Rainer Maria Rilke (1875 - 1926)
Lá trút xuống, ngỡ từ xa xăm rụng
Tự những vườn xa vừa úa trong bao trời
Với cử chỉ rũ bỏ, chúng rơi.
Và trong nhiều đêm, trái đất trĩu nặng
Từ mọi vì sao rụng vào lòng cô quạnh.
Tất cả chúng ta rơi. Cánh tay đây hạ xuống
Bạn nhìn kỹ tay kia: thảy trong muôn một.
Ấy còn đấng Ngôi Nhất, người đang giữ trong tay
sự rơi này, êm đềm vô tận.
© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức:
Die Blätter fallen
Die Blätter fallen, fallen wie von weit,
als welkten in den Himmeln ferne Gärten;
sie fallen mit verneinender Gebärde.
Und in den Nächten fällt die schwere Erde
aus allen Sternen in die Einsamkeit.
Wir alle fallen. Diese Hand da fällt.
Und sieh dir andre an: es ist in allen.
Und doch ist Einer, welcher dieses Fallen
unendlich sanft in seinen Händen hält.
Bản tiếng Anh
The leaves are falling
The leaves are falling, falling as if from far up,
as if orchards were dying high in space.
Each leaf falls as if it were motioning "no."
And tonight the heavy earth is falling
away from all other stars in the loneliness.
We're all falling. This hand here is falling.
And look at the other one. It's in them all.
And yet there is Someone, whose hands
infinitely calm, holding up all this falling.
Cô nương bên bờ biển
Tranh của©Henri de Toulose-Lautrec (1864-1901) họa sĩ Pháp |
Heinrich Heine (1797-1856)
Cô nương bên bờ biển
Rầu rĩ đứng thở dài:
Mặt trời lặn mất rồi
Lòng cô bao xúc động.
„Vui lên nào, cô bạn!
Vẫn vở cũ mà thôi!
Mặt trời lặn đầu trước
Trở lại từ đằng đuôi “.
© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức:
Das Fräulein stand am Meere...
Das Fräulein stand am Meere
Und seufzte lang und bang,
Es rührte sie so sehre
Der Sonnenuntergang.
"Mein Fräulein! sein Sie munter,
Das ist ein altes Stück;
Hier vorne geht sie unter
Und kehrt von hinten zurück."
Bản tiếng Anh:
The lady standing by the sea…
The lady standing by the sea
is sighing long and anxiously
Being utterly moved
looking at the sunset.
My lady! come alive
This is only an old play
Here in front it disappears
returns tomorrow from the rears.
Chúng ta đi trái tim trong cát bụi
Ingeborg Bachmann (1926-1973)
Tranh của© Georges Rouault (1871-1958), họa sĩ Pháp |
Chúng ta đi, trái tim trong cát bụi
Và từ lâu bởi bất lực, đã sạn chai
Đâu nghe tiếng ta, trong cát bụi rên dài
Mà trách móc, người đời còn quá điếc.
Ta ca hát âm thanh trong lồng ngực
Chưa bao giờ từ nơi đó vọng âm
Chỉ thư thỏang có một người biết được
Chúng ta không bị ép phải dừng chân.
Chúng ta dừng. Thôi lê chân mòn mỏi
Kẻo nữa rồi kết cục cũng hỏng thay
Và hướng mắt, ta nhìn lên Thượng đế:
- Ta chuốc cho ta cuộc giã biệt này.
©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức
Wir gehen, die Herzen im Staub
Wir gehen, die Herzen im Staub,
und lange schon hart am Versagen.
Man hört uns nur nicht, ist zu taub,
um das Stöhnen im Staub zu beklagen.
Wir singen, den Ton in der Brust.
Dort ist er noch niemals entsprungen.
Nur manchmal hat einer gewusst
wir sind nicht zum Bleiben gezwungen.
Wir halten. Beenden den Trott.
Sonst ist auch das Ende verdorben.
Und richten die Augen auf Gott:
wir haben den Abschied erworben!
Đôi nét tiểu sử Ingeborg Bachmann: Nữ thi sĩ Áo sinh năm 1926 tại Klagenfurt - mất trong một tai nạn ở Roma, Ý năm 1973 * Ingeborg Bachmann lấy bằng tiến sĩ Triết học, làm việc tại đài phát thanh Áo. Là một nhà thơ, tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận, bà nổi tiếng trong văn chương Đức ngữ * Năm 1952, bà đã đọc những bài thơ đầu tay trước "Nhóm 47" và đã được Nhóm này trao tặng một giải thưởng vào năm kế đó * Sau sự kiện đó bà chỉ chuyên chú vào văn chương, viết nhiều tập thơ, kịch truyền thanh, truyện ngắn , rồi mười năm sau, cuốn tiểu thuyết rất đẹp tựa là Malina, được trình bày như "một tác phẩm tiểu thuyết về nhiều cách chết khác nhau"* Những cuốn truyện khác của bà là Franza và Kinh cầu hồn cho Fanny Goldmann gây tiếng vang. Bà còn là tác giả tập tiểu luận Những bài giảng ở Frankfurt: Những vấn đề của thơ hiện thời và tập Berlin, một nơi may rủi (với 13 hình vẽ của Gϋnter Grass). * Trong cuộc đời thực, cũng như trong thơ và truyện (Malina), Ingeborg Bachmann bày tỏ tình yêu mến nhà thơ Paul Celan ( tác giả của bài thơ Tẩu khúc Tử thần, có trên trang này) người bà đã gặp lần đầu tiên vào tháng giêng 1948 tại Vienna, rồi 1950, 1952 và mùa thu 1957. Từ năm 1976, thành phố Klagenfurt trao giải thưởng Ingeborg Bachmann mang tên bà, là một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức.
Mùa thu siêu hiện
Georg Trakl (1887 - 1914)
Với trái vuờn nho óng quả vàng
Hùng vĩ một năm đã kết trang.
Quanh cánh rừng im lìm tuyệt diệu
là đồng sự của kẻ cô đơn.
Người đồng hương nói: Thật là tốt.
Mi chuông chiều nhỏ nhẹ ngân nga
Hồi kết hãy cho niềm quả cảm!
Đàn chim di chào chuyến đi xa.
Thời khắc của yêu nhớ dịu dàng
Trên thuyền buông mái cuối dòng lam
Đẹp sao hình ảnh đan vào ảnh
Yên tĩnh trong câm luống lụi tàn.
© Phạm Kỳ Đăng dịch từ
nguyên tác tiếng Đức:
Verklärter Herbst
Gewaltig endet so das Jahr
mit goldnem Wein und Frucht der Gärten,
rund schweigen Wälder wunderbar
und sind des Einsamen Gefährten.
Da sagt der Landmann: Es ist gut.
Ihr Abendglocken lang und leise
gebt noch zum Ende frohen Mut.
Ein Vogelzug grüßt auf der Reise.
Es ist der Liebe milde Zeit.
Im Kahn den blauen Fluss hinunter,
wie schön sich Bild an Bildchen reiht -
das geht in Ruh und Schweigen unter.
Bản tiếng Anh:
Transfigured Autumn
Georg Trakl (1887 - 1914)
So the year ends enormously
With golden wine and the fruit of gardens.
All around forests grow wonderfully silent
And are the lonely one's companions.
Then the countryman says: it is good.
You evening bells long and soft
Still give glad courage to the end.
A line of birds greets on the journey.
It is the tender time of love.
In the boat down the blue river
How beautifully image follows image -
Goes under in rest and silence.
Chú thích của người dịch:
Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20. Dịp khác người dịch viết bài giới thiệu nhà thơ bản thân mình yêu mến.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (trong các môn tiếng Latin, Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.
Những bông hồng
Gottfried Benn (1886-1956)
Mỗi khi hoa hồng tàn tạ
Từ cành hay những lọ hoa
Và hoa bắt đầu trút cánh
Cũng rơi những giọt lệ nhòa
Mơ về dài lâu giờ khắc
Đổi thay và tái khởi đầu
Mơ trước vực sâu buồn thảm
Hồng buông cánh rớt về đâu
Điên vì sự dâng thời khắc
Cả và lên cõi phục sinh
Điên trước rơi rụng, lặng thinh
Khi những đóa hồng tàn úa.
© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức
Rosen
Gottfried Benn (1886-1956)
Wenn erst die Rosen verrinnen
aus Vasen oder vom Strauch
und ihr Entblättern beginnen,
fallen die Tränen auch.
Traum von der Stunden Dauer,
Wechsel und Wiederbeginn,
Traum - vor der Tiefe der Trauer:
blättern die Rosen hin.
Wahn von der Stunden Steigen
aller ins Auferstehn,
Wahn - vor dem Fallen, dem Schweigen:
wenn die Rosen vergehn.
