Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Hãy đặt tay lên ngực anh, người yêu dấu

Heinrich Heine (1797 - 1856)

Tranh © Fritz von Uhde (1848-1911)

- Hãy đặt tay lên ngực anh, người yêu dấu;-
Em nghe chăng trong lồng ngực gõ ầm ầm?
Một thợ mộc ngụ trong đó, xấu và thâm
Đóng cho anh một áo quan người chết.

Suốt ngày đêm thình thình tiếng búa
Khiến tôi giật mình mất ngủ từ lâu
Nào, mau tay lên, thầy phó mộc đâu!
Để cho tôi sớm bề yên giấc.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Lieb Liebchen, leg 's Händchen aufs Herze mein

Heinrich Heine (1797 - 1856)

Lieb Liebchen, leg 's Händchen aufs Herze mein; -
Ach, hörst du, wie's pochet im Kämmerlein?
Da hauset ein Zimmermann schlimm und arg,
Der zimmert mir einen Totensarg.

Es hämmert und klopfet bei Tag und bei Nacht.
Es hat mich schon längst um den Schlaf gebracht.
Ach, sputet Euch, Meister Zimmermann,
Damit ich balde schlafen kann! 


Tranh của Fritz von Uhde (1848-1911): Họa sĩ Đức

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

TUYẾT

Hermann Hesse (1877–1962)  

Tranh © Claude Monet (1840-1926): Họa sĩ Pháp

Nếu trên rừng và vườn tuyết rơi xuống
Chỉ là một mái nhà an nghỉ nhẹ không
Dưới mái đó thế giới này rã rời buông
Ngủ một lát. Chẳng mấy rồi thức giấc.

Nếu cái chết dừng máu tôi và xương khớp
Với nụ cười, người hãy nói lời buồn!
Một hình ảnh mong manh lặng đổ xuống hoang tàn
Là chi tôi, và gì đã là tôi, tiếp tục sống và sống.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

SCHNEE


Hermann Hesse (1877–1962)

Wenn der Schnee auf Wald und Garten fällt,
Ist es nur ein leichtes Ruhedach,
Unter dem ermüdet diese Welt
Eine Weile schläft. Bald wird sie wach.

Wenn der Tod mir Blut und Glieder stillt,
Sprecht mit Lächeln euer Trauerwort!
Still in Trümmer sinkt ein flüchtig Bild;
Was ich bin und war, lebt fort und fort.

Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói thảo nguyên) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. * Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). * Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. * Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. * Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Steppenwolf xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. * Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. * 1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. * Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. * Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.

Tác phẩm


Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ 


Văn xuôi:
- Peter Camenzind (1904), tiểu thuyết, Tuổi trẻ và cô đơn, Vũ Đình Lưu dịch.
- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết.
- Tuổi trẻ băn khoăn (Demian, 1917), truyện dài, Hoài Khanh dịch.
- Siddhartha (1920), tiểu thuyết được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch dưới tiêu đề Câu chuyện dòng sông.
- Sói thảo nguyên (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.
- Đôi bạn chân tình (Narziss und Goldmund), Vũ Đình Lưu dịch.
- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết.
- Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.


Tranh của Claude Monet (1840-1926): Họa sĩ Pháp, đại diện quan trọng của phái Ấn tượng (Impressionism).

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

Anh thấy em thảy trong vạn vật

Rainer Maria Rilke (1875-1926)


Tranh © Paul Cézanne (1839-1906)

Anh tìm thấy em thảy trong đây mọi vật,
Với chúng, anh thân như thể anh em;
Trong vật nhỏ em phơi tựa hạt mầm non,
Trong vật lớn em dấn thân to lớn.

Đó là trò chơi diệu kỳ của các cường lực
Chúng đi qua các sự vật, hiến dâng mình
Lớn trong rễ, tản mác lên chồi nụ
Và trong những tán cây như cuộc phục sinh.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ich finde dich in allen diesen Dingen

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Ich finde dich in allen diesen Dingen,
denen ich gut und wie ein Bruder bin;
als Samen sonnst du dich in den geringen
und in den großen giebst du groß dich hin.

Das ist das wundersame Spiel der Kräfte,
dass sie so dienend durch die Dinge gehn:
in Wurzeln wachsend, schwindend in die Schäfte
und in den Wipfeln wie ein Auferstehn.

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.

Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh của Paul Cézanne (1839-1906): Họa sĩ Pháp.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Sự ra đi của nhân tính

Heribert Prantl 

Tranh © Gerdhard Richter: Họa sĩ Đức

Nhân quyền được tuyên bố cách đây 70 năm, ngày càng ít được lắng nghe, đáng lẽ nhân quyền có thể cấp cho một câu trả lời đối với các cuộc khủng hoảng thời sự.

Không có nhiều cơ hội để ăn mừng. Chắc chắn đó là một dịp kỷ niệm, một lễ kỷ niệm lớn, đẹp đẽ và trọng đại – Tuyên bố chung về Nhân quyền đã tròn 70 năm, ngày 10.12.1948 đã được Đại hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua tại Paris. Tất cả lời vinh danh được nói về nó đều đúng. Tuyên ngôn là cột mốc trong lịch sử nhân loại, khẳng định: mỗi con người đều được hưởng nhân quyền, rất đơn giản bởi là người. Nhưng mà đã lâu, xung quanh nhân quyền, tình hình đã không đến mức tồi tệ như ngày hôm nay.

Tuyên bố chung về Nhân quyền có sức mạnh của sự dung dị đầy hào sảng. Sức mạnh đó hình thành trong một khoảnh khắc lớn và hiếm hoi của một sự đồng thuận trong cộng đồng quốc tế. Ngày hôm nay người ta thèm khát xiết bao những khoảnh khắc đó – nhưng rồi chúng tiếp tục rời xa hơn bao giờ hết. Trong những tháng năm qua, thế giới không những chẳng mấy sáng sủa và an toàn, mà thế đó tối tăm và bất an hơn. Nếu như đọc lại 30 điều của Tuyên ngôn nhân quyền - người ta cần làm điều đó nhân dịp Lễ kỷ niệm này - mặc nhiên điều đó cũng không vang lên trang trọng vì Lễ kỷ niệm. Nó vang lên như tín hiệu SOS.

„ Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu“. Văn bản được dịch ra nhiều nhất trên thế giới bắt đầu bằng những lời như vậy. Cũng đã từ lâu người ta đọc những lời nói này trong tâm trạng ảm đạm và bị o ép như ngày hôm nay. Tinh thần của bằng hữu, chị em, của sự đoàn kết đang nằm lại nơi đâu? Trump đã xây bịt kín mít, Erdogan đã ném nó vào mật ngục. Putin đã siết cổ? Tổng thống Phillipines Duterte đã bắn chết nó, như ông ta đã bắn chết và cho phép bắn chết những kẻ buôn ma túy? Phải chăng Matteo Salvini, Heinz-Christian Strache, Viktor Orbán đã chôn nó đi trong luống phân của chủ nghĩa dân tộc?.

Từ thế chiến thế giới 2 tới nay có nhiều người tỵ nạn trên thế giới hơn là trước đó. Và có nhiều hơn những nhà nước không thể trị vì, nhiều những nhà nước bất lực hơn so với thời trước. Và chưa bao giờ kể từ khi tuyên cáo Tuyên ngôn Nhân quyền, thế giới lại chìm sâu vào những cuộc khủng hoảng như hiện nay. Cứ như là nhân quyền sẽ cung cấp câu trả lời khủng hoảng. Nhưng câu trả lời ngày càng ít được để ý.

Thể thức bút lục của Nhân quyền luôn hoàn hảo hơn trong vòng 70 năm qua, nó lóa mắt đấy – nhưng thực tế lại là một điếm nhục gia tăng. Những Liên minh, Nghị quyết và những Hiệp ước tăng cường và củng cố nhân quyền, cần phải tăng cường, sẻ chia và hun đúc, thì những Nghị định thư và Tuyên bố muốn tạo ra nhân quyền mang phương diện xã hội và sinh thái, đã chồng chất lên một độ cao tự hào. Không có một nhà nước nào lại không ít nhất chuẩn y một vài văn bản này. Và Tuyên ngôn nhân quyền là nền móng của tất những thứ đó. Nhưng nền móng này bị xói mòn rệu rã.

Báo cáo thường niên của Tổ chức Ân xá Quốc tế luôn dày hơn, chúng là trích lục của sự khinh bỉ quyền con người, một cuốn sách giáo khoa tóm lược của sự mỏng manh và dễ vỡ của nhân quyền. Niềm tin vào sức mạnh của pháp luật đã phát triển được trong thế giới phương Tây kể từ 1945, và sức mạnh pháp luật đã trụ lại được một cách khổ sở, luôn bị tấn công dồn dập bởi niềm tin của cộng đồng ngàn xưa vào luật pháp của kẻ mạnh hôn. Nhân quyền mất dần sự bảo lãnh cho đến nay luôn đứng ra thế chấp cho những thiếu hụt: những sự bảo lãnh cổ điển mất đi: Mỹ không bảo lãnh, Ý không, Ba Lan không, Hungary không, Áo cũng không nhất thiết. Cái gọi lá chủ nghĩa dân túy cực hữu, tên gọi làm vô hại và chính vì vậy sai trái cho một sự nghiệp nguy hiểm, là một phong trào tước đi bảo lãnh và tước quyền. Thế giới đang trải qua một sự ra đi của nhân tính.

Ở phạm vi toàn cầu, cấp bách nhất là vấn đề di trú . Sự phê phán vô chừng mực Hiệp ước di trú cần được ký kết ở Marrakech đã chỉ ra điều đó. Hiệp ước nêu ra trong cốt lõi rằng, rồi con người cũng và vẫn là con người, nếu như họ là những người tỵ nạn, di trú, dân nhập cư hay di cư. Hiệp ước nói, sẽ tốt hơn bằng việc cải thiện điều kiện sống trong những nước phát sinh tới mức con người không còn phải trốn chạy nữa. Và Hiệp ước nói rằng cộng đồng các dân tộc (Liên hiệp quốc) mắc nợ những người chạy trốn loanh quanh, không được đối xử với họ như kẻ thù. Việc đó phát xuất từ sự khủng hoảng của nhân quyền mà khác với cách đây 70 năm, Liên hiệp quốc không thể thống nhất được bằng tiếng nói chung, bởi vì ở mức ngày càng ít tổ chức này không nhận thức được vai trò mình là một cộng đồng.

Ở thế kỷ 21 người ta sẽ cân đo ở mức xem những người tỵ nạn đã được đối xử ra sao. Người ta sẽ căn cứ xét đã có những nỗ lực gì, để lại cho những người mất gốc rễ quê hương một quê hương mới. Người ta sẽ căn cứ vào đó xét xem, đã xúc tiến ra sao với nhân quyền.

Làm thế nào người ta lại có thể lại cấp cho nhân quyền sức mạnh mới? Ngay đầu tiên bằng việc dập tắt sức mạnh của những kẻ gọi là dân túy cánh hữu. Ai yêu nhân quyền, ngay cả trong những lúc chán nản nhất cũng không thể chọn cách mơn trớn cợt đùa với những kẻ dân túy cực hữu này. Nếu như cần tới tương lai sáng sủa, thì cái đó chỉ có ở một thế giới mà ở đó nhân quyền mãi nguyên còn là luật pháp.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
 

Heribert Prantl (sinh năm 1953): Luật gia, nhà báo Đức

Nguồn: Süddeutsche Zeitung

Tranh của Gerdhard Richter (sinh năm 1932): Họa sĩ Đức đương đại.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Rách rưới

Heinrich Heine (1797 - 1856)    

Tranh © Adriaen Brouwer (1605-1638)

Kẻ giàu, người ta mua được
Bằng lời trơn tuột xun xoe
Đồng tiền trơn, con trẻ ạ,
Cũng muốn phẳng lỳ vuốt ve.

Hãy hua bát hương nhâng nháo
Trước con bê vàng thần tài
Hãy khấn trong bụi, trong bẩn!
Nhớ đừng khen ngợi nửa vời!

Bánh mỳ năm nay giá đắt
Lời hay nào có đem cho
- Ngợi ca cả con chó của
Maecena (1), rồi chén no.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Lumpentum

Heinrich Heine (1797 - 1856)

Die reichen Leute, die gewinnt
Man nur durch platte Schmeichelein –
Das Geld ist platt, mein liebes Kind,
Und will auch platt geschmeichelt sein.

Das Weihrauchfaß, das schwinge keck
Vor jedem göttlich goldnen Kalb;
Bet an im Staub, bet an im Dreck,
Vor allem aber lob nicht halb.

Das Brot ist teuer dieses Jahr,
Jedoch die schönsten Worte hat
Man noch umsonst – Besinge gar
Mäcenas’ Hund, und friß dich satt!

Chú thích của người dịch:

(1) Gaius Maecenas (Mäcenas), sống vào những năm năm 70 sau Công nguyên, nhà giàu, quân sư và là cố vấn chính trị cho Hoàng đế Augustus, đi vào sử sách với danh nghĩa nhà Mạnh Thường Quân văn nghệ.

Heinrich Heine
(1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand)

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy xử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Adriaen Brouwer (sinh năm 1605/1606 tại Bỉ, mất 1638 tại Antwerpen) họa sĩ người Flaman.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Trên quê hương

Georg Trakl (1887 - 1914)   

Tranh © August Macke (1887-1914)

Hương cỏ mộc tê lạc qua cửa sổ người ốm
Một chốn cũ. Những cây dẻ thơm đen đúa và rối bù
Qua mái nhà một tia ánh vàng soi, và chảy
Vào em gái bối rối và mộng mơ.

Tàn rữa dập dờn trong ánh sáng tẩy rửa; gió núi
Êm nhẹ lạc trong vườn nâu; và hướng dương
Rất lặng lẽ nhấm nháp vàng kim
Và tan chảy. Tiếng gọi gác lanh lảnh vọng qua không khí biếc.

Hương mộc tê. Tường thành nhập nhoạng vẻ trơ trụi
Giấc ngủ em gái nặng nề. Làn gió đêm
Xoáy bù tóc em, được ánh sáng trăng vờn xối.

Từ mái nhà mục nát bóng con mèo trượt vội
Rỏ vệt mảnh màu xanh lam, và nỗi bất an gần đó bao quanh,
Ngọn lửa nến, oằn lên màu đỏ tím.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

In der Heimat

Georg Trakl (1887 - 1914)

Resedenduft durchs kranke Fenster irrt;
Ein alter Platz, Kastanien schwarz und wüst.
Das Dach durchbricht ein goldener Strahl und fließt
Auf die Geschwister traumhaft und verwirrt.

Im Spülicht treibt Verfallnes, leise girrt
Der Föhn im braunen Gärtchen; sehr still genießt
Ihr Gold die Sonnenblume und zerfließt.
Durch blaue Luft der Ruf der Wache klirrt.

Resedenduft. Die Mauern dämmern kahl.
Der Schwester Schlaf ist schwer. Der Nachtwind wühlt
In ihrem Haar, das mondner Glanz umspült.

Der Katze Schatten gleitet blau und schmal
Vom morschen Dach, das nahes Unheil säumt,
Die Kerzenflamme, die sich purpurn bäumt.

Một bản tiếng Anh (tham khảo)

In the Homeland

Georg Trakl (1887 - 1914)

Mignonette-scent strays through the sick window;
An old plaza, chestnuts black and wasted.
A golden ray breaks through the roof and flows
Over the siblings dreamlike and confused.

In the dishwater decay drifts, the foehn
Quietly coos through the small brown garden; very still
The sunflower savors its gold and flows away.
Through blue air the call of the guard rattles.

Mignonette-scent. The walls dusk bleakly.
The sister's sleep is heavy. The night wind rummages
Her hair, that is washed around by moony brilliance.

The cat's shadow glides blue and narrow
From the rotten roof that borders near mischief,
The candle flame, which rears up purple.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của August Macke (1887-1914): Họa sĩ Đức đại diện tiêu biểu phái Biểu hiện (Expressionism).

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Giáng Sinh

Hermann Hesse (1877–1962)  

Tranh của © Marc Chagall (1887-1985)

Tôi khao khát sao một miền đất nước
Của bình yên và sự ấm êm
Đã có lần tôi từng biết, tôi tin ,
Khi ngước mắt xa kia trời tinh tú
Và trước mắt tôi đã nhìn thấy rõ
Dải vô cùng những vũ trụ bao la
Và rồi có điều gì xảy ra lay động:
Khiến bỗng nhiên tôi linh cảm, nhận ra
Rằng tất cả, núi, sao và thung lũng
Những nước xa xôi, tộc người lạ lẫm
Có là trăng hay tia nắng mặt trời
Là tuyết, là mưa hay mỗi đám mây
Rằng tất thẩy gì gặp trong tôi đây
Thu nhỏ lại, duy một lần và đẹp đẽ
Không nhất thiết phải tận nơi rành rẽ
Tôi cảm ra sự rung động, thanh âm
Của từng vật thể kia, xa tắp và gần
Nếu tôi mở lòng và trở nên tĩnh tại
Trong sự tôn kính Đức Chúa Trời vĩ đại
Người tạo tác ra và chăn dắt muôn loài
Tôi dám tin, đó đã là khoảnh khắc
Mà chắc chắn mỗi chúng ta đều biết,
Khi con người đều sẵn lòng yêu:
Tôi tin Giáng Sinh không còn cách bao nhiêu.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Weihnachten

Hermann Hesse (1877–1962)

Ich sehn´ mich so nach einem Land
der Ruhe und Geborgenheit
Ich glaub´, ich hab´s einmal gekannt,
als ich den Sternenhimmel weit
und klar vor meinen Augen sah,
unendlich großes Weltenall.
Und etwas dann mit mir geschah:
Ich ahnte, spürte auf einmal,
dass alles: Sterne, Berg und Tal,
ob ferne Länder, fremdes Volk,
sei es der Mond, sei´s Sonnnenstrahl,
dass Regen, Schnee und jede Wolk,
dass all das in mir drin ich find,
verkleinert, einmalig und schön
Ich muss gar nicht zu jedem hin,
ich spür das Schwingen, spür die Tön´
ein´s jeden Dinges, nah und fern,
wenn ich mich öffne und werd´ still
in Ehrfurcht vor dem großen Herrn,
der all dies schuf und halten will.
Ich glaube, dass war der Moment,
den sicher jeder von euch kennt,
in dem der Mensch zur Lieb´ bereit:
Ich glaub, da ist Weihnachten nicht weit!

Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói thảo nguyên) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. * Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). * Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. * Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. * Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Steppenwolf xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. * Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. * 1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. * Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. * Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.

Tác phẩm


Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ


Văn xuôi:
- Peter Camenzind (1904), tiểu thuyết, Tuổi trẻ và cô đơn, Vũ Đình Lưu dịch.
- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết.
- Tuổi trẻ băn khoăn (Demian, 1917), truyện dài, Hoài Khanh dịch.
- Siddhartha (1920), tiểu thuyết được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch dưới tiêu đề Câu chuyện dòng sông.
- Sói đồng hoang (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.
- Đôi bạn chân tình (Narziss und Goldmund), Vũ Đình Lưu dịch.
- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết.
- Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

Tranh của © Marc Chagall (1887-1985): Họa sĩ Pháp, gốc Nga-Do thái.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...