Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Bài thơ "Ở những khóm cành rậm rạp" của Johann Wolfgang von Goethe

Marcel Reich-Ranicki

Tranh của Leonardo da Vinci (1452-1519)

Bài thơ „Ở những khóm cành rậm rạp“ không phải là bài thơ được biết đến nhiều nhất, nhưng không bài thơ nào khác cung cấp một chứng chỉ hay hơn về mối quan hệ của nhà thơ về già với đàn bà con gái.

Käthchen Schönkopf và Lili Schönemann, nàng Friederike đến từ vùng Sesenheim, Charlotte Buff và Charlotte von Stein, Christiane... là những người ông đưa về nhà, Marianne, người không có thể đem ra so sánh, và những người đàn bà khác cho tới Ulrike bé bỏng mà cám ơn nàng chúng ta có bài bi ca vĩ đại, ấy là Bi ca Marienbad. Họ thán phục, ngưỡng mộ và yêu ông. Thế còn ông, Goethe thì sao? Ông đã dâng tặng nhiều câu thơ của mình cho những người đàn bà con gái này, có lẽ những câu thơ hay nhất. Ông ca ngợi họ, như chưa bao giờ các cô các bà được ngợi ca, kiểu nào cũng vậy ít ra trong tiếng Đức.

Tình yêu là nguyên ủy của sự sinh tồn và do đó của sáng tác thơ ca nơi ông. Nhưng có thật sự là thế chăng: Goethe đã làm thơ, vì ông đã yêu? Hay là ông ấy đã yêu bởi vì muốn và phải sáng tác thơ. Yêu đương nơi ông phải chăng là một phương tiện đi tới tác phẩm. Điều này lại không hề đơn giản. Chỉ biết rằng ở cấp độ cao nhất ông ấy trung tâm ái kỷ và đương nhiên mang thiên tư độc thoại. Cũng là hướng tới một ai trong các bài thơ của mình, ông ấy tự nói với mình và xưa nay chỉ nói về bản thân thôi.

Phần đóng góp của những người đàn bà

Trong những câu thơ khêu gợi của ông, thấy nói tới người đang yêu, ít khi nói về người được yêu.Trong một bài thơ thuộc những bài nổi tiếng nhất của chàng Goethe trẻ, bắt đầu bằng những câu „Thiên nhiên sao rạng rỡ/ Tỏa chiếu lòng tôi“, người mang địa chỉ là nàng Friedrike, đã được cầu chúc „ Xin vĩnh hằng hạnh phúc / Như em hằng yêu anh“. Điều này không thể hiểu sai gì nữa: Hạnh phúc của người nữ được đề cập tới liên quan đến việc nàng ta có được phép yêu anh ta không - quí ông đến từ Frankfurt. Và chính từ những câu thơ ngay đằng trước đó nàng ta có thể biết được nguyên nhân quan trọng nhất của cái nguyện ước cầu đảo này: Với vẻ thanh xuân của mình, nàng ta – Friederike – đã giúp cho tác giả của những câu thơ này đi đến những „khúc ca và điệu múa mới“. Hiển nhiên đó là tất cả. Bắt đầu như thế nào trong những năm tuổi trẻ của ông, thì mãi mãi vẫn y nguyên như vậy: Những người đàn bà bước ngang qua đường ông đi, tất cả khắp lượt - kể từ những nàng khiêm tốn về trí tuệ như cô gái bán hàng hoa Christiane hoặc thông thái như quí bà von Stein - tất cả đều phải phục vụ ông, tức là đóng góp vào tác phẩm của ông, đi tới những khúc ca mới.

Có lần khi Goethe lưu ý với Riemer (1) rằng, phần nhiều người ta không yêu cái thực sự là ông, mà nhiều hơn là cái những gì họ chắp cho ông, rằng họ thuần chỉ yêu „sự hình dung của họ“ về ông, tức là tự yêu lấy bản thân họ, thì chắc chắn ở đây ông cũng nói về mối quan hệ của ông đối với phụ nữ: với ông tất cả họ ít quan trọng hơn so với điều người ta có thể chắt lọc ra từ những câu thơ ông viết. Và Marianne? Cô gái cùng một đoàn kịch từ Áo đến Frankfurt, đã gặp Goethe, khi cô vừa kết hôn xong với Willmer, một ông chủ nhà băng già hơn trông thấy. Cô nàng là một người độc đáo, gì thì gì trong cuộc đời của Goethe. Điều gì phân biệt nàng với những người đàn bà khác, chính là thiên bẩm thi ca đáng ngạc nhiên. Hiển nhiên cô rành tất cả, những gì cô muốn: múa, hát, làm thơ – và cả quyến rũ.

