Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Ai bị lời đánh bật

Horst Bienek     



Năm 1964, trong lễ trao giải thưởng Büchner cho Ingeborg Bachmann, tác giả nữ người Áo tuyên bố, có lẽ bà „ sẽ không viết thêm bài thơ nào nữa“. Và trong một cuộc phỏng vấn tiến hành tại Rom năm 1971, bà nói chắc như đinh đóng cột:

Chẳng bao giờ tôi viết thêm bài thơ nữa!

Trong mười năm cuối của đời mình (bà mất ngày 17.10.1973 sau một vụ hỏa hoạn) dưới ngòi bút của bà chỉ không quá 6 bài thơ mới ra đời, trong đó bà đưa in 5 bài khi còn sống (1968), bài thứ 6 mang tiêu đề „ Một dạng mất mát“ duy nhất được tìm thấy trong di cảo. Một trong những bài thơ viết muộn màng, mang tiêu đề „Thật thế“ mang chút âm hưởng kinh thánh viết tặng Anna Achmatova, người bà gặp tại Rom vào tháng 12 năm 1964 – có lẽ thời gian ngắn sau cuộc gặp đó văn bản này xuất hiện. Ingeborg Bachmann hẳn phải biết tiểu sử Achmatova và một số bài thơ của bà, chắc chắn trong đó có chùm thơ „Requiem“ (Khúc Cầu Hồn). Bà hẳn phải biết, một thời gian dài nữ thi sĩ người Nga bị trù dập trên đất nước của chính mình và hơn hai mươi năm liền không được phép xuất bàn một dòng nào. Tác phẩm thơ mỏng; trong đó có những câu thơ thông báo thời gian ra đời khoảng 1936 – 1960 (thí dụ bài thơ về Mandelstam chỉ có 8 dòng). Suy xét tất cả những khía cạnh đó, bài thơ của Ingeborg Bachmann đã nhập đề:

Ai chưa bao giờ bị một lời đánh bật, kẻ đó không sao giúp nổi-

Trước một con sóng đại hồng thủy của thơ ca đã được xuất bản, bà đã khẩn thiết lưu ý: có thể có những trải nghiệm và kinh nghiệm dành cho một nhà văn khiến cho người này nín lặng. Vâng, dưới những tình cảnh đặc biệt, sự nín lặng mới làm người đó trở thành một thi sĩ đích thực. Trong một động thái thi ca đi tới đỉnh điểm, bà khinh thường những kẻ luôn tắp lự sẵn có một câu trả lời, những kẻ có trời mà biết luôn biết trợ giúp mình bằng lời, những vị „ đánh bong các ẩn dụ … sổ toẹt cú pháp“ như vài năm trước đó bà viết về họ trong một bài thơ („Không cao lương mỹ vị“). Tốt hơn người ta không nên tin cậy họ, qua một chặng đường, kể qua những chặng đường vòng. Người ta không cần một cuộc đời chẳng lẽ, một „cuộc tồn sinh trải nghiệm đau khổ“ – để làm cho một câu duy nhất trường tồn! Để „chịu qua được trong tiếng leng reng của lời“? „Leng reng của lời“, nghe thật suồng sã, nhưng mà đằng sau đó ẩn chứa một vị chua cay miệt thị; trong tiếng lanh lảnh thô tục của lời: người ta phải chịu đựng và vượt qua trong khuôn khổ đó, và phải làm cho âm sắc của riêng mình được nghe ra và không sao bị át đi. Thậm chí đôi khi người ta nín thinh và câm lặng. Và chính vì thế kết thúc ở câu ma lực, mang tính thú nhận và đầy sự quyết đoán lạnh buốt giá băng (người ta bị cám dỗ trước tiên bởi tiêu đề „Thật vậy):„ Viết câu này không ai là kẻ không ký vào“. Hẳn vậy có nghĩa là: Kẻ không ký vào bản án của mình!“. Và có thể bản án có nghĩa: không viết bài thơ nào nữa?

