Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Nếu chỉ một lần vậy thôi hoàn toàn tĩnh lặng

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Tranh © Vilhelm Hammershøi (1864-1916)

Nếu chỉ một lần vậy thôi hoàn toàn tĩnh lặng.
Nếu cái tình cờ và cái áng chừng
nín câm, và tiếng cười xóm giềng bên
nếu tiếng động, giác quan anh làm nên
không quá thể ngăn cản anh canh thức-:


Vậy thì có thể trong một ý nghĩ dâng ngàn lớp
anh nghĩ tới em, tới tận biên ngoài


và chiếm giữ em (lâu chỉ như một mỉm cười),
để dâng em cho tất cả cuộc đời
như một lời ơn tạ.


©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức


Wenn es nur einmal so ganz stille wäre

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Wenn es nur einmal so ganz stille wäre.
Wenn das Zufällige und Ungefähre
verstummte und das nachbarliche Lachen,
wenn das Geräusch, das meine Sinne machen,
mich nicht so sehr verhinderte am Wachen -:


Dann könnte ich in einem tausendfachen
Gedanken bis an deinen Rand dich denken


und dich besitzen (nur ein Lächeln lang),
um dich an alles Leben zu verschenken
wie einen Dank.


Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

Tranh của Vilhelm Hammershøi (* 15. Mai 1864 ; † 13. Februar 1916): Họa sĩ người Copenhagen, đại diện của phái Tượng trưng, sau những triển lãm lớn tại Pháp và Mỹ, được phát hiện lại ở những năm 90 của thế kỷ trước như một Jan Vermeer của Đan Mạch.

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Kinh Cáo Mình

Georg Trakl (1887 - 1914)


Tranh của © George Grosz (1893-1959)

Những bức tranh muôn màu cuộc đời tô vẽ
Tôi thấy u ám phủ quanh chỉ bởi những hoàng hôn
Lạnh lẽo và ảm đạm, những bóng đổ nhàu nát xô dồn
Như vừa mới sinh ra, cái chết đã khuất phục.

Và vì chiếc mặt nạ rơi xuống từ từng đồ vật
Tôi chỉ thấy sợ hãi, tuyệt vọng, dịch hạch và hổ ngươi.
Vở bi kịch không hình tượng anh hùng của loài người
Một vở tồi chơi trên những nấm mồ, xác chết.

Tôi kinh tởm gương mặt như mơ này, hoang dã
Thế đó muốn tôi nán lại đây, một điều răn quyền uy
Làm một gã vui trò, nhắc cái vai diễn của y
Bị khuất phục, đầy tuyệt vọng - tẻ nhạt.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Confiteor

Georg Trakl (1887 - 1914)


Die bunten Bilder, die das Leben malt
Seh' ich umdüstert nur von Dämmerungen,
Wie kraus verzerrte Schatten, trüb und kalt,
Die kaum geboren schon der Tod bezwungen.

Und da von jedem Ding die Maske fiel,
Seh' ich nur Angst, Verzweiflung, Schmach und Seuchen,
Der Menschheit heldenloses Trauerspiel,
Ein schlechtes Stück, gespielt auf Gräbern, Leichen.

Mich ekelt dieses wüste Traumgesicht.
Doch will ein Machtgebot, daß ich verweile,
Ein Komödiant, der seine Rolle spricht,
Gezwungen, voll Verzweiflung - Langeweile!

Bản tiếng Anh (tham khảo):

Confiteor

Georg Trakl (1887 - 1914)

The colored pictures which life paints,
I see them gloomily only by twilights,
Like frizzy distorted shadows, cloudy and cold,
Hardly born, already defeated by death.

And since the mask fell from every thing,
I see only fear, desperation, disgrace and plagues,
Mankind's heroless tragedy,
A bad play, staged on graves, corpses.

This terrible dream-view disgusts me.
But a higher authority wants me to stay,
A comedian who speaks his role,
Coerced, full of desperation - boredom!

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914) : Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ. 


