Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Cho nghĩ thêm về quân sự

Phạm Kỳ Đăng  

Tranh© F.J Goya(1746-1828): Họa sĩ Tây Ban Nha

Tết Mậu Thân 50 năm trước quân đội chính qui miền Bắc và các lực lượng nằm vùng cùng động binh, đồng loạt tiến công và chiếm giữ, thất bại và tháo lui. Quân lực Việt Nam Cộng hòa và quân đội Mỹ phản công, truy kích thắng lợi. 7 năm tiếp đó, sau thất thủ ở Tây Nguyên, chính phủ Dương Văn Minh kết cục đầu hàng.

Yếu tố quân sự, theo thiển kiến cá nhân tôi, cần có vị trí lớn hơn trong cuộc thảo luận về những kết quả hướng ra thế giới rất tương phản nhau (sự thất bại và thiệt hại được phía VNDCCH khuyếch trương thành chiến thắng tới hôm nay còn kỷ niệm) mà mỗi bên đạt được.

Ở đây hai bên có sự khác biệt về cách tổ chức và điều hành quân sự.

Về mặt học thuyết, quân sự của nhà nước XHCN bảo vệ nền chuyên chính vô sản trong quá trình xây dựng, không giới hạn trong phạm vi quốc gia, kiện toàn và mở rộng cái cỗ máy thù nghịch với nhiều tầng lớp nhân dân. Xã hội chuyên chế - phi dân sự luôn được giới cầm đầu đặt ở trong tình trạng cảnh giác và kích động. Lý thuyết quân sự tương thích mang tính tiến công; quân đội nhà nước XHCN và cả toàn phe với tham vọng cách mạng vô sản toàn thế giới, thường xuyên xách động và chủ động gây hấn. Người lính cũng không phải là có kỷ luật thép như ta thường nghĩ, nhưng họ dám xả thân hơn, bởi với con em nhà nông, đi bộ đội mở ra con đường tiến thân gần như duy nhất cho tuổi trẻ.

Cũng không thể xem thường ngành nghiên cứu - chế tạo và công nghiệp quân sự của các nước khối CNXH cũ. Ở lĩnh vực này, nhà nước đầu tư vô cùng hào phóng, và ngành này hoạt động không bị chi phối bởi những ràng buộc của kinh tế kế hoạch tập trung. Mục tiêu của công nghiệp chế tạo quốc phòng nhằm đuổi kịp và vượt, ít ra khai thác những nhược điểm của khí giới và khí tài phương Tây, khiến máy bay, tàu bò sản xuất vượt kế hoạch của các tổ hợp quân sự của Nga – Trung cộng nguy hiểm chẳng hề là đồ chơi.

Cho nên, dẫu tình trạng xã hội lạc hậu, nền quân sự của nhà nước XHCN vẫn vận hành tốt trên những nguyên lý hà khắc, phi nhân coi mạng người như rơm rác.

Học thuyết quân sự và quân đội của thế giới dân chủ - tự do ngược lại giới hạn nhiều hơn vào sự phòng vệ. Người lính phương Tây của xã hội dân sự „đời“ hơn. Họ ra trận cho một thế giới dân sự tự do và phóng túng, một xã hội bị động và ít khả năng cảnh giác. Quân đội của các nhà nước dân chủ vận hành quan liêu, bị động, người lính ưa tiện nghi và hưởng thụ ngay trên chiến trường.

Thời điểm cuối những năm 60, vai trò tự đảm của Hoa Kỳ đổ quân vào Nam Việt Nam ngăn chặn sự lan tràn của các lực lượng cộng sản Đông Dương sang Malaysia, Singapor, Indonesia đã đến lúc lỗi thời. Mỹ còn nán lại VN làm gì nữa với cuộc chiến tiêu hao sinh lực, song song ở nhiều nơi dấy lên phong trào phản chiến. Liên Xô và Trung quốc muốn Việt Nam cũng chia cắt như Triều Tiên. Khác với Việt Nam, Triều Tiên là một bán đảo không cho phép Bắc Hàn bành trướng và xuất khẩu sang nước khác cách mạng thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh xung đột Xô-Trung, chính quyền Johnson nhận ra nguy cơ sa lầy, đã thương lượng và thoái quân.

Cho nên cũng không thể xem những sơ xuất của chính quyền Sài gòn ở khâu xử lý thông tin tình báo; sự lơ là và mất cảnh giác, ấu trĩ, quan liêu và bạc nhược của những người nắm trọng trách là nguyên nhân chính dẫn tới sụp đổ một nhà nước cộng hòa non trẻ. Những nhược điểm đó hệ trọng nhưng không phải là tất cả. Quân sự của VNCH là nền quân sự phòng ngự, và xã hội dân sự của VNCH thiếu khả năng tự vệ, như các xã hội dân chủ phương Tây nói chung.

Ngày nay nhìn lại thời Chiến Tranh Lạnh, nhìn nổi bật mô hình kinh tế trì trệ, sự chán chường của người dân bị tước đoạt quyền sỡ hữu và các nhân quyền cơ bản – các nguyên nhân dẫn tới sự dẫn tới sụp đổ hệ thống - người ta bỏ qua thực tế rằng, nếu chỉ vì tranh giành về quân sự (dĩ nhiên ở phạm vi chiến tranh phi nguyên tử) khối Warzawa ngay cả ở giai đoạn cuối cũng có thể hành quân vào được Paris sau 5 đến 6 giờ đồng hồ nổ súng. Hiện thời, nói điều này rất nhiều bạn không tin, nếu hôm nay bị đánh phủ đầu NATO ngã quị lập tức trước sức mạnh của Nga trong liên minh ma quỷ với vài nước Hồi giáo. Ở những loạt đạn đầu. Còn hồi tỉnh và tấn công lại, lại là những bước tiếp.

Tôi e sợ một thảm cảnh châu Âu bị tấn công. Trong trào lưu dân túy và cực đoan trỗi dậy, thế giới dân chủ càng dễ bị tổn thương hơn. Một Bắc Triều Tiên nghèo đói hiện tại dễ bề hủy diệt lắm người anh em văn minh giàu có hơn, và tiếp tục ngạo nghễ dằn giọng với kẻ thù của nó là Mỹ - quốc gia hùng mạnh nhất hoàn cầu.

Nhưng VNCH cách đây 50 năm, thua ở loạt đạn đầu đã đứng dậy và chiến thắng, 7 năm sau đó thất bại hẳn bởi bị Mỹ và các nước đồng minh khác không ứng cứu, nói trắng ra bị bỏ rơi.

Nếu đã đành thế sa vào vai trò nạn nhân, ta không chỉ thắp nhang riêng cho nạn nhân của vụ Thảm sát. Hãy tưởng niệm mọi oan hồn Nam Bắc.

Tranh của Francisco José de Goya y Lucientes (1746-1828): Họa sĩ Tây Ban Nha.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Khúc hát ban chiều

Georg Trakl (1887 - 1914)    

Tranh © Isaak I. Lewitan ( 1860-1900)

Ban chiều, nếu ta đi trên những lối mòn tăm tối,
Hiện lên trước mắt hình thù nhợt nhạt của chúng ta.

Nếu thèm khát
ta uống nước trắng trong ao,
vị ngọt của tuổi thơ ta buồn bã.

Người chết đi là chúng mình an nghỉ dưới bụi cây cơm cháy,
Trân trối nhìn lũ chim hải âu xám.

Những đám mây xuân dâng trên thành phố ảm đạm,
Thành phố của những thày tu vào những thời cao quí lặng câm.

Rồi anh cầm lấy tay em mảnh khảnh
Em khẽ mở ra đôi mắt tròn,
Thời đó cách đây đã lâu

Mà thế nếu âm thanh ngọt ngào u tối tràn vào linh hồn,
Hiện ra em - cô gái trắng trong phong cảnh mùa thu nơi người bạn.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Abendlied

Georg Trakl (1887 - 1914)

Am Abend, wenn wir auf dunklen Pfaden gehn,
Erscheinen unsere bleichen Gestalten vor uns.

Wenn uns dürstet,
Trinken wir die weißen Wasser des Teichs,
Die Süße unserer traurigen Kindheit.

Erstorbene ruhen wir unterm Hollundergebüsch,
Schaun den grauen Möven zu.

Frühlingsgewölke steigen über die finstere Stadt,
Die der Mönche edlere Zeiten schweigt.

Da ich deine schmalen Hände nahm
Schlugst du leise die runden Augen auf,
Dieses ist lange her.

Doch wenn dunkler Wohllaut die Seele heimsucht,
Erscheinst du Weiße in des Freundes herbstlicher Landschaft.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

Evening Song

In the evening, when we go on dark paths,
Our pale figures appear before us.

If we thirst,
We drink the white water of the pond,
The sweetness of our sad childhood.

Deceased, we rest under the elder bushes,
Watch the gray gulls.

Spring's clouds rise over the sinister city,
That silences the monks' nobler times.

When I took your narrow hands
You quietly opened round eyes.
This is long ago.

Yet when the dark harmony visits my soul,
You appear white in the friend's autumnal landscape.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.
„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan ( Исаак Ильич Левитан, * 1860 † 1900): Họa sĩ Nga gốc Do thái.

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Tối Nô-el

Hermann Hesse (1877-1962)   

Tranh ©Claude Monet (1840-1926) Họa sĩ Pháp

Tôi đứng lâu bên cửa sổ tối
Và nhìn thành phố tuyết trắng ngần
Và lắng nghe chuông tiếng vang ngân
Cho đến giờ tiếng chuông cũng tắt.

Hiện giờ đêm nguyên sơ, bình lặng
Trong tiết mùa đông lạnh như mơ,
Thức canh bởi vầng trăng bạc nhợt nhờ,
Soi vào nỗi niềm tôi đơn chiếc.

Giáng Sinh - Một nỗi nhớ quê nhà sâu thẳm
Bật kêu lên từ lồng ngực dày vò
Của tôi, tưởng nhớ thời yên tĩnh xa xưa
Bởi với tôi, những ngày lễ Nô-el cũng tới.

Từ dạo đó đầy nhiệt thành tăm tối
Trên đất này tôi xuôi ngược dọc ngang
Trong cuộc lữ hành nào có bình an
Tìm Hạnh phúc, Vàng kim và Thông thái.

Giờ đây mệt mỏi và buông xuôi, tôi nghỉ lại
Ở nơi ven lề cuối chặng đường
Và ở nơi xa miền xanh biếc, quê hương
Và tuổi trẻ nằm im như giấc mộng.

1902

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Weihnachtsabend

Hermann Hesse (1877-1962)

Am dunklen Fenstern stand ich lang
Und schaute auf die weiße Stadt
Und horchte auf den Glockenklang,
Bis nun auch er versungen hat.

Nun blickt die stille reine Nacht
Traumhaft im kühlen Winterschein,
Vom bleichen Silbermond bewacht,
In meine Einsamkeit herein.

Weihnacht! - Ein tiefes Heimweh schreit
Aus meiner Brust und denkt mit Gram
An jene ferne, stille Zeit,
Da auch für mich die Weihnacht kam.

Seither voll dunkler Leidenschaft
Lief ich auf Erden kreuz und quer
In ruheloser Wanderschaft
nach Weisheit, Gold und Glück umher.

Nun rast' ich müde und besiegt
An meines letzten Weges Saum,
Und in der blauen Ferne liegt
Heimat und Jugend wie ein Traum.

1902

Chú thích của người dịch:


Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.
Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. * Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). * Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. * Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. * Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Steppenwolf xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. * Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. * 1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. * Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. * Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.

Tác phẩm:
Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ

Văn xuôi:
- Peter Camenzind (1904) Tuổi trẻ và cô đơn, tiểu thuyết, Vũ Đình Lưu dịch
- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết
- Demian (1917) Tuổi trẻ băn khoăn, truyện dài, Hoài Khanh dịch.
- Siddhartha (1920), tiểu thuyết được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch dưới tiêu đề Câu chuyện dòng sông.
- Sói đồng hoang (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.
- Đôi bạn chân tình (Narziss und Goldmund), Vũ Đình Lưu dịch.
- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết.
- Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

Tranh của Claude Monet (1840-1926) Họa sĩ Pháp, một trong những họa sĩ sáng lập phái Ấn tượng (Impressionism). 

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018

Thoái hóa

Heinrich Heine (1797-1956)   

©Tina Blau (1845-1916): Nữ họa sĩ Áo

Có thật chăng Tự nhiên cũng tồi tệ
Và tiếp thu lầm lỗi của con người ?
Tôi ngờ ngợ, nay cỏ cây, muông thú
Cũng dối gian như mọi kẻ trên đời.

Tôi chẳng tin vào tiết trinh hoa huệ
Con bướm đang hú hí cùng hoa -
Gã đỏm đáng hôn hoa và phơ phất
Cuối cùng mang trinh tiết lượn xa.

Tôi coi sự bình dị của hoa tím
Đáng là bao, bông hoa nhỏ hiền lành
Quyến rũ bằng phấn hương điệu bộ
Rồi âm thầm khao khát nổi danh.

Tôi ngờ cả chim dạ oanh đang hót
Lời ca lên có cảm nhận được chi?
Lúc huênh hoang, lúc nỉ non, thánh thót,
Cũng vì quen lặp lại, chứ gì.

Sự thật biến đi khỏi mặt đất
Cả trung trinh, chuyện đã qua nhanh
Chó vẩy ve đuôi, còn bốc lên mùi khẳm
Chứ còn sao, chúng hết cả trung thành.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Entartung

Heinrich Heine (1797-1956)

Hat die Natur sich auch verschlechtert,
Und nimmt sie Menschenfehler an?
Mich dünkt, die Pflanzen und die Tiere,
Sie lügen jetzt wie jedermann.

Ich glaub nicht an der Lilie Keuschheit,
Es buhlt mit ihr der bunte Geck,
Der Schmetterling; er küßt und flattert
Am End' mit ihrer Unschuld weg.

Von der Bescheidenheit der Veilchen
Halt ich nicht viel. Die kleine Blum',
Mit den koketten Düften lockt sie,
Und heimlich dürstet sie nach Ruhm.

Ich zweifle auch, ob sie empfindet,
Die Nachtigall, das, was sie singt;
Sie übertreibt und schluchzt und trillert
Nur aus Routine, wie mich dünkt.

Die Wahrheit schwindet von der Erde,
Auch mit der Treu' ist es vorbei.
Die Hunde wedeln noch und stinken
Wie sonst, doch sind sie nicht mehr treu.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

Tranh của Tina Blau (1845-1916): Nữ họa sĩ Áo của Phong cách trẻ Vienna, nổi tiếng về tranh phong cảnh.

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

Những cây thông cao khản hơi hít thở

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Tranh của © Claude Monet (1840 - 1926): Họa sĩ Pháp

Những cây thông cao khản hơi hít thở
trong tuyết mùa đông, và xốp mềm thêm vẻ
hào nhoáng của cây ấp ủ mọi mầm ươm
Những con đường trắng trở nên khẽ khàng hơn
Những túp nhà thân thương thêm phần ý nhị.

Đây đó đồng hồ hát ca, trẻ con run rẩy
Một thanh củi nổ toác trong bếp lò xanh
và đổ nhào trong giông tố sáng trưng
và ngoài kia trong lóng lánh tuyết bông
ngày trắng lớn, vươn lên vĩnh cửu.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Die hohen Tannen atmen heiser

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Die hohen Tannen atmen heiser
im Winterschnee, und bauschiger
schmiegt sich sein Glanz um alle Reiser.
Die weißen Wege werden leiser,
die trauten Stuben lauschiger.

Da singt die Uhr, die Kinder zittern:
Im grünen Ofen kracht ein Scheit
und stürzt in lichten Lohgewittern, –
und draußen wächst im Flockenflittern
der weiße Tag zur Ewigkeit.

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.

Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

The Road To Giverny In Winter- Tranh của Claude Monet (1840 - 1926): Người Pháp, họa sĩ quan trọng của phái Ấn tượng (Impressionism).

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Những đứa con tháng Bảy

Hermann Hesse (1877-1962)  
 
Tranh © Emil Nolde: Họa sĩ Đức

 

Chúng tôi những đứa trẻ sinh trong tháng Bảy
Yêu mùi hương hoa nhài trắng thơm nồng
Chúng tôi dạo nơi vườn thắm nở bông
Lặng lẽ chìm vào giấc mơ trĩu nặng.

Người anh em chúng tôi: hoa anh túc rực son
Cháy trong cơn giông bừng bừng đỏ lửa
Trên những bức tường bỏng và trên đồng lúa
Làn gió sau rồi cuốn những chiếc lá đi.

Như một đêm tháng Bảy, đời chúng tôi muốn
Kết điệu vũ vòng chở nặng mộng mơ
Dâng hiến cho giấc mơ, nóng bỏng hội mùa
Trong tay lúa kết vành và hoa anh túc đỏ.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Julikinder

Hermann Hesse (1877-1962)

Wir Kinder im Juli geboren
Lieben den Duft des weißen Jasmin,
Wir wandern an blühenden Gärten hin
Still und in schwere Träume verloren.

Unser Bruder ist der scharlachene Mohn,
Der brennt in flackernden roten Schauern
Im Ährenfeld und auf den heißen Mauern,
Dann treibt seine Blätter der Wind davon.

Wie eine Julinacht will unser Leben
Traumbeladen seinen Reigen vollenden,
Träumen und heißen Erntefesten ergeben,
Kränze von Ähren und roten Mohn in den Händen.

1904


Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. *Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). *Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. *Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. *Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Steppenwolf xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. *Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. *1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. *Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. *Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.

Tác phẩm:

Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ
Văn xuôi:
– Peter Camenzind (Peter Camenzind, 1904), tiểu thuyết
– Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết
– Siddhartha (Siddhartha, 1920), tiểu thuyết
– Sói đồng hoang (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết
– Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết
– Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

Tranh của Emil Nolde (7. 8. 1867 – 13. 4. 1956): Một trong những đại diện phái Biểu hiện, và được coi là một trong những họa sĩ sơn dầu và màu nước xuất sắc của thế kỷ 20.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

U hoài

Georg Trakl (1887 - 1914)  


Tranh © Otto Mueller (1874-1930): Họa sĩ Đức

Bóng đổ xanh. Ôi những con mắt tối
Chằm chằm nhìn tôi lâu khi chúng lướt qua
Tiếng guitar êm ái đệm mùa thu
Trong vườn, tan vào nước tẩy nâu sắc

Tay thần nữ trải ra thâm u trầm mặc
Của tử thần, những đôi môi héo tàn
Bú ở bầu vú đỏ và trong nước tẩy đen
Lọn tóc ẩm của chàng thái dương (1) vờn lướt.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Melancholie


Georg Trakl (1887 - 1914)

Bläuliche Schatten. O ihr dunklen Augen,
Die lang mich anschaun im Vorübergleiten.
Guitarrenklänge sanft den Herbst begleiten
Im Garten, aufgelöst in braunen Laugen.

Des Todes ernste Düsternis bereiten
Nymphische Hände, an roten Brüsten saugen
Verfallne Lippen und in schwarzen Laugen
Des Sonnenjünglings feuchte Locken gleiten.

Một bản tiếng Anh:

Melancholy

Georg Trakl (1887 - 1914)

Bluish shadows. O you dark eyes,
That gaze long at me gliding past.
Guitar chords softly accompany autumn
In the garden, dissolved in brown lyes.

Nymph-like hands prepare
Death's serious somberness, decayed lips
Suck at red breasts and in black lyes
The sun-youth's moist curls glide.

Chú thích của người dịch:

(1): Thần mặt trời trong truyền thuyết Hy Lạp là một chàng trai trẻ.

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.
„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của Otto Mueller (1874-1930): Họa sĩ Đức - thành viên nhóm họa Cây cầu - một đại diện quan trọng của Chủ nghĩa Biểu hiện trong hội họa.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

mây kim hoa óng ánh

Phạm Kỳ Đăng 


© Lê Phổ - Vietnamese Painter

mây kim hoa óng ánh
trong màn tuyết rời nôi
xuân muôn năm hạc trắng
đang mở cánh về ngôi.

©® P.K.Đ

happy new year !

Tranh © Lê Phổ (1907-2001): Vietnamese Painter, họa sĩ lớp đầu trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...