Marianne, phúc đức của tất cả chúng ta

Nhưng mà sự đời trái ngược: Vào mùa hè và mùa thu năm 1815, ông già 66 tuổi Goethe đã hớp hồn Marianne (dạo đó nàng ta 30 tuổi tròn) và như thế quyến rũ cô gái, quyến rũ đâu ra đấy- mà thế chỉ thành ra một trò chơi, một trò chơi tình ái, một trò chơi vô hại. Ông ấy khoái hoạt, cảm nhận thấy „Làn gió mùa xuân và lửa cháy mùa hạ; liên tiếp một lèo ra đời những bài thơ mới. Mười hai, mười ba năm sau ông sẽ nói với Eckermann (2) rằng “đối với những người tài năng ưu đãi, kể cả khi họ về già, họ vẫn luôn luôn cảm nhận được những thời kỳ tươi mát của năng suất sáng tạo đặc biệt“. Ông nói về một „sự trẻ lại từng thời“. Điều này liên quan tới thời gian viết „Thi tập Đông Tây“, vào những tuần và những tháng ghi dấu ấn Marianne. Đương nhiên trong cái nhìn hồi cố này nàng không hề được nhắc đến dù chỉ một lần. Sự biết ơn không thuộc về những phẩm chất ưu trội của Goethe.

Marianne đã cùng chơi cuộc trò, nàng là một người cộng sự tuyệt như trong thần thoại, một người tốt hơn ông chẳng có thể mong đào đâu ra. Nàng là hạnh phúc của ông, cho đến hôm nay nàng là diễm phúc của tất cả chúng ta. Bởi cám ơn nàng chúng ta có được „Thi tập“, cuốn sách „Suleika“. Tuổi thanh xuân tái hồi ông được ông nhẩm ước, tình yêu với Marianne tương tự vậy ông vẽ ra cho mình, ông đã siêu nghiệm hóa và lạ hóa nó trong trang phục Trung Cận Đông. Và nàng đã chắp cánh nâng trò chơi nhục cảm lên thành một cuộc đối thoại thi ca, trong đó bản thân nàng đóng góp vào ba bài thơ riêng, hay đến mức Goethe đã có thể đưa vào trong „Thi tập“. Nhưng mà trong khoảnh khắc, khi ông cảm nhận ra điều mà ông khá may không trù tính tới, tức là tình cảm xao xuyến của người đàn bà trẻ thờ phụng ông bắt đầu biến thành một ngọn lửa ái tình, thì ông, như nhiều lần vốn vậy trong đời mình, bất chợt tạm biệt người tình và đánh bài chuồn.

Từ đây nói lên sự vững tin và hạnh phúc

Nàng rơi vào cơn trầm cảm sâu và nhiều lần xin chàng cho gặp mặt. Chồng của Marianne đồng ý với lời khẩn cầu này. Goethe không muốn biết gì về việc ấy. Không bao giờ ông còn gặp lại nàng nữa. Điều đó đảm bảo chắc chắn và không có gì mới cả. Ông ta là một con người sắt đá tới mức tàn nhẫn. Không ít người đàn bà những có thể mách cho ta biết về điều đó, kể cả Christiane Vulpus (3). Nhưng mà có lẽ sự sắt đá này là điều kiện không thể thiếu làm nên tác phẩm của ông.

Bài thơ khởi đầu bằng câu „Ở những khóm cành rậm rạp“, đi từ cuốn sách „Suleika“. Ông viết những câu thơ này nếu không cho Marianne, thì thế đó cũng với nghĩ suy về nàng. Là một trong những ít bài thơ của „Thi tập“, bài thơ này chưa bao giờ được trích dẫn, hầu như không được bình luận. Vì sao thế? Tôi không biết, nhưng mà tôi cầu xin, hãy tin tôi: Đối với tôi đó là tinh chất thơ ca của Goethe chín muồi khi về già. Đó là những câu thơ hoàn hảo bổ sung vào thơ trữ tình của ông một âm điệu hoàn toàn mới.

Sự điềm tĩnh với sự đung đưa êm đềm thống nhất bài thơ tự nhiên này, từ nó sự tự tin và hạnh phúc cất lời. Trên bình diện cao nhất bài thơ đầy nghệ thuật và đồng thời mang vẻ tự nhiên trôi chảy và vâng, đến mức hối thúc. Vẻ tự nhiên này không bị ảnh hưởng bởi những lời không thông dụng, dù ở mức thấp nhất. Goethe khiến ta ngỡ ngàng với một động từ tuyệt vời và mới mẻ (umschalen: bọc vỏ), ông sử dụng một từ vào thời ông sống đã quá cổ (geduldiglich: nhẫn nại), ông để cho một cành chao gió, và những trái quả đã từ lâu „lủng liểng“.

Bản thể tự nhiên của mình trở thành chủ đề

Sự gắn bó với thiên nhiên thuộc về những thành tố luôn hiện hữu trong sự tồn sinh và sáng tác của Goethe. Nhưng ngợi ca thiên nhiên chỉ vì mục đích tự tại của nó chưa bao giờ là sự nghiệp của ông. Nơi nào ông nhìn ngắm tới, ông luôn thấy, như bản thân thường nói – liên tục „những biểu tượng của một thế giới vĩnh hằng hư hao và luôn luôn trẻ lại“ ở trước mắt. Những người đàn bà, những đóa hoa, vầng trăng và các vì sao, rừng và nai – trong tất thảy ông nhìn ra vòng trang sức. Và trong tất cả, người đọc được phép tìm thấy biểu tượng và phát hiện ra rằng, mình được phép thưởng thức những thứ đó.

Cả cái cây, ở đây được giới thiệu cho mọi người quan tâm thứ Goethe gọi ra người yêu của mình và có thể bản thân ông cũng muốn là là thứ đó, trước hết không là gì khác hơn một cái cây thực. Bởi vì quả của nó„ bọc ngoài gai góc“ (tức là có cái vỏ màu xanh gai nhọn), ắt phải đả động đến một cây dẻ. Cành của nó đu đưa „nhẫn nại“, mà thế đó trong những trái xanh, chín dần và trương nở từ bên trong cái hạt màu nâu, hiển hiện lên được so sánh với một con thú hay là một sinh thể người, muốn được hớp không khí và đòi ra chỗ mặt trời. Hạt bục vỡ vỏ và hân hoan gieo mình xuống.

Mãi tới đó hai câu thơ cuối cho cảm nhận ý nghĩa của bài thơ: kẻ nói tới thiên nhiên, chính tự nói về bản thân mình và thơ ca của ông ta. Những hạt dẻ đẹp chín muồi tượng trưng thứ không gì khác hơn là những bài thơ mới của ông ta. Ông ta không trao tặng chúng cho người yêu, ông ta không đặt chúng xuống dưới chân nàng. Ông ta để chúng, tụ đầy như trái quả, rơi xuống lòng nàng. Dành cho nàng, Marianne von Willmer, ông đã viết nên những câu thơ này, ông đã thụ sinh chúng cho nàng, hẳn người ta có thể nói được như thế chứ. Và nàng ta có thể thụ lãnh những câu thơ đó.

Cách nhìn thế giới và sự cảm nhận bản thân của Goethe tương ứng đầy đủ với nhau. Như ông thường xuyên hòa hợp với nhiệm vụ và mục đích, với ý nghĩa của sự tồn sinh của mình, thì cũng vậy, ông hợp nhất với tự nhiên bao bọc quanh ông. Ông đồng điệu với tự thân như người gác đền Lynceus, ông đã để chàng ta ca hát: “Như anh đây thấy thích, anh thích cả luôn anh“.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: Frankfurter Anthologie – FAZ

Ở những khóm cành rậm rạp

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Ở những khóm cành rậm rạp,
Người yêu, em ngó tới đi!
Để quả cây khoe em vẻ,
Ngoài bọc vỏ gai xanh rì.

Lâu rồi trái treo lủng liểng,
Chẳng quen biết nhau, lặng thinh,
Một cành cong gió rung rinh,
Ru chúng đung đưa nhẫn nại.

Chín dần từ trong thế đó
Cái hạt nâu cứ nở trương,
Nó muốn hớp lấy không khí
Và thích được ngó vầng dương

Vỏ trái nứt ra và rụng
Hạt buông mình xuống hân hoan;
Khúc hát của anh cũng thế
Rơi xuống lòng em đầy tràn.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

An vollen Büschelzweigen

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

An vollen Büschelzweigen,
Geliebte, sieh nur hin!
Laß dir die Früchte zeigen,
Umschalet stachlig grün.

Sie hängen längst geballet,
Still, unbekannt mit sich,
Ein Ast, der schaukelnd wallet,
Wiegt sie geduldiglich.

Doch immer reift von innen
Und schwillt der braune Kern,
Er möchte Luft gewinnen
Und säh‘ die Sonne gern.

Die Schale platzt, und nieder
Macht er sich freudig los;
So fallen meine Lieder
Gehäuft in deinen Schoß.

Chú thích của người dịch:

Marcel Reich- Ranicki (1920 – 2013): Nhà phê bình văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới, có sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.

(1) Friedrich Wilhelm Riemer (1774-1845): Nhà văn, thủ thư và thư ký của Goethe.
(3) Johann Peter Eckermann (1792-1854): nhà văn, thư ký gần gũi của Goethe.
(3) Christiane Vulpus (1765-1806): Cô gái bán hoa bình dân, vợ của Goethe.

Tranh của Leonardo da Vinci (1452-1019).

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Thời thơ ấu

Georg Trakl (1887-1914)



Tranh của Paul Gaugin, họa sĩ Pháp

Những gì lặng lẽ đi dưới cây mùa thu
Bên dòng xanh, trên đó hải âu lướt cánh
Lá khô rụng xuống. Vẻ giản phác của những thời tối tăm
Là Bình an Thiên Chúa. Bóng đêm đen đổ viền quanh
Trong những cây mùa thu một con chim đen hát

Một cái chắp tay đơn điệu và ủ rũ
Vào ban chiều ruổi theo dấu đàn chim
Những con mắt, tránh thiu thiu ngủ, trước tiên
Sự hồi tưởng của cậu trai dịu dàng và yếu đuối

Trong cây thu một con chim đen ngọt ngào và mạnh mẽ
hát ca sự yên bình của những ngày này
Cả linh hồn muốn yên ả giãi bày.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Kindheit

Georg Trakl (1887-1914)

Was leise gehet unter Herbstesbäumen
Am grünen Fluß, darüber Möven gleiten -
Es fällt das Laub; Einfalt dunkeler Zeiten.
‘s ist Gottes Ruh. Die Abendschatten säumen
Ein schwarzer Vogel singt in Herbstesbäumen.

Ein Händefalten müde und einträchtig
Am Abend folgen ihren Vogelzeichen
Die Augen, ehe sie dem Schlummer weichen -
Erinnerung des Knaben sanft und schmächtig.

Ein schwarzer Vogel singt in Herbstesbäumen
Den Frieden dieser Tage süß und mächtig
Auch will die Seele stille sich bereiten.

Một bản tiếng Anh (tham khảo)

Childhood

Georg Trakl (1887-1914)

What quietly walks under autumn's trees
By the green river, over which gulls glide -
The leaves fall; simple-mindedness of dark times.
It's God's rest. The evening shadows border
A black bird sings in autumn's trees.

A hand-folding tired and peaceful
In the evening the eyes follow
Their bird-signs, before they give way to the slumber -
Memory of the boy soft and lanky .

A black bird sings in autumn's trees
The peace of these days sweet and powerful
Also the soul silently wants to prepare.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của Paul Gaugin (1848-1903): Họa sĩ Pháp, tác phẩm Hậu Ấn tượng của ông gây ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của nghệ thuật tạo hình Tây phương hiện đại.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Sức hấp dẫn của những "lãnh tụ mạnh" kiểu mới

Hannes Stein
Tranh ©Helen Frankenthaler (1928 - 2011), họa sĩ Mỹ

Không chỉ hàng triệu người chất phác cho rằng Putin, Trump và Erdogan tốt. Cả những trí thức cũng cắn câu. Từ đâu ra cái hấp lực của nền „dân chủ lãnh tụ“ này. Hai yếu tố tỏ ra mang ý nghĩa quyết định - Die Welt.


Thông thường giải Nobel văn chương được trao cho những người có tài năng mức trung bình, nhưng mà có những ngoại lệ. Thuộc về số này là Czesław Miłosz, một nhà thơ Ba Lan gốc Litva, người đã sống sót qua đại chiến thế giới thứ 2 trên đất nước quê hương của mình.

Czesław Miłosz chiến đấu trong vùng địch hậu và che giấu người Do Thái. Sau chiến tranh một thời gian ông phục vụ chính phủ cộng sản mới trong vài trò tùy viên văn hóa tại Paris, cho đến khi ông phản thùng và chạy sang hàng ngũ bên kia.

Và sau đó ông ngồi vào bàn và viết cuốn sách „Trí tuệ bị mê hoặc“ (đáng tiếc bây giờ chỉ có thể mua được trong cửa hàng sách cổ, trái lại bản tiếng Anh có tên „The Captive Mind „ hiện thời lúc nào cũng có thể mua được). Trong tiểu luận này Czesław Miłosz tìm cách giải tường cho bản thân và người đọc thực tế rất kỳ quặc: Làm sao lại ra nông nỗi sau đại chiến thế giới hai nhiều bậc trí thức như vậy đã trở thành môn đệ stalinit trung tín.

Trước hết tại Ba Lan, việc này khá là lạ lùng, bởi vì trở thành môn đệ stalinit thế có nghĩa là phải liên kết với nước Nga – và nước Nga là một kẻ thù của người Ba Lan không chỉ trong lịch sử.

Chủ nghĩa Stalinit cấp cho chỗ dựa tinh thần


Những toán quân sô-viết vừa mới đây lãnh đạm ngoảnh mặt làm ngơ, khi quân Đức nhấn chìm cuộc khởi nghĩa của người Ba Lan và biến Warzawa thành cánh đồng đá sỏi; sau đó kết cục vào năm 1939 Liên Sô đã nuốt trọn phần xâm lấn đất nước này.

Dựa vào bốn ví dụ liên quan đến bốn nhà thơ xưa từng là bạn bè hoặc người quen của ông, Czesław Miłosz kể câu chuyện về „Trí tuệ bị mê hoặc“. Người thì một nhà theo chủ nghĩa dân tộc hoặc bài Do Thái, kẻ khác trước chiến tranh từng là tiểu thuyết gia theo Thiên Chúa giáo. Người thứ ba sống qua Auschwitz, người thứ tư là kẻ nghiện rượu và trùm hài tiếu ai cũng biết.

Chủ nghĩa Statlinit đã cấp cho tất cả những người đó một chỗ dựa tinh thần, không có nó họ đã không sống qua nổi sau 1945. Người bài Do Thái và theo dân tộc chủ nghĩa năm xưa, thậm chí cuối cùng còn trở thành một viên đại sứ cộng sản mà trước hết những vị khách phương Tây thán phục sự đại lượng phóng khoáng của gã. Chỉ có kẻ sống qua Auschwitz đã kết liễu đời mình một cách thê thảm: Ông ta tự sát bằng khí bếp ga.

Theo cung cách của họ, tất cả những người trí thức được Czesław Miłosz miêu tả đã bị sang chấn tâm lý bởi lịch sử. Một động lực mạnh mẽ khiến họ cải giáo là lòng căm thù - một sự căm thù người Đức, theo mọi kiểu bởi những gì nước Đức gây ra cho quê hương họ, chỉ có thể là điều quá dễ hiểu.

Lô-gich của lịch sử nghiêng về một phía


Nhưng mà còn có một lý do thứ hai mạnh mẽ hơn để cải tín theo chủ nghĩa Stalinit: vẻ như có lô-gich của lịch sử nghiêng về phía họ. Phải chăng phương Tây không suy đồi và yếu thế chăng?

Và cái xã hội mới này với tất cả sự man rợ, yếu kém và những thiếu hụt cung ứng, hình thành ở phía đông dòng sông Elbe, đơn giản không phải là cái phía trước hứa hẹn toàn thể loài người hay sao?

Và có phải là hay hơn không, nếu như giảng hòa với những kẻ chiến thắng của lịch sử, hơn là phản kháng lại nó? Trước tiên bởi sau những rùng rợn của đại chiến thế giới 2 không còn có gì có thể đem ra định nghĩa rõ rệt để rồi nhân danh nó phản kháng lại những sự rùng rợn này.

Ngạc nhiên thay, tập tiểu luận „Trí tuệ bị mê hoặc“ đã đứng vững với thời gian; và trong thời đại hôm nay, bài học rút ra từ nó có tác động tiên tri theo kiểu gần như gây rùng rợn. Bởi chưng các nền dân chủ phương Tây đang bị đe dọa tới mức không thể nào hơn, tính từ những năm ba mươi của thế kỷ trước.

Người ta ngạc nhiên về tính phá bỏ

Không, ở đây tôi không nói tới Donald Trump, Wladimir Putin hay là Recep Tayyip Erdogan. Tôi nói về những người theo chân họ, hàng triệu người đang thán phục những gì tởm lợm ở những hình bóng lãnh tụ này. Họ ngưỡng mộ việc người hùng của họ đối đầu với các sự kiện đã tuyên bố chiến tranh, khinh thường nhân quyền để rồi mạnh tay ra đòn đối với những nhóm người thù địch - ấy là người Hồi giáo, người Kurd, người Mexiko, những kẻ „nhập cư bất hợp pháp“.

Những fans cuồng nổi giận chống lại phương tiện đại chúng và reo cười cổ vũ, nếu như người hùng của họ chốn công khai phùng mang trợn mắt. Đàn ông vui về vị tổng thống khoe khoang rằng ông ta xọc tay vào đùi phụ nữ ngáng họ hoặc là ông ta sẽ ban bố một đạo luật cho phép những người chồng đánh đập người vợ của mình. Và những người đàn bà lại phấn khởi vì cuối cùng lại có một đấng đáng mặt nam nhi cai trị với bàn tay thép, như việc đời vốn thế.

Nhưng ma quỉ lẩn quất nơi đây: trong đám người ngưỡng mộ phong trào mới cổ súy quyền uy, chủ nghĩa phản đối tự do, có cả những người trí thức. Và cho đến ngày hôm qua đây rất nhiều trong số những người trí thức đó còn lên tiếng và hết lòng viết ra những điều hoàn toàn tử tế.

Những lý tưởng cánh tả bị cười cợt báng bổ

Một số kẻ là những người tả khuynh loại không giáo điều. Một số là những kẻ theo chủ nghĩa tự do và tán thành thương mại tự do. Một số kẻ theo chủ nghĩa bảo thủ. Và đột nhiên những người này ăn mừng những chính khách chỉ biết cười báng bổ những lý tưởng tả khuynh có lẽ thích nhất cấm đoán thương mại tự do. Họ huýt sáo khá to xổ toẹt vào những giá trị gia đình bảo thủ; đối với họ tôn giáo kiểu nào cũng chỉ là một phương tiện đi đến mục đích - bởi vì trong thực tế Putin, Trump và Erdogan không cầu nguyện Chúa Thánh, mà chỉ cầu nguyện Quyền Lực.

Điều gì đã xảy ra? Làm sao mà những kẻ ngày hôm qua còn là bạn của con người đột nhiên lại cổ súy sự tàn bạo hiển nhiên và dối trá đến mức hỗn xược?

Phần nào sự chuyển hướng đường lối chính trị của họ chắc chắn liên quan đến nỗi lo sợ của họ trước Hồi giáo cực đoan (trong trường hợp Erdogan: sợ hãi chủ nghĩa khủng bố của người Kurd) - một nỗi sợ chính đáng. Nhưng mà nỗi sợ này không giải thích hoàn toàn được hiện tượng. Và cuối cùng không có sự cần thiết phải bò sang lãnh địa của uy quyền vì lo sợ khủng bố - nhà nước Israel đã làm gương trước từ hàng nhiều thập niên.

Hẳn nhiên phải có chút gì khác khuất tất thao túng cuộc chơi. Và cái chút gì khác đi đó chính là cái Czesław Miłosz cách đây hơn 60 năm đã mô tả: Chủ nghĩa Stalinit trước hết gây tác động quyến rũ bởi vì có vẻ như được lô gich lịch sử nghiêng về phía nó.

Nhìn từ giác độ hôm nay điều này có thể gây buồn cười - bởi vì chúng ta biết được với sự thông thái rẻ rúng của kẻ hậu sinh rằng quãng chừng vào năm 1989, ít nhất ở phạm vi Đông Âu và Trung Âu đã qua đi quyền lực và sự huy hoàng cộng sản.

Nhưng mà thế giới của những năm năm mươi có diện mạo ra sao? Tấm màn sắt kéo hạ thẳng xuống châu Âu. Tại Trung quốc quân đội Mao Trạch Đông chiến thắng. Sau khi giải ách thuộc địa nhiều nước phát triển tìm thấy trong chủ nghĩa cộng sản một sáng kiến quyến rũ. Và thậm chí ở ngay Tây Âu, cụ thể ở Ý và Pháp, đã dấy lên những phong trào cộng sản mạnh mẽ.

Một ý tưởng siêu hình nhằm ngăn cản điều này

Ai dạo đó nghĩ rằng chủ nghĩa Stalinít những là mô hình xã hội của tương lai, kẻ đó tất hoàn toàn khác hơn là một gã điên. Kẻ phản bội Whittaker Chambers đinh ninh rằng, anh ta đã đã đứng vào hàng ngũ những người thất bại của lịch sử, khi anh ta bỏ chạy sang phía Tây. Rồi anh ta mặc dù thế vẫn đào ngũ chạy sang, điều đó có căn nguyên trong đức tin Ki tô giáo. Nhưng còn những kẻ khác không có một đức tin như vậy làm gì đây?

Ngày hôm nay chúng ta cũng không biết, sự chuyện sẽ kết thúc ra sao: Nếu như một nền cộng hòa già cội và mạnh mẽ như Hợp chủng quốc không được bảo vệ trước chủ nghĩa phản tự do, thì như vậy tất cả đều có thể.

Có thể nền “dân chủ lãnh tụ“ sẽ là thứ mà lịch sử với sức mạnh không khuất phục sẽ trôi dạt tới. Và tình yêu của dân tộc ông ta không thuộc về Putin chăng? Chẳng lẽ Trump không thể dựa được vào sự đồng thuận của 40% người dân Mỹ.

Là một người trí thức riêng lẻ người ta có được phép đưa thân mình chống chọi một trào lưu mạnh mẽ như thế không? Nhân danh cái gì mới được cơ chứ? Ai không có một ý tưởng siêu hình mạnh mẽ rằng quyền của cá nhân là thiêng liêng thực sự không có lý do để phản kháng lại phong trào mới cổ súy quyền uy.

©Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Nguồn: Die Welt

Tác giả Hannes Stein (sinh năm 1965): Nhà báo chuyên viết bình luận về chính trị, blogger và tác giả viết sách.

Tranh của Helen Frankenthaler (1928 - 2011): Nữ họa sĩ Mỹ, đại diện quan trọng của Color Field Painting (Hội họa mảng màu) và Abstract Expressionism (Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng).

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Mưa phùn

Phạm Kỳ Đăng
   
Tranh của © Bùi Xuân Phái (1920 - 1988), Vietnamese Painter

Hàng hoa gạo chìm trong mờ đục
Những ngóng trông đỏ mắt trên cành
Và cuối một giấc mơ nhợt nhạt
Ngôi nhà ta mù mịt vây quanh

Mưa rời rã những hàng cố kết
Chái dầm kèo nâng đỡ mè, dui
Làn gió khoáy len sâu mộng ghép
Nhức nhối như tiếng gọi truyền đời.

Mưa phùn lớt bớt bong chái gỗ
Tiếng thở dài rường cột trong mưa
Hũ áo xống, rương màn lăn lóc
Nối âm u lời nhắc chuyển mùa

Kêu chứng kiến sa mù nước mắt
Suốt thời không thành giọt. Mái ngang
Bóng tiền kiếp in trên vách liếp
Im lìm bạc trắng khói hương nhang

Mông lung một dải. Tin truyền khẩu
Người đàn bà tần tảo, sớm hôm
Môi mím chặt oan khiên khôn giải
Đội rong rêu quì lết ao chuôm

Trống dội tiếng dòng người đi trước
Mưa bạc màu vạt áo cà sa
Trong u ám bùn nâu miền đất
Dưới màn mưa váng vất hồn ma

Nhìn âu yếm đám trẻ thơ nũng nịu
Thường đùa ríu rít dưới hàng cây.
Dưới chái gỗ tuổi thơ lăn lóc
Ta nằm nghe khăng đánh, vù bay.

Và những lúc nhìn đường, do dự
Làm sao qua lầy lội mù sương
Một ý chí vẫy vùng chèo chống
Như sào vươn ngùn ngụt dòng mương

Mưa hắt bụi, mưa phùn giăng mắc
Ngân xa đi điệu độc huyền cầm
Nghe sâu lắng trong mưa huyền ảo
Những bồi hồi, giục giã, ăn năn.

©® PKĐ - 2017

Tranh của Bùi Xuân Phái (1920 - 1988), Vietnamese Painter

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...