„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“. (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của George Grosz (1893-1959): Họa sĩ, nhà đồ họa người Đức - Mỹ.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Và thế đó dẫu mỗi người tự thân vươn tới

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Tranh của © Michelangelo di Buonarroti (1475 – 1564)

Và thế đó dẫu mỗi người tự thân vươn tới
như từ hầm ngục hờn căm giữ lấy chính mình
Là thế một sự diệu kỳ lớn lao trên thế giới:
Tôi thụ cảm: tất thảy đời được nghiệm sinh

Ai nghiệm sinh đây? Là những đồ vật chăng
như một giai điệu chưa hề tấu lên,
ban chiều chúng như đứng trong cây đàn hạc
Là những ngọn gió, thổi từ mặt nước
Là những bông hoa thêu dệt mùi hương
Là những đại lộ dài, đang già đi, cây rợp bóng đường?
Là những con thú ấm mình, cất bước
Là những con chim, lạ lẫm cất cánh bay

Vậy thì ai vào đây? Có phải Chúa nghiệm sinh cuộc sống?

®© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Und doch, obwohl ein jeder von sich strebt

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Und doch, obwohl ein jeder von sich strebt
wie aus dem Kerker, der ihn hasst und hält, -
es ist ein großes Wunder in der Welt:
ich fühle: alles Leben wird gelebt.

Wer lebt es denn? Sind das die Dinge, die
wie eine ungespielte Melodie
im Abend wie in einer Harfe stehn?
Sind das die Winde, die von Wassern wehn,
sind das die Zweige, die sich Zeichen geben,
sind das die Blumen, die die Düfte weben,
sind das die langen alternden Alleen?
Sind das die warmen Tiere, welche gehn,
sind das die Vögel, die sich fremd erheben?

Wer lebt es denn? Lebst du es, Gott, - das Leben?

Chú thích của người dịch;

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

Tranh của Michelangelo - Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (1475 – 1564): Họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ thời Phục hưng Ý.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Chiến sĩ chống diễn biến ở nước ngoài

Phạm Kỳ Đăng
Tranh của © George Grosz: Họa sĩ Đức-Mỹ

Ta thử tham dự vào một tình huống, hầu như tất cả người Việt sau 1990 được thẩm vấn tại cơ quan chuyên trách xét tỵ nạn của Đức, khi được hỏi, có biết nghĩa của Tỵ nạn là gì không. Lắc đầu. Hỏi tiếp, thế thì lý do gì khiến ông/ bà rời Việt Nam, thường chủ nhà nghe trả lời, vì cuộc sống khó khăn, không có công ăn việc làm. Hỏi tiếp, là sao vậy, nhưng mà đất Đức cũng nhiều người thất nghiệp? Gần như tuyệt đối các chàng trai cô gái Việt đều bộc lộ, có lẽ là thành thực: „Vì đất nước Đức tươi đẹp, tôn trọng quyền làm người và cư xử với con người nhân đạo“. Nhân viên mới vào nghề thẩm vấn có khi còn đỏ mặt xấu hổ với lời khen ngất trời.

Nhưng rất hiếm hoi, nếu người hỏi là một viên chức người Việt của Cục phụ trách Di dân và Tỵ nạn, thì thôi xong. Ông ta sẽ chặn họng: Đất nước ta tươi đẹp thế này dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân quyền của nước ta cao thế kia, nên nước ta được bầu vào Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, Đức nhiều cái xấu lắm, chính trị Đức đầy thủ đoạn, báo chí Đức dối gian lắm. Hiển nhiên người dân chất phác run rủi bị lừa sang đây cũng bị ông căm thù như phản động, hết cửa sống với ông này.

Tuy nhiên, với nhiều hình thức, ở nhiều cương vị tư cách, người Việt vẫn tới đây trốn chạy cái xã hội tốt đẹp của ông.

Cuộc sống của bà con ta tại Đức gần đây có gì mới không? Rất thú vị, tôi xin trả lời. Nước Đức có một vị phó thủ tướng được một cặp vợ chồng Đức cưu mang từ khi ẵm ngửa đã làm nên sự nghiệp chính trị đáng kính nể đóng góp vào phồn vinh của cộng đồng. Nhưng người Việt đến đây, vượt xa hơn, ngoài cái phạm vi gia đình tông tộc của mình, họ không quan tâm gì mấy đến người bản xứ và các vấn đề chính trị xã hội ở đất nước này.

Thế cũng là đã hơn giá. Nhìn vào một người hàng xóm người Việt, người ta không ghét bỏ, bỏ qua những chuyện cướp bóc giết người động trời, người ta vẫn thấy thương, ít nhất là không thù ghét. Rất nhiều người dân Đức còn cho rằng người Việt hội nhập tốt, con cái học hành giỏi giang, và người Việt thân thiện, vô hại, là tấm gương hội nhập cho cộng đồng nước ngoài. Cá nhân mình có thể khằng định, Việt kiều hội nhập càng lâu, càng sâu, càng trung thực và dễ mến.

Ngoài ra họ cầu cúng đi lễ chùa chiền. (Điều này đáng hoan nghênh, bởi con người cần một đức tin, và ở đây người ta tôn trọng tự do tín ngưỡng). Rồi, đặc biệt ở miền Đông, họ cũng chăm chỉ tham gia hội đoàn, dẫu rằng nhiều hội đoàn xin tiền nhà nước dân chủ, được lập ra theo mô hình của nhà nước toàn trị, lợi dụng sự rộng rãi của xã hội dân sự.

Và trong những hội đoàn đó thấp thoáng nhiều Việt kiều yêu nước, yêu CNXH. Cộng đồng tại Đức đặc sắc đào luyện ra Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh và nhiều phiên bản tiềm năng khác. Bâu xâu hàng đầu vài ba anh nhà văn nhà báo hay lên lớp cộng đồng về tư tưởng. Có đồng chí nhà văn tấn công những người làm báo điện tử talawas và lớn tiếng khen ngợi đảng ta hai lần thiên tài. Và mấy năm trở lại đây xuất đầu lộ diện cả nhà tư tưởng ăn lương nhà nước Đức miệt thị nhân quyền, khinh thị báo chí tự do và bỉ bai người bất đồng chính kiến.

Nương náu trong lòng nước Đức là kẻ đánh bom tháp đôi New York và nhiều chiến binh khủng bố Hồi giáo, và còn rất nhiều người trẻ tuổi hồn nhiên chờ tiếng gọi của IS chiêu mộ. Nhưng các thủ lĩnh tư tưởng của nó phải chui nhủi, phải mai danh ẩn tích. Ở cộng đồng Việt Nam ta tình hình có vẻ khác. Chưa bao giờ người ta nghi ngờ vào sự nguy hiểm của người Việt kiều yêu nước yêu CNXH và sự hoạt động của một trùm dư luận viên người Việt xen vào công luận Đức với hàm ý xấu. Vì lẽ đó chưa một nhà tư tưởng khủng bố giới bất đồng chính kiến và ủng hộ bắt cóc lại có thể xâu chuỗi bắt rễ bền lâu như vậy vào cơ quan công quyền như đồng chí Hồ Ngọc Thắng của đảng ta, hôm qua đã lên các trang báo lớn một cách oanh liệt.

PKĐ

Tranh của George Grosz (1893-1959): Họa sĩ, nhà đồ họa người Đức - Mỹ.

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Như một làn sóng

Tranh của Bùi Xuân Phái (1920-1988), Vietnamese Painter

Hermann Hesse (1877-1962)

Như một làn sóng kết vành hoa bằng bọt
Từ ngọn triều lam đầy thèm khát dướn lên
Và mệt mỏi và đẹp đẽ lụi tàn trong đại dương –

Như một đám mây, trong gió nhẹ chèo lướt
đánh thức nỗi nhớ nhung tất cả khách hành hương
và nhợt nhạt ánh bạc tan vào ngày nhật –

Và như một khúc hát bên lề phố nóng
âm thanh lạ vang lên với những vần điệu diệu kỳ
và quyến rũ trái tim em vời xa qua miền đất –

Như thế cuộc đời tôi đưa thoáng qua thời gian
Chẳng mấy chốc tàn âm, mà thế kín như bưng
Rẽ vào vương quốc của nhớ nhung và vĩnh cửu.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Wie eine Welle

Hermann Hesse (1877-1962)

Wie eine Welle, die vom Schaum gekränzt
Aus blauer Flut sich voll Verlangen reckt
Und müd und schön im großen Meer verglänzt –

Wie eine Wolke, die im leisen Wind
Hinsegelnd aller Pilger Sehnsucht weckt
Und blaß und silbern in den Tag verrinnt –

Und wie ein Lied am heißen Straßenrand
Fremdtönig klingt mit wunderlichen Reim
Und dir das Herz entführt weit über Land –

So weht mein Leben flüchtig durch die Zeit,
Ist bald vertönt und mündet doch geheim
Ins Reich der Sehnsucht und der Ewigkeit.

Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962): Nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tranh của Bùi Xuân Phái (1920-1988), Vietnamese Painter.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Bến Phủ

Phạm Kỳ Đăng

Tranh ©Maurice de Vlaminck (1876-1958): Họa sĩ Pháp

I.

Bụi bay trầm đỏ mẹt hàng
Lộng mùa cánh trắng bay lên
Giang giang trắng hàng Bến Phủ
kết mây lọng tàn Bến Phủ
Dậu bấc kỳ hoa tỏ đèn
Đỏ mờ bến nước chân chen
Tạt liềm trăng ngang nhoài gió
Vệt trai rẽ cát ánh sóng...
Đây Bến Phủ
Sóng mênh mang ông lão xẩm mù u ơ
Tiếng mong manh cất thân phận mỏng
Người thồ xe kêu đò ngang tránh nhìn hoàng hôn chập choạng
Loay hoay nước dồn lục bình ngã sóng
Hương ngọc lan đưa trong hương trĩu mọng
Hết chuyến cuối trong nhói sáng Đại hùng.


II.

Bom rung
Thời khắc nổi khùng
Như bà hàng lẫn trí
Cùng loạn lạc thất tán,
sau này xảy chuyện làng đình đám:
Đêm xem rạp trời bà vãi già quất roi đánh đuổi
trẻ con mất dạy chạy tóe sân chùa
Sư bác sư anh chửi đổng
chí chóe như động rừng
nơi hoang mang tín thủ đều hết đất
Trẻ khóc ngằn ngặt gió khuya thổi
Lọt thỏm trong dư thừa số phận
Em qui y cửa chùa tức tưởi
Uẩn khúc điều chi cạy răng không nói
Lốc cốc mõ nhang cuộn khói kinh cầu
úm lam tĩnh pháp giới
càn nguyên hanh
lợi trinh.


III.

Nghe từ những giác quan bịt chặt tật nguyền thơ sinh
Bà mẹ em hua gậy đoán đường từ những run rẩy
Bình sinh đâu tiếc, điếc câm
bắt cua sinh hạ em
Cô gái
Chị em mộng du lội qua đồng sen tháng tám
và trầm mình bên bến nước này
Em nhận giấy báo tử anh trai em trước lúc biết thương nhau.

Bị bắt gặp bối rối trên đường thoát chạy
sao em không được chuẩn bị trước những bài học về lẻ loi, thất vọng
mắt em nhình sẽ tư lự hơn,
nên đằm thắm hơn bởi những thất bại thua thiệt
Cảnh vẫn đẹp nắng nung muối xát...

Sẽ đóng ván bao phận nhỏ nhoi người
còn mắc nạn trong lễ phần hương hỏa
Cửa vào cuộc của những người cô quả
vẫn bỏ ngỏ
như phong bì gấp dối sẵn đề địa chỉ.


IV.

Bến Phủ
Chìm trong nắng thu nay , lắng rõ
hình thù phân ranh nhiều vật thể
Tiếng tù và chói rúc sau lũy tre
ầm ã như hội ma đi bắt vạ
những phận người không biết ai bấu víu.
- Riêng trơ khốc nỗi không nhắm mắt nổi
Kẻ giường bệnh hấp hối
trao con côi
trên võng đứt
của cõi đời
chìm lãng.

©® PKĐ 2000 - Ngả Muôn Ai 

Tranh Maurice de Vlaminck (1876-1958): Họa sĩ, nhà đồ họa người Pháp, đại diện phái Dã thú trong hội họa.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...