồi hứng chịu bao chịu bầm dập. Một nhân vật phát sáng cả khi đang giãy giụa hẳn cung cấp cho người đọc nhiều chi tiết đáng để đời ngẫm nghĩ, nhìn ở góc độ nào cũng ấn tượng cả.

Là người trí thức cộng sản từ thời trai trẻ nghiên cứu chủ nghĩa Marx, ông đã nhìn bao quát được chủ thuyết phê phán và vượt bỏ nó, gỡ được khỏi đầu mình cái vòng kim cô. Rồi cũng với tinh thần trọng thị và điềm tĩnh, ông “ đặt bàn thờ chủ nghĩa Mác-Lênin sang một bên, chứ không đặt lên đầu (…) nữa, tức là ngang với những nhà tư tưởng lớn của loài người như Rousseau, Robespierre, Montesquieu.”

Karl Marx, sinh thời tâm niệm mọi thứ thuộc về con người đối với chính ông không xa lạ, thật phi lý làm sao, đã tạo nên một học thuyết phiêu lưu về xã hội, xa lạ thuộc tính con người vào bậc nhất. Sinh thời Karl Marx bị khai trừ khỏi Quốc tế II; các lý thuyết gia của phong trào công nhân và dân chủ xã hội phê phán ông ở sự cực đoan và không tưởng. Friedrich Engels khi về già thừa nhận lỗi lầm tuổi trẻ ở những phát ngôn ngông cuồng non dại. Suốt trong thế kỷ 20, cả khi hình thành hệ thống xã hội, ở thời thịnh trị với những thành tựu đạt được, thêm phần phóng đại qua tuyên truyền, chủ nghĩa Marx-Lênin vẫn phải đương đầu nhiều đợt phê phán toàn diện hơn nữa, kể cả sau khi hệ thống ấy sụp đổ. Căn cứ vào cái bản tính người trong thực tế, ta thử nhìn lại, làm gì có chuyện làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Ai cũng thích hưởng thụ cả và ngay cái sự hưởng thụ này đã phung phí tài nguyên, thải ra bao là rác rưởi ảnh hưởng và tàn phá môi sinh, vậy ai tự giác đứng ra làm cái việc dọn cho người hàng xóm hưởng thụ hơn cả mình đây, thử nêu một ví dụ như vậy. Chưa kể là nền sản xụất tập trung, kế họach hóa theo nhu cầu sẽ giữ trình độ sản xuất đứng nguyên tại chỗ, trừ công nghệ quốc phòng, và mọi nỗ lực cải tiến chỉ có thể đưa về nền sản xuất của thế kỷ 19.

Đương thời Marx đã chứng kiến sự thất bại của cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên của giai cấp công nhân là Công xã Paris xảy ra năm 1871. Ngay sau đó Marx phát minh ra chuyên chính vô sản, cướp đọat và duy trì quyền lực một cách bạo liệt. Trám vào lỗ hổng trong lý thuyết vị nhân sinh bằng một luận thuyết bạo lực, vô hình chung, ông đã giáng một đòn chí tử vào đồng loại. Sau này người ta truy nguyên các lãnh tụ cộng sản độc tài, từ Mao Trạch Đông, Stalin, Lenin v.v., đều tìm thấy ông tổ tinh thần của họ chính là Karl Marx. Các đường phố cũng như nhiều tượng đài Karl Marx vẫn được giữ nguyên, nhưng Hội đồng châu Âu vào ngày 25.01.2006, tại Straßburg ban hành Nghị quyết 1481 về sự Cần thiết lên án tội ác của các thể chế cộng sản toàn trị.

Nguyễn Kiến Giang nghiên cứu chủ nghĩa Marx và đi đến bác bỏ nó.

Nếu đọc lại một bài viết của ông thôi, ta thấy những ý kiến phê phán, đánh giá, và đề xuất của ông từ gần một phần tư thế kỷ trước, hiện vẫn còn như mới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ chối kiến nghị của ông yêu cầu bỏ điều 4 trong Hiến pháp. Vẫn bằng thái độ bất chấp và ngạo ngược, cho đến hôm nay Đảng vẫn đòi cho mình vị trí độc tôn cai trị này, và như vậy Hiến pháp hiện hành phô diễn Cương lĩnh Đảng, sẽ lại tổ chức hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, đợt sau mỗi lúc một tiềm ẩn nhiều hệ lụy và bi kịch.

Sẽ nhiều người trong chúng ta nuối tiếc, giá như các vua chúa, lãnh tụ biết nghe lời hiền giả, sĩ phu xưa như Nguyễn Trường Tộ và ngày nay là Nguyễn Kiến Giang, giá như họ đừng bỏ ngoài tai Tế Cấp Bát Điều hay tham luận “Khủng hỏang và lối ra”. Sự thật, tôi nghĩ, sẽ không có chỗ cho những giả tưởng đó. Một nền chuyên chính vô sản thiết lập, những kẻ tà ác và vô học cuối cùng sẽ thắng thế. Họ liên kết được với nhau, vì quyền và tiền ở giai đọan sau, đó là chất gắn kết nhất những kẻ đam mê nó thành một liên mình ma quỉ, trong khi những người có tri thức tập trung trí lực vào chuyên môn của họ sớm lạc lõng, thành con mồi cho liên minh này. Trong đội ngũ lãnh đạo cao nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, có hai nhà lãnh đạo kiệt xuất ở lĩnh vực của họ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh (ở giai đoạn giành độc lập) cũng là hai người trí thức duy nhất - chính vì vậy một sớm một chiều bị cô lập và chịu câu thúc trong nhà lầu và nhà sàn. Nguyễn Kiến Giang, một trí thức độc lập, ở khả năng tư duy tổng hợp, dự báo và năng lực phản tư, hơn hai nhà trí thức kia, bị giam cầm trong nhà đá.

Nhưng cùng số phận với họ ông lọt vào tâm điểm của những người ngu muội, giáo điều nắm trong tay chuyên chính. Cái nền chuyên chính tàn bạo này, ăn thịt những đứa con của nó, và đau đớn thay điều này, xưa kia cho tới mai sau, mang tính quy luật. Ông từng nói: “Chúng ta không sợ lạc hậu, sợ nhất là lạc lõng giữa loài người.” Ngày hôm nay dân tộc này vẫn bơ vơ như thế, trong bi kịch dân tộc, tôi nghĩ còn có thân phận giới trí thức phản biện, tranh đấu, mọi bề thiệt thòi trong vây khốn, lẻ loi.

Nguyễn Kiến Giang thổ lộ : "Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có tội gì nữa.„ Tôi nghĩ rằng, ông phải trở thành nạn nhân tất yếu của sự thanh trừng kẻ sĩ. Một trí thức độc lập tỏa sáng như ông, luôn làm kẻ vô học quáng mắt khó chịu, đặc biệt khi bầy đàn của họ chiếm thế lấn lướt, áp đảo. Ở bài có một chi tiết được nhà báo Lê Phú Khải ghi lại, khiến tôi đặc biệt chú ý: „…Kiến Giang còn kể: Lần cuối cùng Lê Đức Thọ vào thăm tôi, ông ta nói: Các cậu hay đề cao trí thức, phó tiến sĩ đi học về thì tớ cho thêm 5 đồng vào lương, thế thôi! Tôi nhìn thẳng Thọ nói: Xưa Đảng vô học vì phải đi đánh giặc, nay Đảng có chính quyền mà Đảng lại sùng bái sự vô học thì không được! Lê Đức Thọ đứng lên ra về. „

Khái quát nhược điểm người trí thức Việt Nam, cũng Nguyễn Kiến Giang đưa ra khái niệm “phò chính thống” lột tả thái độ tuân phục bợ đỡ của trí thức đối với thế quyền. Trong nhiều cuộc thảo luận, người ta đã chê bai không thương tiếc lỗi lầm của người trí thức cùng chung xây một nhà nước tòan trị, độc tài chuyên chế và đóng góp phần tổ chức cuộc khủng hoảng toàn diện của nó. Nhưng ta cũng nên ngó lại bộ mặt của kẻ đảng quyền với người trí giả vì nước dám liều mình can gián.