Người ta biết, cuối cùng sau hai mươi năm cấm viết, cuối cùng trong chiến tranh, Anna Achmatova được xuất bản hai tập thơ, tuy nhiên chẳng bao lâu sau bà bị đảng công kích, và năm 1946 bà bị khai trừ khỏi Hội nhà văn. Mãi tới những năm 60 bà mới được phục hồi danh dự.- Bà đã im lặng. Không chống trả lại tiếng leng reng của lời. Nhưng bà đã bảo tồn được câu trong những vần thơ của mình. Một thái độ phải rất đỗi gụi gần với cảm nhận riêng tư về thi ca của Ingeborg Bachmann. Hiểu như vậy,„Thật thế“ là một bài thơ bộc lộ nhiều điều không kém về nữ thi sĩ người Nga Anna Achmatova cũng như về nữ sĩ ngưới Áo Ingeborg Bachmann. Và về sự bóp nghẹt thơ ca trong tiếng leng reng của những lời ồn ã quanh ta.

Nguồn: Horst Bienek, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Vierter Band, Insel Verlag, 1979

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Thật thế


INGEBORG BACHMANN

Gửi Anna Achmatova


Ai chưa bao giờ bị một lời đánh bật,
và tôi nói điều này với các bạn,
ai chỉ biết cứu lấy mỗi thân mình
bằng lời nói –

Kẻ đó chẳng sao giúp nổi.
Không qua chặng đường ngắn
và không qua dặm dài.

Bảo tồn được một câu duy nhất,
vượt qua trong tiếng leng keng của lời.

Viết câu này không ai là kẻ,
không ký vào.

Nguyên tác tiếng Đức :

INGEBORG BACHMANN

Wahrlich

für Anna Achmatowa


Wem es ein Wort nie verschlagen hat,
und ich sage es euch,
wer bloß sich zu helfen weiß
und mit den Worten –

dem ist nicht zu helfen.
Über den kurzen Weg nicht
und nicht über den langen.

Einen einzigen Satz haltbar zu machen,
auszuhalten in dem Bimbam von Worten.

Es schreibt diesen Satz keiner,
der nicht unterschreibt.

Chú thích của người dịch:

Horst Bienek (1930-1990): Nhà văn Đức.

Ingeborg Bachmann (1926-1973) : Nhà văn người Áo, một trong những thi sĩ, cây bút văn xuôi quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức thế kỳ 20.

Tranh của Amedeo Clemente Modigliani (1984-1920) Họa sĩ, điêu khắc gia người Ý.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

Thật thế

Ingeborg Bachmann  


Gửi Anna Achmatova

Ai chưa bao giờ bị một lời đánh bật,
và tôi nói điều này với các bạn,
ai chỉ biết cứu lấy mỗi thân mình
bằng lời nói -

Kẻ đó chẳng sao giúp nổi.
Không qua chặng đường ngắn
và không qua dặm dài.

Bảo tồn được một câu duy nhất,
vượt qua trong tiếng leng keng của lời.

Viết câu này không ai là kẻ,
không ký vào.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Ingeborg Bachmann

Wahrlich

für Anna Achmatowa

Wem es ein Wort nie verschlagen hat,
und ich sage es euch,
wer bloß sich zu helfen weiß
und mit den Worten –

dem ist nicht zu helfen.
Über den kurzen Weg nicht
und nicht über den langen.

Einen einzigen Satz haltbar zu machen,
auszuhalten in dem Bimbam von Worten.

Es schreibt diesen Satz keiner,
der nicht unterschreibt.

Chú thích của người dịch:

Ingeborg Bachmann (1926-1973) : Nhà văn người Áo, một trong những thi sĩ, cây bút văn xuôi quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức thế kỳ 20.

Tranh của Amedeo Clemente Modigliani (1984-1920) Họa sĩ, điêu khắc gia người Ý.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

Có gì đó như một sự giải thoát

Peter Hamm    



Cách đây 100 năm, ngày 03.11.1914 Georg Trakl mất trong nhà thương quân đội Krakow, một nạn nhân sớm của một cuộc chiến người đời gọi tên như một đại nạn của thế kỷ 20. Bài thơ „Một tối mùa đông“ xuất hiện còn trước cả khi chiến tranh bắt đầu, phỏng đoán tại Salzburg, cái thành phố vẻ quyến rũ và suy tàn mang vị thối rữa được Trakl, theo cung cách không thể nào so sánh, nâng cao lên địa hạt thơ ca (chính điều này khiến cho Salzburg đối với tôi, thành phố của Mozart có ý nghĩa nhiều hơn nữa là thành phố của Trakl).

