Tác giả

Thế dễ Shakespeare đã đổi thay thế giới?

Marcel Reich-Ranicki

Trong bao nhiêu đất nước không thể đếm nổi, hàng triệu khán giả đi xem những vở diễn của Brecht. Marcel Reich-Ranicki nói về chuyện, Brecht hôm nay có còn thời sự và sân khấu có cải thiện được chính trị hay không? (FAZ)


Bertolt Brecht (1898-1956)
Theo quan điểm của ông, điều gì ở Brecht vẫn còn mang tính thời sự? Hôm nay còn có xung tác văn chương nào đến từ Brecht? Claudia Roth từ Berlin hỏi như vậy.

Reich-Ranicki: Brecht (1), khi đó 23 tuổi, ghi vào trong nhật ký, ông bắt đầu trở thành nhà một nhà kinh điển. Đó là một nhận xét hỗn láo. Mà vậy đấy, nhận xét đã được suy nghĩ khá nghiêm túc. Trong xét nghiệm bốc đồng này ẩn chứa cương lĩnh của một người đang bắt đầu. Đây có một kẻ đã quyết lòng chiếm ngự thế giới.

Sau khi Brecht chết đi, có Max Frisch(2) đầu tiên gọi ông là một nhà cổ điển, đương nhiên kèm theo một điều chế ngự quan trọng. Ông xác chứng ở nhà viết kịch Brecht „ một sự vô tác dụng thấu đáo của một nhà kinh điển“ – điều đại khái có thể được hiểu là: thành công vang dội, tuy thế không có tác dụng thực tế. Điều này có thể đúng, người ta chỉ còn cần giải thích xem, ai trong số các kịch tác gia của văn chương thế giới cho phép mình được vinh danh vì tác động có thể chứng minh được.

Thế liệu Strinberg (3) có cải thiện được cuộc sống hôn nhân của các thị dân? Quan thanh tra của Gogol có làm giảm đi sự nhận đút lót trong nước Nga Sa hòang. Những bi kịch và sử thi của Shakespeare hỏi đã ngăn chặn được dù chỉ một vụ giết người duy nhất? Chúng ta hòan tòan không e sợ sử dụng ngay lời phán truyền ưa thích của Brecht, mà hỏi: Shakespeare nào đã đổi thay thế giới ? Nhưng mà có đấy, ông đã thay đổi thế giới khá nhiều, nhưng, cũng như Mozart (4) hay Schubert (5), chỉ ở mức, ông đã bổ sung tác phẩm của mình thêm vào thế giới hiện tồn mà thôi.

Trong nhiều nước không đếm được, hàng triệu khán giả đã đi xem các vở diễn của Brecht. Thế còn qua đó „ lối suy tư chính trị của ông liệu đã thay đổi hay chỉ thuần túy được trải qua một cuộc thử thách“ hay không, chính Frisch, vào năm 1964, đã dám nghi ngờ về điều ấy. Trong những lần diễn thử, Frisch đã có cảm giác, thậm chí cả chứng thực, rằng nếu sân khấu không có đóng góp gì vào việc thay đổi thế giới, thì cả điều này cũng không ảnh hưởng tới nhu cầu của Brecht hướng tới sân khấu.

Nếu có chút gì đem lại mãn nguyện cho cuộc đời Brecht, thì cái đó không là hệ tư tưởng hoặc chính trị, nhiều hơn thế nó là trò cưỡi ngựa xem hoa, nhanh chóng trở thành con đường đau khổ. Ông đã nhìn văn chương và triết học và tòan bộ các môn nghệ thuật luôn từ góc độ của một nhà sân khấu.

Một cách ngờ vực, một cách thông thái không đồng đều hơn so với nhiều học trò và người kế tục, ông đã tự ý thức rõ ràng hơn ai hết, chính trị có thể làm hỏng sân khấu, vậy mà chưa bao giờ sân khấu có đủ năng lực làm cho chính trị tốt đẹp hơn lên. Không phải tranh đấu mà chính diễn kịch là sự nghiệp của Brecht.

Chú thích của người dịch:

(1) Bertolt Brecht (1898-1956) được giới thiệu với độc giả Việt Nam là người cổ vũ cho quan điểm mác xít. Ông là kịch tác gia và nhà thơ có ảnh hưởng rất lớn trong thế kỷ 20. Hậu thế xếp ông, cùng Franz Kafka và Thomas Mann vào bộ ba lớn nhất thế kỷ của văn chương Đức.
(2) Max Frisch: (1911-1991): Nhà văn, kịch tác gia người Thụy Sĩ. Độc giả Việt Nam biết tới ông, trước hết qua tiểu thuyết „Homo faber“.
(3) August Strindberg (1849-1912): Nhà văn, nhà viết kịch người Thụy Điển.
(4) Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791): Nhạc sĩ Đức-Áo của thời cổ điển Vienne.
(5) Franz Schubert (1797-1828): Nhà sọan nhạc người Áo.