Chi tiết trên nêu ra biểu thị không gì sống động hơn thái độ của hôn quân vô học, bỉ ổi với chí sĩ và đến ranh giới tột cùng, mối quan hệ giữa độc tài và trí thức.

P.K.Đ 

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Con bướm xanh

Hermann Hesse  



Một cánh bướm xanh bé nhỏ
Theo làn gió vút nhởn nhơ.
Mưa ngọc trai – một cơn mưa
Óng ả, long lanh, tan biến.
Với lấp loáng tia thoáng hiện
Thoảng qua trong gió vừa khi,
Tôi nhìn thấy hạnh phúc vẫy
Chói chang, lấp lánh, biến đi.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Hermann Hesse

BLAUER SCHMETTERLING

Flügelt ein kleiner blauer
Falter vom Wind geweht,
Ein perlmutterner Schauer,
Glitzert, flimmert, vergeht.
So mit Augenblicksblinken,
So im Vorüberwehn
Sah ich das Glück mir winken,
Glitzern, flimmern, vergehn.

Chú thích của người dịch:
Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói thảo nguyên) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.
Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. * Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). * Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. * Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. * Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Steppenwolf xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. * Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. * 1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. * Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. * Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.
Tác phẩm:
Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ
Văn xuôi:
- Peter Camenzind (1904), tiểu thuyết, Tuổi trẻ và cô đơn, Vũ Đình Lưu dịch.
- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết.
- Tuổi trẻ băn khoăn (Demian, 1917), truyện dài, Hoài Khanh dịch.
- Siddhartha (1920), tiểu thuyết được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch dưới tiêu đề Câu chuyện dòng sông.
- Sói thảo nguyên (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.
- Đôi bạn chân tình (Narziss und Goldmund), Vũ Đình Lưu dịch.
- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết.
- Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

Tranh của Salvador Dali (1904-1989), họa sĩ, nhà điêu khắc và đồ họa người Tây Ban Nha, đại diện lớn nhất của phái Siêu thực (Surrealism) trong Hội họa.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

Đọc vào hồi sớm tối

Bertolt Brecht    



ĐỌC VÀO HỒI SỚM TỐI

Anh ấy, người em yêu
đã nói,
với em rằng anh ấy cần em

Cho nên
Em gìn giữ thân em
nhìn miết mặt đường
và sợ cả từng giọt mưa
có thể quật em chết.

EM MUỐN ĐI VỚI NGƯỜI EM YÊU

Em muốn đi với người em yêu
Không muốn so đo, hơn thiệt bao nhiêu
Em không muốn nghĩ lại, có chăng tốt đẹp.
Anh ấy có yêu em, em không muốn biết
Em muốn đi với người em yêu.

Nguyên tác tiếng Đức:

MORGENS UND ABENDS ZU LESEN

Der, den ich liebe
Hat mir gesagt
Daß er mich braucht.

Darum gebe ich auf mich acht
Sehe auf meinen Weg und
Fürchte von jedem Regentropfen
Daß er mich erschlagen könnte.

ICH WILL MIT DEM GEHEN, DEN ICH LIEBE

Ich will mit dem gehen, den ich liebe.
Ich will nicht ausrechnen, was es kostet.
Ich will nicht nachdenken, ob es gut ist.
Ich will nicht wissen, ob er mich liebt.
Ich will mit ihm gehen, den ich liebe.

© ® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Chú thích của người dịch:

Bertolt Brecht (1898-1956) quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông là kịch tác gia và nhà thơ, cùng với Franz Kafka và Thomas Mann, có ảnh hưởng rất lớn trong văn chương Đức thế kỷ 20.

Tranh của Peder Severin Krøyer (1851 - 1909) Họa sĩ người Đan Mạch - Na Uy.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

Khúc hát tiếng Tây Ban Nha

Gotthold Ephraim Lessing (1729 – 1781)




Ngày qua tôi đã yêu,
Hôm nay tôi đau khổ
Ngày mai rồi tôi chết:
Dẫu thế
Hôm nay và mai mốt
Tôi thích nghĩ ngày qua.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 


LIED AUS DEM SPANISCHEN

Gestern liebt ich,
Heute leid ich,
Morgen sterb ich:
Dennoch denk ich
Heut und morgen
Gern an gestern.

Chú thích của người dịch:

Gotthold Ephraim Lessing (1729 – 1781): Nhà triết học, nhà văn người Đức, tác gia quan trọng của thời kỳ Khai sáng.

Tranh của Peter Peter Paul Rubens (1577-1640): Họa sĩ xuất sắc của thời Baroque, nhà ngoại giao gốc Flemish.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Trong tháng Năm kỳ diệu

Heinrich Heine   



Trong tháng Năm kỳ diệu
Khi cây cối đâm chồi,
Đây trong trái tim tôi
Tình yêu e ấp nở.

Trong tháng Năm kỳ diệu
Khi chim chóc hát ca,
Với nàng tôi đã ngỏ
Niềm thương nhớ thiết tha.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Im wunderschönen Monat Mai

Heinrich Heine

Im wunderschönen Monat Mai,
Als alle Knospen sprangen,
Da ist in meinem Herzen
Die Liebe aufgegangen.

Im wunderschönen Monat Mai,
Als alle Vögel sangen,
Da hab ich ihr gestanden
Mein Sehnen und Verlangen.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:

„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.

Tranh của Alfred Arthur Sisley (1839-1999) Họa sĩ phái Ấn tượng Pháp.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

Tôi bịt chặt mắt cô nàng

Heinrich Heine  


Tôi bịt chặt mắt cô nàng
Và tôi hôn nàng lên miệng;
Giờ nàng không để tôi yên,
Nàng hỏi tôi về căn nguyên.

Suốt từ tối khuya đến sáng,
Từng giờ nàng cật vấn tôi:
Sao anh bịt mắt em lại
Khi anh hôn cả vào môi?

Tôi chẳng nói, sao làm vậy,
Bản thân đâu biết nguyên do -
Tôi bịt chặt mắt nàng lại
Và hôn lên miệng của cô.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Heinrich Heine

Ich halte ihre Augen zu

Ich halte ihr die Augen zu
Und küss’ sie auf den Mund;
Nun läßt sie mich nicht mehr in Ruh,
Sie fragt mich um den Grund.

Von Abend spät bis Morgens fruh,
Sie fragt zu jeder Stund:
Was hältst du mir die Augen zu
Wenn du mir küßt den Mund?

Ich sag’ ihr nicht weßhalb ich’s thu’,
Weiß selber nicht den Grund –
Ich halte ihr die Augen zu
Und küss’ sie auf den Mund.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:

„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.

Tranh của Jean-Baptiste Camille Corot (1796-1875): Họa sĩ phong cảnh Pháp, nổi tiếng với loạt tranh vẽ chân dung phái đẹp.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Thiên hạ ngu, thiên hạ mù

Heinrich Heine   



Thiên hạ ngu, thiên hạ mù thật,
Ngày ngày qua càng nhạt nhẽo thêm!
Cô bé xinh, họ nói về em:
Rằng tính nết em không đứng đắn.

Thiên hạ ngu, thiên hạ mù hẳn,
Và họ sẽ luôn nhìn nhận em sai;
Họ đâu biết nụ hôn em sao ngọt
Và cháy nồng lan tỏa ngất ngây.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Die Welt ist dumm, die Welt ist blind

Heinrich Heine

Die Welt ist dumm, die Welt ist blind,
Wird täglich abgeschmackter!
Sie spricht von dir, mein schönes Kind:
Du hast keinen guten Charakter.

Die Welt ist dumm, die Welt ist blind,
Und dich wird sie immer verkennen;
Sie weiß nicht, wie süß deine Küsse sind,
Und wie sie beseligend brennen.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:

„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.

Tranh của Pierre Bonnard (1867-1947): Họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

Khắp nơi

Joachim Ringelnatz        


Nơi nơi là xứ cổ tích
Sự sống ở khắp mọi miền
Nơi cô tôi đi nịt tất
Như nơi đâu đó sát bên.

Khắp nơi là bóng tối đêm
Trẻ con trở thành người bố.
Ấy chỉ năm phút sau đó
Có gì chết một quãng thôi.
Sự vĩnh hằng ở muôn nơi.

Nếu anh thổi vào ốc sên
Nó rụt vào vỏ tức khắc,
Nhúng nó vào rượu cô-nhắc
Nó thấy lũ chuột trắng phau.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Joachim Ringelnatz

Überall

Überall ist Wunderland
Überall ist Leben
Bei meiner Tante im Strumpfenband
wie irgendwo daneben.

Überall ist Dunkelheit
Kinder werden Väter.
Fünf Minuten später
stirbt sich was für einige Zeit.
Überall ist Ewigkeit.

Wenn Du einen Schneck behauchst
Schrumpft er ins Gehäuse,
Wenn Du ihn in Kognak tauchst,
Sieht er weiße Mäuse.

Chú thích của người dịch:

Joachim Ringelnatz (1883-1934): Nhà thơ, nhà văn, diễn viên kịch cabaret, họa sĩ. Nhiều tác phẩm hài hước, hí lộng, và biểu hiện của ông còn được độc giả hôm nay biết đến và yêu thích.

Tranh của Joan Miró (1893-1983): Họa sĩ, nhà đồ họa, điêu khắc và nhà làm gốm Tây Ban Nha.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

Sự tươi mát mùa hè

Joachim Ringelnatz     



Hãy gẩy một lọn mây khỏi quầng mây trắng,
Mây sải bước qua bầu trời nắng.
Hãy điểm trang chiếc mũ tháp tùng anh,
Bằng một nhánh lúa xanh.

Hãy lười biếng náu mình trong um tùm cỏ lá
Vì nó làm ta lâng lâng khoái trá.
Và nếu anh là kẻ thổi kèn harmonica
Giắt theo chiếc nào, chơi ngay khúc nhớ ra.

Hãy để những giai điệu của anh đánh lái
Khỏi khúc đàn mây tang tính buông trao.
Hãy quên mình đi. Tư duy của anh vậy
Chẳng nên hơn cú nhảy của cào cào.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Sommerfrische

Joachim Ringelnatz

Zupf dir ein Wölkchen aus dem Wolkenweiß,
Das durch den sonnigen Himmel schreitet.
Und schmücke den Hut, der dich begleitet,
Mit einem grünen Reis.

Verstecke dich faul in der Fülle der Gräser.
Weil`s wohltut, weil`s frommt.
Und bist du ein Mundharmonikabläser
Und hast eine bei dir, dann spiel, was dir kommt.

Und lass deine Melodien lenken
Von dem freigegebenen Wolkengezupf.
Vergiss dich. Es soll dein Denken
Nicht weiter reichen als ein Grashüpferhupf.

Chú thích của người dịch:

Joachim Ringelnatz (1883-1934): Nhà thơ, nhà văn, diễn viên kịch cabaret, họa sĩ. Nhiều tác phẩm hài hước, hí lộng, và biểu hiện của ông còn được độc giả hôm nay biết đến và yêu thích.

Tranh của họa sĩ cùng thời với nhà thơ. ND chưa tìm lại được tên.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

Lá rũ

Hermann Hesse   



Từng nụ bông muốn thành trái quả
Mỗi ban mai muốn hóa chiều đêm,
Không vĩnh hằng nào ngụ ở trần gian
Hơn biến thiên, và sự đào thoát.

Cả mùa hè đẹp nhất cũng muốn
Một bận cảm thu và sự úa tàn.
Nếu gió muốn bắt mi đi mất,
Lá ơi, hãy nín lặng kiên gan.

Hãy chơi trò của mình và đừng kháng cự,
Để trò chơi lặng lẽ xảy ra.
Hãy để gió bứt mi khỏi cuống
Cuốn nâng mi bay trở lại nhà.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Welkes Blatt

Hermann Hesse

Jede Blüte will zur Frucht,
Jeder Morgen Abend werden,
Ewiges ist nicht auf Erden
Als der Wandel, als die Flucht.

Auch der schönste Sommer will
Einmal Herbst und Welke spüren.
Halte, Blatt, geduldig still,
Wenn der Wind dich will entführen.

Spiel dein Spiel und wehr dich nicht,
Laß es still geschehen.
Laß vom Winde, der dich bricht,
Dich nach Hause wehen.

Chú thích của người dịch:
Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói thảo nguyên) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.
Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. * Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). * Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. * Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. * Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Steppenwolf xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. * Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. * 1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. * Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. * Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.
Tác phẩm:
Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ
Văn xuôi:
- Peter Camenzind (1904), tiểu thuyết, Tuổi trẻ và cô đơn, Vũ Đình Lưu dịch.
- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết.
- Tuổi trẻ băn khoăn (Demian, 1917), truyện dài, Hoài Khanh dịch.
- Siddhartha (1920), tiểu thuyết được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch dưới tiêu đề Câu chuyện dòng sông.
- Sói thảo nguyên (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.
- Đôi bạn chân tình (Narziss und Goldmund), Vũ Đình Lưu dịch.
- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết.
- Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

Tranh của Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan (1860-1900): Họa sĩ người Nga- Do thái.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Ai bị lời đánh bật

Horst Bienek     



Năm 1964, trong lễ trao giải thưởng Büchner cho Ingeborg Bachmann, tác giả nữ người Áo tuyên bố, có lẽ bà „ sẽ không viết thêm bài thơ nào nữa“. Và trong một cuộc phỏng vấn tiến hành tại Rom năm 1971, bà nói chắc như đinh đóng cột:

Chẳng bao giờ tôi viết thêm bài thơ nữa!

