Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki    
 


Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig hỏi.

Marcel Reich-Ranicki: Gần đây tôi có hỏi một số bạn bè trong giới học giả (trong số họ đương nhiên không có ai là nhà nghiên cứu văn học Slav), thế thì ai là nhà văn Nga quan trọng nhất. Tất cả đồng loạt nêu Tolstoi hay Dostojewskij hoặc cả hai. Nhân tiện tôi cũng đặt đúng câu hỏi này với một số người Nga biết thấu đáo nền văn học của họ. Người nào được hỏi cũng trả lời tức khắc: Pushkin. Điều gì ẩn chứa đằng sau đó?

Sự thể hoàn toàn giản đơn: Tolstoi hay Dostojewskij đạt được thành công ở Nga và toàn bộ thế giới văn minh nhờ tiểu thuyết và truyện ngắn của họ, tựu trung nhờ các tác phẩm văn xuôi. Người ta có thể dịch chúng sang mọi ngôn ngữ, điều đó trong thực tế cũng đã xảy ra. Tất nhiên các bản dịch có chất lượng khác nhau. Thông thường ra, tuy thế, ngay cả những bản dịch non yếu nhất cũng cho ta nhận biết thiên tài của nguyên bản. Điều này đáng tiếc không đúng với thơ.

Hay nói cách khác: Tạm bỏ qua những ngoại lệ vẻ vang, những dịch giả thơ vững tay khá có khả năng đưa lại nét đặc biệt của một bài thơ ở khía cạnh nội dung hay hình thức, nhưng mà, để nói một lời ở đây, không tái hiện được vẻ quyến rũ của nó. Những nhà thơ nổi tiếng nhất của Ba Lan (Adam Mickiewicz và Julius Slowacki) không được người ta biết đến ở đất này, mặc dù chúng ta cũng có những bản dịch rất tốt (thí dụ của Karl Dedecius). Điều này tương tự cũng đúng như thế ở chiều ngược lại: Nước Đức có một nhà thơ lớn tên là Hölderlin, tại Ba Lan chỉ duy có giới Ngữ văn Đức hay biết điều này.

Thơ ca làm nên hơn một nửa tác phẩm của Pushkin, không còn nghi ngờ gì nữa thơ trữ tình chiếm trọng tâm trong toàn bộ tác phẩm của thi sĩ. Những gì ông luôn luôn viết: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, cổ tích – ông đều viết trong hình thức câu thơ. Những tưởng không nên đánh giá cao quá mức ý nghĩa của chúng đối với ngôn ngữ và văn chương Nga, mọi người hiểu chút ít về chuyên môn đều thống nhất như vậy. Bởi vì ông là người thực ra sáng tạo không những ra ngôn ngữ mà còn cả ra nền văn chương này nữa.

Ở phương Tây người ta không phải không biết đến những tác phẩm viết bằng thơ của Pushkin, bởi vì chúng làm nền tảng cho những vở opera Nga quan trọng nhất. Vở opera „Ruslan và Ljudmila“ của Glinka tiếp nối truyện cổ tích sử thi của Pushkin, nhà soạn nhạc Mussorgski đã viết khúc Libretto của vở „Boris Godunow“ dựa theo một bi kịch của Puschkin. Cả hai vở opera nổi tiếng nhất của Tschaikowsky cho truy tầm về Pushkin: về truyện ngắn „Con đầm Pique“ và trước hết về tiểu thuyết sử thi „Eugen Onegin“.

Nói ngắn gọn: Không hiểu biết gì về tiếng Nga người ta hoàn toàn không thể đánh giá được tầm vóc Pushkin. Với những nền văn chương khác liệu chúng ta có nỗi buồn này không nhỉ? Ồ, có đấy, nơi người Pháp cũng có chút gì tương tự. Thế giới biết đến những tiểu thuyết của Stendhal, Balzac và Flaubert, nhưng những tác phẩm của những thi sĩ Racine và Corneille thì ở mức độ quá ít ỏi. Đương nhiên con số độc giả Đức biết tiếng Pháp, một cách bất tương xứng, lớn hơn rất nhiều so với số có thể dùng tiếng Nga mon men tới bên lề.

Như vậy bây giờ trong tình huống này người ta làm gì đây với Pushkin? Người ta không nhất thiết phải từ bỏ ông. Người ta có thể tự bằng lòng với những tác phẩm văn xuôi xét cho cùng thế đấy ít quan trọng hơn của ông, chẳng hạn như với tiểu thuyết lịch sử „Người con gái viên đại úy“ được viết sau này „ hay là với truyện dài „Người đưa thư“ cả hai cùng gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn chương Nga của thế kỷ 19.

Và còn Chekhov? Lần tới chúng ta sẽ chuyên tâm với nhà văn, chúng ta sẽ không bao giờ quên ông ấy, không bao giờ.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức.

