Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Vơ-ni-dơ

Friedrich Nietzsche (1844-1900)   



Mới đây thôi tôi đứng
Trên chiếc cầu, trong đêm tối màu nâu.
Tiếng hát vọng về từ chốn xa đâu:
Cuộn những giọt kim vàng
Trào qua miền đang run lên, lai láng.
Âm nhạc, thuyền gondela, ánh sáng
Chuyếnh choáng bơi vào tảng sáng ban mai…

Linh hồn tôi, một bản dạo đàn dây,
Thầm hát cho mình, cảm bồi hồi kín đáo,
Một bài hát chèo thuyền hòa tấu,
Run rẩy nghe lòng dạ xốn xang
- Có ai nghe lắng tiếng hồn chăng?...

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Venedig

Friedrich Nietzsche (1844-1900)

An der Brücke stand
jüngst ich in brauner Nacht.
Fernher kam Gesang:
goldener Tropfen quoll′s
über die zitternde Fläche weg.
Gondeln, Lichter, Musik -
trunken schwamm′s in die Dämmerung hinaus...

Meine Seele, ein Saitenspiel,
sang sich, unsichtbar berührt,
heimlich ein Gondellied dazu,
zitternd von bunter Seligkeit.
- Hörte Jemand ihr zu?...

Chú thích của người dịch:

Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 –1900): Triết gia, nhà văn, nhà thơ Phổ (Đức). Là giáo sư ngành ngữ văn học, ông viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học. Các tác phẩm của Nietzsche nổi bật với phong cách viết của ông, thường mang tính cách ngôn (Aphorism) và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của khảo luận triết học. Suốt trong cuộc đời Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời, nhưng đầu thế kỉ 20, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh đánh giá lại và công nhận. Ông bắt đầu bị mang tiếng xấu tiếng khi Đảng Quốc Xã của Đức tôn thờ ông là một bậc tiền bối tư tưởng, mặc dù Nietzsche có quan điểm phản đối Chủ nghĩa Bài Do Thái và Chủ nghĩa Dân tộc Đức. Sau Thế chiến thứ hai, triết gia Walter Kaufmann bắt đầu một cố gắng bền bỉ nhằm khôi phục lại danh tiếng của Nietzsche trong các nước nói tiếng Anh, và vào nửa sau của thế kỉ 20, Friedrich Nietzsche đã được xem là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại. Trực tiếp và gián tiếp (thông qua Martin Heidegger), Nietzsche đã ảnh hưởng đến thuyết Hiện sinh (Existentialism), chủ nghĩa Hậu hiện đại (Postmodernism), Phân tâm học (Psychoanalysis) và nhiều tư tưởng phái sinh.


Tranh của Claude Monet (1840-1926): Họa sĩ Pháp, đại diện quan trọng của phái Ấn tượng (Impressionism).

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Nhật thực của tâm hồn

Renate Schostack    



Bài thơ vắng mặt trong phần lớn các hợp tuyển, không thuộc về những cảnh tượng hoàn hảo nhất của thơ trữ tình. Ở đó chẳng cò gì tròn trịa cả; một thứ vừa mới manh nha bằng một cử chỉ lớn lao, đã khựng lại; lỗi về hình thức (thiếu đi một „lúc“), chữ dùng dở („rón rén“, „phốt pho“) lộ ra nét vụng về. Mặc dù thế đây vẫn là một trong những bài thơ thú vị nhất của Goethe, bởi nó lưu giữ lại khoảnh khắc khi một tượng đài tự nó trật nhào ra khỏi đế, nhà thi sĩ rũ đi cái áo choàng của bậc thầy mang sắc thái Phương Đông.

„Dư âm“, được viết vào tháng Mười một năm 1815 cho tập hợp „Đông Tây thi tập“, là một tiếng hát chiêu niệm cái đã qua. Lần cuối cùng vào hai tháng trước đó, tại Heidelberg Goethe đã gặp Marianne von Willemer (1). Người ta chẳng cần đi sâu vào những chi tiết mang tính tiểu sử. Tuy nhiên dấy lên ở đây sự so sánh với bài thơ „Gửi vầng trăng“, trong đó cái từ tiêu đề đã được tiên liệu trước. Dạo xưa Goethe đã gửi bài thơ này cho Charlotte von Stein (2). Cũng chất bi thương ở đó: „Tim anh cảm nhận dư âm/Thời vui phấn chấn hay u trầm.“ Ba mươi năm cách nhau giữa hai bài thơ, và khẩu khí đã thay đổi. Nơi đó nỗi nhớ nhung man mác; ở đây nỗi đớn đau trần trụi.