Trong mười năm cuối của đời mình (bà mất ngày 17.10.1973 sau một vụ hỏa hoạn) dưới ngòi bút của bà chỉ không quá 6 bài thơ mới ra đời, trong đó bà đưa in 5 bài khi còn sống (1968), bài thứ 6 mang tiêu đề „ Một dạng mất mát“ duy nhất được tìm thấy trong di cảo. Một trong những bài thơ viết muộn màng, mang tiêu đề „Thật thế“ mang chút âm hưởng kinh thánh viết tặng Anna Achmatova, người bà gặp tại Rom vào tháng 12 năm 1964 – có lẽ thời gian ngắn sau cuộc gặp đó văn bản này xuất hiện. Ingeborg Bachmann hẳn phải biết tiểu sử Achmatova và một số bài thơ của bà, chắc chắn trong đó có chùm thơ „Requiem“ (Khúc Cầu Hồn). Bà hẳn phải biết, một thời gian dài nữ thi sĩ người Nga bị trù dập trên đất nước của chính mình và hơn hai mươi năm liền không được phép xuất bàn một dòng nào. Tác phẩm thơ mỏng; trong đó có những câu thơ thông báo thời gian ra đời khoảng 1936 – 1960 (thí dụ bài thơ về Mandelstam chỉ có 8 dòng). Suy xét tất cả những khía cạnh đó, bài thơ của Ingeborg Bachmann đã nhập đề:

Ai chưa bao giờ bị một lời đánh bật, kẻ đó không sao giúp nổi-

Trước một con sóng đại hồng thủy của thơ ca đã được xuất bản, bà đã khẩn thiết lưu ý: có thể có những trải nghiệm và kinh nghiệm dành cho một nhà văn khiến cho người này nín lặng. Vâng, dưới những tình cảnh đặc biệt, sự nín lặng mới làm người đó trở thành một thi sĩ đích thực. Trong một động thái thi ca đi tới đỉnh điểm, bà khinh thường những kẻ luôn tắp lự sẵn có một câu trả lời, những kẻ có trời mà biết luôn biết trợ giúp mình bằng lời, những vị „ đánh bong các ẩn dụ … sổ toẹt cú pháp“ như vài năm trước đó bà viết về họ trong một bài thơ („Không cao lương mỹ vị“). Tốt hơn người ta không nên tin cậy họ, qua một chặng đường, kể qua những chặng đường vòng. Người ta không cần một cuộc đời chẳng lẽ, một „cuộc tồn sinh trải nghiệm đau khổ“ – để làm cho một câu duy nhất trường tồn! Để „chịu qua được trong tiếng leng reng của lời“? „Leng reng của lời“, nghe thật suồng sã, nhưng mà đằng sau đó ẩn chứa một vị chua cay miệt thị; trong tiếng lanh lảnh thô tục của lời: người ta phải chịu đựng và vượt qua trong khuôn khổ đó, và phải làm cho âm sắc của riêng mình được nghe ra và không sao bị át đi. Thậm chí đôi khi người ta nín thinh và câm lặng. Và chính vì thế kết thúc ở câu ma lực, mang tính thú nhận và đầy sự quyết đoán lạnh buốt giá băng (người ta bị cám dỗ trước tiên bởi tiêu đề „Thật vậy):„ Viết câu này không ai là kẻ không ký vào“. Hẳn vậy có nghĩa là: Kẻ không ký vào bản án của mình!“. Và có thể bản án có nghĩa: không viết bài thơ nào nữa?

Người ta biết, cuối cùng sau hai mươi năm cấm viết, cuối cùng trong chiến tranh, Anna Achmatova được xuất bản hai tập thơ, tuy nhiên chẳng bao lâu sau bà bị đảng công kích, và năm 1946 bà bị khai trừ khỏi Hội nhà văn. Mãi tới những năm 60 bà mới được phục hồi danh dự.- Bà đã im lặng. Không chống trả lại tiếng leng reng của lời. Nhưng bà đã bảo tồn được câu trong những vần thơ của mình. Một thái độ phải rất đỗi gụi gần với cảm nhận riêng tư về thi ca của Ingeborg Bachmann. Hiểu như vậy,„Thật thế“ là một bài thơ bộc lộ nhiều điều không kém về nữ thi sĩ người Nga Anna Achmatova cũng như về nữ sĩ ngưới Áo Ingeborg Bachmann. Và về sự bóp nghẹt thơ ca trong tiếng leng reng của những lời ồn ã quanh ta.

Nguồn: Horst Bienek, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Vierter Band, Insel Verlag, 1979

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Thật thế


INGEBORG BACHMANN

Gửi Anna Achmatova


Ai chưa bao giờ bị một lời đánh bật,
và tôi nói điều này với các bạn,
ai chỉ biết cứu lấy mỗi thân mình
bằng lời nói –

Kẻ đó chẳng sao giúp nổi.
Không qua chặng đường ngắn
và không qua dặm dài.

Bảo tồn được một câu duy nhất,
vượt qua trong tiếng leng keng của lời.

Viết câu này không ai là kẻ,
không ký vào.

Nguyên tác tiếng Đức :

INGEBORG BACHMANN

Wahrlich

für Anna Achmatowa


Wem es ein Wort nie verschlagen hat,
und ich sage es euch,
wer bloß sich zu helfen weiß
und mit den Worten –

dem ist nicht zu helfen.
Über den kurzen Weg nicht
und nicht über den langen.

Einen einzigen Satz haltbar zu machen,
auszuhalten in dem Bimbam von Worten.

Es schreibt diesen Satz keiner,
der nicht unterschreibt.

Chú thích của người dịch:

Horst Bienek (1930-1990): Nhà văn Đức.

Ingeborg Bachmann (1926-1973) : Nhà văn người Áo, một trong những thi sĩ, cây bút văn xuôi quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức thế kỳ 20.

Tranh của Amedeo Clemente Modigliani (1984-1920) Họa sĩ, điêu khắc gia người Ý.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

Thật thế

Ingeborg Bachmann  


Gửi Anna Achmatova

Ai chưa bao giờ bị một lời đánh bật,
và tôi nói điều này với các bạn,
ai chỉ biết cứu lấy mỗi thân mình
bằng lời nói -

Kẻ đó chẳng sao giúp nổi.
Không qua chặng đường ngắn
và không qua dặm dài.

Bảo tồn được một câu duy nhất,
vượt qua trong tiếng leng keng của lời.

Viết câu này không ai là kẻ,
không ký vào.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Ingeborg Bachmann

Wahrlich

für Anna Achmatowa

Wem es ein Wort nie verschlagen hat,
und ich sage es euch,
wer bloß sich zu helfen weiß
und mit den Worten –

dem ist nicht zu helfen.
Über den kurzen Weg nicht
und nicht über den langen.

Einen einzigen Satz haltbar zu machen,
auszuhalten in dem Bimbam von Worten.

Es schreibt diesen Satz keiner,
der nicht unterschreibt.

Chú thích của người dịch:

Ingeborg Bachmann (1926-1973) : Nhà văn người Áo, một trong những thi sĩ, cây bút văn xuôi quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức thế kỳ 20.

Tranh của Amedeo Clemente Modigliani (1984-1920) Họa sĩ, điêu khắc gia người Ý.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

Có gì đó như một sự giải thoát

Peter Hamm    



Cách đây 100 năm, ngày 03.11.1914 Georg Trakl mất trong nhà thương quân đội Krakow, một nạn nhân sớm của một cuộc chiến người đời gọi tên như một đại nạn của thế kỷ 20. Bài thơ „Một tối mùa đông“ xuất hiện còn trước cả khi chiến tranh bắt đầu, phỏng đoán tại Salzburg, cái thành phố vẻ quyến rũ và suy tàn mang vị thối rữa được Trakl, theo cung cách không thể nào so sánh, nâng cao lên địa hạt thơ ca (chính điều này khiến cho Salzburg đối với tôi, thành phố của Mozart có ý nghĩa nhiều hơn nữa là thành phố của Trakl).

Salzburg của tôi tên là Ravensburg. Thành phố tự do khi xưa nằm gần hồ Bodensse với bức tường thành đổ nát và những tháp canh ảm đạm trong đó quạ bầy trú ngụ đã cấp cho tôi một nền phông giấy bạc lấp lóa sự hào hứng đối với Trakl của tôi, vâng sự say sưa Trakl mà một cuốn thơ ông tìm thấy được trong thư viện của linh mục giáo phận đã đưa tôi vào, với các bài thơ trong đó „Một tối mùa đông“ đã lay động tôi sao mới dịu đau bình thường ra có thể chỉ may ra âm nhạc, nhạc của Franz Schubert mang lại. Tôi mười lăm tuổi và vừa thoát ra khỏi sự hành hạ của những trại giáo dưỡng và các trường dòng công giáo tôi bị đày vào sau khi mẹ tôi mất sớm. Và giờ đây làm nhân viên của một quầy hàng lạng lọc lông và da thú có địa chỉ lại đúng là „Trong Địa Ngục“ tôi bán cho các đồ tể của địa phương những lòng ruột, bạch đậu khấu và những gia vị khác – và ngồi đọc, đọc tập đó trong từng phút rỗi. Ở những buổi tối mùa thu hay mùa đông, nều như tôi từ „Địa ngục“ đó về, và thường xuyên, lòng nặng trĩu nỗi ê chề lang thang vô định qua công viên với những cây đoan cây dẻ dọc theo bức tường thành xưa cũ, nơi mùi thối rữa bốc lên từ mương nước, hoặc bước qua những ngõ ngách hẹp khuất góc của thành phố cổ dưới lũy thành Veitsburg, nếu như sau đó, như trong bài thơ Trakl bày đặt, những quả chuông chiều vẻ như đã bắt đầu ngân rung nữa, thì tất cả những gì tôi nhìn thấy, lặn xuống sắc mầu ngất ngây say của Trakl, và tôi thở hít gần như khoan khoái bầu không khí của Trakl. Hầu như tôi không thuộc về những người được“ sẵn bàn ăn bầy biện ", nhưng dạo đó đối với nhiều người đã không có bàn nào dọn sẵn và không „cây ơn phước" nào nở hoa kết trái, sự bất hạnh của những người bị ruồng rẫy khỏi quê hương, kẻ muộn mằn trở về nhà, những người thương binh chiến trận và những người côi cút vì chiến tranh cũng tô đen bức tranh vốn thoáng qua sao thơ mộng của Ravensburg. Tôi cảm thấy thân thế mình không quê hương theo một nghĩa cơ bản, bởi vì tôi không chỉ đơn độc côi cút, mà thêm vào đó, hình dung mình thuộc về một tộc người chất đầy lời nguyền rủa còn dày vò tôi khổ sở. Vâng tôi không chỉ đọc những bài thơ, cả những bài thơ trong khoảnh khắc chóng vánh giải thoát cho tôi khỏi thứ thường ra đã đọc và những gì cho phép tôi nhìn vào vực thẳm của lịch sử. Trakl chẳng đã từng nhìn thấy mình bị đưa đẩy vào một thế ký vô chúa thánh đáng nguyền rủa và chính vì điều ấy cảm thấy một tội lỗi mà so với nó hiển nhiên việc viết những bài thơ chỉ là một cứu chuộc không hoàn hảo. Và lý cớ sâu xa của buồn thương và âm sắc than van của những bài thơ ông bắt nguồn từ tội lỗi này của một người vô tội.

„Bậu cửa trơ thành đá đớn đau“: Tôi những không thể giải thích được dòng này từ khổ cuối của bài thơ „Một tối mùa đông“, nhưng mà nói thế nào nhỉ, tôi hiểu bài thơ bằng cả thân thể và linh hồn (sau này tôi đọc được điều Ludwig Wittgenstein tiết lộ về những bài thơ của Trakl: „ Tôi không hiểu chúng, nhưng âm hưởng của chúng làm tôi hạnh phúc“). Và tôi đã hiểu và sẻ chia nỗi ước mong được biến hóa và giải thoát. Bánh mì và rượu vang trong bài thơ của ông quả nhiên nhiều hơn bánh mì và rượu vang, như một sự biến đổi của bí tích thánh thể, chúng là những dạng thức xuất hiện của thần thánh và tuy thế đồng thời là ân phước của bánh mì hàng ngày. Trong thực tế „Một tối mùa đông“ của Trakl là một bài thánh thi. Trong bài thơ „Nhân loại“ sau này của ông, dâng lên với dòng thơ „Nhân loại đặt vào trước những cuống họng lửa “và tác động như một tuyên ngôn chống lại sự tàn sát qui mô lớn vừa mới bắt đầu, chính bản thân Trakl đã gọi lên bữa tiệc cuối cùng:

„Ấy là một sự nín thinh dịu dàng ngự trong rượu vang và bánh
Và những ai kia tụ tập con số mười hai người.“


Mà thế mười hai người không tìm thấy bình an trong bài thơ về nhân loại:

„Đêm đêm dưới những cành ô-liu họ hét lên trong giấc ngủ.“

Họ hết lên như những người bị thương nặng và người hấp hối vùng Grodek thuộc Ba Lan, sự đớn đau của họ người y sĩ cứu thương Georg Trakl không làm sao còn chịu nổi lâu thêm nữa và chính vì thế đã quyên sinh bằng morphine quá liều.

Georg Trakl và sự sớm trải nghiệm những bài thơ của ông lần đầu tiên trong đời đã cho tôi ý thức được, sự trở về nhà đúng nghĩa và chút gì đó như sự giải thoát khỏi lịch sử chỉ có trong nghệ thuật, trong bài thơ, trong sự viết mà thôi.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Nguồn: Peter Hamm, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Achtunddreißigster Band, Insel Verlag, 2015

Một tối mùa đông

Georg Trakl (1887-1914)

Mỗi khi tuyết chạm rơi khung cửa'
Và chuông chiều rền rã hồi ngân,
Nhiều người sẵn bàn ăn bày biện
Và cả nhà xúm xít quây quần.

Còn vài người vẫn đang hành khất
Nẻo tối tăm về tới cổng nhà.
Cây Ơn Phước nở vàng ròng sắc
Từ phù sa lạnh đất ra hoa.

Người lữ khách bước vào im ắng;
Bậu cửa trơ thành đá đớn đau.
Trên bàn óng rượu vang và bánh
Vẻ long lanh tinh khiết sáng màu.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ein Winterabend

Georg Trakl (1887-1914)

Wenn der Schnee ans Fenster fällt,
lang die Abendglocke läutet,
vielen ist der Tisch bereitet
und das Haus ist wohlbestellt.

Manche auf der Wanderschaft
kommt ans Tor auf dunklen Pfaden.
Golden blüht der Baum der Gnaden
aus der Erde kühlem Saft.

Wanderer tritt still herein;
Schmerz versteinerte die Schwelle.
Da erglänzt in reiner Helle
auf dem Tische Brot und Wein.

Bản tiếng Anh

A Winter Evening

Georg Trakl (1887-1914)

When the snow falls against the window,
The evening bell rings long,
The table is prepared for many,
And the house is well cultivated.

Some in their wanderings
Come to the gate on dark paths.
The tree of grace blooms golden
From the earth's cool sap.

Wanderer, step silently inside;
Pain has petrified the threshold.
There in pure radiance
Bread and wine glow upon the table.

© Jim Doss & Werner Schmitt

Chú thích của người dịch:

Peter Hamm (1937 – 2019): Nhà thơ, nhà văn nhà phê bình văn học.
Ludwig Wittgenstein: (1889 – 1951): Triết gia quan trọng của thế kỷ 20 với những tác phẩm về ngôn ngữ và ý thức.

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan (1860-1900): Họa sĩ người Nga- Do thái.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

Cũng một bài thơ tình

Erich Fried    



Thường xuyên ta nghe quả quyết rằng những bài thơ của Paul Celan, đích danh những bài thơ sau này không thể hiểu, và uy danh của ông dựa vào thanh âm đẹp, vào sự tăm tối của những câu thơ và sức chinh phục của những đoạn hiếm hoi, hiểu được. Trong bài thơ ở đây – từ tập thơ di cảo Trang trại thời gian (Zeitgehöft) – ngôn từ, nội dung, cảm giác về cuộc đời, cái chết là kiểu đặc thù Paul Celan không lẫn vào đâu được. Thoạt nhìn lần đầu có thể nhận thấy bài thơ mang tính thống nhất. Vì vậy chỉ còn có câu hỏi thách thức: hiểu được đến bao nhiêu thôi. Hai dòng thứ nhất bày ra một tình huống cơ bản. Một số phận chiếm cứ ta trong lưới. Một số phận, vẻ như đến từ bên ngoài, với nó nhà thơ không thể tự đánh đồng bản ngã và không sao giải đố được hoàn toàn số phận. Từ đó „cái lạ lẫm“.
Một thế lực, cũng tác oai trong cái lưới này, là cái quá vãng. Nó chính là số phận của chúng ta và cuối cùng hủy hoại ta, nhiều ở mức như chúng ta đương đầu với sự hiện tồn của chúng ta trong lưới, bất kể liệu nó xa lạ với chúng ta, liệu chúng ta có muốn cùng chơi hay không. Cái quá vãng vẫy vùng qua chúng ta và như vậy chứng tỏ, rằng thân xác của ta, không chỉ riêng nó không bền chắc, như chúng ta tưởng đôi khi. Nhưng mà cái sự vùng vẫy qua, thấu suốt qua ta của quá vãng có một chút gì đó của sự thâu tóm triệt để của một chuyên chế, của một công sở mà nhà thơ cảm thấy phải đương đầu với nó trong cuộc đời. Nhưng cả cái quá vãng mạnh mẽ ( quyền lực của nó đương nhiên chỉ nằm trong sự suy tàn và làm cho tàn tạ) không hề có mục đích và ý nghĩa. Nó vẫy vùng một cách „vô vọng“ thấu suốt qua chúng ta.
Thông qua chúng ta. Đấy hẳn là một bài thơ của tồn tại đương đầu, nhưng mà nó không phải là bài thơ của cô đơn. Cái „chúng ta“ đứng ra không phải cho một tập thể, không dành cho nhiều, mà hiển nhiên dành cho hai người. Cho hai người gắn bó qua một quan hệ thầm kín.

„ hãy đếm đi em nhịp đập của anh, cả nhịp ấy, vào trong em“ – đó là một sự hợp nhất chặt chẽ nhất khả thể với con người; chưa bao giờ trước đó được gói ghém trong từ ngữ như vậy. Một bài thơ tình thế đó nếu như người ta được nêu danh trong bối cảnh u ám dần của chiếc lưới. Sự hợp nhất thầm kín này, ở đó ngoài ra cái Em cũng đếm cái nhịp của cái Tôi vào trong em, ngoài ra còn có tính chất liên kết. Chỉ có điều đó là một khối liên kết đặc biệt: „ rồi chúng ta sẽ vùng lên, chống lại anh, chống lại em“

Một khối liên kết tình ái chống lại số phận („cũng chống lại quá vãng“?) cái nhưng mà rồi thế có thể gây tác động như một kết ước giữa số phận và tùy theo từng người bạn đời chống lại sự vùng lên của người kia? Có thể người nữ song hành cần phải đếm nhịp đập và của người kia nữa vào trong mình, tự thân, chính là cái quá vãng; hay là người bạn đời của anh ta trong cái lưới này hiện ra như là quá vãng, bởi vì cái quá vãng luôn luôn đằng nào thì cũng can dự cuộc chơi.

Khổ thơ cuối cùng lại còn làm sáng rõ hơn tình huống buông xuôi: „ có chút gì bọc lấy chúng ta“. Phải chăng điều này, là cái lạ lẫm có chúng ta trong lưới, luôn còn bỏ ngỏ. Sự bọc vào là sự bao bọc cho một sự xuất hiện, cho một trò chơi, nhưng mà cho một trò chơi với một người đồng hành mạnh mẽ hơn bất khả so sánh, „ cho trò chơi với sự nghiêm khắc ở vị trí tối cao chực như rớt xuống“.
Là ai thế, điều đó tỏ mờ qua sự ám tả. Cách ngắt dòng và ngắt âm vị „chực – rớt xuống“ mạnh mẻ hơn nhấn mạnh sự đổ xuống chung cục, và sự nghiêm khắc ở vị trí tối cao cười trên cái sự đổ xuống này mới sao bệnh hoạn. Làn da đêm, làn da ngày là hai vỏ bọc mà chúng ta cuốn bện vào cho trò chơi này với kết cục vô định.

Thực ra thế đó một bài thơ hiểu được. Hiểu được cũng ở đó, nơi nó trở nên đa nghĩa hoặc cả khi hàm chứa một nghĩa đối chọi gần như không che đậy, tỉ dụ như, nếu chúng ta vùng lên, nhưng mà nếu như được nói tới đó một cách hạn hẹp lại“ chống lại anh, chống lại em“ (luân phiên như làn da ngày và làn da đêm). Tất nhiên đó là một sự nổi lên rất đáng ngờ, qua đó ý nghĩa của mối liên kết tình yêu cũng bị đưa ra xem xét: Liệu cái nhịp đập của sự hợp nhất thầm kín lẽ nào đồng thời không là thước đo thời gian của một quá vãng vô vọng? Trước hết với tôi bài thơ này chính vì thế có ý nghĩa thật nhiều, bởi vì nó, ở mức độ khác nhau nói lên điều giản dị và ngắn gọn hơn so với điều có thể là lời tôi đưa ra giải thích.

Nguồn: Erich Fried, 1976, aus: Erich Fried: Die Muse hat Kanten, Verlag Klaus Wagenbach, 1995

PAUL CELAN

CÁI LẠ LẪM
chiếm giữ ta trong lưới,
cái quá vãng vẫy vùng
qua chúng ta, thấu qua ta vô vọng
hãy đếm đi em nhịp đập của anh, cả nhịp ấy,
vào trong em,

rồi chúng ta vùng lên
chống lại em, lại anh,

chút gì bọc lấy chúng ta
vào làn da ngày, làn da đêm
cho trò chơi với sự nghiêm khắc tối cao,
chực - đổ xuống.

Nguyên tác tiếng Đức :

PAUL CELAN (1920-1970)

DAS FREMDE

hat uns im Netz,
die Vergänglichkeit greift
ratlos durch uns hindurch,
zähl meinen Puls, auch ihn,
in dich hinein,

dann kommen wir auf,
gegen dich, gegen mich,

etwas kleidet uns ein,
in Taghaut, in Nachthaut,
fürs Spiel mit dem obersten, fall-
süchtigen Ernst.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Chú thích của người dịch:
Erich Fried (1921-1988): Nhà thơ, dịch giả và nhà viết tiểu luận người Áo.
Paul Celan (tên khai sinh Paul Antschel, 1920-1970): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do thái. *Sinh tại Czernowitz, Bucovina, tỉnh lỵ của đế quốc Áo-Hung, thời còn trực thuộc Romania, nay thuộc về Ukraine * 1937- 1939: Học nghề Y tại Tours, Pháp* 1941-1945: Chạy trốn, bị cầm tù trong trại tập trung. Cha mẹ ông bị áp giải vào trại tập trung ở Transnistria, nơi cha ông chết vì thương hàn và mẹ ông bị bắn chết *Sau 1945: Làm phiên dịch trong nhà xuất bản ở Bukarest sau Thế chiến II *Năm 1947 di cư qua Vienna, sau sang Paris 1948 *Tại đây Paul Celan nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn chương, giảng tiếng Đức tại Écolo Normale Supérieure. 1970: Tự sát, gieo mình xuống sông Seine sau chuyến thăm Israel vào tháng Mười năm 1969.

Tranh của Paul Klee (1879-1940) : Họa sĩ, nhà đồ họa Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

Mối liên kết hờ

Phạm Kỳ Đăng   

  


Gần nửa buổi sáng với các bạn từ Đông Âu, Ả Rập, Trung Đông, Trung Á và Balkans, tất cả học qua trường đào tạo của Đức hẳn hoi, đàm luận về cuộc xâm lược của Putin trên đất nước Ukraine, nghe nhận định của họ mình giật thót người ngỡ như đang ngồi trong quán bia hơi ở Hà Nội nghe dư luận viên om sòm lên lớp. Các bạn theo Hồi giáo nhất loạt đồng tình với ý kiến bạn người Serbia (Nam Tư) quả quyết, tất cả xoay quanh vấn đề kinh tế, tất cả chỉ vì đồng tiền. Và vì lợi nhuận, đã lâu Hoa Kỳ cố tình gieo rắc và khoét sâu mâu thuẫn giữa Nga và Liên minh Âu châu cũng như NATO. Mỹ là quốc gia lái súng đứng đầu chỉ nhăm nhăm bán vũ khí khắp nơi, và để mở rộng thị trường này họ thúc đẩy cuộc chiến Nga-Ukraine, quen thói xưa kia khắp hoàn cầu luôn xui nguyên giục bị.
Và Mỹ, do họ không muốn đấy thôi, Mỹ thừa khả năng chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc trên đất châu Âu hôm nay, bạn đó tiếp lời.

Suy nghĩ của mọi người dừng lại ở đó.

Chủ đề cần phải mở rộng, đương nhiên. Có điều mình cương quyết bác bỏ quan điểm của họ vì mình cho rằng, cả nền công nghiệp quốc phòng Mỹ chiếm hai hay ba phần trăm dung lượng nền kinh tế, khó có thể nói mang nhiều lợi nhuận thúc đẩy cho một triển vọng kinh tế dài lâu, đặc biệt trong hoàn cảnh Hoa Kỳ vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và Tây Âu đang suy thoái. Lời lãi gì ở đây, chưa kể tới những món viện trợ quân sự, hoặc lượng vũ khí hết sức lớn Mỹ bỏ lại trong những cuộc rút lui khỏi chiến trường, gần đây nhất là Afghanistan.

Sự viện trợ hay bán vũ khí cho Ukraine nhằm cân bằng lại những thất bại trên chiến trường trong bối cảnh bị quân Nga pháo kích gây thiệt hại nặng nề, cũng nằm trong khuôn khổ suy tính hết sức gắt gao. Lợi nhuận, nếu có, không thể thuộc ưu tiên hàng đầu trong cuộc chiến chống lại kẻ xâm lược là cường quốc vũ khí nguyên tử với một vị tổng thống độc tài mắc chứng hoang tưởng.

Còn nói Mỹ luôn gây chiến khắp hoàn cầu ư? Đã chiếm đất đai và lãnh thổ ở đâu và của những nước nào. Hãy kể những cuộc xâm lược cướp bóc lãnh thổ của Sô viết- Nga từ 1917 ra trước đã. Ngày hôm nay Mỹ không có lý do gì để gây xung đột và kéo dài bất cứ một cuộc chiến nào, khi vị trí siêu cường số 1 đang bị Trung hoa cộng sản thách thức nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực.

Phong trào không liên kết đã từ lâu rời rạc và tan rã. Nền tảng lý thuyết và đặc biệt hệ luận để lại tuy nhiên vẫn cắm rễ không suy suyển, và nguy hại nhất cố kết thâm căn cố đế trong ý thức nhiều thế hệ, ở nhiều quốc gia.

Cũng như ý tưởng tự do, bình đẳng – bác ái khai phóng con người từ Cách mạng Pháp gần 250 năm trước không mấy len lỏi vào được các nhà nước độc tài, chuyên chế, toàn thống, toàn trị v.v. và cả dân chủ giả hiệu nữa bao gồm hẳn bốn phần năm nhân loại.

Bất giác mình nghĩ, ở cuộc cuộc chiến tranh này thế giới thật sự dân chủ của Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, không được yêu thích và nhận được cổ vũ ủng hộ xứng đáng như người ta tưởng đâu. Các nước dân chủ có lẽ nay càng hơn bị thế giới còn lại tỵ hiềm và thù ghét.

PKĐ

Tranh của Paul Jackson Pollock (1912-1956): Họa sĩ Mỹ, đại diện tiêu biểu của phái Biểu hiện Trừu tượng.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

Cái lạ lẫm

PAUL CELAN   



CÁI LẠ LẪM

chiếm giữ ta trong lưới,
cái quá vãng vẫy vùng
qua chúng ta, thấu qua ta vô vọng
hãy đếm nhịp đập của anh, cả nhịp ấy,
trong em,

rồi chúng ta vùng lên
chống lại em, lại anh,

chút gì bọc lấy chúng ta
vào làn da ngày, làn da đêm
cho trò chơi với sự nghiêm khắc tối cao,
chực đổ xuống.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 

PAUL CELAN (1920-1970)

DAS FREMDE

hat uns im Netz,
die Vergänglichkeit greift
ratlos durch uns hindurch,
zähl meinen Puls, auch ihn,
in dich hinein,

dann kommen wir auf,
gegen dich, gegen mich,

etwas kleidet uns ein,
in Taghaut, in Nachthaut,
fürs Spiel mit dem obersten, fall-
süchtigen Ernst.

Chú thích của người dịch:

Paul Celan (tên khai sinh Paul Antschel, 1920-1970): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do thái. *Sinh tại Czernowitz, Bucovina, tỉnh lỵ của đế quốc Áo-Hung, thời còn trực thuộc Romania, nay thuộc về Ukraine * 1937- 1939: Học nghề Y tại Tours, Pháp* 1941-1945: Chạy trốn, bị cầm tù trong trại tập trung. Cha mẹ ông bị áp giải vào trại tập trung ở Transnistria, nơi cha ông chết vì thương hàn và mẹ ông bị bắn chết *Sau 1945: Làm phiên dịch trong nhà xuất bản ở Bukarest sau Thế chiến II *Năm 1947 di cư qua Vienna, sau sang Paris 1948 *Tại đây Paul Celan nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn chương, giảng tiếng Đức tại Écolo Normale Supérieure. 1970: Tự sát, gieo mình xuống sông Seine sau chuyến thăm Israel vào tháng Mười năm 1969.

Tranh của Paul Klee (1879-1940) : Họa sĩ, nhà đồ họa Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Nỗi buồn của thần thánh và những cây du

Werner Ross  



„ Hãy vào ngó công viên đồn đã chết…“ (1). Từ bước chuyển giao thế kỷ, chuyện các thi sĩ thả bước trong công viên đã thành thông lệ, công viên mời chào sự phong cách hóa thiên nhiên (kiểu tuổi trẻ) đáng ao ước, ở đây thiên nhiên được chế tác một cách kỹ nghệ- điệu nghệ. Chỉ đến khi đó những cảnh tượng đá cẩm thạch mới là một thứ đạo cụ thi ca cổ kính, không chỉ tàn tạ, mà còn hao mòn kể từ thời Goethe và Eichendorff.

Không phải chuyện Trakl thực sự đã từng dạo chơi trong công viên của lâu đài Mirabell vượt lên sự quấy quả của những hồi niệm này, nó làm cho bài thơ nhỏ quí giá và vững bền giá trị. Rằng các chi tiết tả sắc cạnh xác đáng, khêu gợi không khí, xuất hiện hình ảnh chỉ là một thành tựu, nếu như không muốn gọi là một thành tựu thứ yếu của bài thơ. Thứ Trakl chú trọng, cái ông gọi là „ phong cách các bài viết của tôi đạt được còn nóng hổi “, là sự bồi đắp những thành tố - mảnh ghép của thơ ca, của những đồ vật, âm thanh, sắc màu đi đến phối tác, ngôn từ họa tính, nhạc tính và mang cấu trúc - hàm nghĩa.

Hình thức nghiêm ngặt – cô đọng trong câu thơ thứ nhất bỏ ngỏ đại từ nhân xưng hoặc vào lúc kết ngừng rung như khúc cantilena (2). Thay vào vị trí những vần là những đoản khúc song song, đôi khi được thiết lập như đối ngẫu: Dạo chơi – Tĩnh lặng, Nỗi buồn của thánh thần – Nỗi buồn của những cây du, Sự nhô cao bất động của cây sậy – Sự im tiếng của con chim hoét. Như vậy các âm „a“ của câu thơ cuối (Ahnen verfallenem Marmor) đáp lời những âm tiết „a“ của câu thơ đầu (wandelnd im alten Park), Đức Chúa và Vàng kim cặp vần trong sự láy âm cũng như „bất động“ „cây sậy“ „nhô lên“. Màu sắc đặt bên nhau tương tự chính xác: vàng và đỏ, các màu sắc mạnh, cũng như vàng của cây du qua sắc „mùa thu“ dịu đi qua tiếng gọi đi của „Tĩnh lặng“. Chỉ có chiếc ao được màu „xanh lơ“. Tổng phổ giao hòa với „ý nghĩa“ của bài thơ, „sự hàm ý“ không thể biến hóa vào văn xuôi tỉnh táo. Nếu như trào Hiện đại của thơ ca tìm cách cứu chữa căn bệnh thiếu sót của họ, sự thiếu vắng một huyền thoại cứu vớt đôi lúc bằng sự cầu viện đến chúa thánh - thì với sự giải huyền thoại, Trakl đã xúc tiến việc đó một cách cương quyết nhất. Những „và“, „cũng“, cùng tất cả đồ vật, tán cành và thần thánh và cái „tôi“ được nói tới phục vụ cho việc hội tụ vào cùng quá trình đó, quá trình chết đi một cách thầm lặng. Chẳng còn gì từ niềm tin của Benn (3) vào sự sống vượt thời gian của các bức tượng: cũng như vậy chúng cũng đến kỳ rã rụng như những chiếc lá mùa thu.

Cả cái sự nghiêng đầu cũng nhẹ nhõm nhập vào cái cử chỉ hấp hối lặng lẽ. „ Bàng hoàng dưới những vì sao của mùa thu/ hàng năm hàng năm cúi sâu thêm nữa“, nguyên văn như vậy một câu thơ tuyệt hay khác của Trakl. Tính chứa chấp xung khắc thật may mắn của thơ ca đương nhiên cho phép đặt vào đó những câu thơ cuối cùng một ý nghĩa kép. Trong khi cái „cả ngươi“ lôi kéo nhân vật người dạo bước vào, tạo ra khoảng cách „trước“, thì cúi đã trở thành sự cúi gập đầu ngưỡng mộ. Đối với những thứ đang lịm chết bỗng xuất đầu lộ diện một chút gì đó không lâu, nhưng dài lâu hơn thế: các tiên tổ. Người ta biết đước một cách áng chừng, từ „tiên tổ“ có nghĩa là chi nơi Trakl, bao hàm những giá trị nào của truyền thống dành cho con cháu. Nhưng bài thơ này bỏ ngỏ tất thảy, tốt hơn người ta không biết ở đây ngụ ý tổ tiên hay những nghệ sĩ xưa kia hay thậm chí chính là các thánh thần dịu dàng nữa. Chẳng có gì ngoại lệ trước suy tàn và suy thoái, trước tiếng gọi ra đi cho mỗi người.

Nguồn: Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Zweiter Band, Insel Verlag, 1977.

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Trong công viên

Georg Trakl (1887-1914)

Lại đưa bước dạo trong công viên cũ
Ôi! Sự lặng yên hoa đỏ hoa vàng.
Các người cũng buồn, thần thánh dịu dàng,
Và những cây du mùa thu vàng óng.

Cây sậy nhô bên ao xanh lơ bất động
Con chim hoét im tiếng lúc ban chiều.
Ôi rồi ngươi cũng cúi trán theo
Trước cẩm thạch nát tan của tiên tổ.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Im Park

Georg Trakl (1887-1914)

Wieder wandelnd im alten Park,
O! Stille gelb und roter Blumen.
Ihr auch trauert, ihr sanften Götter,
Und das herbstliche Gold der Ulme.

Reglos ragt am bläulichen Weiher
Das Rohr, verstummt am Abend die Drossel.
O! dann neige auch du die Stirn
Vor der Ahnen verfallenem Marmor.

Chú thích của người dịch:

Werner Ross (1912-2002): Nhà báo và nhà phê bình văn học Đức

(1) Câu đầu trong bài thơ của Stefan George (1868-1933), nhà thơ người Đức
(2) Giai điệu hát trữ tình.
(3) Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ, có ảnh hưởng lớn tới các nhà thơ trẻ sau chiến tranh thế giới II bởi phong cách viết hiện đại.

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan (1860-1900): Họa sĩ người Nga- Do thái.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...