Tranh của Horst Janssen (1929-1995) họa sĩ, nhà đồ họa người Đức.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Kẻ thù chung của độc tài

Phạm Kỳ Đăng  



Suy luận theo logic, các nhà nước độc tài hay chuyên chế kết cục tất quay ra cắn xé nhau mới phải. Trớ trêu thay, nhiều thập kỷ hay thế kỷ nữa chẳng biết, chúng cố kết và liên minh được với nhau bởi một hằn học chung và một kẻ thù chung tha hồ trút tội và gột tội. Đó là Mỹ, đại diện cho cả Tây Âu.

Nhiều lần răn đe hạt nhân, bộ máy tuyên truyền (không chỉ ở) Nga viện cớ Hoa Kỳ ném bom nguyên tử lên nước Nhật.

Bị lún sâu hơn vào cô lập và cấm vận, họ quay sang đổ thừa cho Hoa Kỳ gây chia rẽ và âm mưu duy trì trật tự thuộc địa.

Hãy bình tâm suy xét hai luận điệu này. Vụ thả bom nguyên tử không đáng được ca ngợi trong lịch sử nhân loại, đương nhiên, nhưng hãy xét các cứ liệu thực tế, vào thời điểm đó Hoa Kỳ không còn một phương án khả thi ép được Nhật đầu hàng. Để chiếm được quần đảo với những người lính quân đội Thiên Hoàng trung quân mù quáng mang trong máu huyết tinh thần cảm tử bất chiến bại, quân đội Hoa Kỳ dự tính sẽ phải mất hơn 2 triệu lính thiệt mạng. Và phía Nhật cũng phải tổn thất bằng ấy nhân mạng.

Còn đổ tội cho Hoa Kỳ âm mưu duy trì trật tự thuộc địa ư? Điều này không thuyết phục mấy nếu nhìn về chính sách của Hoa Kỳ sau 1945. Thực tế chính quyền Hoa Kỳ đã từng phản đối và thuyết phục Pháp, một đồng minh trên mặt trận chống phát xít, nên từ bỏ chế độ thuộc địa.

Bộ máy tuyên truyền có thừa và càng ngày càng nhiều những luận điệu mị dân trong kho đụn của họ. Mọi lúc và trong mọi tình huống, nhà nước độc tài sẵn sàng cấp cho nhân dân, vốn bị giam cầm hoặc bắt cóc làm con tin, những ngụy cứ, ngụy lý bao biện. Trắng trợn nhất nền độc tài trang bị lý luận, dám tuyên xưng mang sứ mạng lịch sử. Cả lịch sử cũng bị cắt xén và xuyên tạc và trưng dụng tùy tiện nốt. Kẻ làm luật xưa nay có ngán nỗi gì.

Những ngụy biện bao giờ cũng thành công khi đưa ra tắp lự câu trả lời thỏa mãn đa số người dân bị nhồi sọ hoặc tránh xa chính trị.

Bới đã dám gây hấn, xâm lược, cướp giết, trí trá, lật lọng vô độ, thì còn gì không ớn mà không dám phá hoại và ăn vạ quốc tế.

Ai, kẻ nào tổ chức đánh thuốc nổ gây rò rỉ đường ống dẫn gas Nord Stream, phá hoại dây cáp điện đường sắt khiến toàn bộ giao thông miền bắc Đức nửa ngày bị đình trệ, các sự cố trục trặc giao thông công cộng hàng ngày, và hôm nay phóng hỏa trại tỵ nạn đón nhận người Ucraine? Điều ngẫm nghĩ cho phép ta khẳng định:

Mọi hành vi phá hoại ở quy mô châu lục có chung một địa chỉ đổ về điện Kremlin.

PKĐ

Tranh của Willem de Kooning (1904 – 1997): Họa sĩ Mỹ gốc Hà Lan, đại diện phái Biểu hiện trừu tượng, người mở đường cho phái họa Action Painting.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2023

Ngưỡng mộ ca tụng, giấu im như thóc

Marcel Reich-Ranicki   




Nhiều tác gia lỗi lạc hành nghề chính là bác sĩ, sao ngày nay không còn như xưa vậy? Nữ thi sĩ Ingeborg Bachmann có gì mà cuốn hút đàn ông lắm phải không? Văn chương Đức thiếu chất hài có phải? Tại sao mấy nhà văn thiên tài đời thường là những người nhàm chán? Thế liệu Strinberg có cải thiện được cuộc sống hôn nhân của các thị dân? Quan thanh tra của Gogol có làm giảm đi thói đút lót, hối lộ trong nước Nga Sa hòang? Liệu Borges có biết dạo đó ông ấy đeo một chiếc caravat xanh lơ cực đẹp không? Khi trả lời những câu hỏi từ ý vị tới vụn vặt, bực mình, ngớ ngẩn và thậm chí trơ trẽn nhất của độc giả trong chuyên mục ưa thích „Cứ hỏi Marcel Reich-Ranicki“ trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung số chủ nhật, vị Giáo hoàng văn học còn tán gẫu với họ, và một cách cuốn hút, ông kể về những cuộc gặp gỡ với các tác gia, đề xuất những trợ giúp diễn giảng, và nguyền rủa những đánh giá sai sót về văn học cũng như hoạt nghiệp văn chương. Nhiều câu trả lời từ một cách nhìn gián cách khôi hài, độc đáo ở cách điểm xuyết, đã không ngừng gợi hứng, cợt nhả và cả chọc giận người đọc. Và 99 bài hỏi và trả lời được thu thập lại trong một cuốn sách.

Vì khá nhiều đánh giá nghiêm khắc, sự dấn thân nặng cảm tính trong phê bình, do đó không tránh khỏi thiên kiến, sự thúc đẩy khai sáng không chỉ đụng chạm đến tác phẩm mà cả các tác giả, nên cũng nhiều phen, đặc biệt ở mục „Tứ tấu văn chương“ ông bị các nhà văn nổi tiếng „tuyên án tử“, không làm thế được, đánh đập cho xuống ruộng lên bờ.

Nhưng riêng ở chuyên mục này, cũng như chuyên mục Hợp tuyển Frankfurt, khơi dậy tình yêu văn chương và duy trì sự gắn bó mật thiết hơn với văn học, ông được yêu quí như một pop star trong trái tim bao người. - PKĐ


Ngưỡng mộ, ca tụng, và giấu im thư thóc

Marcel Reich-Ranicki

Có phải một cách bất công, Percy B. Shelley bị quên lãng? Hay chỉ ở Đức người ta xem nhẹ vai trò ông ấy? Độc giả Hartmut Regitz từ Berlin hỏi.

Marcel Reich-Ranicki: Chưa bao giờ tôi nghe thi hào Anh nổi tiếng Schelley bị lãng quên hay bị xem nhẹ tại nước Đức. Ông sống từ năm 1792 tới 1822, bị chết đuối gần Rome khi lướt thuyền và thậm chí được tôn thờ như một thần tượng. Ở Đức ông ấy ít được biết đến. Lý do? Đa phần các nhà thơ Anh không thể dịch nổi. Họ được trọng vọng, ngưỡng mộ và giấu im như thóc. Các nhà văn xuôi Anh luôn được người ta thích thú đọc, thí dụ như Dickens.

Nhưng độc giả Đức đặc biệt coi trọng những nhà tiểu thuyết lớn người Nga. Tolstoi, Dostojewskij, Gogol và Turgenjew được người đọc trên toàn thế giới ngưỡng mộ. Cũng như Tschechow, đứng vào hàng các nhà viết kịch và truyện ngắn quan trọng nhất của Nga.

Và ra sao nhỉ xung quanh các nhà thơ thiên tài, các nhà thơ trữ tình? Môt cách công bằng, Puschkin - người Nga hiển hách luôn luôn được ca tụng. Truyện thơ „Eugen Onegin“ thuộc về những thành tựu rực rỡ nhất của ông. Mà thế tôi sợ, thành công của Puschkin (tại nước Đức – ND) không nhất thiết đạt được nhờ truyện thơ này. Truy về gốc gác, phần nhiều hơn do vở opera "Eugen Onegin" của Tschaikowsky mang lại. Danh tiếng trên trường quốc tế của nhà thơ tuyệt vời Puschkin không so sánh được với thành công trên toàn thế giới của Tolstoi và Dostojewskij nhờ các tiểu thuyết.

Xin ông đừng quên, nhiều nhà thơ trong quá khứ thường không được các độc giả Đức biết đến, và mãi vô danh như vậy. Tình cảnh ấy ra sao với các tác giả Đức. Không ít người biết vở opera „Faust“ của Gounod tường tận hơn cả Goethe (không phải chuyện đùa đâu). Không ít người biết Rilke, nhưng họ không biết gì tới cái tên Hölderlin và không muốn dính dáng gì tới cái tên này.

Và ra sao với Schiller đây? Tại nước Anh, không ít danh tác cổ điển Đức mãi tới ngày hôm nay mới được trình diễn. Người ta nên thận trọng khi vội vàng đánh giá về chất lượng biên dịch các tác phẩm văn chương. Schelley không bị quên lãng một cách bất công. Nhưng mà ông là tác giả của một thời kỳ đã lâu lắm trôi qua.

Có điểm gì chung giữa Thomas Mann, Günter Grass và Thomas Bernhard? Có chăng chỉ là quyền lực của ngôn ngữ? Tiến sĩ Renate Zuckmantel từ Seeheim-Jugenheim hỏi.

Marcel Reich-Ranicki: Cái từ „chỉ“ gợn lên với tôi không mấy dễ chịu. Tôi không muốn nói gì thêm.

Phạm Kỳ Đăng giới thiệu và dịch từ nguyên tác tiếng Đức,

Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan (1860-1900): Họa sĩ Nga.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...