Mà thế trước hết ra mắt cái người nói về mình trong vai trò kẻ thứ ba như một ông hoàng của thi ca. Cái màn rạp hoàn toàn phù hợp với thi tập bay phất phới. Ông ấy tự trích dẫn bản thân „Helios ơi người vĩ đại“, như ông tự gọi mình trong bài thơ ra đời sát ngay trước đó („Hình ảnh cao sang“); ở đó đầy rẫy lời xưng tụng về nào là „cộng đoàn đế vương “ „báu vật vương giả“, „dấu ấn đế vương của sự tồn sinh“. Bây giờ người ta đọc thấy điều đó khác đi. Sự tồn sinh được tụng ca cao độ tiềm ẩn nỗi khổ đau được giấu che một cách tinh tế.

Nhưng rồi cái mặt nạ rơi xuống. Gần như im hơi lặng tiếng nhà thi sĩ rời ra khỏi thế giới của Thi tập, nơi„chiếc mạng của tình yêu trần tục“, cứ cho rằng thế, còn che giấu những „mối quan hệ cao hơn“. (Điều này Goethe đã viết về cuốn sách „Suleika“ trong tờ „Báo ban sáng dành cho tầng lớp được đào tạo). Tức là cái tình cảnh của tâm hồn phản chiếu, tiên liệu trước về thơ ca sau này va tuy hãy còn giữ khoảng cách trong dự báo thời tiết; mà thế sự thú nhận chỉ có thể được đưa ra bởi người xưng ngôi thứ nhất.

Toàn bộ khổ thơ thứ hai này đòi hỏi ta phải nhớ về lý thuyết màu, nơi màu xanh dương – một trong hai màu chính thuần khiết – hàm nghĩa bóng tối được rạng tỏ lên dần qua ánh sáng. Trong khi đó sự thể không xoay quanh chất triết lý trong bài thơ này, không xoay quanh cuộc giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối thông qua đó người khách trần gian sấu muộn phải phát huy bản thân thành ra một nhân cách. Chỉ có ánh sáng của tình yêu mới có thể vượt bỏ được đêm tối này.

Khóc lóc, nhợt nhạt, hốc hác, một bức tranh của kêu rên, đúng như thế kẻ hóa trang ban đầu rất uy nghi phong độ đã tìm đến người yêu. Đó là một tiếng kêu cứu, như chưa bao giờ ông ấy từng thở hắt ra một cách không che đậy trong toàn bộ tác phẩm thơ của mình. Bên cạnh đó „Khúc hát ban đêm“ cũng nhạt nhòa đi thành một sự nhún nhẩy trần trụi. („Ôi hãy mộng mơ, xin hãy rủ tai nghe/ Từ nơi gối êm trướng rủ màn che.“) (3) và chỉ trong lời cầu nguyện của Gretchen („ Ôi Đức Mẹ đau thương giàu ơn phước, hãy nghiêng gương mặt Người xuống đời con cùng cực“) (4), tất nhiên hướng tới một thế lực siêu phàm, mới giãi bày được ở đó một trạng thái tâm hồn tương tự như thế. Những mối tương quan đã đảo ngược. Mặt trời không còn là thi nhân nữa, mà chính là người yêu. Nàng ta xuất hiện trong mọi cường độ của ánh sáng, chiếu tỏa êm dịu và bình lặng, tự phát sáng quyến rũ, chói lọi ánh hào quang.

Còn không thì người viết những vần thơ này gửi cô nàng ba mươi mốt tuổi đã sáu mươi sáu xuân xanh. Và ông ấy không bao giờ gặp lại Marianne von Willemer nữa.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Nguồn: Verfinsterung der Seele - Frankfurter Anthologie, Insel Verlag Frankfurt am Main 1982, Zweite Auflage, Fünfter Band.

Dư âm

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Nghe mới kỳ vĩ sao, nếu người thi sĩ
So mình với hoàng đế, lúc với vầng dương;
Ấy thế y giấu đi những bộ mặt buồn bã
Khi rón rén trong những đêm tối thê lương.

Bị ám bởi những hàng mây phủ
Trời xanh tinh khiết đổ xuống, đêm đêm
Đôi má tôi nhợt nhạt hốc hác thêm
Và những giọt lệ của tim tôi u ám.

Đừng buông tôi vậy cho đêm, cho đau đớn
Người yêu nhất, em, mặt trăng của tôi!
Ôi, phôt pho của tôi, của tôi những ngọn nến
Ánh sáng của tôi, của tôi hỡi mặt trời!

Nguyên tác tiếng Đức:

Nachklang

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Es klingt so prächtig, wenn der Dichter
Der Sonne bald, dem Kaiser sich vergleicht;
Doch er verbirgt die traurigen Gesichter,
Wenn er in düstern Nächten schleicht.

Von Wolken streifenhaft befangen,
Versank zu Nacht des Himmels reinstes Blau;
Vermagert bleich sind meine Wangen
Und meine Herzenstränen grau.

Laß mich nicht so der Nacht, dem Schmerze,
Du Allerliebstes, du mein Mondgesicht!
Oh, du mein Phosphor, meine Kerze,
Du meine Sonne, du mein Licht!

Chú thích của người dịch:

(1) Marianne von Willemer: (1784-1860): Diễn viên, ca sĩ, vũ nữ, gặp gỡ Goethe trong hai năm 1814-1815. Là nàng thơ và đồng tác giả của một số bài trong Thi tập Đông Tây của thi hào.

(2) Charlotte von Stein (1742-1827): Nữ hầu tước, bạn gái và người tình của Goethe.

(3) O gib, vom weichen Pfühler,/ Träumend, ein halb Gehör – Thơ Goethe.

(4) Ach, neige,/Du Schmerzenreiche/ Dein Anlitz gnädig meiner Not- (Faust – Am Zwinger / Faust – Chân tường thành)

Renate Schostack (1938-2016): Nhà báo và nhà văn nữ người Đức.

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới, có sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.

Tranh của William Turner (1775-1851): Họa sĩ Anh, dại diện quan trọng của trào Lãng mạn trong hội họa.

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Dư âm

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

  


Nghe mới kỳ vĩ sao, nếu người thi sĩ
So mình với hoàng đế, lúc với vầng dương;
Ấy thế y giấu đi những bộ mặt buồn bã
Khi rón rén trong những đêm tối thê lương.

Bị ám bởi những hàng mây phủ
Trời xanh tinh khiết đổ xuống, đêm đêm
Đôi má tôi nhợt nhạt hốc hác thêm
Và những giọt lệ của tim tôi u ám.

Đừng buông tôi vậy cho đêm, cho đau đớn
Người yêu nhất, em, mặt trăng của tôi!
Ôi, phôt pho của tôi, của tôi những ngọn nến
Ánh sáng của tôi, của tôi hỡi mặt trời!

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Nachklang

Johann Wolfgang von Goethe 
(1749-1832)


Es klingt so prächtig, wenn der Dichter
Der Sonne bald, dem Kaiser sich vergleicht;
Doch er verbirgt die traurigen Gesichter,
Wenn er in düstern Nächten schleicht.


Von Wolken streifenhaft befangen,
Versank zu Nacht des Himmels reinstes Blau;
Vermagert bleich sind meine Wangen
Und meine Herzenstränen grau.

Laß mich nicht so der Nacht, dem Schmerze,
Du Allerliebstes, du mein Mondgesicht!
Oh, du mein Phosphor, meine Kerze,
Du meine Sonne, du mein Licht!

Chú thích của người dịch:

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới, có sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.

Tranh của Henry Pether (1828–1865): Họa sĩ Anh.

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Cái chết trong lồng lưới thép gai

Walter Hinck     




Nước Đan Mạch của Hamlet trong kịch của Shakespeare xưa đã không hề là một vương quốc có phép màu vô hiệu hóa thứ vũ khí mang tới cái chết. Thân phụ Ophelia chết bởi lưỡi kiếm của người yêu nàng, và còn cây liễu đó bên dòng nước nơi người đàn bà loạn trí bị những „giai điệu của lòng nàng“ kéo xuống „cái chết lầy bùn“ bên dưới.

Nhưng mà cái cốt lõi thơ ca này của vở kịch, sự tường trình của Hoàng hậu về kết thúc cuộc đời của Ophelia (IV,7), một cách thần kỳ, đã chắp cánh cho trí tưởng của những nhà thơ đời sau. Những bày tỏ nỗi buồn thương của một thiên nhiên đồng cảm chan chứa trong bài thơ „Ophelie“ của Rimbaud (1) viết năm 1870; bản thân Ophelia đã trở thành một phần thân thể của thiên nhiên: tự hơn ngàn năm nay, bóng dáng nhợt nhòa băng tuyết bồng bềnh trên sông nước gợi nhớ tới vẻ yêu kiều và nhân tính quá đỗi mong manh.

Vẻ đẹp ngọc ngà của hình thể trong thơ Rimbaud đã tan biến trong bài thơ về Ophelia của Georg Heym (2) („Trong tóc nàng lũ chuột con một ổ“). Nhưng mà cũng ở đây dòng sông dập dềnh đẩy đưa thân thể „đi qua vĩnh cửu“. Chỉ có chuyến đi xuyên qua thời gian của lịch sử, đi ngang qua những bến bờ gầm gào tiếng máy. Ophelia thu nạp quanh mình cái từ trường của đau thương và sự tiên cảm của thế giới hiện đại, nàng gánh vác nỗi „đớn đau u mặc“ của thời đại cơ giới đi tới một chân trời cháy lửa, một sự đắm chìm.

Bài thơ „Tuổi xuân tươi đẹp“ của Gottfried Benn (3) từ tập „Nhà xác“ tận dụng hiệu ứng gây sốc của motiv thuộc về Heym: trong thân thể của cô gái người ta kéo lên từ đám sậy, người bác sĩ mổ xẻ tìm thấy một tổ chuột. Đã trở thành khuyết danh, Ophelia là chủ thể của một trí phóng tưởng cay độc và phá tan mộng tưởng, trong khi bài thơ „Về cô gái chết đuối“ của Brecht (4) còn một lần gọi hồn đá „opal vạn hoa của bầu trời“, thứ có thể „trấn an“ lấy một cách“ thần diệu“ , kể cả khi viên đá ấy không thể dừng chặn được sự lãng quên và sự lụi tàn.

Nơi bài thơ Ophelia của Peter Huchel (lần cuối cùng vào năm 1972 xuất bản trong tập „Những ngày đếm được“) không còn xảy ra điều thần diệu nào nữa. Vào lúc trời âm u hửng sáng, một đội truy tìm, trang bị bằng những cọc sào, đã mò mẫm dò soát dòng nước; một cách vô cảm những người đàn ông tuân theo công việc như lệnh ban hành. Ở đây không có dòng sông nào ra tay che chở, không có thiên nhiên nào trợ giúp phân bổ dòng nước tới một hang động bảo vệ. Trong thế giới của bài thơ này chỉ có bắn hạ, một viên đạn đã bắn trúng và hạ sát Ophelia. „Lồng lưới dây thép gai“ là từ khóa của bài thơ này.

Trong thơ của Huchel đến tận tuổi già, phong cảnh miền Mark vẫn thường khi hiện diện, nơi ông sống qua tuổi thơ và tuổi thanh xuân. Những ảnh hình của miền sông Havel, của những ao hồ vùng Mark và những hồi tưởng của ông thôi thúc gần như áp đảo. Và luôn luôn đi về, những bài thơ của ông nói về những ngư chài và những công cụ đánh bắt, những lưới lồng bắt cá. „Chiếc lưới lồng sáng lên dưới cọc dầm,/ Con cá măng quẫy mạnh và té tát“ („Chuyến đi cuối“).

Bài thơ Ophelia nói tới một cái lưới lồng khác (và còn „Lồng lưới sao“, một dạng hoàn toàn khác nữa làm nên tiêu đề của tập thơ), tức là một lưới lồng phục vụ việc tóm bắt con người. Trong những „lưới lồng dây thép gai“ những kẻ trốn chạy giãy chết. Đã từ lâu chúng ta hiểu „dây thép gai“ như là chỉ dấu của cầm tù và sự giam cầm bất công những con người đau khổ. Như vậy cái chữ đó tích tụ bên trong tất cả những nghiệm trải phổ quát của một thời đại đã làm tất cả, để trở thành không chỉ là thế kỷ của những nhà chọc trời, mà còn của những trại tập trung rào kín, của những thành phố nhà tù. Nhưng mà bài thơ này, viết ra trong khoảng giữa 1963 và 1972 thu nạp trong cái từ trung tâm của nó cả kinh nghiệm đặc thù của thời kỳ sau chiến tranh, tức là giữa hai nhà nước Đức có đặt một chiếc lồng lưới bằng dây thép gai, kết thúc trong đó nhiều cuộc chạy trốn. Và như thế, còn cương quyết hơn trong thơ của Georg Heym, Ophelia được dẫn từ toàn cảnh thơ ca của vở kịch Hamlet đi vào thời đại lịch sử, tức là vào một thế giới đối nghịch lại không thương xót.

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 
Nguồn: Vom Tod in der Stacheldrahtreuse - Frankfurter Anthologie, Insel Verlag Frankfurt am Main 1982, Zweite Auflage, Fünfter Band.

Ophelia

Peter Huchel (1903-1981)

Kế đó, lúc ban mai,
đằng đẵng nhá nhem bạch nhật
bước bì bõm của những chiếc ủng
trong nước nông,
sự phóng găm những chiếc cọc đâm ,
một hiệu lệnh khô khốc,
họ bứng lên đầy bùn
chiếc lưới lồng gai thép.

Không vương quốc
Ophelia, nơi một tiếng gào
khoáy sâu vào nước,
một phép lạ,
viên đạn đồng
cho tan nát ở nơi lá liễu.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ophelia

Peter Huchel (1903-1981)

Später, am Morgen,
gegen die weiße Dämmerung hin,
das Waten von Stiefeln
im seichten Gewässer,
das Stoßen von Stangen,
ein rauhes Kommando,
sie heben die schlammige
Stacheldrahtreuse.

Kein Königreich,
Ophelia, wo ein Schrei
das Wasser höhlt,
ein Zauber
die Kugel
am Weidenblatt zersplittern läßt.

Chú thích của người dịch:
(1) Arthur Rimbaud (1854-1891): Nhà thơ người Pháp, có ảnh hưởng lớn tới văn chương châu Âu
(2) Georg Heym (1887,1912): Nhà thơ Đức, là người mở đường cho Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionismus/Expressionism) trong văn chương.
(3) Gottfried Benn(1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20
(4) Bertolt Brecht (1898-1956): Nhà thơ, kịch tác gia gây ảnh hưởng lớn trong văn chương Đức thế kỷ 20.

Walter Hinck (1922 - 2015): Nhà ngữ văn Đức, giảng dậy tại Viện Ngôn ngữ Đức và Văn học, đại học Tổng hợp Köln; chuyên trách về Kịch Đức thế kỷ 18-20 và Thơ trữ tình thời Mới tới Hiện tại. Từ 1974 ông là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Nordrhein-Westfallen.
Peter Huchel (1903-1981): Nhà thơ và Biên tập viên.
Tiểu sử: 1903: Sinh tại Lichterfelde gần Berlin
1923-1926: Nghiên cứu Văn chương và Triết học tại Berlin và Vienna
1930-1936: In thơ và văn xuôi trên những tạp chí văn chương quen thuộc: "Die literarische Welt", "Das Innere Reich", "Die Kolonne" và "Vossische Zeitung".
1932: Giải thưởng thơ của tạp chí „Kolone“ cho tập thơ "Der Knabenteich" (Hồ của những cậu trai)
1934: Lập gia đình với Dora Lassel. Chia tay nhau năm 1946. 1953 Lập gia đình với Monica Rosenthal.
1934-1940: Viết kịch tương thanh cho đài truyền thanh Berlin và Làn sóng ngắn Đức.
1941-1945: Nghĩa vụ quân sự, phục dịch trong ngành không quân, cho đến khi bị bắt vào trại giam Soviet.
1945-1948: Làm ở đài truyền thanh Đông Berlin, ban đầu với tư cách đạo diễn và từ 1947 giám đốc Đài phát thanh và Giám đốc nghệ thuật.
1948: In các sáng tác từ 1925 thành tập „Những bài thơ“.
1949-1962: Tổng biên tập của tờ tạp chí danh tiếng „Sinn und Form“ (Ý nghĩa và Hình thức) của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Berlin.
1951: Giải thưởng quốc gia của DDR. Từ 1956 đại diện DDR tại Biennale thơ ca quốc tế.
1953: Bị o ép từ chức Tổng biên tập „Sinn und Form“. Nhờ sự can thiệp của Bertolt Brecht, chính quyền phải làm ngơ.
1961: Sau khi dựng bức tường Huchel bị tấn công vì quan điểm nghệ thuật động chạm đến hệ thống.
1962: Từ chức Tổng biên tập „Sinn und Form“.
1963: Tập thơ „Chausseen, Chausseen“ xuất bản ở Tây Đức, ông được trao giải thưởng Theodor-Fontane-Preis của Tây Berlin.
1963-1971: Sau khi ông từ chối sự cưỡng bức phải chối bỏ giải thưởng Theodor Fotane, ông bị Stasi (An ninh quốc gia) theo dõi và cô lập. Ông bị cấm xuất bản và cấm ra nước ngoài, từ 1968 bị tịch thu thư tín.
1965: Không được rời DDR nhận chức thỉnh giảng về thơ ca tại trường Tổng hợp Frankfurt/Main cũng như nhận Giải thưởng lớn của bang Nordrhein Westfalen.
1971: Nhờ có sự can thiệp của Viện hàn lâm Nghệ thuật Tây Berlin và Chủ tịch trung tâm Văn bút quốc tế của Đức Heinrich Böll ông được rời DDR. Ông định cư tại Staufen bei Freiburg, xuất bản tập thơ „Những ngày tính đếm“.
1976 – 1979: Nhận nhiều giải thưởng văn chương danh giá (Jacob-Burckhardt-Preis und dem Eichendorff-Preis).
1979: Được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Nghệ thuật Bavaria và Viện hàn lâm thơ ca và Ngôn ngữ Darmstadt. Từ 1984 công bố giải thưởng văn chương mang tên ông.
Peter Huchel mất năm 1981.

"Ophelia," 1851 - Tranh của John Everett Millais (1829-1896): Họa sĩ Anh.

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

Ophelia

Peter Huchel (1903-1981)     




Kế đó, lúc ban mai,
đằng đẵng nhá nhem bạch nhật
bước bì bõm của những chiếc ủng
trong nước nông,
sự phóng găm những chiếc cọc đâm ,
một hiệu lệnh khô khốc,
họ bứng lên đầy bùn
chiếc lưới lồng gai thép.

Không vương quốc
Ophelia, nơi một tiếng gào
khoáy sâu vào nước,
một phép lạ,
viên đạn đồng
cho tan nát ở nơi lá liễu.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Ophelia

Peter Huchel (1903-1981)

Später, am Morgen,
gegen die weiße Dämmerung hin,
das Waten von Stiefeln
im seichten Gewässer,
das Stoßen von Stangen,
ein rauhes Kommando,
sie heben die schlammige
Stacheldrahtreuse.
Kein Königreich,
Ophelia, wo ein Schrei
das Wasser höhlt,
ein Zauber
die Kugel
am Weidenblatt zersplittern läßt.

Chú thích của người dịch:

Peter Huchel (1903-1981): Nhà thơ và Biên tập viên.
Tiểu sử: 1903: Sinh tại Lichterfelde gần Berlin
1923-1926: Nghiên cứu Văn chương và Triết học tại Berlin và Vienna
1930-1936: In thơ và văn xuôi trên những tạp chí văn chương quen thuộc: "Die literarische Welt", "Das Innere Reich", "Die Kolonne" và "Vossische Zeitung".
1932: Giải thưởng thơ của tạp chí „Kolone“ cho tập thơ "Der Knabenteich" (Hồ của những cậu trai)
1934: Lập gia đình với Dora Lassel. Chia tay nhau năm 1946. 1953 Lập gia đình với Monica Rosenthal.
1934-1940: Viết kịch tương thanh cho đài truyền thanh Berlin và Làn sóng ngắn Đức.
1941-1945: Nghĩa vụ quân sự, phục dịch trong ngành không quân, cho đến khi bị bắt vào trại giam sô-viết.
1945-1948: Làm ở đài truyền thanh Đông Berlin, ban đầu với tư cách đạo diễn và từ 1947 giám đốc Đài phát thanh và Giám đốc nghệ thuật.
1948: In các sáng tác từ 1925 thành tập „Những bài thơ“.
1949-1962: Tổng biên tập của tờ tạp chí danh tiếng „Sinn und Form“ (Ý nghĩa và Hình thức) của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Berlin.
1951: Giải thưởng quốc gia của DDR. Từ 1956 đại diện DDR tại Biennale thơ ca quốc tế.
1953: Bị o ép từ chức Tổng biên tập „Sinn und Form“. Nhờ sự can thiệp của Bertolt Brecht, chính quyền phải làm ngơ.
1961: Sau khi dựng bức tường Huchel bị tấn công vì quan điểm nghệ thuật động chạm đến hệ thống.
1962: Từ chức Tổng biên tập „Sinn und Form“
1963: Tập thơ „Chausseen, Chausseen“ xuất bản ở Tây Đức, ông được trao giải thưởng Theodor-Fontane-Preis của Tây Berlin.
1963-1971: Sau khi ông từ chối sự cưỡng bức phải chối bỏ giải thưởng Theodor Fotane, ông bị Stasi (An ninh quốc gia) theo dõi và cô lập. Ông bị cấm xuất bản và cấm ra nước ngoài, từ 1968 bị tịch thu thư tín.
1965: Không được rời DDR nhận chức thỉnh giảng về thơ ca tại trường Tổng hợp Frankfurt/Main cũng như nhận Giải thưởng lớn của bang Nordrhein Westfalen.
1971: Nhờ có sự can thiệp của Viện hàn lâm Nghệ thuật Tây Berlin và Chủ tịch trung tâm Văn bút quốc tế của Đức Heinrich Böll ông được rời DDR. Ông định cư tại Staufen bei Freiburg, xuất bản tập thơ „Những ngày tính đếm“.
1976 – 1979 Nhận nhiều giải thưởng văn chương danh giá (Jacob-Burckhardt-Preis und dem Eichendorff-Preis).
1979: Được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Nghệ thuật Bavaria và Viện hàn lâm thơ ca và Ngôn ngữ Darmstadt. Từ 1984 công bố giải thưởng văn chương mang tên ông.
Peter Huchel mất năm 1981.

Hoa Ác - Böse Blumen - Les Fleurs du Mal - Tranh của Anselm Kiefer (sinh năm 1945): Họa sĩ Đức, một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất đương đại.

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Gửi người yêu dấu

Rainer Maria Rilke (1875-1926)    




Đón lấy anh từ dốc cao em tới
Trong lễ phục, xiêm áo trắng tinh;
Gập nếp gấp vờn bay mềm sóng
Lất phất vào đơn độc đồng trinh.

Trên miệng em một lời thưa nở đóa,
Một vẫy chào thoáng ở bàn tay,
Và qua giờ đỏ sắc của chiều đây
Em đưa hạnh phúc vào miền đất mát…

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

An die Geliebte

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Du kommst mir hoch vom Hang entgegen
im Feierkleid, im weißen Kleid;
sein wellenweiches Faltenlegen
rauscht in die Aveeinsamkeit.

Ein Grüßen blüht auf deinem Munde,
ein Winken weht von deiner Hand,
und durch des Abends rote Stunde
führst du das Glück ins kühle Land...

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.
Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh của Đỗ Quang Em (sinh năm 1942): Vietnamese Painter.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...