Salzburg của tôi tên là Ravensburg. Thành phố tự do khi xưa nằm gần hồ Bodensse với bức tường thành đổ nát và những tháp canh ảm đạm trong đó quạ bầy trú ngụ đã cấp cho tôi một nền phông giấy bạc lấp lóa sự hào hứng đối với Trakl của tôi, vâng sự say sưa Trakl mà một cuốn thơ ông tìm thấy được trong thư viện của linh mục giáo phận đã đưa tôi vào, với các bài thơ trong đó „Một tối mùa đông“ đã lay động tôi sao mới dịu đau bình thường ra có thể chỉ may ra âm nhạc, nhạc của Franz Schubert mang lại. Tôi mười lăm tuổi và vừa thoát ra khỏi sự hành hạ của những trại giáo dưỡng và các trường dòng công giáo tôi bị đày vào sau khi mẹ tôi mất sớm. Và giờ đây làm nhân viên của một quầy hàng lạng lọc lông và da thú có địa chỉ lại đúng là „Trong Địa Ngục“ tôi bán cho các đồ tể của địa phương những lòng ruột, bạch đậu khấu và những gia vị khác – và ngồi đọc, đọc tập đó trong từng phút rỗi. Ở những buổi tối mùa thu hay mùa đông, nều như tôi từ „Địa ngục“ đó về, và thường xuyên, lòng nặng trĩu nỗi ê chề lang thang vô định qua công viên với những cây đoan cây dẻ dọc theo bức tường thành xưa cũ, nơi mùi thối rữa bốc lên từ mương nước, hoặc bước qua những ngõ ngách hẹp khuất góc của thành phố cổ dưới lũy thành Veitsburg, nếu như sau đó, như trong bài thơ Trakl bày đặt, những quả chuông chiều vẻ như đã bắt đầu ngân rung nữa, thì tất cả những gì tôi nhìn thấy, lặn xuống sắc mầu ngất ngây say của Trakl, và tôi thở hít gần như khoan khoái bầu không khí của Trakl. Hầu như tôi không thuộc về những người được“ sẵn bàn ăn bầy biện ", nhưng dạo đó đối với nhiều người đã không có bàn nào dọn sẵn và không „cây ơn phước" nào nở hoa kết trái, sự bất hạnh của những người bị ruồng rẫy khỏi quê hương, kẻ muộn mằn trở về nhà, những người thương binh chiến trận và những người côi cút vì chiến tranh cũng tô đen bức tranh vốn thoáng qua sao thơ mộng của Ravensburg. Tôi cảm thấy thân thế mình không quê hương theo một nghĩa cơ bản, bởi vì tôi không chỉ đơn độc côi cút, mà thêm vào đó, hình dung mình thuộc về một tộc người chất đầy lời nguyền rủa còn dày vò tôi khổ sở. Vâng tôi không chỉ đọc những bài thơ, cả những bài thơ trong khoảnh khắc chóng vánh giải thoát cho tôi khỏi thứ thường ra đã đọc và những gì cho phép tôi nhìn vào vực thẳm của lịch sử. Trakl chẳng đã từng nhìn thấy mình bị đưa đẩy vào một thế ký vô chúa thánh đáng nguyền rủa và chính vì điều ấy cảm thấy một tội lỗi mà so với nó hiển nhiên việc viết những bài thơ chỉ là một cứu chuộc không hoàn hảo. Và lý cớ sâu xa của buồn thương và âm sắc than van của những bài thơ ông bắt nguồn từ tội lỗi này của một người vô tội.

„Bậu cửa trơ thành đá đớn đau“: Tôi những không thể giải thích được dòng này từ khổ cuối của bài thơ „Một tối mùa đông“, nhưng mà nói thế nào nhỉ, tôi hiểu bài thơ bằng cả thân thể và linh hồn (sau này tôi đọc được điều Ludwig Wittgenstein tiết lộ về những bài thơ của Trakl: „ Tôi không hiểu chúng, nhưng âm hưởng của chúng làm tôi hạnh phúc“). Và tôi đã hiểu và sẻ chia nỗi ước mong được biến hóa và giải thoát. Bánh mì và rượu vang trong bài thơ của ông quả nhiên nhiều hơn bánh mì và rượu vang, như một sự biến đổi của bí tích thánh thể, chúng là những dạng thức xuất hiện của thần thánh và tuy thế đồng thời là ân phước của bánh mì hàng ngày. Trong thực tế „Một tối mùa đông“ của Trakl là một bài thánh thi. Trong bài thơ „Nhân loại“ sau này của ông, dâng lên với dòng thơ „Nhân loại đặt vào trước những cuống họng lửa “và tác động như một tuyên ngôn chống lại sự tàn sát qui mô lớn vừa mới bắt đầu, chính bản thân Trakl đã gọi lên bữa tiệc cuối cùng:

„Ấy là một sự nín thinh dịu dàng ngự trong rượu vang và bánh
Và những ai kia tụ tập con số mười hai người.“


Mà thế mười hai người không tìm thấy bình an trong bài thơ về nhân loại:

„Đêm đêm dưới những cành ô-liu họ hét lên trong giấc ngủ.“

Họ hết lên như những người bị thương nặng và người hấp hối vùng Grodek thuộc Ba Lan, sự đớn đau của họ người y sĩ cứu thương Georg Trakl không làm sao còn chịu nổi lâu thêm nữa và chính vì thế đã quyên sinh bằng morphine quá liều.

Georg Trakl và sự sớm trải nghiệm những bài thơ của ông lần đầu tiên trong đời đã cho tôi ý thức được, sự trở về nhà đúng nghĩa và chút gì đó như sự giải thoát khỏi lịch sử chỉ có trong nghệ thuật, trong bài thơ, trong sự viết mà thôi.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Nguồn: Peter Hamm, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Achtunddreißigster Band, Insel Verlag, 2015

Một tối mùa đông

Georg Trakl (1887-1914)

Mỗi khi tuyết chạm rơi khung cửa'
Và chuông chiều rền rã hồi ngân,
Nhiều người sẵn bàn ăn bày biện
Và cả nhà xúm xít quây quần.

Còn vài người vẫn đang hành khất
Nẻo tối tăm về tới cổng nhà.
Cây Ơn Phước nở vàng ròng sắc
Từ phù sa lạnh đất ra hoa.

Người lữ khách bước vào im ắng;
Bậu cửa trơ thành đá đớn đau.
Trên bàn óng rượu vang và bánh
Vẻ long lanh tinh khiết sáng màu.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ein Winterabend

Georg Trakl (1887-1914)

Wenn der Schnee ans Fenster fällt,
lang die Abendglocke läutet,
vielen ist der Tisch bereitet
und das Haus ist wohlbestellt.

Manche auf der Wanderschaft
kommt ans Tor auf dunklen Pfaden.
Golden blüht der Baum der Gnaden
aus der Erde kühlem Saft.

Wanderer tritt still herein;
Schmerz versteinerte die Schwelle.
Da erglänzt in reiner Helle
auf dem Tische Brot und Wein.

Bản tiếng Anh

A Winter Evening

Georg Trakl (1887-1914)

When the snow falls against the window,
The evening bell rings long,
The table is prepared for many,
And the house is well cultivated.

Some in their wanderings
Come to the gate on dark paths.
The tree of grace blooms golden
From the earth's cool sap.

Wanderer, step silently inside;
Pain has petrified the threshold.
There in pure radiance
Bread and wine glow upon the table.

© Jim Doss & Werner Schmitt

Chú thích của người dịch:

Peter Hamm (1937 – 2019): Nhà thơ, nhà văn nhà phê bình văn học.
Ludwig Wittgenstein: (1889 – 1951): Triết gia quan trọng của thế kỷ 20 với những tác phẩm về ngôn ngữ và ý thức.

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan (1860-1900): Họa sĩ người Nga- Do thái.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

Cũng một bài thơ tình

Erich Fried    



Thường xuyên ta nghe quả quyết rằng những bài thơ của Paul Celan, đích danh những bài thơ sau này không thể hiểu, và uy danh của ông dựa vào thanh âm đẹp, vào sự tăm tối của những câu thơ và sức chinh phục của những đoạn hiếm hoi, hiểu được. Trong bài thơ ở đây – từ tập thơ di cảo Trang trại thời gian (Zeitgehöft) – ngôn từ, nội dung, cảm giác về cuộc đời, cái chết là kiểu đặc thù Paul Celan không lẫn vào đâu được. Thoạt nhìn lần đầu có thể nhận thấy bài thơ mang tính thống nhất. Vì vậy chỉ còn có câu hỏi thách thức: hiểu được đến bao nhiêu thôi. Hai dòng thứ nhất bày ra một tình huống cơ bản. Một số phận chiếm cứ ta trong lưới. Một số phận, vẻ như đến từ bên ngoài, với nó nhà thơ không thể tự đánh đồng bản ngã và không sao giải đố được hoàn toàn số phận. Từ đó „cái lạ lẫm“.
Một thế lực, cũng tác oai trong cái lưới này, là cái quá vãng. Nó chính là số phận của chúng ta và cuối cùng hủy hoại ta, nhiều ở mức như chúng ta đương đầu với sự hiện tồn của chúng ta trong lưới, bất kể liệu nó xa lạ với chúng ta, liệu chúng ta có muốn cùng chơi hay không. Cái quá vãng vẫy vùng qua chúng ta và như vậy chứng tỏ, rằng thân xác của ta, không chỉ riêng nó không bền chắc, như chúng ta tưởng đôi khi. Nhưng mà cái sự vùng vẫy qua, thấu suốt qua ta của quá vãng có một chút gì đó của sự thâu tóm triệt để của một chuyên chế, của một công sở mà nhà thơ cảm thấy phải đương đầu với nó trong cuộc đời. Nhưng cả cái quá vãng mạnh mẽ ( quyền lực của nó đương nhiên chỉ nằm trong sự suy tàn và làm cho tàn tạ) không hề có mục đích và ý nghĩa. Nó vẫy vùng một cách „vô vọng“ thấu suốt qua chúng ta.
Thông qua chúng ta. Đấy hẳn là một bài thơ của tồn tại đương đầu, nhưng mà nó không phải là bài thơ của cô đơn. Cái „chúng ta“ đứng ra không phải cho một tập thể, không dành cho nhiều, mà hiển nhiên dành cho hai người. Cho hai người gắn bó qua một quan hệ thầm kín.

„ hãy đếm đi em nhịp đập của anh, cả nhịp ấy, vào trong em“ – đó là một sự hợp nhất chặt chẽ nhất khả thể với con người; chưa bao giờ trước đó được gói ghém trong từ ngữ như vậy. Một bài thơ tình thế đó nếu như người ta được nêu danh trong bối cảnh u ám dần của chiếc lưới. Sự hợp nhất thầm kín này, ở đó ngoài ra cái Em cũng đếm cái nhịp của cái Tôi vào trong em, ngoài ra còn có tính chất liên kết. Chỉ có điều đó là một khối liên kết đặc biệt: „ rồi chúng ta sẽ vùng lên, chống lại anh, chống lại em“

Một khối liên kết tình ái chống lại số phận („cũng chống lại quá vãng“?) cái nhưng mà rồi thế có thể gây tác động như một kết ước giữa số phận và tùy theo từng người bạn đời chống lại sự vùng lên của người kia? Có thể người nữ song hành cần phải đếm nhịp đập và của người kia nữa vào trong mình, tự thân, chính là cái quá vãng; hay là người bạn đời của anh ta trong cái lưới này hiện ra như là quá vãng, bởi vì cái quá vãng luôn luôn đằng nào thì cũng can dự cuộc chơi.

Khổ thơ cuối cùng lại còn làm sáng rõ hơn tình huống buông xuôi: „ có chút gì bọc lấy chúng ta“. Phải chăng điều này, là cái lạ lẫm có chúng ta trong lưới, luôn còn bỏ ngỏ. Sự bọc vào là sự bao bọc cho một sự xuất hiện, cho một trò chơi, nhưng mà cho một trò chơi với một người đồng hành mạnh mẽ hơn bất khả so sánh, „ cho trò chơi với sự nghiêm khắc ở vị trí tối cao chực như rớt xuống“.
Là ai thế, điều đó tỏ mờ qua sự ám tả. Cách ngắt dòng và ngắt âm vị „chực – rớt xuống“ mạnh mẻ hơn nhấn mạnh sự đổ xuống chung cục, và sự nghiêm khắc ở vị trí tối cao cười trên cái sự đổ xuống này mới sao bệnh hoạn. Làn da đêm, làn da ngày là hai vỏ bọc mà chúng ta cuốn bện vào cho trò chơi này với kết cục vô định.

Thực ra thế đó một bài thơ hiểu được. Hiểu được cũng ở đó, nơi nó trở nên đa nghĩa hoặc cả khi hàm chứa một nghĩa đối chọi gần như không che đậy, tỉ dụ như, nếu chúng ta vùng lên, nhưng mà nếu như được nói tới đó một cách hạn hẹp lại“ chống lại anh, chống lại em“ (luân phiên như làn da ngày và làn da đêm). Tất nhiên đó là một sự nổi lên rất đáng ngờ, qua đó ý nghĩa của mối liên kết tình yêu cũng bị đưa ra xem xét: Liệu cái nhịp đập của sự hợp nhất thầm kín lẽ nào đồng thời không là thước đo thời gian của một quá vãng vô vọng? Trước hết với tôi bài thơ này chính vì thế có ý nghĩa thật nhiều, bởi vì nó, ở mức độ khác nhau nói lên điều giản dị và ngắn gọn hơn so với điều có thể là lời tôi đưa ra giải thích.

Nguồn: Erich Fried, 1976, aus: Erich Fried: Die Muse hat Kanten, Verlag Klaus Wagenbach, 1995

PAUL CELAN

CÁI LẠ LẪM
chiếm giữ ta trong lưới,
cái quá vãng vẫy vùng
qua chúng ta, thấu qua ta vô vọng
hãy đếm đi em nhịp đập của anh, cả nhịp ấy,
vào trong em,

rồi chúng ta vùng lên
chống lại em, lại anh,

chút gì bọc lấy chúng ta
vào làn da ngày, làn da đêm
cho trò chơi với sự nghiêm khắc tối cao,
chực - đổ xuống.

Nguyên tác tiếng Đức :

PAUL CELAN (1920-1970)

DAS FREMDE

hat uns im Netz,
die Vergänglichkeit greift
ratlos durch uns hindurch,
zähl meinen Puls, auch ihn,
in dich hinein,

dann kommen wir auf,
gegen dich, gegen mich,

etwas kleidet uns ein,
in Taghaut, in Nachthaut,
fürs Spiel mit dem obersten, fall-
süchtigen Ernst.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Chú thích của người dịch:
Erich Fried (1921-1988): Nhà thơ, dịch giả và nhà viết tiểu luận người Áo.
Paul Celan (tên khai sinh Paul Antschel, 1920-1970): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do thái. *Sinh tại Czernowitz, Bucovina, tỉnh lỵ của đế quốc Áo-Hung, thời còn trực thuộc Romania, nay thuộc về Ukraine * 1937- 1939: Học nghề Y tại Tours, Pháp* 1941-1945: Chạy trốn, bị cầm tù trong trại tập trung. Cha mẹ ông bị áp giải vào trại tập trung ở Transnistria, nơi cha ông chết vì thương hàn và mẹ ông bị bắn chết *Sau 1945: Làm phiên dịch trong nhà xuất bản ở Bukarest sau Thế chiến II *Năm 1947 di cư qua Vienna, sau sang Paris 1948 *Tại đây Paul Celan nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn chương, giảng tiếng Đức tại Écolo Normale Supérieure. 1970: Tự sát, gieo mình xuống sông Seine sau chuyến thăm Israel vào tháng Mười năm 1969.

Tranh của Paul Klee (1879-1940) : Họa sĩ, nhà đồ họa Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

Mối liên kết hờ

Phạm Kỳ Đăng   

  


Gần nửa buổi sáng với các bạn từ Đông Âu, Ả Rập, Trung Đông, Trung Á và Balkans, tất cả học qua trường đào tạo của Đức hẳn hoi, đàm luận về cuộc xâm lược của Putin trên đất nước Ukraine, nghe nhận định của họ mình giật thót người ngỡ như đang ngồi trong quán bia hơi ở Hà Nội nghe dư luận viên om sòm lên lớp. Các bạn theo Hồi giáo nhất loạt đồng tình với ý kiến bạn người Serbia (Nam Tư) quả quyết, tất cả xoay quanh vấn đề kinh tế, tất cả chỉ vì đồng tiền. Và vì lợi nhuận, đã lâu Hoa Kỳ cố tình gieo rắc và khoét sâu mâu thuẫn giữa Nga và Liên minh Âu châu cũng như NATO. Mỹ là quốc gia lái súng đứng đầu chỉ nhăm nhăm bán vũ khí khắp nơi, và để mở rộng thị trường này họ thúc đẩy cuộc chiến Nga-Ukraine, quen thói xưa kia khắp hoàn cầu luôn xui nguyên giục bị.
Và Mỹ, do họ không muốn đấy thôi, Mỹ thừa khả năng chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc trên đất châu Âu hôm nay, bạn đó tiếp lời.

Suy nghĩ của mọi người dừng lại ở đó.

Chủ đề cần phải mở rộng, đương nhiên. Có điều mình cương quyết bác bỏ quan điểm của họ vì mình cho rằng, cả nền công nghiệp quốc phòng Mỹ chiếm hai hay ba phần trăm dung lượng nền kinh tế, khó có thể nói mang nhiều lợi nhuận thúc đẩy cho một triển vọng kinh tế dài lâu, đặc biệt trong hoàn cảnh Hoa Kỳ vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và Tây Âu đang suy thoái. Lời lãi gì ở đây, chưa kể tới những món viện trợ quân sự, hoặc lượng vũ khí hết sức lớn Mỹ bỏ lại trong những cuộc rút lui khỏi chiến trường, gần đây nhất là Afghanistan.

Sự viện trợ hay bán vũ khí cho Ukraine nhằm cân bằng lại những thất bại trên chiến trường trong bối cảnh bị quân Nga pháo kích gây thiệt hại nặng nề, cũng nằm trong khuôn khổ suy tính hết sức gắt gao. Lợi nhuận, nếu có, không thể thuộc ưu tiên hàng đầu trong cuộc chiến chống lại kẻ xâm lược là cường quốc vũ khí nguyên tử với một vị tổng thống độc tài mắc chứng hoang tưởng.

Còn nói Mỹ luôn gây chiến khắp hoàn cầu ư? Đã chiếm đất đai và lãnh thổ ở đâu và của những nước nào. Hãy kể những cuộc xâm lược cướp bóc lãnh thổ của Sô viết- Nga từ 1917 ra trước đã. Ngày hôm nay Mỹ không có lý do gì để gây xung đột và kéo dài bất cứ một cuộc chiến nào, khi vị trí siêu cường số 1 đang bị Trung hoa cộng sản thách thức nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực.

Phong trào không liên kết đã từ lâu rời rạc và tan rã. Nền tảng lý thuyết và đặc biệt hệ luận để lại tuy nhiên vẫn cắm rễ không suy suyển, và nguy hại nhất cố kết thâm căn cố đế trong ý thức nhiều thế hệ, ở nhiều quốc gia.

Cũng như ý tưởng tự do, bình đẳng – bác ái khai phóng con người từ Cách mạng Pháp gần 250 năm trước không mấy len lỏi vào được các nhà nước độc tài, chuyên chế, toàn thống, toàn trị v.v. và cả dân chủ giả hiệu nữa bao gồm hẳn bốn phần năm nhân loại.

Bất giác mình nghĩ, ở cuộc cuộc chiến tranh này thế giới thật sự dân chủ của Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, không được yêu thích và nhận được cổ vũ ủng hộ xứng đáng như người ta tưởng đâu. Các nước dân chủ có lẽ nay càng hơn bị thế giới còn lại tỵ hiềm và thù ghét.

PKĐ

Tranh của Paul Jackson Pollock (1912-1956): Họa sĩ Mỹ, đại diện tiêu biểu của phái Biểu hiện Trừu tượng.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...