Chú thích của người dịch:
Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20. Như nhiều trí thức nghệ sĩ trong chế độ toàn trị (ở cương vị và mức độ biểu hiện khác nhau như Martin Heidegger, Herbert von Karajan, Emil Nolde...), ông mắc một số ngộ nhận, sai lầm trong nhận thức chính trị. Ông đã từng bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội dân tộc (Nationalsozialismus) hy vọng trong đó sự tái sinh của dân tộc Đức, ông xiển dương Friedrich Nietzsche trong thơ và kêu gọi tầm vóc nam nhi - anh hùng, chủ trương một „Vương quốc của tinh thần“ đối đầu lại „Vương quốc của quyền lực“ Quốc xã. Tuy nhiên ông bị khai trừ khỏi Viện điển thư quốc gia (Reichsschrifttumskammer) do Goebbels thành lập, bị công kích và cấm viết dưới chế độ phát xít. Ông lặng lẽ sống, như ông nói, trong cảnh lưu đầy nội tâm.
Thế hệ nhà văn sau chiến tranh thông cảm và ngưỡng mộ ông bởi phong cách hiện đại. Năm 1951 Gottfried Benn nhận giải thưởng văn học Georg-Büchner.
Phòng các cô gái không khóa cửa
Marcel Reich-Ranicki
Sự tàn lụi của cuộc đời không phải là gánh nặng. Bài thơ „ Nếu hoa hồng nở vĩnh viễn“ đê mê trong hạnh phúc trần gian (Frankfurter Allgemeine Zeitung).
Cuối thế kỷ 19, Hebbel đã được xem như tác giả cổ điển Đức cuối cùng, trẻ nhất. Nhiều tác phẩm từ ngòi bút của ông được xem trọng, rất nhiều thứ là khác, ngay cả nhật ký cũng được ngưỡng mộ. Nhưng ông có được yêu mến không? Như người đời truyền tụng, tác phẩm của ông tư biện, lạnh và dàn dựng. Chất gợi cảm và trực quan không ngự trị nơi ông, mà là cái chất nghĩ suy và thế giới quan, thường người ta nói tới mức giày vò. Điều này thì đúng rồi, và tôi khó có thể tin vào một thời phục hưng của Hebbel. Người ta chỉ không nên quên rằng ông thuộc vào những tác giả nguyên mẫu nhất của thế kỷ 19.
Đã cam kết với truyền thống, không đời nào ông là người cũ mốt. Kịch của ông thừa kế nhiều từ các tác giả cổ điển Đức, nhưng đồng thời cũng trỏ hướng tương lai trước cả Ibsen (1). Ở ông có những bài thơ gợi nhớ về Mörike (tất nhiên không có sự dịu dàng tuyệt vời của người này) và Heine (tất nhiên không có sự tếu táo của ông ấy), và những tác giả khác cho ta nghĩ về đầu thế kỷ 20, trong đó người ta còn ngạc nhiên thấy những âm giọng của Rilke(2). Điều chắc chắn là: có điều bất công xảy ra đối với thơ trữ tình của ông. Cách đây 100 năm thơ ông đã bị đánh giá thấp dưới tầm và cho đến ngày hôm nay thì mới quả là như vậy. Chắc chắn trong những hợp tuyển lớn cũng luôn có chỗ dành cho ông, hầu như luôn cho cũng vẫn thế 4 hay 5 bài thơ (rất hay), bài thơ „Hình ảnh thu“ và bài „ Hình ảnh mùa hạ.“, „Khúc ca ban đêm“ và „Cảm xúc ban chiều“.
Ở đây tôi muốn giơ đầu chịu báng bênh vực thơ của Hebbel và làm điều đó cho một bài thơ không được biết tới mà người ta hoài công tìm kiếm trong ấn bản „toàn tập“ gồm 5 cuốn sách của ông. Nhưng mà đồng thời tôi muốn thú nhận rằng trong trường hợp này, tôi thiên vị. Chuyện là thế này: Khi đó tôi 15 tuổi, bài thơ „Nếu hoa hồng nở vĩnh viễn“ ở một tập sách Hebbel của ông đập vào mắt tôi. Từ dạo đó tôi đã không quên bài thơ này trong hơn 60 năm trôi qua. Điều gì dạo xưa ấy đã gây ấn tượng cho tôi như vậy? Quả tình trước hết các đặc tính mà thơ trữ tình không bị chi phối và những nhà tiên tri trong số các nhà thơ Đức lại không muốn biết một chút gì về chúng: sự trong sáng, tôi muốn nói, sự lô-gich.
Luận chứng đơn giản của bài thơ nghĩa là: Bởi cuộc đời tàn phai, các cô gái không đắn đo cho các cậu trai vào phòng. Còn Hebbel có cho rằng điều này là đáng tiếc hay đáng khuyến khích, ông không thổ lộ với chúng ta. Ông ấy chỉ nói: Nó là thế đấy. Ta bắt gặp ý nghĩ này trong vô số các câu thơ, thời trung cổ cũng như thời cổ đại. Cái mô-tip biểu thị sự trôi qua – sự tàn phai của lá hoa - kể cũng là già cỗi. Một bài thơ tầm phào chăng? Bọt váng đáng quên ư?
Phần nhiều các bài thơ biểu đạt cái chất gốc thô tục về ý tưởng. Nhưng nếu trong số đó còn một số bài sau hàng trăm năm, vâng sau hàng ngàn năm vẫn cảm kích lòng ta, hẳn chúng phải dính dáng tới một nét quyến rũ của thơ, một vẻ quyến rũ phân biệt thơ khác văn xuôi mà suy cho cùng vượt thoát ra khỏi một định nghĩa có thể thuyết phục. Nên chăng: Ai muốn biểu đạt bằng thơ một điều hoàn toàn dung dị, được lời khuyên tốt, nếu sử dụng một ngôn ngữ kín đáo càng dung dị càng hay và cũng lựa chọn một hình thức thật dung dị như có thể được.
Mọi ngôn từ của những vần thơ này bắt nguồn từ thường nhật, không thành ngữ nào được gia công, không vần nào khiên cưỡng. Bài thơ bao hàm những nhận định rõ ràng, và những thông báo đơn giản. Hebbel đã kế thừa hình thức, của Eichendorf (3), Heine (4), Mörike(5) và rất nhiều nhà thơ khác, tất nhiên không loại trừ cả Goethe (6): bài thơ là bài dân ca Đức 4 dòng, đặc biệt khổ thơ được ưa thích mang vần chéo, tức là a-b-a-b trong khổ đầu và c-d-c-d trong khổ thứ hai.
Nghệ thuật của Hebbel trước hết biểu lộ trong không khí bao trùm bài thơ: bi thương và buồn rầu, giai điệu chứng cho tuyệt vọng. Con người ta, như Thi thiên (7) nói tới, chỉ là „một người khách trên địa đàng“ – chúng ta phải an phận với điều đó. Nhưng mà chúng ta không được phép để cho bất cứ một ai, một thiết chế nào ngăn cản ta rút ra kết luận từ nhận thức đắng cay này. Bởi chưng chúng ta muốn hạnh phúc, ở trên cõi hạ giới này và không chờ mãi tới khi lên thiên đàng. Chính vì thế các phòng riêng của các cô gái thích được mở ngỏ, nếu đêm đêm các cậu trai gõ gọi.
Rằng chúng ta đây chỉ một lần sống trên địa đàng, bài thơ nhỏ có dáng vẻ như một bài dân ca giúp cho nhận thức này và những gì phát sinh hoặc còn phát sinh ra từ điều đó đi tới tác động thức tỉnh và soi sáng.
1999
©Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: Ein Jüngling liebt ein Mädchen – Một chàng trai yêu một cô gái – Marcel Reich-Ranicki; Insel Verlag Frankfurt am Main und Leipzig 2001, ISBN 3-458-06655-I.
Có thể xem bài này ở mục Frankfurter Anthologie (Hợp tuyển Frankfurt) trên trang Frankfurter Allgemeine Zeitung, với hai ba phụ đề phân đoạn.
Nếu hoa hồng nở vĩnh viễn
Friedrich Hebbel ( 1813-1863)
Nếu hoa hồng nở vĩnh viễn
Người ta không ngắt khóm bông,
Các cô nàng phòng thân tránh
Đêm đêm các cậu gõ phòng.
Nhưng vì cơn giông phá hủy
Vết gì in ngón tay ai
Các nàng không thấy bắt buộc
Phòng riêng cửa đóng then cài.
©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức
Wenn die Rosen ewig blühten
Friedrich Hebbel ( 1813-1863):
Wenn die Rosen ewig blühten,
Die man nicht vom Stock gebrochen,
Würden sich die Mädchen hüten,
Wenn die Burschen nächtlich pochen.
Aber, da der Sturm vernichtet,
Was die Finger übrigließen,
Fühlen sie sich nicht verpflichtet,
Ihre Kammern zu verschließen.
Chú thích của người dịch:
Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hòang văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.
Friedrich Hebbel ( 1813-1863): Nhà thơ, kịch tác gia Đức.
(1) Henrik Johan Ibsen (1828-1906): Nhà văn, nhà viết kịch người Na Uy.
(2) Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.
(3) Joseph Karl Benedikt Freiherr von Eichendorff (1788-1857): Nhà thơ, nhà văn quan trọng của trào Lãng mạn Đức.
(4) Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn.
(5) Eduard Friedrich Mörike (1804-1875): Nhà thơ nhà viết truyện ngắn và dịch giả người Đức
(6) Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức, cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới, có sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.
(7) Sách Thi thiên/Thánh thi: Gồm 150 khúc ca và kinh cầu trong Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa giáo và Kinh thánh Hebrew của Do thái giáo.
P.K.Đ – 2014. Bài đã đăng trên VHNA
Ihre Kammern zu verschließen.
Chú thích của người dịch:
Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hòang văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.
Friedrich Hebbel ( 1813-1863): Nhà thơ, kịch tác gia Đức.
(1) Henrik Johan Ibsen (1828-1906): Nhà văn, nhà viết kịch người Na Uy.
(2) Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.
(3) Joseph Karl Benedikt Freiherr von Eichendorff (1788-1857): Nhà thơ, nhà văn quan trọng của trào Lãng mạn Đức.
(4) Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn.
(5) Eduard Friedrich Mörike (1804-1875): Nhà thơ nhà viết truyện ngắn và dịch giả người Đức
(6) Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức, cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới, có sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.
(7) Sách Thi thiên/Thánh thi: Gồm 150 khúc ca và kinh cầu trong Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa giáo và Kinh thánh Hebrew của Do thái giáo.
P.K.Đ – 2014. Bài đã đăng trên VHNA
Miền đất xám
Stefan Zweig (1881-1942)
Những đám mây hừng lên ráng đỏ
Vần vụ trên cánh đồng cô đơn
Như một người mang cây sáo buồn
Mùa thu đi ngang qua thế giới.
Vẻ gần gũi, anh không sao chạm tới
Sao lắng nghe được điệu nhạc ngân?
Trong khoảnh khắc anh cảm thu, thế đấy
Khi đồng xa thoáng vẻ phai dần.
©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên bản tiếng Đức:
Graues Land
Stefan Zweig (1881-1942)
Wolken in dämmernder Röte
droh'n über dem einsamen Feld.
Wie ein Mann mit trauriger Flöte
geht der Herbst durch die Welt.
Du kannst seine Nähe nicht fassen,
nicht lauschen der Melodie.
Und doch: in dem fahlen Verblassen
der Felder fühlst du sie.
Chú thích của người dịch:
Stefan Zweig (1881 - 1942): Nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và nhà viết tiểu sử bậc thầy người Áo. Độc giả VN biết ông qua những truyện ngắn với thủ pháp phân tích tâm lý tinh tế, đặc biết qua truyện dài Bức thư của người đàn bà không quen, qua bản tiếng Việt của dịch giả Dương Tường.
Trong mùa thu
Hoa hướng dương óng sắc bên rào
Người ốm lặng ngồi co ro trong nắng
Đàn bà trên đồng, hát quên việc nặng
Giàn chuông ngân gióng giả vào đây.
Chim nói ta hay chuyện cổ xa xăm
Chuông tu viện ngân vào đây gióng giả
Từ sân vọng tiếng vĩ cầm rộn rã
Hôm nay làng cất rượu vang nâu.
Con người tỏ ra dịu dàng, hồ hởi
Hôm nay làng cất rượu vang nâu,
Những hầm mộ rộng toang lối mở,
Có nắng thu thêm tô đẹp sắc mầu.
© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên bản tiếng Đức:
Im Herbst
Die Sonnenblumen leuchten am Zaun,
Still sitzen Kranke im Sonnenschein.
Im Acker müh'n sich singend die Frau'n,
Die Klosterglocken läuten darein.
Die Vögel sagen dir ferne Mär,
Die Klosterglocken läuten darein.
Vom Hof tönt sanft die Geige her.
Heut keltern sie den braunen Wein.
Da zeigt der Mensch sich froh und lind.
Heut keltern sie den braunen Wein.
Weit offen die Totenkammern sind
Und schön bemalt vom Sonnenschein.
Bản tiếng Anh
In Autumn
Sunflowers shine near the fence,
Silently the sick sit in the sunshine.
Women toil singing in the acre
Where monastery bells chime.
Birds tell you a far away tale
Where monastery bells chime.
From the courtyard the violin sounds softly.
Today they press the brown wine.
Now man appears cheerful and melodious.
Today they press the brown wine.
The chambers of the dead are open wide
And beautifully painted with sunshine.
Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện
(Expressionism), được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Mùa thu
Georg Heym (1887-1912)
Tranh của ©Emil Nolde, họa sĩ Biểu hiện Đức |
Nhiều cánh diều đứng trong làn gió
Múa trong vương quốc khí tầng cao
Trên cánh đồng, trẻ phong phanh áo
Da chấm tàn nhang, vừng trán xanh xao.
Trên biển sóng chói vàng chân mạ
Nhiều chấm thuyền trắng lướt dập dờn;
Và trong những giấc mơ xuôi viễn xứ
Bầu trời đổ ngập bóng mây lam.
Đứng lùi xa trong tĩnh yên bất động
Cánh rừng như một thành phố đỏ son
Những lá cờ của mùa thu, vàng chói
Treo chót tháp cao rủ xuống, héo mòn.
© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức
Der Herbst
Georg Heym (1887-1912)
Viele Drachen stehen in dem Winde,
Tanzend in der weiten Lüfte Reich.
Kinder stehn im Feld in dünnen Kleidern,
Sommersprossig und mit Stirnen bleich.
In dem Meer der goldnen Stoppeln segeln
Kleine Schiffe, weiß und leicht erbaut;
Und in Träumen seiner leichten Weite
Sinkt der Himmel wolkenüberblaut.
Weit gerückt in unbewegter Ruhe
Steht der Wald wie eine rote Stadt.
Und des Herbstes goldne Flaggen hängen
Von den höchsten Türmen schwer und matt.
Bản tiếng Anh:
The Fall
Georg Heym (1887-1912)
Many kites are standing in the breezes,
dancing in the atmospheric veil.
Children stand in fields in flimsy clothing,
bodies freckled and their foreheads pale.
In the golden stubble sea are sailing
tiny ships of whitest, lightest build;
and in dreams of effortless extension
sinks the sky, with clouds of blueness filled.
Far removed, in unperturbed silence,
stands the forest like a scarlet town -
and the autumn's golden flags are hanging
from the towers grave and tired down.
Chú thích của người dịch:
Georg Heym (1887-1912): Trong cuộc đời ngắn ngủi, cùng chết khi cứu bạn là nhà văn Ernst Balcke (1887-1912) trượt tuyết trên sông băng, ông để lại 500 bài thơ và phác thảo thơ, được coi là một trong những nhà thơ quan trọng của ngôn ngữ Đức, là người mở đường cho chủ nghĩa biểu hiện (Expressionismus: còn gọi là chủ nghĩa xụất biểu) trong văn chương.
Ngày lớn hôm nay
Marcel Reich-Ranicki
Thi ca Đức thế kỷ 20 còn lại gì? Vì thế kỷ đang gần vào kết thúc, câu hỏi này được nêu ra thường xuyên hơn. Mà vậy đó, hòan tòan nó không dễ cho câu trả lời. Tất nhiên chúng ta có thể nói ra những gì ở nền văn chương này đặc biệt trở nên quan trọng cho ta, nhưng rồi 50 hay 100 năm sau, thế giới có hình thù ra sao, không một ai biết cả. Chính vì thế ta không thể nào tiên liệu xem người đời có thích thơ ca của thời đại chúng ta hay không và họ sẽ đánh giá thơ ca này ra sao?
Câu hỏi “còn lại gì” như vậy là bông lơn. Và tuy thế đầy thú
vị. Bởi vì, bất kể kẻ hậu sinh luôn nghĩ suy điều gì, câu hỏi này buộc chúng ta
kiểm nghiệm lại nhìn nhận của mình. Liệu người đời có đề cao và ngưỡng mộ
Kafka, như chúng ta đề cao và ngưỡng mộ Hölderlin (1) hay Büchner (2)? Nghe
chừng dễ là thế lắm.
Thế còn với tác phẩm của Bertolt Brecht thì sao? Những vở
kịch của ông, đóng vai trò khá lớn, không hề không xứng đáng và ngay bây giờ
phần lớn đã rơi vào quên lãng, liệu có một ngày sống lại thời phục hưng? Tôi
không dám chắc điều đó. Và còn thơ trữ tình của ông? Trước sau tôi yêu nhiều bài
thơ của Brecht, không đồng đều nhau, tôi yêu chúng hơn cả những bài thơ của
Trakl (3) và Stefan George (4), thậm chí của Rilke (5) nữa - và tôi không sao
hình dung ra nổi một nước Đức lại dửng dưng với thơ của ông. Thuộc về những
đỉnh cao trong thơ ông là những câu thơ gợi dục, mọi người ai đều đã bịết.
Nhưng điều gì nêu cao phẩm chất của những câu thơ ấy? Có thể sự thống nhất tự
tại như nhiên, và chính thế, luôn luôn gây hứng thú giữa vẻ dung dị như dân ca
và điệu nghệ tinh vi, giữa ngôn ngữ thường nhật và thơ.
Bài thơ “ Khi chia tay anh sau lúc” rút từ chùm “Bốn bài
tình ca” viết cho nhà sọan nhạc Paul Dessau (6) vào năm 1950, dành cho một
giọng hát và đàn guitar. Công diễn năm 1953, bài thơ này được in trong tờ giới
thiệu chương trình về buổi hòa nhạc này. Trong bút tích ban đầu của Brecht,
nhan đề của bài thơ này là “Khúc ca của cô nàng đang yêu”. Nhưng cô gái đang
yêu không nói gì về tình yêu ở đây. Phần nhiều như trong thơ ca châu Âu: cô gái
không nói lên chủ đề, cô phải gián tiếp mô tả nó.
Cô gái kể rằng, cô đã trải qua một điều gì đó trong một giờ
ban tối, giờ phút làm thay đổi cả nhãn quan của mình. Và trong một cách thức
song trùng: Cô nhìn mọi thứ bây giờ thân thiện hơn và đồng thời khác đi. Có
điều gì nói tới đã xảy ra trong cái giờ này. Cô gái không muốn trực tiếp nói về
điều này [“nói chi, anh biết thừa rồi”]. Té ra cô gái đã dâng hiến hết mình tới
mức không sao còn nhận biết được trời đất gì xung quanh nữa. Mãi tới “ sau
lúc”, khi chia tay rời bước người cô thăm, cô mới lại bắt đầu nhìn chuẩn xác.
Người ta liệu còn có thể nghi ngờ điều gì đã xảy ra ở đó hay
chăng? Cả hai có lên giường với nhau không? Tất nhiên, tuy là không phải cái
kiểu như ân ái hàng ngày, hơn nhiều thế là một trải nghiệm phi thường : Nghiệm
trải này làm thành “ngày lớn hôm nay”. Ngắn gọn: dễ đóan ra rằng trong cái giờ
ban đêm nọ, cô đã mất đi cái trinh tiết của mình. Bởi cái từ này nghe nó quá
chi là cổ xưa và lỗi thời, nên chúng ta thường sử dụng một từ la-tinh
“defloration” , tiếng Đức nghĩa là “hết nở”. Chỉ có điều là không đúng, vì
trong thực tế xuất hiện điều ngược lại: cuộc giao hợp đầu tiên thường ra không
mang lại sự hết nở, mà là sự bừng nở: Kết cục thay đổi quan hệ đối với thế
giới.
Bây giờ cô gái, người đang yêu, nhìn thấy chung quanh tòan người vui nhộn, đồng cây, bông lá hiện ra xanh tươi hơn, tất cả trở nên khác lạ. Sự tự tin lớn dần lên, rồi cô đã nghĩ rằng, cô có cái miệng xinh hơn, có cặp đùi uyển chuyển hơn. Không hề, dù chỉ với một lời, nhắc đến chữ “tình yêu”, Brecht chỉ ra, những gì nhiệm mầu mang lại, đó là một sự đào sâu cảm giác sống của ta một cách đáng ngạc nhiên, một sự nâng cao chưa hề được biết đến sự tồn sinh của chúng ta. Người ta có thể diễn đạt điều này gọn hơn: thi sĩ chỉ ra hạnh phúc của tình yêu.
Bây giờ cô gái, người đang yêu, nhìn thấy chung quanh tòan người vui nhộn, đồng cây, bông lá hiện ra xanh tươi hơn, tất cả trở nên khác lạ. Sự tự tin lớn dần lên, rồi cô đã nghĩ rằng, cô có cái miệng xinh hơn, có cặp đùi uyển chuyển hơn. Không hề, dù chỉ với một lời, nhắc đến chữ “tình yêu”, Brecht chỉ ra, những gì nhiệm mầu mang lại, đó là một sự đào sâu cảm giác sống của ta một cách đáng ngạc nhiên, một sự nâng cao chưa hề được biết đến sự tồn sinh của chúng ta. Người ta có thể diễn đạt điều này gọn hơn: thi sĩ chỉ ra hạnh phúc của tình yêu.
Những vần thơ này không biết tới mâu thuẫn giữa sự thẳng
thắn và vẻ duyên dáng, giữa bộc trực và dịu dàng. Khi viết những dòng thơ này,
Brecht vừa 52 tuổi, tức từ lâu đã là nhà thơ chín chắn – nhưng một nhà thơ
nguyên còn đó là kẻ đang yêu, có khi còn là người trẻ trung đang yêu cũng nên.
Marcel Reich-Ranicki - 1994
Khi chia tay anh sau lúc
Bertolt Brecht (1898-1956)
Khi chia tay anh sau lúc
Vào trong ngày lớn hôm nay
Em nhìn, từ khi trông thấy
Người đời nhộn nhã vui thay.
Và cũng từ giờ đêm đó
- Nói chi, anh biết thừa rồi -
Em có cặp đùi uyển chuyển,
Em còn đẹp hơn đôi môi.
Xanh hơn, từ em cảm nhận,
Cánh đồng, bông lá, rừng cây.
Mỗi khi, nước thêm mát rượi
Em tưới lên người em đây.
©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức:
Als ich nachher von dir ging
Marcel Reich-Ranicki - 1994
Khi chia tay anh sau lúc
Bertolt Brecht (1898-1956)
Khi chia tay anh sau lúc
Vào trong ngày lớn hôm nay
Em nhìn, từ khi trông thấy
Người đời nhộn nhã vui thay.
Và cũng từ giờ đêm đó
- Nói chi, anh biết thừa rồi -
Em có cặp đùi uyển chuyển,
Em còn đẹp hơn đôi môi.
Xanh hơn, từ em cảm nhận,
Cánh đồng, bông lá, rừng cây.
Mỗi khi, nước thêm mát rượi
Em tưới lên người em đây.
©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức:
Als ich nachher von dir ging
Bertolt Brecht (1898-1956)
Als ich nachher von dir ging
An dem großen Heute
Sah ich, als ich sehn anfing
Lauter lustige Leute.
Und seit jener Abendstund
Weißt schon, die ich meine
Hab ich einen schönern Mund
Und geschicktere Beine
Grüner ist, seit ich so fühl
Baum und Strauch und Wiese
Und das Wasser schöner kühl
Wenn ich´s auf mich gieße.
©Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: Ein Liebling liebt ein Mädchen, Marcel Reich-Ranicki; Insel Verlag Frankfurt am Main und Leipzig 2001, ISBN 3-458-06655-1
Chú thích của người dịch:
Marcel Reich- Ranicki (1920 – 2013): Nhà phê bình văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức. Ông mất ngày 18.09.2013 mới đây, người dịch gửi bài này cùng tưởng niệm ông, người được tôn vinh là Giáo hòang văn học Đức.
Bertolt Brecht (1898-1956) quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông là kịch tác gia và nhà thơ, cùng với Franz Kafka và Thomas Mann, có ảnh hưởng rất lớn trong văn chương Đức thế kỷ 20.
(1) Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.
(2) Karl Georg Büchner (1813-1837): Nhà văn quan trọng trước Cách mạng tháng Ba năm 1848.
(3) Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
(4) Stefan George (1868-1933): Nhà thơ Đức.
(5) Rainer Maria Rilke ( 1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.
(6) Paul Dessau: (1894-1979): Nhà sọan nhạc, và chỉ huy dàn nhạc. Sau những năm lưu vong tại Paris và New York, ông trở về tiếp tục sự nghiệp ở Berlin (Đông), có thời kỳ cộng tác với Bertolt Brecht.
Bài đăng trên VHNA
Jürgen Habermas
Mở hướng tới Ðức tin và Tri thức
Ðáp từ Giải thưởng Hoà bình của ngành phát hành sách Ðức (Frankfurt, 14.10.2001)
Nếu tình hình thời sự cấp bách đánh tuột khả năng chọn lựa chủ đề ra khỏi tầm tay như một cách nói, hẳn sự cám dỗ chúng ta cùng với những John Waynes trong số trí thức tranh tài rút súng khỏi đai quần bắn phát nhanh nhất tất nhiên sẽ rất lớn. Mới cách đây chưa lâu có nhiều ý kiến khác nhau về câu hỏi, có nên và ở mức nào, chúng ta chịu biến mình thành công cụ của kỹ thuật gien, hay cả có nên và đến mức nào chúng ta theo đuổi mục đích tối ưu hoá bản thân nữa. Vừa vượt qua những bước đầu tiên trên con đường này, một cuộc chiến của các thế lực đại diện đức tin giữa những người có tiếng nói trong nền khoa học có tổ chức và phía nhà thờ đã xảy ra. Một bên lo ngại chủ nghĩa ngu dân mê muội và sự vớt vát những tình cảm sót lại thời tiền sử mang tính ngờ vực khoa học, còn phía kia phản đối một niềm tin vào tiến bộ bằng khoa học như một thứ chủ nghĩa tự nhiên thô lậu chôn vùi mọi đạo đức. Nhưng vào ngày 11 tháng 9, căng thẳng giữa thế giới thế tục và tôn giáo đã bùng nổ theo một cung cách hoàn toàn khác. Những kẻ sát nhân quyết tự sát, biến đổi chức năng của máy bay dân dụng thành những hỏa tiễn sống lái đâm vào thành lũy tư bản của văn minh châu Âu, như bản di chúc của Atta cho ta biết, đã mang động cơ hành động dựa vào niềm tin tôn giáo. Ðối với chúng, những biểu tượng của thời hiện đại lan khắp toàn cầu hiện thân cho đại quỷ sa-tăng. Nhưng rồi trên màn hình, trước mắt chúng ta - những người chứng kiến toàn diện biến cố „hồng thủy“ -, cũng dồn dập hiện ra những ảnh hình như trong kinh thánh. Và ngôn ngữ trả đũa ban đầu- tôi muốn nói ban đầu - mà tổng thống Mỹ dùng đáp lại đã mang một âm hưởng kinh cựu ước. Ngỡ như nội trong lòng của xã hội thế tục này, vụ mưu sát mê muội vừa chạm rung dây đàn tôn giáo, mọi nhà thờ Thiên chúa, các thánh đường Hồi giáo, Do thái giáo khắp nơi nghìn nghịt đổ về. Trên sân vận động New York mới cách đó ba tuần, sự đồng thanh tương ứng ngấm ngầm này đã không đưa lạc cả cộng đoàn tưởng niệm theo tín ngưỡng dân sự đến thái độ thù ghét đối xứng.
Mặc dầu mang ngôn ngữ tôn giáo, chủ nghĩa toàn thống, như
chúng ta biết, là một hiện tượng hiện đại. Ngay lập tức ta thấy sự không đồng
thời về mô típ hành động và phương tiện ở những thủ phạm Hồi giáo. Ðiều đó phản
ánh một tính bất đồng về thời gian của văn hóa và xã hội đã chỉ vừa mới hình
thành do hậu quả của một cuộc hiện đại hóa ào ạt tróc đi cội rễ một cách không
thương tiếc trên những nước quê hương thủ phạm. Những gì xảy ra, dẫu sao trong
hoàn cảnh may mắn có thể được chứng nghiệm như một quá trình phá hủy mang tính
sáng tạo, đã không hứa mang lại một cân bằng nào mà người đời biết đến đặng bù
vào nỗi đau do những hình thái sống truyền thống tan rã gây ra trên những đất
nước này. Trong quá trình đó, điều hứa hẹn cải thiện mức sống vật chất mới chỉ
là một. Quan trọng là bước chuyển biến về tinh thần, trên phương diện chính trị
biểu hiện ở sự tách rời tôn giáo và nhà nước, đã chịu phong bế bởi cảm giác bị
hạ nhục. Cả ở châu Âu, nơi lịch sử dành cho hàng trăm năm để tìm thấy một thái
độ nhậy cảm đối với cái đầu Janus (1) lưỡng diện của thời hiện đại, sự „thế tục
hóa“, như cuộc tranh cãi về kỹ thuật gien cho thấy, ngay bây giờ vẫn hàm chứa
những cảm xúc lưỡng phân. Những khuynh hướng thủ chính giáo (Orthodoxien) cứng
nhắc đều có ở phương Tây cũng như ở vùng Cận và Viễn Ðông, trong hàng ngũ tín
đồ Thiên chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo. Ai muốn tránh một cuộc chiến
tranh giữa các nền văn hóa tất phải hồi tưởng lại trong tâm trí mình biện chứng
chưa hoàn tất của quá trình thế tục hóa riêng có ở phương Tây. Cuộc chiến chống
lại chủ nghĩa khủng bố không phải là một cuộc chiến tranh, và trong chủ nghĩa
khủng bố cũng - tôi nhấn mạnh: cũng - bộc lộ cuộc đụng độ lặng câm đầy hiểm họa
của những thế giới, bên kia phía bạo lực lặng câm của những kẻ khủng bố cũng như
của tên lửa, bắt buộc phải tìm ra một ngôn ngữ chung. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa thực hiện thông qua những thị trường tháo bỏ biên giới, nhiều người trong
số chúng ta hy vọng chính trị trở về ở hình thái khác. Không ở hình thái nguyên
thủy của nhà nước an ninh toàn cầu hóa, tức trong những phương diện cảnh sát,
tình báo và kể cả quân sự như bây giờ mà hình thái này phải mang tư cách là một
quyền lực tổ chức khai hoá toàn thế giới. Trong giây lát hiện thời chúng ta
chẳng còn làm gì hơn ngoài hy vọng mong manh về một lý trí cuối cùng và một
chút tự suy nghiệm lại. Bởi chưng khoảng sót lại của sự không nói nên lời cũng
đã chia bè xẻ mối ngôi nhà mình. Chúng ta chỉ có thể thận trọng đương đầu với
những rủi ro do một sự thế tục hóa trượt mạch nơi khác gây ra, nếu như chúng ta
ý thức rõ được rằng thế tục hóa trong những xã hội hậu thế tục của chính chúng
ta hàm ý nghĩa gì?
Với ý định này ngày hôm nay tôi lại chọn một chủ đề cũ: Ðức
tin và Tri thức. Hẳn quí vị không nên mong chờ một diễn văn chủ nhật phân cực
khiến cho người này phải bật dậy và kẻ khác ngồi chết gí tại chỗ.
Chữ „thế tục hóa“ mới đầu có ý nghĩa pháp lý mô tả sự nhượng
hữu mà trong đó nhà thờ bị ép trao tài sản cho chính quyền nhà nước thế tục. Ý
nghĩa này đã bị gán sang cho sự hình thành thời Hiện đại về văn hóa và xã hội
nói chung. Kể từ đó khái niệm „thế tục hóa“ đi đôi với nhiều cách đánh giá trái
ngược nhau, tùy mức chúng ta muốn nêu bật khía cạnh nào, hoặc công cuộc thuần
phục quyền uy của nhà thờ mà chính quyền thế tục tiến hành thành công, hoặc
hành vi chiếm đoạt phi pháp. Theo lối giải thích này, những cách nghĩ cách sống
theo tôn giáo đã được thay thế đi bằng những thể thức tương ứng hợp lẽ và đằng
nào cũng ưu việt hơn. Theo lối giải thích kia, những lối sống và lối nghĩ hiện
đại bị kì thị coi như tài sản tinh thần bị đánh cắp một cách trái phép. Mô hình
mô tả cuộc lấn ép gợi ý diễn giải đầy lạc quan vào tiến bộ về một thời hiện đại
đã mất nhiệm màu, và mô hình mô tả cuộc chiếm đoạt gợi ý diễn giải theo thuyết
suy đồi về một thời hiện đại không nơi nương tựa. Nhưng tôi nghĩ cả hai lối
diễn dịch trên đều mắc chung một lỗi. Chúng đều coi thế tục hóa như một cuộc
chơi được ăn cả ngã về không giữa một bên là lực lượng sản xuất tư bản của khoa
học kỹ thuật nhanh ào ạt trỗi dậy và bên kia là những thế lực duy trì hiện
trạng của tôn giáo và giáo hội.
Bức tranh này không ăn nhập gì với xã hội hậu thế tục đang
thích nghi với việc tiếp tục tồn tại của những cộng đồng tôn giáo trong lòng
một xã hội không ngừng thế tục hoá. Nhất là trong bức tranh quá chật hẹp này
vẫn còn lu mờ vai trò văn minh hoá của một Common sense (tạm dịch: Trí năng
điều hòa) khai sáng dân chủ hầu như đóng vai trò như phái thứ ba đang mở một
đường riêng cho mình giữa khoa học và tôn giáo trong muôn giọng ồn ào hô xung
lệnh văn hoá. Chắc chắn, từ giác độ của nhà nước tự do, những cộng đồng tôn
giáo nọ chỉ đáng được hưởng tính từ „ đứng đắn“, nếu về mặt nhận thức dám tuyên
bố khước từ việc thực thi tín điều của mình bằng bạo lực. Nhận thức này đạt
được một khi các tín đồ phản tỉnh trên ba phương diện về vị thế của họ trong
một xã hội đa nguyên. Thứ nhất, về mặt nhận thức, ý thức tôn giáo phải xử lý
cuộc gặp gỡ với những tôn giáo và tín ngưỡng khác. Thứ hai, nó phải thỏa đáng
quyền tự chủ của khoa học chiếm giữ độc quyền về hiểu biết thế giới. Thứ ba
nữa, nó phải dính dáng vào những tiền đề của nhà nước hiến pháp kiến lập trên
nền đạo đức phi thần thánh. Không có cú hích phản tỉnh này, đơn thần luận ở các
xã hội hiện đại hóa bất chấp mọi giá sẽ phát huy một tiềm năng phá hoại. Ðương
nhiên từ „cú huých phản tỉnh“ dễ đưa ra một hình dung sai về một quá trình do
đơn phương thực hiện và đã hoàn tất. Thực vậy, khi mỗi xung đột mới xảy ra,
việc phản tỉnh này sẽ tiếp diễn trên các điểm giao lưu của công luận dân chủ.
Chỉ tới khi một vấn đề hệ trọng sống còn được đưa vào chương trình nghị sự chính trị, quý vị hãy nghĩ tới kỹ thuật gien chẳng hạn, các công dân theo đạo hay vô thần mang những niềm tin thấm đẫm màu sắc thế giới quan mới va chạm lẫn nhau, và như vậy họ sẽ biết tới sự thật khó chịu của nền đa nguyên về thế giới quan. Nếu ý thức được hạn chế của mình mà học được cách xử trí với yếu tố này một cách bất bạo động, họ sẽ nhận thấy những nền tảng ra quyết định mang tính thế tục ấn định trong hiến pháp sẽ có ý nghĩa như thế nào trong một xã hội hậu thế tục. Trong cuộc tranh giành lợi ích giữa tri thức và tín ngưỡng, chính nhà nước mang tính trung lập về thế giới quan không đời nào ban hành những quyết định ưu tiên cho một phía. Common sense (2) đa nguyên hóa của toàn thể công dân chỉ đi theo biến diễn năng động của thế tục hóa trong chừng mực nó cần ở mức kết cục sao cho cân bằng được khoảng cách với truyền thống mạnh mẽ và nội dung mang thế giới quan . Nhưng kết cục họ sẽ sẵn lòng học hỏi mà không từ bỏ sắc thái riêng, tức là thẩm thấu tới hai phía, mở hướng tới khoa học và tôn giáo.
Chỉ tới khi một vấn đề hệ trọng sống còn được đưa vào chương trình nghị sự chính trị, quý vị hãy nghĩ tới kỹ thuật gien chẳng hạn, các công dân theo đạo hay vô thần mang những niềm tin thấm đẫm màu sắc thế giới quan mới va chạm lẫn nhau, và như vậy họ sẽ biết tới sự thật khó chịu của nền đa nguyên về thế giới quan. Nếu ý thức được hạn chế của mình mà học được cách xử trí với yếu tố này một cách bất bạo động, họ sẽ nhận thấy những nền tảng ra quyết định mang tính thế tục ấn định trong hiến pháp sẽ có ý nghĩa như thế nào trong một xã hội hậu thế tục. Trong cuộc tranh giành lợi ích giữa tri thức và tín ngưỡng, chính nhà nước mang tính trung lập về thế giới quan không đời nào ban hành những quyết định ưu tiên cho một phía. Common sense (2) đa nguyên hóa của toàn thể công dân chỉ đi theo biến diễn năng động của thế tục hóa trong chừng mực nó cần ở mức kết cục sao cho cân bằng được khoảng cách với truyền thống mạnh mẽ và nội dung mang thế giới quan . Nhưng kết cục họ sẽ sẵn lòng học hỏi mà không từ bỏ sắc thái riêng, tức là thẩm thấu tới hai phía, mở hướng tới khoa học và tôn giáo.
Tất nhiên Common sense, mang nhiều ảo tưởng về thế giới,
phải để cho khoa học khai sáng một cách không nhân nhượng. Nhưng những lý
thuyết khoa học xâm nhập vào thế giới sinh tồn, về cốt lõi, không động chạm tới
khuôn khổ của tri thức hàng ngày. Nếu như chúng ta học hỏi điều mới lạ về thế
giới và về bản thân chúng ta với tư cách là sinh thể trên đời, hẳn nội dung
hiểu biết về bản thân của chúng ta cũng đổi thay theo. Kopernikus và Darwin đã
cách mạng hóa bức tranh thế giới của thuyết địa tâm và trung tâm nhân loại. Ở
đó, sự phá vỡ ảo tưởng của thiên văn học về sự tuần hoàn tinh tú đã để lại ít
dấu vết hơn trong thế giới sinh tồn so với sự tước bỏ mọi ảo tưởng sinh học về
vị trí của con người trong lịch sử tự nhiên. Khi mỗi lúc một áp sát sườn, kiến
thức khoa học có vẻ còn gây nhiều bất an hơn cho hiểu biết về bản thân chúng
ta. Nghiên cứu bộ não dạy ta biết về sinh học của ý thức. Nhưng liệu có vì thế
mà ý thức đầy linh cảm nọ về tư cách tác giả và năng lực chịu trách nhiệm luôn
chỉ đạo hành vi chúng ta sẽ thay đổi theo?
Nếu cùng Max Weber (3) hướng nhìn về những bước khởi đầu của
sự“ tước bỏ nhiệm màu thế giới“, chúng ta thấy ngay những điều gì bị đe dọa.
Trong chừng mực được khai thác cho lối quan sát khách quan hóa và giải thích
theo lối nhân quả, chính tự nhiên bị tước đoạt chiều kích nhân tính. Trong khi
con người gán cho nhau những mục đích và môtip, tự nhiên được khoa học nghiên
cứu tuột khỏi mối liên hệ của con người. Vậy hôm nay chúng ta có thể hỏi, bản
thân con người, dần dà tổng hợp lại trong tinh thần mô tả thuần theo khoa học
tự nhiên sẽ thành gì vậy. Liệu kết cục Common sense không chỉ để cho hiểu biết
của khoa học chống cảm thụ chỉ dẫn, mà còn bị nó hoàn toàn thôn tính. Nhà triết
học Winfrid Sellars (trong một bài thuyết trình nổi tiếng về „Philosophy and
the Scientific Image of Man“) đã trả lời câu hỏi này bằng một kịch bản mà ở đó,
chỉ vì thuận cho hướng mô tả khách quan hóa những biến diễn tâm lý, những trò
chơi chữ nghĩa thường ngày vốn cũ kỹ quen thuộc bị đánh mất hết tác dụng.
Ðiểm gặp tận cùng cho cuộc tự nhiên hóa tinh thần này chính
là bức tranh khoa học về con người cũng đã tước bỏ hoàn toàn tính xã hội khỏi
hiểu biết về bản thân chúng ta (4). Ðương nhiên chỉ có kết quả này một khi tính
chủ ý của ý thức con người và tính quy phạm của hành động chúng ta cùng hòa tan
triệt để trong một sự tự mô tả đó. Những lý thuyết thiết yếu cho việc làm này
thí dụ phải giải thích được con người có thể tuân theo hoặc vi phạm những qui
tắc mang tính ngữ pháp, khái niệm hay đạo đức ra sao. Những học trò của Sellars
(5) đã hiểu sai thí nghiệm bằng suy nghĩ quyết giải nan của thầy dậy mình thành
ra chương trình nghiên cứu mà họ theo đuổi tới hôm nay. Dự án hiện đại hóa tâm
lý thường nhật chúng ta bằng khoa học tự nhiên còn đi đến những thí nghiệm xây
dựng một ngữ nghĩa học muốn giải thích những nội dung mang tính suy tư một cách
sinh học nữa kia. Nhưng cả các cách tiếp cận tiên phong nhất hình như cũng
không vươn đến được sự dị biệt nọ giữa cái Đang Là và cái Phải Là mà ta ngờ
tới, nếu như ta vi phạm qui tắc. Nếu thông thường ra, miêu tả một người làm
việc gì như thế nào, người đó đã không muốn và cả đáng ra không nên làm điều
gì, người ta sẽ mô tả được con người đó - nhưng có điều không giống như một
khách thể, một đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên. Bởi vì vô hình
chung, các khía cạnh hiểu biết về bản thân từ thời tiền khoa học của chủ thể
mang khả năng trao đổi ngôn ngữ và hành động âm thầm ngấm vào sự mô tả con người
đó. Nhưng nếu chúng ta mô tả một biến diễn như một hành vi con người chẳng hạn,
hẳn chúng ta biết rằng chúng ta mô tả một điều gì không chỉ cắt nghĩa được như
một quá trình tự nhiên, mà trong trường hợp cần thiết còn có thể đem ra ra biện
hộ được. Ðằng sau tất thảy là bức tranh của những con người bình sinh vốn bị
đẩy vào hoạt động liên phối được quy định một cách mô phạm, có thể hỏi trách
nhiệm đối với nhau, và họ gặp gỡ nhau trong vũ trụ tập hợp bao nguyên tắc làm
nên nền tảng chung cho công luận. Ngay giác độ ống kính mang theo thường nhật
này soi rõ sự chênh biệt giữa trò chơi ngôn ngữ của biện hộ và trò chơi ngôn
ngữ của miêu tả thuần túy. Ngay cả những chiến lược giải thích mang tính
phi-giản lược hóa cũng vấp phải hạn chế ở tính nhị nguyên này. Ý thức về tư
cách tác giả mang trách nhiệm báo cáo là cốt lõi của tự hiểu biết về bản thân
chỉ có được dưới giác độ của người trong cuộc và như vậy, sao có được dưới giác
độ của người quan sát. Niềm tin mang tính duy khoa học vào một ngành khoa học
một ngày nào đấy không những chỉ bổ sung cho hiểu biết bản thân của con người
bằng việc tự mô tả khách quan hoá mà còn thế bỏ nó nữa thực không phải là khoa
học mà là một triết học tồi. Ngay đối với Common sense khai sáng bằng khoa học,
thí dụ sẽ không có ngành khoa học nào chấp nhận vịêc đánh giá xem chúng ta phải
ứng xử ra sao với sinh thể người tiền nhân tính trong tinh thần mô tả sinh học
phân tử mà can thiệp bằng kỹ thuật gien cho phép làm được như vậy.
Như vậy Common sense bắt chặt với ý thức của con người có
thể đề xuất sáng kiến, mắc lỗi và sửa chữa sai lầm. Ðối lập lại với các ngành
khoa học, Common sense khẳng định một cấu trúc về viễn tượng riêng biệt. Mặt
khác, theo tôi nghĩ, cùng với ý thức tự chủ không thể nắm bắt được một cách tự
nhiên chủ nghĩa, Common sense này còn khẳng định một khoảng cách tới tôn giáo
lưu truyền dẫu sao cấp nguồn sống cho chúng ta bằng nội dung quy phạm của nó.
Có thể nói chắc rằng Common sense dân chủ của công dân này đã chiếm vị trí
trong ngôi nhà của nhà nước hiến pháp dân chủ kiến thiết bằng pháp luật của lí
trí. Và ngay cả pháp luật kiến lập bởi lí trí mang tính bình quyền cũng có cội
rễ tôn giáo. Nhưng sự hợp thức hóa cho luật pháp và chính trị theo quyền lực
của lý trí uống nguồn đã từ lâu trần tục. Chính vì thế đối với tôn giáo, Common
sense khai sáng dân chủ kiên định trên những cơ sở không chỉ riêng cho các
thành viên của một cộng đồng tín ngưỡng chấp thuận. Ắt hẳn điều này cũng sẽ gây
bực bội ở phía những tín đồ cho rằng thế tục hóa kiểu Tây phương có thể sẽ là
con đường một chiều gạt tôn giáo ra ngoài lề phố.
Thực vậy, mặt trái của quyền tự do tín ngưỡng là một nỗ lực
nhằm bình định chủ nghĩa đa nguyên thế giới quan đã từng mang lại những hậu quả
nặng nề ở mức bất đồng đều. Cho đến nay nhà nước tự do vẫn bắt buộc riêng tín
đồ trong số công dân của mình phải chia xẻ bản sắc của họ thành phần cá nhân và
phần cho công luận. Chính họ là người phải phiên dịch những ý niệm tôn giáo của
họ sang ngôn ngữ thế tục trước khi lý lẽ của họ may có cơ được đa số đồng tình.
Cũng như vậy, những người Tin lành và Cơ đốc, khi cổ động cho những bào thai
cấy ngoài cơ thể mẹ xứng hưởng tư cách của người mang quyền cơ bản, họ đã tiến
hành (có thể quá vội vã) thử nghiệm phiên dịch ý niệm con người giống Chúa về
mặt hình hài sang tiếng nói phàm tục của luật pháp. Cuộc đi tìm nguyên tắc làm
nên nền tảng với mục đích đạt sự chấp thuận chung sẽ chỉ không đi đến loại trừ
tôn giáo khỏi đời sống công luận một cách bất công và, về phần mình, thế giới
thế tục không bị cắt rời khỏi nguồn cung cấp ý nghĩa mang nhiều tiềm ẩn quan
trọng, nếu như phía thế tục cũng giữ gìn được một cảm năng nhạy bén đối với sức
truyền đạt của ngôn ngữ tôn giáo. Ranh giới giữa căn nguyên thế tục và tôn giáo
vốn đan quyện. Chính vì vậy cần hiểu việc xác định ranh giới gây nhiều tranh
cãi này là một nhiệm vụ phối hợp đòi hỏi hai phía cũng đều phải nhìn từ góc độ
của phía kia.
Common sense khai sáng theo tinh thần dân chủ không phải là
số ít đơn độc; nó viết lên tâm trạng của một công luận đa thanh. Số đông thế
tục không được tuyên bố những quyết định trước khi chưa lắng tai nghe những
tiếng nói phản đối ở những người đối lập ý kiến cảm thấy việc làm kia xúc phạm
họ trong những đức tin; và như vậy họ phải thấy sẽ học được điều gì. Trước thực
tại những nền tảng đạo đức của mình có nguồn gốc tôn giáo, nhà nước tự do, đối
đầu những thách thức mới phải tính đến khả năng không vượt nổi trình độ truyền
đạt ở thời kỳ hình thành nhà nước. Ngày hôm nay ngôn ngữ của thị trường thẩm
thấu vào mọi chân tơ kẽ tóc và ép tất cả quan hệ con người vào một khuôn mẫu
nhắm vào sở thích từng người. Mối gắn bó xã hội trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
đã không tan biến trong những khái niệm của khế ước, của sự lựa chọn duy lý và
tối đa tận dụng.
Chính vì lẽ đó Kant đã không để cho Cần tồn vô điều kiện (6)
biến đi trong dòng cuốn hút của nhu cầu tự thân khai sáng. Ông đã mở rộng tự do
tùy tiện sang địa hạt tự trị và như vậy chúng ta có được một ví dụ lớn đầu tiên
về một sự phá vỡ những chân lý tín ngưỡng tuy mang xu hướng thế tục hoá nhưng
đồng thời mang chức năng hàn gắn. Với Kant, những điều Chúa răn lại tìm thấy uy
lực của mình trong việc thực hiện bắt buộc những trách nhiệm đạo đức. Với chúng
ta đó là một tiếng vọng hưởng không bỏ ngoài tai được. Với khái niệm tự trị đề
xướng, chắc chắn Kant đã phá vỡ hình dung mang tính cổ truyền về quan hệ của
bầy tôi với Chúa. Nhưng khi hướng sang biến đổi từng phần nội dung tôn giáo một
cách phê phán, ông đã tránh được những hậu quả dung tục mà một sự thiểu phát
vét sạch gây ra.
Ngôn ngữ thế tục, chỉ riêng xóa những điều đã từng mang ý nghĩa, để lại những
tình cảm rối loạn. Có gì đó đã mất đi khi tội tông truyền biến thành tội. Bởi
đi đôi với nguyện vọng tha thứ còn có nguyện vọng không hề ủy mỵ biến khổ đau
gây ra cho người khác thành chuyện chưa hề xảy ra. Chính lúc này chúng ta hoang
mang bởi không xoay chuyển được đau khổ đã qua - chính bất công đối những kẻ vô
tội bị hành nhục, bị chà đạp phẩm giá, bị sát hại vượt qua khỏi mọi tầm đền
chuộc lại mà con người có thể làm được. Hy vọng đã mất về sự sống lại đã để lại
khoảng trống khôn nguôi. Theo tôi nghĩ, sự ngờ vực của Horkheimer(7) khi ông
nói: „Người bị đánh chết thực đã chết hẳn“ đối với Benjamin(8) về hy vọng tràn
đầy về sức đền chuộc bằng tưởng niệm theo tinh thần nhân văn, thế đấy không cải
chính xung tác bất lực còn muốn thay đổi ít nhiều ở điều không thể cải sửa.
Cuộc trao đổi thư từ của Benjamin với Horkheimer bắt đầu từ đầu năm 1937. Sau
cuộc Tận thiêu (Holocaust), cả hai ý xung tác thật và sự bất lực của nó vẫn
tiếp diễn ở thực tiễn „ Xem xét lịch sử“ (Adorno) vừa cần thiết vừa vô phương
cứu chữa. Có lẽ từ đây tôi cần phải nói, chính xung tác đó cũng còn biểu lộ ở
dạng trá hình trong thán khúc não nề rằng thực tiễn này không phù hợp. Trong
những giây lát ấy, các đứa con vô thần của thời hiện đại này dường như tin rằng
chúng mắc tội nhiều với nhau hơn và bản thân chúng cần có nhiều hơn so với
những điều từ truyền thống tôn giáo phiên dịch ra mang lại - tức dường như tiềm
năng ngữ nghĩa của tôn giáo chưa được khai thác hết. Cũng có thể giá trị hai
mặt này đưa tới một thái độ hợp lý tức là giữ khoảng cách đối với tôn giáo mà
không đóng kín những phương diện của nó mở ra. Thái độ này có thể lái sự tự
khai sáng của một xã hội công dân tan nát vì đụng độ văn hoá sang hướng đúng.
Những cảm nhận về đạo đức cho đến nay chỉ biểu đạt giàu cung bậc trong ngôn ngữ
tôn giáo có thể được mọi người nói chung hưởng ứng, nếu chẳng bao lâu nảy sinh
một kiểu diễn đạt cứu vãn tình thế đáp lại những gì đã đi vào lãng quên nhưng
là những mất mát hàm ẩn. Rất ít khi điều này thành đạt, nhưng cũng đôi khi. Một
sự thế tục hoá không gây đổ vở diễn ra trong mô thức phiên dịch. Ðó chính là
điều Tây phương, với tư cách là quyền lực thế tục hóa toàn cầu, có thể học được
từ lịch sử của chính mình. Nếu không, kể cả dưới mắt thế giới Ả Rập, Tây phương
chỉ như lính thập tự quân của thế lực tín ngưỡng ganh đua hoặc là gã lái đi tìm
buôn một loại lý tính với bản sắc công cụ chôn vùi hết mọi ý nghĩa. Cuối cùng
hãy cho tôi cắt nghĩa sự thế tục hoá không gây đổ vỡ bằng một ví dụ.
Trong cuộc tranh cãi việc ứng xử ra sao với bào thai người
vẫn còn nhiều vị viện dẫn vào kinh sách Môi-se 1, 27: Ðức Chúa Trời sáng tạo
con người theo đúng hình hài của Ngài, Ngài dựng nên loài người giống như hình
Ðức Chúa Trời. Không nhất thiết phải tin rằng Chúa hiện thân cho tình yêu sáng
tạo ra Eva và Adam thành những sinh thể tự do để hiểu nội dung hình hài giống
Chúa hàm ý gì đây. Không có tri thức ở một phía vẫn có tình yêu, không có sự
tôn trọng lẫn nhau sẽ không có tự do. Chính vì vậy vị thế đối chiếu của con
người, về phần nó cũng phải được tự do để đáp lại lòng đoái thương của Thiên
Chúa. Tất nhiên như vậy, cái kẻ khác kia, và điều này tôi mới cho là quan
trọng, kể cả có hình hài giống Chúa, cũng được hình dung là vật thụ tạo của
Chúa. Sự sản sinh ra hình hài giống Chúa diễn đạt một cảm nhận có thể nói lên
điều gì đấy trong câu chuyện này đối với những kẻ thô tục với tôn giáo mà tôi
vốn thuộc về họ. Đức Chúa là “chúa thánh của những người tự do” chừng nào chúng
ta không san bằng được chênh biệt tuyệt đối giữa đấng sáng tạo và sinh linh tạo
vật. Chỉ trong chừng mực đó việc Chúa ban cho hình thể mới không có nghĩa là
một sự qui định được giao phó hết cho sự tự quyết của con người.
Ðấng Chúa tể càn khôn này, gồm trong một cả đấng sáng thế và
đấng cứu chuộc không cần phải hoạt động như một nhà kỹ thuật theo quy luật tự
nhiên hoặc như nhà tin học tuân theo quy tắc một bộ mã. Tiếng gọi dội vào đời
của Chúa, ngay từ đầu hòa phối trong một vũ trụ nhạy cảm về mặt đạo đức. Chính
vì vậy Chúa chỉ có thể “ xác quyết” con người trong ý nghĩa Chúa vừa nâng đỡ
con người đi đến tự do vừa ràng buộc trách nhiệm cho nó. Vậy người ta không còn
phải tin vào tiền đề thần học nữa để bây giờ hiểu ra hệ quả. Như vậy một mối lệ
thuộc hoàn toàn khác được hình dung theo lối nhân quả sẽ xuất hiện nếu như sự
chênh biệt vốn được chấp nhận trong khái niệm sáng thế bị loại bỏ, và một kẻ
đồng tuế nào đó đứng vào vị trí của Chúa - tức giả sử, chiểu theo sở thích
riêng, con người can gián vào công thức rất tình cờ phối hợp định lượng nhiễm
sắc thể cha mẹ mà ít ra không được phép, dù chỉ ở mức phản chứng, quy ép kẻ
khác kia đồng thuận. Lối diễn dịch này gợi ý vấn đề tôi lưu tâm tới ở một chỗ
khác. Liệu người đầu tiên nào tự ý chế định một con người khác trong dạng tồn
tại tự nhiên như vậy cũng phải tước mất của nó quyền tự do dành cho những người
ngang hàng phải lứa để đảm bảo cho kẻ đó khác mình?
©Phạm Kỳ Đăng dịch.
(Người dịch cám ơn các ông bà Bùi Thị Trạc Tuyền, Đỗ Kim Thêm, Trương Hồng Quang về những chỉ dẫn, góp ý.)
Nguồn: Xin xem bản gốc
Chú thích của người dịch:
©Phạm Kỳ Đăng dịch.
(Người dịch cám ơn các ông bà Bùi Thị Trạc Tuyền, Đỗ Kim Thêm, Trương Hồng Quang về những chỉ dẫn, góp ý.)
Nguồn: Xin xem bản gốc
Chú thích của người dịch:
Jürgen Habermas (sinh năm 1929): Triết gia Đức, giáo
sư triết học tại đại học Frankfurt/M (Đức) và Northwestern University ở
Evanston, Chicago. Đầu đề bài đáp từ do người dịch đặt lại.
[1] Vị thần trong thần thoại La mã có cái đầu hai mặt, ẩn dụ ở đây ám chỉ tính
hai mặt ưu khuyết của thời Hiện đại.[2] Maximilian Carl Emil Weber (1864-1920):
Nhà xã hội học, luật gia và nhà kinh tế học, được công nhận là tác gia kinh
điển của ngành xã hội học cũng như khoa học xã hội và văn hóa.
[3] Common sense : lý trí lành mạnh, xin dịch trong ngữ cảnh là „trí năng điều hòa“ ở tương quan với Khoa học và Tôn giáo.
[4] Có thể hiểu là tự ý thức.
[5] Wilfrid Sellars (1912-1989): Nhà triết học Mỹ, đóng góp vào Triết học tinh thần, Lý thuyết nhận thức và Siêu hình học.
[6] Ðòi hỏi mang tính đạo đức của Immanuel Kant, triết gia Đức.
[7] Max Horkheimer (1895-1973) Nhà triết học và xã hội học, cùng với Theodor W. Adonor (1903-1969) là hai đại diện chính của Trường phái Frankfurt và Lý thuyết phê phán.
[8] Walter Bendix Schoenflies Benjamin (1892-1940): Triết gia, nhà phê bình văn học và dịch giả.
Bài đăng VHNA
[3] Common sense : lý trí lành mạnh, xin dịch trong ngữ cảnh là „trí năng điều hòa“ ở tương quan với Khoa học và Tôn giáo.
[4] Có thể hiểu là tự ý thức.
[5] Wilfrid Sellars (1912-1989): Nhà triết học Mỹ, đóng góp vào Triết học tinh thần, Lý thuyết nhận thức và Siêu hình học.
[6] Ðòi hỏi mang tính đạo đức của Immanuel Kant, triết gia Đức.
[7] Max Horkheimer (1895-1973) Nhà triết học và xã hội học, cùng với Theodor W. Adonor (1903-1969) là hai đại diện chính của Trường phái Frankfurt và Lý thuyết phê phán.
[8] Walter Bendix Schoenflies Benjamin (1892-1940): Triết gia, nhà phê bình văn học và dịch giả.
Bài đăng VHNA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét