Tranh của ©Franz Marc (1880-1916), họa sĩ Biểu hiện Đức. |
Một tường thuật cảm xúc phác ra vào một buổi sáng đầu năm trong 6 dòng chữ đã nhiều hơn là một lời tự thú riêng tư. Với bài thơ ngắn này của Sandor Petöfi (2), người ta hiểu được Hungary.
Một bài thơ, sự nổi tiếng của nó trong một tộc ngữ - chưa kể không tính vào con trẻ- sau hơn một thế kỷ rưỡi tính từ lúc viết ra vẫn luôn còn đạt tới mức 100 phần trăm, mang lại cho ta nhiều hơn tâm trạng của một nhà thơ cô đơn trong một buổi sáng đầu năm. Bài thơ đó hẳn phải biểu đạt một chút gì đó trường tồn trong tâm tính của toàn thể một dân tộc. Nếu không thì từ lâu hẳn nó đã teo lại thành bí kíp của các nhà chuyên môn hoặc thậm chí rơi vào quên lãng. Mà thế đó bài thơ của Petöfi, về độ dài không hơn một bài đố chữ vuông thành sắc cạnh, nhập tâm mỗi người Hungary không chỉ ở giới mày râu, hơn thế câu đầu còn bao hàm lời thú nhận tổng quát của chủng người.
Vào ngày sinh nhật lần thứ 24, Petöfi, chẳng bao lâu nữa cất cánh thành thi hào dân tộc, đã viết bài thơ này. Nếu như ở vào ngày sinh nhật tuổi 50 không bao giờ đạt đến, thì ông cũng chỉ diễn đạt cái kinh nghiệm đường đời dẫu gấp đôi cũng chỉ cô đọng đến thế theo cung cách này. Mà thế, chàng Alexander Petrovics, có cha là một người Serbia và người mẹ gốc Tiệp, ra đời vào ngày 01.01.1983 tại miền Trung Hungary, từng là con trai chủ quán, diễn viên, và sau khi đổi tên trở thành nhà thơ hết sức nổi danh và sau cùng, là người lính của quân đội bảo vệ quê hương trong cuộc chiến chống lại hoàng đế Áo và Sa hoàng Nga, vào ngày 31.07.1849, trong trận đánh Segesvár đã biến mất khỏi cuộc sống công khai – trước hết là với ông. Liệu ông đã ngã xuống nơi chiến trận hay bị bắt đi làm tù binh, cho đến hôm nay vẫn là điều chưa biết tới. Bởi vì ông không có nơi đâu một nấm mộ người anh hùng, cho nên kể từ đó, hầu như tại mỗi một địa phận Hungary đều có một con phố đặt theo tên ông.
Sự sẵn sàng cô đơn
Bài thơ đầu năm của ông chỉ riêng được cho là lãng mạn; nhưng bối cảnh bài thơ ra đời cũng như sự sôi sục dâng trào trong lòng dân tộc nâng bài thơ lên thành một phương châm hành động chính trị, đối với mỗi nhà tiếm quyền tiềm năng nào thì cũng là một sự đe dọa: Nhà thơ này, dân tộc này đặt Tự do cao hơn tất cả. Nếu một nhà nghiên cứu chính trị biết tới bài thơ thấm vào xương tủy của người Hungary mà nhìn vào truyền thống văn hóa và ngôn ngữ cũng như người thủ lĩnh chính trị ngày hôm nay - ông Victor Orban (3) - người đó sẽ nhận ra không những sự sẵn sàng hy sinh cả Tình yêu – ở thể nhân hóa là người tình (tiếng Hung không phân biệt rõ ràng người tình là anh yêu dấu hay em yêu dấu)- cho Tự do của mình. Giả sử Orban cảm nhận điều này khác hoàn toàn so với dân tộc ông (hoặc là dân tộc cảm nhận hoàn toàn khác người đứng đầu chính phủ), thì hẳn ông ấy dưới các qui ước dân chủ của thế kỷ 21 sẽ không bao giờ đến hai lần đạt được đa số hai phần ba nghị trường, chưa kể rằng trước đó với tư cách xưa là thủ tướng ông ấy đã không còn là một trang giấy trắng.
