Báo chí

Truy nã blogger và những màn tuồng nước sốt- về tự do báo chí ở Việt Nam 

Christian Bartels


©Tranh của Willem de Kooning (1904-1997): Họa sĩ Mỹ

Internet có khắp nơi ở thủ đô Việt Nam, nhưng hầu như không trong một nhà nước nào khác blogger sống phải đương đầu với hiểm nguy như vậy. Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao và của Viện Gớt, Christian Bartels đã đến dự Đối thoại Truyền thông Việt – Đức tại Hà Nội. Một bài báo cáo từ một đất nước đứng giữa biến đổi truyền thông, khủng hoảng báo chí và độc quyền ngôn luận của nhà nước.

Ai tìm Việt Nam trên danh sách xếp hạng tự do báo chí của Phóng viên không biên giới, phải cuộn nút chuột sâu xuống dưới. Việt Nam đứng thứ 172 trong số 179 quốc gia và thậm chí được tính vào nhóm, „kẻ thù của Internet“. Dựa theo danh sách công dân mạng bị giam cầm thường xuyên được cập nhật, tại Việt Nam 35 blogger đang ngồi tù, chỉ có tại Trung quốc, số đó nhiều hơn.

Internet lại có mặt khắp nơi tại Việt Nam. Trên đường phố Hà Nội treo hàng đống dây cáp điện, nhưng cũng cả dây cáp quang nối internet. Có thể dùng W-LAN và thẻ SIM khắp nơi, máy dùng internet cầm tay hiện diện khắp chốn. Mặc dù thế vẫn có tường trình về sự bắt bớ, truy nã blogger mang tính nghiêm trọng. Cách đây mới hai tuần, blogger Lê Quốc Quân người công giáo, hoạt động vì nhân quyền đã bị xử tù bằng bản án tước quyền tự do dài hạn.

Cũng do là nhà nước cộng sản không kiểm soát được internet, như đã làm được đối với các phương tiện truyền thống. Các phương tiện khác chịu quy định ngặt nghèo, các cộng tác viên phải qua những quy trình tuyển lựa dày đặc. Toàn bộ báo chí thuộc về các cơ quan của nhà nước độc đảng, đảng cộng sản với các hiệp hội và các bộ. Một người tham gia cuộc Đối thoại truyền thông Việt – Đức tổ chức tại Viện Gớt đã tóm tắt hệ thống này như sau: Không một ai được phép nói xấu về Cha mình, tức là thiết chế đã đẻ ra Truyền thông riêng của mình. Nhưng có thể phê bình người Chú là những cơ quan khác. Nhưng về người Ông – tức là ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước – thì cấm chỉ không một ai lại được nói điều gì tồi tệ.

Quảng cáo len lỏi cả ở lễ truy điệu


Có hai khuynh hướng phát triển tăng cường gây áp lực lên bộ mặt truyền thông: internet và sự xóa bỏ trợ cấp. Nhà nước Việt Nam không có khả năng về mắt kỹ thuật của Trung quốc nhắm ngăn chặn toàn bộ cơ cấu hạ tầng mạng. Kiểm duyệt mạng tuy thế vẫn xảy ra, có điều là theo kiểu truy tầm. Thế là các blogger đưa những nội dung mới tới công luận online càng ngày càng rộng mở. Vì khuynh hướng phát triển thứ hai, những phương tiện truyền thông cổ điển đã phải phản ứng: kể từ cải cách kinh tế từ cuối những năm 80, các phương tiện này không còn được trợ cấp toàn bộ nữa mà tăng cường hơn phải tự kinh phí lấy thông qua thị trường. Vì sự đặt mua báo dài hạn không đóng vai trò đáng kể tại Việt Nam, sự kinh phí thường qua quảng cáo, từ đó báo chí kiếm tới 90% nguồn thu nhập.

Nhưng ở Việt Nam, mua báo cũng giảm dần, sự thi đua giành quảng cáo và sự chú trọng cũng chuyển dần vào mạng. Để sống còn, các báo túm lấy mọi phương tiện: Khách hàng thuê quảng cáo trả nhiều hơn, để nội dung quảng cáo của họ được lưu ý không phải vào mục chào hàng, như cuộc Đối thoại Truyền thông nêu ra. Ngay cả trong các tường thuật online về cái chết của đại tướng Võ Nguyên Giáp người đã dẫn Việt Nam qua hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, người tham gia hội thảo đã phát hiện ra quảng cáo lộ liễu cho một thương hiệu ô tô xen vào.

Cái chết của người anh hùng dân tộc cũng đóng một vai trò vào đỉnh điểm của cuộc Đối thoại Truyền thông: sự xuất hiện của blogger Nguyễn Hữu Vinh đông đảo người biết đến. Người chủ của trang mạng Anh Ba Sàm đã đến không với tư cách người tham gia chính thức vì không muốn phương hại tới sự cho phép cấp bộ của cuộc hội thảo, mà đến với tư cách khách tham dự, ông đã đọc một tham luận xúc động. Cùng với các cộng sự sống lưu vong tại Mỹ chỉ quen biết qua mạng ảo, cứ 2h00 sáng ông lại đưa những nội dung mới lên trang web phi lợi nhuận của mình. Thí dụ về ông cho thấy sự thiếu hụt nơi phong cảnh truyền thông của nhà nước. Chỉ một giờ đồng hồ sau đã có thể đọc tin về cái chết của vị tướng trên Facebook, và muộn hơn chút nữa trên các blog. Nhưng mãi tận 20 tiếng đồng hồ sau đó lãnh đạo quân đội mới công bố cái chết – và báo chí nhà nước không được tường thuật gì cả, trước khi có lệnh.

Quả nhiên giả thiết xác thực rằng có sự mài giũa khá lâu điếu văn công khai cho ông Giáp. Suy cho cùng ở Việt Nam đều biết, vị tướng được tôn thờ đã công khai phê phán ban lãnh đạo nhà nước. „Chúng tôi có nhiều báo chí như thế, nhưng mà chỉ có một Tổng biên tập“. Với câu thành ngữ thường nghe thấy ở Việt Nam, Vinh giải thích thành tựu của blog ông làm. Nhiều người tham gia Đối thoại Truyền thông ngưỡng mộ sự can đảm của ông.

Những điều luật soạn thảo mù mờ là phương tiện trấn áp các blogger


Chủ đề về chính sách truyền thông hiện nóng bỏng nhất là một điều luật soạn thảo bầy nhầy, trong nội dung không rõ ràng của nó khiến người tham gia Đức, trong đó có blogger Marcus Beckedahl chuyên về chính sách mạng hồi tưởng tới Đạo luật bảo vệ năng suất của Đức. Trong thực tế Nghị định 72, bị chỉ trích cay nghiệt tại Việt Nam, lại có những hậu quả khác.

Được nói tới ở đây là một điều luật hiển nhiên có chủ ý soạn thảo mù mờ dành cho ấn bản mạng. Cái nghị định đằng nào cũng còn cần phải được soạn kèm những quy định thực hiện, chống lại những trang mạng „chỉ sống được nhờ những tin ăn cắp“, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền người của Bộ Thông tin và Truyền thông giải thích.

Trong thực tế hiển nhiên nhiều nhà báo Việt Nam đã xác nhận nguyên tắc copy and paster được áp dụng thiếu cân nhắc vì hàng ngày truyền thông online cần phải in 200 bài và thậm chí không có những phương tiện để copy theo kịp tiến độ. Theo nghị định đó thì phải nêu nguồn tin và dẫn đường Link; những tờ báo điện tử không trích dẫn nội dung lạ ngoài phạm vi đó mà còn mời đọc tin riêng, thì không dính dáng, bà nhân viên bộ nói.

Tuy vậy sự diễn dịch vui vẻ này tỏ ra không dễ hiểu đối với tất cả. Hơn thế cốt lõi của vấn đề là thông qua một đạo luật soạn thảo mù mờ tạo áp lực chính trị vốn có tác dụng đối với các nhà báo in, lên cả các blogger nữa. Một diễn dịch mang tính khuyên nhủ, bởi vì blogger Lê Quốc Quân đã bị xử án không vì lý do phạm luật truyền thông, mà là vì tội trốn thuế. Với sự trợ giúp của các điều luật truyền thông vẻ như phi chính trị, trong tương lai những thứ đó sẽ hoạt động đơn giản hơn phục vụ cho nhà nước.

Tuy nhiên đối với tất cả những phê phán hợp lý người ta không được phép quên rằng cách đây 60 năm người Việt Nam phần lớn là người mù chữ và họ đã tiến hành cuộc chiến chống lại người Pháp, người Mỹ và người Trung quốc, ông Bùi Việt Hà của Học viện Báo chí thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nói.

Tuồng nước sốt thay vì ô-pê-ra xà phòng


Trong thực tiễn, tự hào dân tộc là một cái kẹp giữ đất nước lại. Trong thế kỷ 20 không một đất nước nào khác đã phải tiến hành cuộc chiến trên lãnh thổ của mình như Việt Nam. Luôn còn những đụng độ biên giới dai dẳng với Trung quốc, một đề tài thường xuyên xuất hiện trên blog nhưng ở mức độ sâu rộng lại bị phương tiện truyền thông chính thống bịt miệng, để ngăn cản biến động xã hội.

Hầu như nhiều sự phát triển trong nhà nước độc đảng Việt Nam không cho phép so sánh với sự đa dạng về truyền thông đã trưởng thành tại nước Đức. Nhưng nhiều thứ lại sánh được. Hơn 85% các hộ gia đình bắt sóng vô tuyến ở Việt Nam. Ai trả tiền, nhận ngay được chương trình chất lượng HBO của Mỹ với những sê-ri được giải thưởng. Ai không trả tiền, được xem màn Casting-Show „Vietnam Idol“ hoặc là phim soap từ Hàn Quốc hay phim nhiều tập của Việt Nam, thay vì opera xà phòng nên được gọi là tuồng nước sốt: Diễn kéo dài hàng nhiều phút trong hậu cảnh, trong khi ở tiền cảnh có một chai tương ớt mà nhà sản xuất rõ ràng đã trả tiền cho điểm xuất hiện.

Trần Quang Huy, chịu trách nhiệm cho màn Talkschow y học, đã tổng kết cuộc Đối thoại truyền thông cho hãng Truyền hình Việt Nam Television của mình như sau: „ Chúng tôi phải giữ lấy mình, không thì chúng tôi sẽ chết cái chết đang đến gần như bây giờ ở ngành báo chí“. Thậm chí một số khuynh hướng phát triển có thể biến diễn nhanh hơn trong một đất nước Việt Nam trẻ về cấu trúc dân cư so với nước Đức.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên bản tiếng Đức, nguyên văn „ Tự do báo chí ở Việt Nam: Truy nã blogger và những màn tuồng nước sốt“, đầu đề do ND đặt lại.

Nguồn: https://www.evangelisch.de/…/pressefreiheit-vietnam-blogger…

Chú thích của người dịch:

Christian Bartels: Nhà báo tự do, chuyên gia về các chủ đề Truyền thông và Tác giả của Blog „Altpapier“ (Giấy cũ) được trao giải thưởng.


Tranh của Willem de Kooning (1904-1997): Họa sĩ Mỹ gốc Hà Lan, đại diện của phái Biểu hiện trừu tượng, cùng họa sĩ Jackson Pollock đồng sáng lập Action Painting.


Giật mình vì nhiều tít báo
  
Phạm Kỳ Đăng

Lướt vào các tờ báo có lượng độc giả truy cập lớn kích thích tri giác phần ngòai của nền „báo chí cách mạng“, tôi nhiều khi giật mình bởi vấp mắt phải những tít  như “ Tượng Thánh Gióng sừng sững giữa trời Âu“  treo trên bài báo viết về khu đô thị Làng Thời Đại của người Việt trong thành phố Kharkov của Cộng hòa Ukraine. Dĩ nhiên là quần thể này bề thế và hòanh tráng, mang lại niềm tự hào cho người Việt. Hòan tòan đồng ý, những thành tựu trong kinh doanh, thương mại và nỗ lực xây dựng một cuộc sống tinh thần cho người Việt xa quê hương nương náu đáng được hưởng rất nhiều sự tôn trọng và khích lệ.

Bức tượng Thánh Gióng, đây hình ảnh của nhân vật huyền thọai, bị tòa nhà áp lưng án ngữ mất không gian cất cánh, hẳn chứa nhiều điều chưa được phô bày, mới chỉ cho ta nhìn thấy được mặt tiền của sự thật. Nếu báo chí thật sự tự do, người ta còn có thể thấy đằng sau ấy nhiều sự thật khuất tất với nổi trôi nhiều số phận. Trong trung tâm thương mại, cư trú, sinh họat của cộng đồng, hẳn xảy ra nhiều những cảnh chộp giật, cờ bạc, sát phạt, ma túy, cò mồi, mại dâm, buôn người, đưa người trái phép, đâm chém nhau giữa các băng nhóm có kết cục san phẳng niềm tự hào trong ta. Như vậy, báo chí có thể làm nhiều series phóng sự đa chiều, mà không chỉ phô trương thành tựu và các họat động tích cực của các hiệp hội, đòan thể. Cũng cần nhớ lại sự kiện thời sự mới đây về những chàng trai cô gái Việt Nam bị lừa sang Nga, giam nhốt trong các xưởng may sinh sống và lao động như dưới thời nô lệ, khiến cho BBC đưa tin. Sau chiến dịch bố ráp và vây bắt, cảnh sát Nga đưa 1200 người Việt vào khu lều trại sống vật vờ dưới những điều kiện ảm thấp thiếu thốn, kém vệ sinh khủng khiếp. Khi có nhân viên Đại sứ quán Việt Nam phản đối việc đó, và đến lúc chính phía Nga gợi ý trao lại hoặc cho tạm trú vào Sứ quán, thì nhà chức trách, cư xử với người đồng hương cũng như một chính quyền huyện ủy Tiên Lãng với gia đình Đòan Văn Vươn, đã từ chối thẳng thừng. Và người Việt không phải ai cũng có ý thức tự trọng về cộng đồng và vị trí của người nhập cư trên đất lạ. Cho nên cần có sự cảnh báo, nếu sự khoe mẽ lố lăng quá đáng của người làm ăn bất chính chọc giận người bản xứ, thì cộng đồng sẽ tự chuốc lấy sự kích động hận thù của những người cánh hữu, hoặc tân phát xít khó có thể lường trước. Người Việt tha hương trên Ukraine cần được biết một sự thật, lực lượng thanh niên Ukraine xưa đầu quân cho Đội cận vệ SS của Đảng Quốc Xã còn mẫn cán hơn cả sĩ quan người gốc Đức trong công nghiệp gây tội ác với nhân lọai.

Dĩ nhiên các cộng đồng di cư đều có một khởi đầu khốc liệt như vậy. Người da trắng tới châu Mỹ cách đây mấy trăm năm còn tàn bạo hơn với thứ luật ăn cướp, buôn bán nô lệ và diệt chủng. Trong số những người từ châu Âu sau này di cư sang đất Mỹ tìm cơ hội không thiếu gì phần tử bất hảo„lục lâm xổng ngục, trốn chúa lộn chồng“, nói mượn lời tác giả Vang Bóng. Tôi nói thế không hề có ý so sánh, chỉ nhấn mạnh khía cạnh bi kịch, mong xóa bỏ thành kiến, cũng như sự thiếu tự tin. Nhưng chả lẽ ta sống ở thế kỷ 17 hay 18 hay sao mà phải che giấu những câu chuyện đó.

Kharcov chỉ là phần Đông của trời Âu, nên tô vẽ cái sừng sững như thế e ra làm bé đi tầm vóc của Làng Thời Đại, chưa biết chừng.

Còn nhiều bài báo cho treo những cái tít kiểu „Hoa hậu Mai Phương Thúy mang lòng nhân ái đến nước Mỹ“, nghe não cả người. Cá nhân tôi thiện cảm với hoa hậu Mai Phương Thúy, cô gái trong mắt tôi vẫn đẹp, vượt trên những vụ lùm xùm do giới schowbitz nhếch nhác tập tọng giăng mắc. Hẳn cô gái yêu kiều đến nước Mỹ với một tấm lòng nhân ái, nên chăng cô chỉnh lại tiêu đề, và cự nự ngay với nhà báo về cái tít đó. Chả lẽ nước Mỹ không có lòng nhân ái, hoặc thiếu lòng nhân ái, khiến cô phải mang tới hay sao?

Trong một bài viết, nhà phê bình Vương Trí Nhàn cũng ca thán nhiều nhà thơ trạng viết những vần thơ ca ngợi Nguyễn Du (mà thi hào nếu biết sẽ chẳng hài lòng) đại lọai „ hiên ngang đứng ngang trời Trung Hoa“. Cái bệnh này rơi rớt từ não trạng tuyên truyền giáo huấn trơ tráo nhiều thập niên qua. Đã đến lúc phải xếp những cái loa phát ngôn ra những „sứ mệnh lịch sử“, „lương tâm nhân lọai“ , hay „chiến công thời đại“  v.v. được các ông trùm tuyên giáo sáng tác ra, vào kho tàng công cụ gây án.

Trong nền „báo chí cách mạng“ có tới 700 tờ báo và 17.000 nhà báo họat động chuyên nghiệp dưới một tay một ông Tổng biên tập là trưởng Ban Tuyên giáo, nhà báo ăn lương thời nay suy dinh dưỡng tinh thần nghiêm trọng. Động đến vấn đề „nhạy cảm“ như biểu tình đòi chủ quyền Hòang Sa-Trường Sa, cầm tù blogger thì ú ớ, trước họan nạn của đồng nghiệp tâm huyết, chính trực Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Đắc Kiên bị dập vùi thì im lặng, trước sự kiện công an, côn đồ hôm qua đây tự tiện đột nhập tư gia bắt bớ nhà văn Nguyễn Tường Thụy, xâm phạm thân thể và hạ nhục người con gái yêu nước Nguyễn Phương Uyên thì ngậm tăm, ghé miệng vào những chủ đề sẵn định hướng thì nổ sảng, trong cái tự tôn hé lộ cái tự ti.

Nếu bạn cũng đồng ý vậy, tôi nhẹ nhàng thử đặt lại tên các bài báo trên, thí dụ „ Có một tượng Thánh Gióng dưới một góc trời Âu“ hay „Với một tấm lòng, hoa hậu Mai Phương Thúy đến thăm nước Mỹ“ có phải nghe dễ chịu hơn không.

© Phạm Kỳ Đăng
29.09.2013

1 nhận xét:

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...