Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Hoàng tử của những ân huệ ban cho người thi sĩ

Eckhard Heftrich  



Năm 1945 bà mất tại Jerusalem. Một người xa lạ cũng chết ở đó, nơi xưa kia trong trí tưởng tượng bà đã phát minh cho mình một trong nhiều những chốn quê hương, cũng là nơi cuối cùng kẻ bị xua đuổi như bà đã tìm ra nơi nương náu. Năm mươi năm sau người đời khó có thể đồng cảm được việc sau kết cục thời gian mười hai năm chạy trốn có cơ sở dấy lên nghi ngại rằng những câu thơ của bà „ đôi phần rơi vào quên lãng“. Năm 1948 Friedhelm Kemp viết như thế tại miền đất cao nguyên. Một sự tình cờ khoái hoạt đã khiến một bản sao của tập thơ cuối „Cây đàn dương cầm xanh của tôi“ xuất bản vào năm 1943 tại Jerusalem lọt vào tay ông và nhắc nhở „ hãy dâng cống vật của tình yêu và sự biết ơn cho người chị em sinh sau đẻ muộn của Debohra và Sulamit“.

Sự biết ơn không chỉ bao gồm một bài tiểu luận ngắn, ở đó với sự cảm nhận sâu sắc người ta có được sự phân biệt giữa vàng ròng của thơ ca và sự lóng lánh của vàng mã đính viền trang phục tạp kỹ, cũng là một sự phân biệt sau này thiếu vắng hẳn nơi người diễn giải bị choáng ngợp bởi hào quang của danh vọng người quá cố. Thậm chí việc in ấn bốn bài thơ vào năm 1947 được coi là sự tri ân nữa. Một trong bốn là bài ca này. Điều gì được thông báo trong tiểu luận về nữ thi sĩ, Kemp gọi „ một cách đầy cẩn trọng là một người Do thái“ hay „đúng hơn một người Hebrew, chỉ riêng điều đó phải chăng đã đủ đánh thức được mối quan tâm của người đọc say mê dạo đó mới 20 tuổi đối với người nữ sĩ ông không hề biết tới. Càng hơn thế, khi dạo đó người đọc cũng vừa dò dẫm ngạc nhiên phát hiện ra rằng, văn chương bị trừ khử hay bị phỉ báng sau 1933, từng xuất hiện ở thời xa xưa không định kiến vào đầu phần ba thế kỷ kể cả sau khi đế chế Hitler sụp đổ vẫn làm nên phần quan trọng nhất của văn chương đương đại.

Âm hưởng bất ngờ của những câu thơ mà thế mạnh hơn tin báo về số phận người nữ thi sĩ. Hơn thế giai điệu của bài ca tình yêu đã gây xúc động người mới 20 tuổi mạnh mẽ tới mức suốt một cuộc đời ông ấp ủ trong tai mình. Sau nhiều thập kỷ hồi tưởng lại giai điệu, ông ngộ ra tại sao dạo đó giai điệu đã hút hồn ông như một phép lạ. Nó bay bổng với sự phá niêm luật của hai câu thơ chấm phá đầu tiên. Nếu xung xuất một cách chuẩn mực với vận luật ngự trị trong 9 của 11 dòng thơ, thì bài thơ lẽ ra phải bắt đầu: đến đây trong đêm… và một người thợ rèn giũa câu thơ những phải có thể đi tiếp: từ sự thức dậy cô đơn… Nhưng ngay cả với Eichendorf, cứ cho là thế, thì sau đó âm nhạc có thể bị đe dọa bởi tiếng lách cách của cái nhịp khởi xướng. Nhưng như thế người ta nghe thấy ngay đầu tiên tiếng gọi quyến rũ của nhớ nhung từ nơi xa đến. Bởi chưng buổi tinh mơ tăm tối của giấc mơ hàm ý không chỉ đêm đã qua và sự bắt đầu của sự thức dậy.

Không phải trong lúc thức giấc, mà cô đơn từ sự tỉnh giấc: chính vì thế „cô đơn“ là từ duy nhất của các từ đứng cuối các dòng thơ không có sự đáp lại của vần. Rằng „ suối nguồn“ (Quellen) gây ra tiếng vọng của „ cúc bất tử“ (Immortellen), kể ra cũng ít nhiều có được do ép vần. Nhưng ai được nàng Thơ ban phước, không việc gì phải sợ sự khiên cưỡng như vậy, người đó được phép tuân theo. Người đó không cần phải bối rối vì việc hoa cúc bất tử là loại hoa kể ra giữ được lâu đấy nhưng cọng khô như rơm; nên người đó được phép một mình nán lại ở chỗ những bông hoa kết thành vòng nơi mộ chí đứng vững cho niềm hy vọng về bất tử.

Giấc mơ ở đây gọi hiện lên qua khúc hát là giấc mộng cổ tích vĩnh cửu của tình yêu và không thuộc về thế giới này. Cái sinh thể được yêu của giờ khắc vô thời đằng sau thế giới không một lần đi đôi hài bảy dặm của cổ tích mà là đôi hài của tinh tú; và không có mũ che kín mặt mà chỉ có tình yêu tránh né những cái nhìn săm soi ác ý. Nếu như hoàng tử này được ban ân sủng của thi sĩ tới đây thì những chiếc rương trên đó chất bụi dày năm tháng sẽ mở ra cho những chuyện thần tiên thường ra không ai tin vào đó. Trong vương quốc diệu kỳ của những vầng trăng đêm đó sự ái ân không là rạo rực và sáng tạo, mà là sự bình an của thiên đường trước tội tổ tông. Những con thú kỳ lạ thuận về bình an đó không phải là những sinh linh do thiên nhiên tạo ra, mà là những sinh thể như người bạn Franz Marc, trong những năm trai trẻ được Else Lasker – Schüler gọi là „kỵ sĩ xanh của vàng ròng“ đã sáng tạo nên.

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức.
Nguồn: Eckhard Heftrich, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Neunzehnter Band, Insel Verlag, 1996

Một bài tình ca

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Hãy đến với em trong đêm - ta ngủ ôm chặt nhau
Em rất mệt, cô đơn từ thức giấc
Trong tối tinh mơ một con chim lạ đã hát
Khi giấc mơ còn vật vã và giành giật với em.

Trước mọi nguồn hoa mở cánh xem
Và phối sắc màu của mắt em, hoa cúc bất tử…

Hãy đến với em trên đôi hài của bảy vì tinh tú
Đêm khuya gói ghém tình yêu vào ngôi lều của em.
Từ những cái rương trời bụi bặm những vầng trăng mọc lên.

Như hai con thú kỳ lạ, ta muốn nằm no nê tình ái
Trong bụi lau cao, khuất sau thế giới này.

Nguyên tác tiếng Đức:

Ein Liebeslied

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Komm zu mir in der Nacht – wir schlafen engverschlungen.
Müde bin ich sehr, vom Wachen einsam.
Ein fremder Vogel hat in dunkler Frühe schon gesungen,
Als noch mein Traum mit sich und mir gerungen.

Es öffnen Blumen sich vor allen Quellen
Und färben sich mit deiner Augen Immortellen…

Komm zu mir in der Nacht auf Siebensternenschuhen
Und Liebe eingehüllt spät in mein Zelt.
Es steigen Monde aus verstaubten Himmelstruhen.

Wir wollen wie zwei seltene Tiere liebesruhen
Im hohen Rohre hinter dieser Welt.

Chú thích của người dịch:

(1) Friedhelm Kemp (1914-2011): Nhà văn, nhà nghiên cứu văn học và dịch giả Đức.
(2) Joseph von Eichendorff (1788-1857): Nhà thơ, nhà văn quan trọng của trào Lãng mạn Đức.

Eckhard Heftrich (sinh năm 1928): Nhà nghiên cứu văn học Đức.

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.

Tranh của Franz Marc (1880-1916): Họa sĩ Đức, đại diện quan trọng của phái Biểu hiện, bạn của Else Lasker-Schüler.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Bài thơ „Dân tộc tôi“ của Else Lasker- Schüler

Jakob Hessing   



Năm 1905, khi bài thơ xuất hiện ở Berlin, văn minh Do thái nơi đó đã lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Những dòng thơ của Else Lasker-Schüler là một lời tự thú lưỡng lự đối với „ dân tộc“ của bà.

Trong những bài „ Hebrew Ballads“, tập thơ nổi tiếng nhất của Elsa Lasker-Schüler, bài thơ „Dân tộc tôi“ có một chỗ đứng đặc biệt. Những bài thơ ballads về những nhân vật xuất chúng của tộc người được nói tới ở đây – từ Joseph và Moses, Abigail và Esther, Jakob đến Sulamith. Nhưng cũng ở đây bà sáng tác thơ chính về dân tộc vậy: Thiên Chúa thực hiện hành động của mình nơi dân tộc ấy, Người viết hành động của mình vào cuốn sách thiêng và trao cho tộc người sống trên bán đảo Sinai cuốn sách đó như lý thuyết của mình.

Đó chính là giao ước (1) mà Thiên Chúa đã ký với dân tộc Israel của mình, và như thế người Do thái luôn tự hiểu về bản thân mình; như là một dân tộc của thiết ước và là dân tộc của cuốn sách. Nhưng mà dân tộc đó ra sao, khi Else Lasker-Schüler viết ra những câu thơ của bà?

Những câu đó xuất bản năm 1905 tại Berlin, thủ đô của Vương quốc triều Wilhelm nơi người Do thái của nước Đức trái nghiệm một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Trong thế kỷ 19 họ đã gây dựng thanh thế và đã tạo được vẻ ngoài như là xã hội Đức chấp nhận họ. Nhưng khi Bismark thành lập đế chế của ông, một chủ nghĩa Bài Do thái mới đã bùng phát. Không còn mang màu sắc tôn giáo, mà khơi động lực ở khía cạnh chính trị, và những người Do thái phải đối mặt với thứ chủ nghĩa đó ở nhiều cách khác nhau. Đa phần họ tìm cách còn Đức hơn cả người Đức, là điều họ đã là rồi không còn phải bàn cãi. Những người khác, đặc biệt là những người trẻ, tập hợp lại xung quanh Martin Buber (2) và đi tìm về cội nguồn Do Thái đã thất lạc. Lại có những người khác đi theo Theodor Herzl (3) và trở thành những môn đồ của chủ nghĩa phục quốc.

Nữ tiên tri bị xiềng xích

Ngày hôm nay chúng ta biết được từ nghiệm trải cay đắng rằng cuộc khủng hoảng này đã dẫn tới đâu, nhưng mà dạo đó buổi giao thời giữa hai thế kỷ cuộc khủng hoảng đó không thể giải quyết. Điều này cho thấy ngay từ tên của bài thơ. Không cần phải nêu ra người Do thái, nữ thi sĩ đã tự nhận mình đứng về „dân tộc của mình“, và đó không phải là những người Đức. Với cử chỉ ấy bà đã len lỏi qua mọi nỗ lực của thế kỷ 19 xoay quanh một sự thích nghi, sự trở thành Đức của người Do thái. Nhưng Else Lasker Schüler không thích nghi, và bà đi những con đường riêng của mình.

Với dòng đầu tiên thôi, sự thú nhận của bà đã tỏ ra lưỡng lự. Không chỉ riêng gì với người Do Thái, vách đá như một ẩn dụ của sự kiên cường và trường tồn, cả người Ki tô giáo cũng đã xây nhà thờ trên đá tảng. Nhưng ở nơi Else Lasker Schüler, đá vách đó lở ra, và ý nghĩa nước đôi của ban đầu trải rộng ra toàn bài thơ.

Vậy thì có thể hiểu như thế nào động từ của câu thứ hai? Cái tôi trữ tình „nhào khỏi“ vách đá, đoạn tuyệt khỏi, như người ta nhảy xuống từ một mỏm đá, tách biệt khỏi nó, bởi vì đá tảng này đã bở tơi ra? Hay cái từ đó là một từ đồng nghĩa cho từ „bứt khỏi cội“, nữ thi sĩ nói lên cái đối thể chính xác, với đó bà đã xích cột mình vào mỏm đá và, dẫu có muốn thế, bà hoàn toàn không sao thoát khỏi?

Trước hết ta có cảm tưởng như những câu thơ trên mô tả sự chạy trốn. „Từ đường đi cái Tôi bổ nhào xuống“, xảy ra tự bên trong, sâu trong thăm tâm „ào ạt“ đổ xuống „biển cả“ mở mênh mông. Trong khổ thơ thứ hai, vận động chảy trôi vẫn tiếp diễn: Nữ thi sĩ đã cuốn chảy theo dòng từ „nước men của huyết lệ“ – một từ then chốt của bài thơ san trọn hẳn một dòng. Theo một cung cách lạ lùng, gần như mang màu sắc ki tô giáo cái từ đó đánh đồng rượu vang và máu hòa quyện với nhau mà không kể gì một câu chuyện cứu rỗi, bởi chưng máu – cũng như đá tảng bở tơi ra – đã hư hỏng, và nữ thi sĩ đã tách biệt ra khỏi nền tảng đó.

Người ta tin mình cảm thấy một sự giận dữ mang tính tiên tri mà Else Lasker-Schüler ấp ủ phản đối những người Do thái đương thời của mình, trong khi bà hát những bài ca ngợi Chúa, và thế đấy đối với tất cả, dòng đối lưu đã sẵn được ký thác. Con đường của bà dẫn tới phương Đông, tới những tàn tích của ngôi đền tan nát tại Jerusalem, và từ nơi sỏi đá của nó còn khóc than dội lại tự bên trong một tiếng vọng vang kinh hãi.

Sỏi đá khóc than trên con đường bà đi là những mảnh vỡ của một tảng núi long lở khiến bà tìm cách trốn chạy, nhưng mà còn nhiều hơn thế nữa. Đó là một phần của bản ngã bà, và điều này khiến mọi sự trốn chạy vô nghĩa. Dân tộc để bà viết gửi thơ ca là „hài cốt đá lở long“ của thân thể bà, di truyền bà mãi bị xiềng gông vào đó. Trong thâm tâm, dân tộc đó gào gọi Chúa cầu sự phục sinh xương cốt phơi khô như Thiên Chúa xưa kia từng hứa với nhà tiên tri Ezekiel của mình.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Dân tộc tôi

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Mỏm núi đá, từ đó
tôi nhảy thoát, bở tơi ra
Và tôi hát những bài thánh ca
Thình lình trượt con đường tôi nhào xuống,
Và trong tôi tiếng ào ạt,
Qua mỏm đá khóc than, hoàn toàn đơn độc
Dội xuống xa đại dương.

Tôi đã cuốn theo dòng như thế
Từ nước men của huyết lệ
Và luôn mãi không thôi
Tiếng vọng còn
Trong tôi,
Nếu kinh hoàng hài cốt đá long lở
Đập tới phương Đông
Dân tộc tôi
Thét gào tới Chúa.

Nguyên tác tiếng Đức:

Mein Volk

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Der Fels wird morsch,
Dem ich entspringe
Und meine Gotteslieder singe...
Jäh stürz ich vom Weg
Und riesele ganz in mir
Fernab, allein über Klagegestein
Dem Meer zu.

Hab mich so abgeströmt
Von meines Blutes
Mostvergorenheit.
Und immer, immer noch der Widerhall
In mir,
Wenn schauerlich gen Ost
Das morsche Felsgebein,
Mein Volk,
Zu Gott schreit.

Chú thích của người dịch:

(1) Sự kiện Thiên Chúa đã lập thiết ước với dân tộc Israel
(2) Martin Mordechai Buber (1878-1965): Nhà triết học tôn giáo người Áo, gốc Do thái – Israel. Ông khích lệ người Ki tô giáo và trước nguy cơ bài Do thái ông kêu gọi đối thoại tôn giáo.
(3) Theodor Herzl (1860-1904): Nhà văn, nhà báo người Do Thái ở Hungary đã khởi xướng Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái hay còn gọi là Chủ nghĩa Zion trong nỗ lực chống lại ách áp bức và ngược đãi người Do Thái và tìm ra bất cứ mảnh đất nào trên thế giới để người Do Thái có thể sống yên ổn và thành lập quốc gia của riêng họ.

Jakob Hessing: Sinh năm 1944, nhà văn và nhà ngữ văn Đức người Israel.

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.

Tranh của Franz Marc (1880-1916): Họa sĩ Đức, đại diện quan trọng của phái Biểu hiện, bạn của Else Lasker-Schüler.

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

Dân tộc tôi

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)   

  


Mỏm núi đá, từ đó
tôi nhảy thoát, bở tơi ra
Và tôi hát những bài thánh ca
Thình lình trượt con đường tôi nhào xuống,
Và trong tôi tiếng ào ạt,
Qua mỏm đá khóc than, hoàn toàn đơn độc
Dội xuống xa đại dương.

Tôi đã cuốn theo dòng như thế
Từ nước men của huyết lệ
Và luôn mãi không thôi
Tiếng vọng còn
Trong tôi,
Nếu kinh hoàng hài cốt đá long lở
Đập tới phương Đông
Dân tộc tôi
Thét gào tới Chúa.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Mein Volk

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Der Fels wird morsch,
Dem ich entspringe
Und meine Gotteslieder singe...
Jäh stürz ich vom Weg
Und riesele ganz in mir
Fernab, allein über Klagegestein
Dem Meer zu.

Hab mich so abgeströmt
Von meines Blutes
Mostvergorenheit.
Und immer, immer noch der Widerhall
In mir,
Wenn schauerlich gen Ost
Das morsche Felsgebein,
Mein Volk,
Zu Gott schreit.

Chú thích của người dịch:

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.


Tranh của Ernst Ludwig Kirchner (1880-1937): Họa sĩ, nhà đồ họa, đại diện hàng đầu của Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism) Đức, sáng lập viên nhóm Cây cầu (Brücke). Năm 1937 bị chế độ Quốc xã đấu tố xếp vào nghệ thuật suy đồi, bán và hủy 600 tác phẩm, một năm sau ông dùng súng tự sát.

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Tình yêu rừng rậm ở Berlin

Peter von Matt   



Năm 1913 Else Lasker-Schüler yêu bác sĩ Benn trẻ tuổi, và có thể ông cũng yêu bà. Trong những quán cà phê của giới trí thức Berlin người ta nói về chuyện đó, và cứ tối đến người ta chờ những kẻ xôm trò. Đó là mùa hè hạnh phúc cuối cùng của châu Âu. Trong những tờ tạp chí, chủ nghĩa Biểu hiện cháy bừng bừng và tự hứa hẹn cho mình một tương lai không định đoạt nổi. 700.000 trai trẻ đã chưa bao giờ nghe tới Verdun, nơi ít lâu sau tất cả bọn họ phải giết chóc lẫn nhau.

Với 26 tuổi đầu Benn là ngôi sao chổi trẻ nhất, người viết ra bài thơ „Nhà xác“, người sáng tạo của một mối liên kết giữa đa cảm và cay độc: bệnh xương búa, mưng mủ, và hoa lưu ly. Đối với ông, Else Lasker-Schüler khi đó 44 tuổi đã gần như là Bà Chúa Của Thơ Ca. Điều đó khiến cuộc tình đình đám thêm phần thú vị cho quán cà phê Miền Tây.

Mà tuổi tác nào có làm phiền gì đến nàng cơ chứ! Nàng đã quyết định không bao giờ già hơn những người tình trẻ tuổi của mình, và tức là nàng không phải vậy, giờ đây nàng mới chừng trên dưới 26, có lẽ còn trẻ hơn chút nữa cơ.

Cả hai vừa mới nằm bên nhau, họ đã viết về việc đó công khai, trong các tờ „Aktion“, „Schaubühne“, „Das neue Neues Pathos“, những câu thơ và thơ văn xuôi. Sự thể đó chẳng hề nhớp nhúa hay khó chịu, Berlin năm 1913 là như thế. Qua đó chẳng có gì trở thành sai trái trong những bài thơ của người đàn bà tương tư, trong tình yêu này vô phương cứu giúp là kẻ mạnh hơn, là một nạn nhân ưu trội.

Dấu hiệu chỉ rõ điều này là thực sự, nàng chưa bao giờ sa vào âm điệu của Benn, trong khi chàng đã bắt đầu bắt chước giọng điệu của nàng, cuối cùng không chỉ trong bài thơ dài „Những mối đe dọa“, ở đó chàng đã lại tìm cách tháo gỡ người bạn gái ra khỏi tay mình:

„Này em, chúng ta không cùng cập xuống một bờ!
Em làm tình cho anh máu lửa
Anh muốn có từ em!“

Cái ẩn dụ về kiểu họ yêu nhau là tởm. Nhưng lại chính từ sự xấu xí mới hiển lộ vẻ đẹp trong thơ của người nữ được nói tới. Mới đáng yêu, hoang dã, trí tuệ và tự do sao trong mọi nhiệt thành, ở bài thơ „Gửi chàng hổ Gieselherr“, nàng đã xử lý vấn đề quyền lực và bất lực, dâng hiến và ngự trị trong tình yêu dành cho Gottfried Benn. Vừa mới được tôn lên làm vua chốn rừng xanh, với một động thái được thờ phụng ghê hồn, nàng đã biến hóa thành một con hổ mẹ to lớn hơn già dặn hơn, ngoạm tha chàng thận trọng giữa hàm răng như tha lôi đứa con theo kiểu họ mèo.

Dẫu cho người đàn bà có thể đánh mất mình theo người đàn ông thế nào đi chăng nữa, nữ thi sĩ không bao giờ đánh mất quyền lực thống trị hình ảnh của mình. Kinh khủng đấy cái niềm khoái trá hành hạ mà nàng nhúng cái trò chơi quan hệ vào đó, còn được gia cường qua cái động thái thờ phụng gây cảm giác rùng rợn trong câu thơ kết – người đàn ông là thủ phạm được yêu nhất, nơi hắn ta man rợ nhất - , nhưng mà soi xét thật kỹ lưỡng tuy nhiên, tất chỉ nằm trong quyển sách về người da đỏ nàng ta mở ra gấp lại tùy theo ý thích.

Khổ thơ ba dòng cùng với cuốn sách trực tiếp khép vào viễn tượng mẫu hệ nói về bà chúa thực sự của chốn rừng xanh. Bà ta chiếm giữ cuốn sách cũng như anh nhỏ họ mèo. Nếu như được mở ra từ trang nọ sang trang kia, cho đến khi vị tù trưởng Sioux xuất hiện, và trên đó mọi ảnh hình cháy bỏng dành cho tình yêu đã sống qua, thì rồi đó những hình ảnh này còn lại, cũng như cuối cùng tín hiệu lạ lùng của tóc bay lõa xõa trên thắt lưng người đàn ông ở lại như một phần của chính cuốn sách này. Trên cuốn sách đó người đàn bà ngồi như mụ phù thủy trên cuốn bùa chú gói trong đó mọi pháp thuật của mình.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Nguồn: Peter von Matt, aus Peter von Matt: Die verdächtige Pracht, Erstdruck Frankfurter Allgemeine Zeitung, 9.3.1996

Gửi chàng hổ Giselherr

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Qua gương mặt anh chờn vờn rừng rậm
Ôi thật như anh!

Con mắt hổ của anh trở nên ngọt ngào
Trong nắng.

Em luôn tha anh đi quanh quất,
Ngoạm giữa hàm răng em.

Anh cuốn sách về người da đỏ của em
Hoang dại miền Tây,
Tù trưởng Sioux!

Trong ánh chập chờn em khát thèm hổn hển
Buộc vào gốc hoàng dương -

Em không thể tiếp tục nữa đâu
Không trò lột da đầu.

Những lưỡi dao anh vẽ nên nụ hôn đỏ
Vào bầu ngực em –

Tới lúc tóc em trên thắt lưng anh bay lõa xõa.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Giselheer dem Tiger


Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Über dein Gesicht schleichen die Dschungeln.
O, wie du bist!

Deine Tigeraugen sind süß geworden
In der Sonne.

Ich trag dich immer herum
Zwischen meinen Zähnen.

Du mein Indianerbuch,
Wild West,
Siouxhäuptling!

Im Zwielicht schmachte ich
Gebunden am Buxbaumstamm –

Ich kann nicht mehr sein
Ohne das Skalpspiel.

Rote Küsse malen deine Messer
Auf meine Brust –

Bis mein Haar an deinem Gürtel flattert.

Chú thích của người dịch:

Peter von Matt (sinh năm 1937): Nhà ngữ văn Đức và nhà văn người Thụy Sĩ. Là giáo sư ngành Văn chương Đức thời mới, ông giảng dậy từ 1976-2002 tại trường Tổng hợp Zürich. Năm 1980 ông làm giáo sư thỉnh giảng tại Stanfort University, 1992/ 1993 được bầu làm thành viên của Viện nghiên cứu liên ngành Berlin (Wissenschaftskolleg Berlin). Peter von Matt là viện sĩ của ba viện hàn lâm.

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; mất ngày † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.

Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20.

Tranh của Henri Matisse (1869 -1954); Họa sĩ Pháp sáng lập phái Dã thú.

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Gửi chàng hổ Giselherr

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)     




Qua gương mặt anh chờn vờn rừng rậm
Ôi thật như anh!

Con mắt hổ của anh trở nên ngọt ngào
Trong nắng.

Em luôn tha anh đi quanh quất,
Ngoạm giữa hàm răng em.

Anh cuốn sách về người da đỏ của em
Hoang dại miền Tây,
Tù trưởng Sioux!

Trong ánh chập chờn em khát thèm hổn hển
Buộc vào gốc hoàng dương -

Em không thể tiếp tục nữa đâu
Không trò lột da đầu.

Những lưỡi dao anh vẽ nên nụ hôn đỏ
Vào bầu ngực em –

Tới lúc tóc em trên thắt lưng anh bay lõa xõa.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Giselheer dem Tiger

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Über dein Gesicht schleichen die Dschungeln.
O, wie du bist!

Deine Tigeraugen sind süß geworden
In der Sonne.

Ich trag dich immer herum
Zwischen meinen Zähnen.

Du mein Indianerbuch,
Wild West,
Siouxhäuptling!

Im Zwielicht schmachte ich
Gebunden am Buxbaumstamm –

Ich kann nicht mehr sein
Ohne das Skalpspiel.

Rote Küsse malen deine Messer
Auf meine Brust –

Bis mein Haar an deinem Gürtel flattert.

Chú thích của người dịch:

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.

Tranh của Franz Marc (1880-1916): Họa sĩ Đức, gương mặt quan trọng của phái Biểu hiện.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Chiếm đất một cách hòa bình - Về bài thơ "Gọi" của Bobrowski

Werner Keller   



Bài thơ mở lời tuyên bố tình yêu gửi tới hai thành phố. Với rung cảm thống thiết ấn tượng, thời thanh niên và quê quán được hồi tưởng; sự trở về và đi vào lịch sử của cái tôi và phong cảnh của nó được cập hiện. Những câu thơ, thường là như vậy, trên cuộc kiếm tìm cái bản sắc đã mất? Một cái nhìn về tiểu sử của tác giả phản bác bỏ dự đoán này. Năm 1917 Bobrowski sinh ra tại Tilsit và lớn lên ở hai bờ sông Njoman. Là người lính của quân đội quốc xã đánh chiếm Vilna ngày 24.06. 1941 và Nowgorod vào ngày 15.08, ông đã đặt chân vào đất Nga; tại vùng hồ Ilmensee giao tranh dữ dội ông đã bắt đầu viết. Một biến diễn xúc động:Đúng giữa cuộc chiến tranh, một người Đức, không bị dao động bởi định kiến và tuyên truyền, phát hiện ra trên đất nước của kẻ thù quê hương trong tâm tưởng của mình nay nhận biết được bằng cụ thể sinh động của trải nghiệm.

Mở rộng không gian hồi tưởng mang tính cá nhân thông qua đối lập giữa xưa kia và bây giờ, đoạn thứ hai của bài thơ tưởng niệm ánh hào quang đã mất và oán trách người kể chuyện cô độc. Những mùa trong năm nêu tên những chặng đời. Tại sao mùa hè viên mãn đã được tặng tiếp đi nhỉ? Chiến tranh đã gọi những cậu trai đi, hay đã nhử họ đi vào một miền xa xôi không lịch sử? Những lời thanh minh được lược giản ở đây hoặc sau đó. Những câu thơ ngắn cốt chỉ nhằm xác quyết cho kết quả và bằng lòng với việc gọi trở lại cái tình huống ban sơ của huyền thoại và cổ tích: đêm đêm, „bên ngọn lửa“, người kể chuyện, hồi ức thơ ca của thời cổ xưa.

Trước hết hướng về thời thanh niên phong túc, sau đó cái thực tại bị vắt kiệt, ở đoạn thứ ba bài tụng đã mào đầu một tương lai ảm đạm: Khúc hát láy luyến khúc cầu nguyện cũ và luôn luôn mới về cướp bóc và săn lùng, về bạo lực và kháng cự. Những con sói „băng đi“- kể cả khi bài thơ cưỡng lại sự cập nhật chăng nữa, những câu thơ này cũng cho biết hơi hướng, rằng thời của sói ngự trị, được chỉ đạo từ hang sói của Hitler. Người đi săn có đương đầu lại thách thức được không? Cái báu vật đá hổ phách an ủi ta, cái phản quang của ánh sáng trong bóng tối của màn đêm và của lịch sử.

Những câu thơ kết mang tính quyết định tiên báo rằng „ Thánh linh“ vẫn có ngay cả trong thời tai họa, như hiện tại hữu ích của thiên nhiên cổ xưa và tinh thần của sự khởi đầu. „Thánh linh nổi trôi/ một con cá“ : Bobrowski huy động vốn hiểu biết cổ. Từ những chữ cái của chữ „Ichthys“, từ „cá“ của tiếng Hy Lạp, những cha đạo đã chiết xuất ra bản tính của Đức Chúa Giê-su. Hình ảnh táo bạo thông qua đó gợi nhớ về truyền thuyết tượng thánh Nikolajs, vị thánh của dân tộc Nga đã trôi từ Kiew tới mãi Nowgorod.

Sự ngoan đạo của nước Nga cổ - Bài giảng của các Thánh Cha – đòi hỏi tình mến khách cả ở trong thời kỳ hung bạo. Với thứ đó lời „gọi“ chuyển sang một lời kêu gọi và khép lại như một lời ai điếu cho kẻ sẽ bị người lạ qui chụp thành một kẻ xa lạ. Chỉ phải trả một cái giá cay đắng của sự trở thành xa lạ, một người lính Đức mới đã có thể tìm thấy quê hương anh ta trong vùng Bắc nước Nga.

Bài tụng, được viết năm 1957 sau thời gian ấp ủ lâu dài, đã gây bối rối bởi „tiếng hét“ mang tính biểu hiện của nó thông qua sự cầu đảo cái quá vãng cổ xưa và gọi hồn các bậc tiền nhân, và nó lạ hóa qua lối tượng hình nguyên mẫu của người kể và và người đi săn và cái bước đi của lịch sử ảo huyền. Mà thế đó ở đây không có sự bảo tồn dấu tích của cái tiền sử chỉ vì mục đích tự thân: những gì tỏ ra là sự đào thoát trước hiện tại, trong thực tế tổ chức ra cuộc kháng cự chống lại sự đe dọa của nó. Bài thơ lĩnh nhận vai trò của người “ca sĩ“ tìm cách cứu vớt sự hiện tồn của cái đã qua trước sự lãng quên và bạo lực. Bobrowski quan niệm những bài thơ Smartian của ông, bắt đầu bằng bài „Gọi“, như sự trừng phạt riêng của cá nhân đối với tội lỗi nói chung. Ông đã tới cùng với những kẻ xâm lược, tuy nhiên ông đã khai mở ý thức của chúng ta về người xứ Sarmatian(1), cho Ptolemaeus (2) vùng đất phía bắc sông Visla, trong sự chiếm đất một cách hòa bình.

Nguồn: Werner Keller, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Siebter Band, Insel Verlag, 1983

Gọi

Johannes Bobrowski (1917-1965)

Vilna, cây sồi
em -
bạch dương
miền Nowgorod của tôi -
Xưa trong những cánh rừng lanh lảnh
tiếng tôi hét mùa xuân,
bước chân những ngày qua của tôi
vọng vang trên sông nước.

Ôi chao, là đó vầng rạng rỡ,
ban tặng tiếp chòm tinh đẩu mùa hè,
người kể chuyện cổ tích ngồi bên bếp lửa,
những cậu bé, suốt đêm dài lắng nghe,
kéo đi tản tác.

Ông sẽ đơn độc hát:
Băng qua miền
thảo nguyên
sói chạy, người đi săn
tìm thấy phiến đá vàng
trong ánh trăng bốc cháy –

Linh thiêng nổi trôi,
một con cá bơi
qua những thung lũng cũ
những thung rừng còn đó
Lời giảng của các Thánh Cha còn vọng lên:
Hỡi những người lạ, xin chào.
Anh sẽ thành một người xa lạ. Sắp rồi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Anruf

Johannes Bobrowski (1917-1965)

Wilna, Eiche
du -
meine Birke,
Nowgorod -
einst in Wäldern aufflog
meiner Frühling Schrei, meiner Tage
Schritt erscholl überm Fluss.

Ach, es ist der helle
Glanz, das Sommergestirn,
fortgeschenkt, am Feuer
hockt der Märchenerzähler,
die nachtlang ihm lauschten, die Jungen
zogen davon.

Einsam wird er singen:
Über die Steppe
fahren Wölfe, der Jäger
fand ein gelbes Gestein,
aufbrannt' es im Mondlicht. -

Heiliges schwimmt,
ein Fisch
durch die alten Täler, die waldigen
Täler noch, der Väter
Rede tönt noch herauf:
Heiß willkommen die Fremden.
Du wirst ein Fremder sein. Bald.

Chú thích của người dịch:
(1) Người Sarmatia, người Sarmatae hay người Sauromatae (tiếng Iran cổ Sarumatah 'người bắn cung là dân tộc có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Như được các tác giả cổ đại đề cập tới, họ đã di cư từ Trung Á tới khu vực dãy núi Ural vào khoảng thế kỷ 5 TCN và cuối cùng định cư tại vùng xa nhất về phía nam thuộc châu Âu của Nga, Ukraina và miền đông Balkan.
(2) Claudius Ptolemaeus (tiếng Hy Lạp: Κλαύδιος Πτολεμαῖος Klaudios Ptolemaios), hoặc một cách đơn giản là Ptolemaeus, Ptolemy hay Ptolémée hay Ptôlêmê, (khoảng 100-178) là một nhà bác học Hy Lạp xuất xứ từ Tebaida,học tập, sinh sống và làm việc tại Alexandria. Ông viết nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực như toán học, thiên văn học, địa lý và nhạc.

Werner Kellner (1930-2018): Nhà nghiên cứu văn học, nhà ngữ văn Đức.

Johannes Bobrowski (1917-1965): Nhà thơ, nhà văn, tác gia nổi bật trong văn chương Đức sau thế chiến II.
Tiểu sử: Sinh ngày 09.04.1917 tại Tilsit * Nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật tại Königsberg* 1937 chuyển về Berlin, nơi ông ra mắt những tác phẩm đầu tay vào năm 1943/1944 trên tờ „ Das innere Reich“ .* 1945 bị cầm tù ở trại giam Sô viết.* Sau chiến tranh làm biên tập viên tại những nhà in của Đông Berlin và từ 1959 phụ trách mục Văn chương của nhà xuất bản Union Verlag* Năm 1955 in thơ trên tạp chí văn học „Sinn und Form“* 1961 xuất bản tập thơ „Sarmatische Zeit“ (Thời đại Sarmatian).*1962 Bobrowski nhận giải thưởng của nhóm 47, nơi ông kết giao tình bằng hữu với Paul Celan, Hans Magnus Enzensberger, Nelly Sach và Günter Gras* Ngôi nhà của ông bị giám sát cũng như hoạt động đi lại của ông bị An ninh quốc gia theo dõi* 1965 Nhận giải thường Heinrich Mann của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Đông Berlin cho cuốn tiểu thuyết „Levins Mühle“ (Cối xay nhà Levin) 1962 xuất bản tập thơ „Schattenland Ströme“ (Những dòng sông xứ bóng đêm) và „Wetterzeichen“ (Dấu hiệu thời tiết). *1965 In các tập truyện ngắn, văn xuôi „Bohlendorff“ và „Mäusefest“ (Lễ hội chuột nhắt). *1965 Bobrowski viết cuốn tiểu thuyết „ Litauische Claviere“ (Những cây đàn piano xứ Litva).
• Mất ngày 02.09.1965 tại Berlin-Köpenick. Sau khi ông chết, xuất bản tập thơ "Im Windgesträuch. Gedichte aus dem Nachlaß" (Trong bụi gió đông - Thơ di cảo).

Tranh của Iwan Iwanowitsch Schischkin (Иван Иванович Шишкин ; 1832-1898): Họa sĩ Nga.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...