© Phạm Kỳ Đăng, từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: FAZ 



Còn lại gì nơi Isaak Babel?

Marcel Reich-Ranicki

(Tác giả Nga thế kỷ 19 như Tolstoi, Dostojewskij, Turgenjew, Gogol hay Tschechow là những Đức Tổ Nghề. Đánh giá thế nào đây về Isaak Babel, nhà văn viết trong thế kỷ 20? Chúng ta thử hỏi Marcel Reich-Ranicki – FAZ)


Isaak Babel (1894-1941)
Ông đánh giá thế nào về văn chương Nga thế kỷ 20, về Bulgakow, về Pasternak hoặc Babel?

Reich-Ranicki: Tôi ngưỡng mộ văn chương Nga thế kỷ 19, tựu trung các tác giả văn xuôi như Tolstoi, Dostojewskij, Turgeniew, Gogol hoặc Tschechow. Đối với thơ có tăm tiếng lẫy lừng, mặc dù không được đọc nhiều ở ngoài nước Nga, tôi phải lệ thuộc vào các dịch giả Đức. Bản dịch của họ tốt, trung bình hoặc là dở. Nhưng thực sự, theo tôi nhìn nhận, chúng chưa bao giờ sánh ngang giá trị.

Với văn chương Nga của thế kỷ 20 cũng như vậy mà thôi. Một ví dụ cho nhiều người: ngoại trừ những nhà nghiên cứu văn hóa Slavơ, tại nước Đức người ta hoàn toàn không biết tới cái tên Pasternak. Ông ấy đạt được ngôi vị nhờ thơ. Mãi tới khi tiểu thuyết „Doctor Zhivago“ xuất bản, đùng một cái ông mới nổi tiếng. Trong số nhiều nhà viết văn xuôi khả kính, tôi đánh giá cao ngoài Bulgakow đặc biệt Isaak Babel, sinh năm 1894 tại Odessa và bị người ta bắn chết năm 1940 tại Matxcơva (trong ngục và tương truyền theo lệnh riêng của Stalin).

Babel viết nhiều và công bố ít. Những tác phẩm bậc thầy của ông thường không dài hơn 3 đến 5 trang sách. Có điều chúng là kết quả của một núi công việc. Ông ấy xuất thân từ dòng dõi phải chặt đi cả cánh rừng, để làm ra que diêm. Khi ông bị bắt vào tháng Năm năm 1939, hình như ông ấy có nói:“ Họ không còn cho tôi thời gian để xong nốt chứ.“

Ông tuy là người cộng sản, nhưng không phải nhà văn chính trị. Sự giáo dục Do thái nghiêm khắc in dấu vết lên ông, thế giới của Thora và Talmuds (1), môi trường ghetto cực khổ nhưng dĩ nhiên cũng mang chất phương xa của Odessa. Khi còn học bậc tú tài ông đã nổi loạn chống lại lối sống khổ luyện và thông thái sách vở, và đồng thời chống lại sự tôn sùng trí thức một chiều phát sinh từ tình cảnh của người Do thái. Chẳng mấy chốc, ông tìm thấy lý tưởng bên ngoài cái thế giới ông ra đời: khi những người Bôn-sê-vích thắng thế, ông mới tròn 23 tuổi.

Mối quan hệ của Babel với chủ nghĩa cộng sản nghiêm chỉnh và chân thành. Mà thế trong mối quan hệ này, cái tình cảm và lòng tin tưởng vượt trội. Như vậy Babel trước hết thuộc về những nhà làm cách mạng hơn là những nhà cộng sản, hơn hết ông là một người đàn ông của phiêu lưu gay cấn hơn là của cuộc sống thường nhật đơn tẻ. Những biến diễn mặt trận làm ông say mê, chứ công tác ở ban tham mưu thì không. Trong đạo kỵ binh xô-viết, vào năm 1920, ông đã tham gia cuộc hành quân tiến đánh Balan.

Trong cuộc tàn sát loạn xạ ở cuộc chiến Balan này, kết cục rồi Babel cũng vỡ lẽ về vị trí nan nguy của mình. Phải chăng không thể chấp nhận được cái mới, mà không phải tách ra khỏi cái cũ. Đó là câu hỏi trọng tâm của ông. Luôn luôn tái hồi, ông tìm sự tổng hợp giữa truyền thống và cách mạng, giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản. Cũng như vậy những truyện kể của ông bất chấp những mâu thuẫn, những tương phản dữ dằn và những phản đề đơn giản.

Nhân vật trọng tâm của Babel là một người đàn ông Do thái bán đồ cổ, than thở rằng, ông ta không tài nào phân biệt được cách mạng và phản cách mạng, bởi cả hai đều giết chóc. Tiếng kêu của ông ta“ Đâu rồi cách mạng ngọt ngào“ có ý không khác cái nhiều năm sau cái chết của Babel được người ta đúc kết lại trong từ chữ ngượng ngịu „chủ nghĩa xã hội mang tính con người“.

Mối liên kết của sự nghi ngờ Do thái với lòng tin cộng sản cho chúng ta hiểu được việc người ta thường thích dùng từ „lãng mạn“ khái quát tác phẩm của Babel. Tác phẩm ông đứng trên một bình diện thi ca bên ngoài hệ tư tưởng. Chưa bao giờ nghệ thuật của ông thiếu đi cơ sở vững chãi về thủ pháp. Những gì ông viết, luôn xuất hiện những hình ảnh nắm bắt nên thơ mà vẻ quang hình của nó sắc nét một cách phi thường. Ta có thể nói, đó là những phác họa tỉ mỉ chấm nét sắc cạnh.

Thứ văn xuôi này sống bằng những nghịch âm chói chang, cái đồng thời tạo ra hòa âm mới. Trong những tường trình biên bản lạnh lẽo, khô khan, hiện ra những so sánh mang ý vị Trung Cận Đông, những hoán dụ barock viên mãn và những ẩn dụ ấn tượng, nếu không nói là biểu hiện.

Tác phẩm của ông sẽ trường tồn. Và còn lại ở đời là huyền thoại về cậu học trò sách giáo lý Talmud lao vào đám người Cô dắc, về người lính đã không học cách giết người, về nhà thơ không muốn nói dối – huyền thoại về cuộc đời và cái chết của người Do thái Isaak Emmanuilowitsch Babel từ Odessa trên bờ biển Hắc Hải.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: FAZ, nguyên văn: „Ông đánh giá thế nào về Isaak Babel“, đầu đề do người dịch đặt lại.


Chú thích của người dịch:

Isaak Emmanuilowitsch Babel ( Исаак Эммануилович Бабель; * 1894 - 1941) Nhà văn Nga gốc Do thái, nạn nhân của đợt Thanh trừng do Stalin tổ chức, bị bắn chết trong nhà tù vào năm 1941, được phục hồi năm 1954.
(1) Thora và Talmud: Sách Răn Dạy của Kinh thánh Hebrew Do Thái.

Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hòang văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.


Một nhà tiên đoán và tiên tri


Marcel Reich-Ranicki

Bộ trưởng Văn hóa và Truyền thông Neumann đã sắp vào hàng độc giả đến lượt mình đặt câu hỏi  về văn chương thế giới: Nhìn nhận thế nào về tác phẩm của nhà thơ Rilke được tôn thờ. Marcel Reich-Ranicki (1) thấy trong đó kỳ tích chinh phục những điều không thể nói.

Rainer Maria Rilke
(Ảnh kèm theo bài: Rilke đã thành công trong việc khai mở cho thi ca Đức những địa hạt hầu như không một ai biết đến sự tồn tại của chúng)

Đối với tôi Rilke thuộc về những nhà thơ ấn tượng mạnh nhất của Đức ngữ. Bây giờ ông đánh giá tác phẩm của thi sĩ đó ra sao? Bernd Neumann, Bộ trưởng văn hóa của CHLB Đức.

Marcel Reich-Ranicki: Ông là người hùng, là thánh nhân của nhiều thế hệ Đức, hơn thế nữa, của cả độc giả châu Âu. Đối với họ ông là hiện thân của thi ca, cái tên âm vang tiết tấu Rainer Maria Rilke trở thành biểu niệm của thơ. Tuy nhiên khác với những nhà thơ lớn khác của thế kỷ qua, mặc dầu không phải trước tiên, Rilke cũng còn được cảm nhận như nhà tiên đóan và nhà tiên tri nữa. Người ta đón nhận lời ông như đấng cứu thế và như một thứ thay thế tôn giáo.

Có thể hôm nay khó mà chịu đựng được bộ dạng của nhà bói thuật, và đòi hỏi tiên tri ở một nhà chính trị hay một nhà thơ, thường ra, cũng bị coi là lỗi thời. Nhưng ngay cả trong ngày hôm nay, người ta rất khó cưỡng lại được tiết tấu của những câu thơ này, trước sau chúng làm ta say mê, âm vận ngọt ngào, thanh âm cao khiết, sự viên mãn ảnh hình đến mức phung phí.

Rilke biết cách xử dụng vần điệu như rất ít nhà thơ trong lịch sử của nền văn học (Đức) chúng ta. Thơ của ông là kỳ tích chinh phục điều không sao nói được. Như vậy Rilke đã thành công trong việc khai mở cho thi ca Đức những địa hạt hầu như không một ai biết đến sự tồn tại của chúng.

Ở ông không thiếu vắng tiếng thầm thì và khỏang tối. Nhưng chính vì lẽ đó trong những vần thơ ông, nhiều biểu đạt hàm súc có được sức thuyết phục, sức tác động nhờ một sự trong sáng tuyệt vời, một sự dung dị đáng ngạc nhiên. Không ít những biểu đạt này có thể dễ dàng đem trích dẫn, như những lời có cánh của Schiller (3) hay những câu dân dã trong những câu thơ của Heine. Chúng ta yêu mở đầu bài thơ trang trọng: „ Kính Cha, thực đã đến thì. Mùa hạ vô cùng rộng lớn“. Thường xuyên và thích thú, chúng ta trích lời chỉ dẫn đầy gợi cảm mang chất bi ca: „Ai nay không nhà, sẽ không xây cất nữa“.

Người ta trích dẫn thơ đầu tay nọ của Rilke, không thuộc về những tác phẩm hay nhất của ông, nhưng, trong hàng triệu ấn bản được phổ biến và làm nổi danh như không dòng thơ đầu tay nào sánh nổi, thậm chí đã khiến ông có thể trở thành một nhà thơ dân gian. Ý tôi nói về „Khúc ca Tình yêu và Cái chết của Cornet Christoph Rilke“. Tôi chưa bao giờ quên lời giáo đầu :“ Phi, phi, phi qua ngày và đêm… Và ngày mệt rồi và nỗi nhớ nhung rồi lớn“.

Không nên để cho âm nhạc mê hồn bằng lời của Rilke khiến chúng ta bỏ qua hoặc đánh giá thấp thực tế rằng Rilke đã nhận chân tinh thần thời đại và biểu cảm một cách chính xác. Ông là tác giả của câu thơ luôn được trích dẫn xác đáng viết từ năm 1908, câu thơ diễn đạt đau thương của cả một thế hệ và, trước câu thơ này Gottfried Benn đã nghiêng mình biết ơn: „ Ai nói về chiến thắng ư? Vượt qua là tất cả“.

Trong vở kịch „Don Carlos“, hầu tước Posa đã cầu xin hòang hậu nói tới hòang tử chính là nguời bạn của mình: „ Với những giấc mơ tuổi trẻ, cần cẩn trọng mới đáng mặt nam nhi “.Thuộc về giấc mơ của tuổi trẻ còn là những tác phẩm văn học, sẽ còn xâm chiếm lòng ta, bởi vì chúng luôn gặp gỡ  chúng ta đúng vào thời điểm – và chính vì thế mãi mãi không thể nào quên.

Chú thích của người dịch:

Marcel Reich-Ranicki (sinh năm 1920): Nhà phê bình văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

Friedrich Schiller (1759-1805): Thi hào Đức, triết gia và nhà sử học, một trong những kịch tác gia và nhà thơ trữ tình lớn nhất của văn học Đức.

Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20.

©Phạm Kỳ Đăng dịch
(Bài đăng trên VHNA)

Nguồn: FAZ 

Ngày thu

Rainer Maria Rilke (1875 - 1926)
 
Kính Cha: thực đã đến thì. Mùa hạ vô cùng rộng lớn.
Hãy che bóng lên đồng hồ mặt trời
Và trên nội ngàn thả gió bay đi khắp.
 
Lệnh cho trái quả cuối mùa căng mọng!
Cho chúng thêm đôi ngày nắng phương nam!
Dồn thúc chúng đến kỳ hoàn tất,
và chắt vị ngọt cuối cùng
vào rượu vang nồng nã.
 
Ai nay không nhà, thôi không xây cất nữa
Ai đơn thân, sẽ bóng chiếc dài lâu
Sẽ thao thức, viết thư dài, đọc sách
Và đi đi lại lại trên những đường rợp bóng, 
dạo bước bồn chồn, mỗi khi lá cuốn qua.


© Phạm Kỳ Đăng dịch
  từ nguyên tác tiếng Đức:
 
Herbsttag        
 
Rainer Maria Rilke (1875 - 1926)
                                                                        
Herr: es ist Zeit. Der Sommer war sehr groß.
Leg deinen Schatten auf die Sonnenuhren,
Und auf den Fluren lass die Winde los.

 
Befiehl den letzten Früchten voll zu sein;
Gib ihnen noch zwei südlichere Tage,
Dränge sie zur Vollendung hin und jage
Die letzte Süße in den schweren Wein.

 
Wer jetzt kein Haus hat, baut sich keines mehr.
Wer jetzt allein ist, wird es lange bleiben,
Wird wachen, lesen, lange Briefe schreiben
Und wird in den Alleen hin und her
Unruhig wandern, wenn die Blätter treiben.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...