Lô gic, mối rủi ro đi vào cô đơn lớn hơn điều Petöfi cũng như nhiều nhà chính trị gia kế tiếp sau này mới đầu ý thức được. Thật sao đẹp đẽ, nếu không chỉ ngắt những bông sao trên trời cao xuống cho Tình yêu (Người yêu) nguyên trong thành ngữ tiếng Đức, mà còn hiến dâng cả cuộc đời mình. Tuy nhiên với hành động đó ở bên ngoài đất nước Hungary tất cả mọi điều đáng sống đã là chấm hết. Không ở nơi Petöfi, người ta sẽ bất công với ông, nếu như muốn suy ra rằng, ông chỉ ưu tiên riêng cho Tự do vì một lẽ không muốn hy sinh cuộc đời mình cho Tình yêu. Phải chăng đó là sự phản bội người ta không những không được đem ra quy kết ông, mà còn cả những người theo ông nữa. Thực tế hiển nhiên, sự cuồng nhiệt của Petöfi dành cho Tự do – và cố nhiên người thú nhận điều này một cách nhiệt huyết cuối cùng còn lại chẳng những không có Bạn đời, mà còn không có Tự do nữa: Ông không có sự lựa chọn để mỗi lần tìm ra một tình yêu mới, mà không một lần nữa chẳng mấy chốc lại cảm thấy mình không được tự do.
Luôn luôn bình đẳng
Diễn dịch sang chính trị có nghĩa là: Dân tộc của Petöfi sẵn lòng đem sinh mệnh ra chấp để bảo vệ lấy những đồng minh của mình. Hungary, trong vai trò được hiểu từ ngàn năm nay là thành trì bảo vệ phương Tây Thiên Chúa giáo, tuy nhiên sẽ bất nguyện gá mình vào một cộng đồng mà ở đó đất nước này tin rằng phải thường xuyên e dè cho sự tự do dân tộc và tự do cá nhân.
Chín tháng sau đó Petöfi đã tự tìm ra một giải pháp cho hoàn cảnh bế tắc này: Ông kết hôn với Júlia Szendrey. Như vậy ông có được Tình yêu của mình và hưởng thụ Tự do trong sự bình đẳng với nàng. Trong một Liên minh, người dân Hungary luôn muốn được cùng tham gia và kiến thiết một cách bình đẳng, và không bao giờ khuất phục mọi sự quyết trên đầu mình. Những quyết định của đa số thay vì những quyết định toàn thể nhất trí, thí dụ vậy, trong khối Liên minh châu Âu là con đường sai trái nhằm ràng buộc họ, hơn nữa các quốc gia châu Âu khác cũng có thể cảm nhận tương tự vậy như dân tộc của Petöfi. Điều này có thể cắt nghĩa việc sau chót nhà thơ trở thành thiếu tá trợ lý của tướng József Bem - người chiến đấu vì tự do Ba Lan - trong cuộc kháng chiến chống lại Liên minh Thần thánh của các nước lớn.
© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: FAZ
Tự do, Tình yêu
Sandor Petöfi (1823-1849)
Tự do, Tình yêu!
Cả hai tôi cần đến
Vì Tình yêu tôi hiến
Đời tôi
Vì Tự do trên đời
Tôi hy sinh Tình ái.
© P.K.Đ dịch từ bản tiếng Đức
Freiheit, Liebe
Sandor Petöfi (1823-1849)
Freiheit, Liebe!
Die beiden brauche ich.
Für meine Liebe opfere ich
Das Leben,
Für die Freiheit opfere ich
Meine Liebe.
(Bản tiếng Đức của Georg Paul Hefty dịch từ nguyên tác tiếng Hung)
Szabadság, szerelem!
Sandor Petöfi (1823-1849)
Szabadság, szerelem!
E kettö kell nekem.
Szerelmemért föláldozom
Az életet,
Szabadságért föláldozom
Szerelmemet.
Chú thích của người dịch:
(1) Georg Paul Hefty (sinh năm 1947) Biên tập viên của tờ Frankfurter Allgemeine, đặc trách về mảng Hungary.
(2) Sándor Petöfi (tên khai sinh: Petrovics; tiếng Hungary: Petőfi Sándor, tiếng Slovak: Alexander Petrovic; Serbia: Александар Петровић; (1823 - 1849) thi hào dân tộc của Hungary, đóng vai trò lớn trong Cách mạng Hungary năm 1848. Ông mất trong trận chiến Segesvár.
(3): Victor Orban, thủ tướng dân túy-cánh tả đương nhiệm của Hungary, có quan điểm trái ngược với nữ thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc khủng hoảng người tỵ nạn. Ông gọi những người tỵ nạn là tội phạm.
Hai thiếu phụ - Tranh sơn dầu của Franz Marc (1880-1916), họa sĩ Biểu hiện Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét