Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Xộc xệch thêm vì báo chí công cụ

Tranh Camille Corot (1796-1875): Họa sĩ Pháp

Phạm Kỳ Đăng
 

Những ngày này, trước cuộc bầu cử quốc hội Đức 24.09.2017, các đảng phái ở Đức nhộn nhịp bày ngoài phố những bích chương và khẩu hiệu tranh cử. Cả các tờ rơi ném vào thùng thư in nổi bật hình ảnh các ứng viên của mình.

Trên báo chí, những chính khách xuất hiện đều đã từng bị săm soi và chịu búa rìu đủ kiểu. Xem lại những bài đả kích, những tranh châm biếm bà thủ tướng Angela Merkel mà không khỏi lăn ra cười, lăn qua các cung bậc tình cảm cho tới bực dọc và phẫn nộ. Nhưng mới đây, tôi thấy gương mặt bà trên tấm pano của liên minh đảng quảng cáo cho một nước Đức đáng là nơi làm việc và sinh sống, biểu lộ một sự đáng tin cậy, thần thái đàng hoàng.

Đương thời người tiền nhiệm của bà - thủ tướng Helmut Kohl – sau vụ không khai tiền quyên góp và lập quỹ đen cho đảng cũng lãnh đủ nhiều chỉ trích, đay nghiến và cả sự ơ hờ từ chính bà - chính khách miền Đông được ông dìu dắt kế tục sự nghiệp. Là kiến trúc sư của thống nhất bằng con đường hòa bình và xây dựng nền tảng cho Liên minh châu Âu, vào dịp kỷ niệm ngày mất ông vẫn được báo chí nghiêm trang nhớ tới và trân trọng điểm lại những đóng góp lớn.

Cá nhân tôi cảm thấy các vị ấy, xa lạ vì họ ở cương vị cao nhất mình không tiếp xúc đã đành rồi, mà có đấy, ở nhiều khía cạnh họ thân thiết như con người của cộng đồng. Có thể bộc trực và duy cảm chăng, tôi nghĩ về bà Merkel như một “bà chị” thân yêu, bên nhiều “ông hàng xóm” khả kính đã quá cố: Konrad Adenauer, Ludwig Erhard, Willy Brandt, Helmut Schmidt, Helmuth Kohl, Gerhard Schröder.

Nhưng nhìn về nước nhà, các nhà lãnh đạo hiện nay phát ngôn, hành xử đều rất nhố nhăng, tranh hí họa còn phải chạy theo không kịp. Mà sao thế nhỉ, báo chí kiểm duyệt chỉ được phép tô điểm và sắp tới còn có dự đính cấm bôi nhọ và nói xấu lãnh tụ, ở đâu ra một đám người thế quyền bặm trợn, trong lời nói hành vi lố lăng thảm hại nhường kia.

Thực hiện một học thuyết sai trái bằng một tổ chức bất chính, lãnh đạo bởi nhóm người thiếu tính chính danh, thì truyền thông công cụ, báo chí kiểm duyệt ngay tự tại về tư cách bất chính như vậy, cũng phải hy sinh đi nhiều cứu cánh. Và hệ quả tất yếu, nó xa lạ với mọi ý thức truy cầu về sự thực, về phẩm giá và danh dự. Vô hình trung, khi tô vẽ hình ảnh lãnh tụ nứt rạn nham nhở ở thời đại digital không còn thuyết phục, đến được tai mắt công luận nó lố bịch hóa tiếp thêm đối tượng noi gương theo, đó chính là cái hình tượng đưa ra cho nhân dân làm mẫu mực.


© PKĐ

Người đàn bà Ý - Tranh của Camille Corot (1796-1875): Họa sĩ Pháp, nổi tiếng về tranh phong cảnh.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Những áng mây

Hermann Hesse (1877-1962)


Tranh Alfred Sysley (1839-1899): Họa sĩ Pháp

Những áng mây, những con thuyền lặng lẽ
lướt qua đầu, xao xuyến lòng tôi
với những khăn voan màu diễm tuyệt
mềm mại tuyệt vời.

Từ khí quyển màu lam
một thế giới đẹp màu sắc dâng tràn
thường giam giữ tôi
bằng những vẻ quyến rũ bí huyền.

Những ráng ùn lên rỡ ràng, trong sáng
nhẹ tênh tênh thoát mọi tục trần đây,
Phải mi là những giấc mơ sầu xứ
đẹp tươi nơi trái đất vọc vầy?

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Wolken

Hermann Hesse (1877-1962)

Wolken, leise Schiffer, fahren
Über mir und rühren mich
Mit den zarten, wunderbaren
Farbenschleiern wunderlich.

Aus der blauen Luft entquollen,
Eine farbig schöne Welt,
Die mich mit geheimnisvollen
Reizen oft gefangen hält.

Leichte, lichte, klare Schäume,
Alles Irdischen befreit,
Ob ihr schöne Heimwehträume
Der befleckten Erde seid?

Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tranh của Alfred Sysley (1839-1899): Họa sĩ Pháp gốc Anh, đại diện tiêu biểu của Chủ nghĩa Ấn tượng trong hội họa.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Yêu

Rainer Maria Rilke (1875-1926)


Tranh © Marc Chagall (1887-1985): Họa sĩ Pháp


I.

Tình yêu đến với anh ra sao, nào hãy kể:
Như một ánh dương, như một ánh chùm bông
hay tình yêu đến như khấn nguyện?

- Một niềm hạnh phúc chói sáng lìa trời
và với đôi cánh gấp kỳ vĩ
mắc lại nơi hồn tôi rạo rực...

II.

Đó là ngày của đóa cúc trắng:
- Tôi gần như e sợ vẻ lộng lẫy nặng trĩu của hoa
Và thế rồi, thế rồi em đến lấy mất hồn tôi đi
sâu trong đêm tối.

Tôi e sợ nhường bao, và em đã đến đáng yêu và êm ái
tôi vừa chợt nghĩ đến em trong giấc mơ
Em đến, như một điệu khúc thần thoại, êm ru
vang ngân đêm tối...

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức


Lieben


Rainer Maria Rilke (1875-1926)

I


Und wie mag die Liebe dir kommen sein?
Kam sie wie ein Sonnen, ein Blütenschein,
kam sie wie ein Beten? - Erzähle:

Ein Glück löste leuchtend aus Himmeln sich los
und hing mit gefalteten Schwingen gross
an meiner blühenden Seele ...

II

Das war der Tag der weissen Chrysanthemen, -
mir bangte fast vor seiner schweren Pracht ...
Und dann, dann kamst du mir die Seele nehmen
tief in der Nacht.

Mir war so bang, und du kamst lieb und leise, -
ich hatte grad im Traum an dich gedacht.
Du kamst, und leis wie eine Märchenweise
erklang die Nacht ...

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.


Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin.  Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga.  Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh của Marc Chagall (1887-1985): Họa sĩ Pháp, gốc Nga Ba lan -Do thái.

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Sự khốn khổ của con người

Georg Trakl (1887 - 1914)


Tranh © Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ Đức

Chiếc đồng hồ, trước mặt trời 5 giờ chuông điểm
Một sự kinh tởm đen tối chụp xuống những người cô đơn
Trong vườn chiều những cây mục răng rắc đổ dồn
Gương mặt người chết động đậy bên cửa sổ.

Có thể thế giờ khắc này đứng lặng
Những hình ảnh xanh lam nhào lộn trước mắt mờ
Trong nhịp của con tàu chao đảo bên bờ
Một đoàn nữ tu lướt qua bến dỡ.

Trong bụi dẻ lũ con gái chơi trò bịt mắt
Như cặp tình nhân, quấn ôm nhau trong giấc ngủ vùi
Có như thể, nơi đó quanh một xác thú vo ve lũ ruồi
Cũng có thể một đứa bé khóc trong lòng mẹ.

Từ bàn tay bông thúy cúc chìm xuống xanh và đỏ
Miệng cậu trai, vẻ thông thái và lạ, xệch đi
Hàng mi chớp bối rối hoảng sợ và êm ru
Qua màu đen của cơn sốt, mùi bánh mỳ bay thoảng.

Vẻ như người ta cũng nghe tiếng kêu ghê rợn
Qua những bức tường đổ nát những hài cốt dật dờ
Một trái tim độc ác cười to trong phòng đẹp
Một con chó chạy qua một kẻ mộng mơ.

Một quan tài rỗng biến đi trong đêm tối
Một căn phòng muốn sáng nhợt lên kẻ giết người
Trong khi đèn đường đêm đêm vỡ vụn trong bão trời
Vòng nguyệt quế kết quanh thái dương trắng của người cao quí.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Menschlisches Elend


Georg Trakl (1887 - 1914)

Die Uhr, die vor der Sonne fünfe schlägt -
Einsame Menschen packt ein dunkles Grausen,
Im Abendgarten kahle Bäume sausen.
Des Toten Antlitz sich am Fenster regt.

Vielleicht, daß diese Stunde stille steht.
Vor trüben Augen blaue Bilder gaukeln
Im Takt der Schiffe, die am Flusse schaukeln.
Am Kai ein Schwesternzug vorüberweht.

Im Hasel spielen Mädchen blaß und blind,
Wie Liebende, die sich im Schlaf umschlingen.
Vielleicht, daß um ein Aas dort Fliegen singen,
Vielleicht auch weint im Mutterschoß ein Kind.

Aus Händen sinken Astern blau und rot,
Des Jünglings Mund entgleitet fremd und weise;
Und Lider flattern angstverwirrt und leise;
Durch Fieberschwärze weht ein Duft von Brot.

Es scheint, man hört auch gräßliches Geschrei;
Gebeine durch verfallne Mauern schimmern.
Ein böses Herz lacht laut in schönen Zimmern;
An einem Träumer lauft ein Hund vorbei.

Ein leerer Sarg im Dunkel sich verliert.
Dem Mörder will ein Raum sich bleich erhellen,
Indes Laternen nachts im Sturm zerschellen.
Des Edlen weiße Schläfe Lorbeer ziert.

Bản tiếng Anh:

Human Misery

Georg Trakl (1887 - 1914)

The clock that strikes five before the sun -
A dark horror grips lonely people,
In the evening-garden bleak trees swish,
The dead one's countenance stirs at the window.

Perhaps this hour stands still.
Before dull eyes blue images flutter
To the rhythm of the ships, which rock in the river.
At the wharf a row of nuns blows by.

Pale and blind girls play in the hazel bush,
Like lovers, who embrace in sleep.
Perhaps flies sing around a carcass there,
Perhaps also a child weeps in the mother's lap.

From hands asters sink blue and red,
The youth's mouth slips away strange and wise;
And eyelids flutter fear-confused and quiet;
Through fevered blackness a scent of bread blows.

It seems one also hears horrible screaming;
Bones shimmer through decayed walls.
An evil heart laughs loudly in beautiful rooms;
A dog runs past a dreamer.

An empty coffin gets lost in the darkness.
A room wants to light up palely for the murderer,
Meanwhile lanterns are smashed in the night's storm.
Laurel adorns the noble one's white temple.

Chú thích của người dịch

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh sơn dầu của Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ hàng đầu của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức trong hội họa.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Cây như những người cô đơn, vĩ đại

Hermann Hesse (1877-1962)


Tranh ©Paul Cézanne (1839-1906): Họa sĩ Pháp

Đối với tôi cây luôn là nhà giảng đạo thấu đáo nhất. Tôi ngưỡng mộ cây nếu chúng sống cụm thành những gia đình và dân tộc, trong những triền và rừng. Mà thế đó tôi ngưỡng mộ cây hơn, nếu chúng đứng riêng ra. Chúng như những người cô độc. Không như những người ẩn sĩ, vì một sự yếu đuối lánh thân đi, mà như là những con người đơn côi vĩ đại, như Beethoven và Nietzsche. Thế giới xào xạc trong những tán cây, cội rễ chúng an tọa trong cõi vô biên; một mình chúng không mất đi trong đó, mà với tất cả sinh lực chúng vươn tới chỉ một điều duy nhất: thực hiện quy luật tiềm ẩn bên trong, xây đắp hình hài riêng, tự phô bày bản thân mình. Chẳng gì thiêng liêng hơn, gương mẫu hơn một cái cây đẹp và khỏe mạnh. Nếu một cái cây bị cưa đổ và chỉ cho mặt trời vết tử thương trần trụi, thì người ta có thể đọc được trên lớp cắt sáng của gốc trơ và mộ chí toàn bộ lịch sử của nó: trong những vòng tuổi và những tích tụ ký thác lại trung thành mọi cuộc tranh đấu, mọi tổn thương, mọi bệnh tật, mọi hạnh phúc và mãn khai, những năm thiếu thốn, những năm đủ đầy, những đòn tấn công đã qua, những cơn bão giông đã vượt. Và mỗi một cậu bé nhà nông biết được, gỗ cứng nhất, quý nhất có những vòng sao sít nhất, rằng cao trên những ngọn núi kia mọc lên những cội cành khỏe mạnh nhất, gương mẫu nhất và bất khả hủy diệt nhất trong mối hiểm nguy luôn hiện tồn.

Cây là những ngôi đền thiêng. Ai biết nói với chúng, biết lắng nghe chúng, kẻ đó trải nghiệm chân lý. Chúng không giảng thuyết lý và đơn thuốc; không hề để ý tới điều đơn lẻ, chúng thụ giảng luật nguyên khởi của cuộc sống.

Một cái cây nói: trong tôi là một hạt, là một tia lửa, một suy nghĩ ẩn náu, tôi là sự sống của cuộc đời vĩnh cửu. Duy một lần sự gắng thử và sự sinh hạ người mẹ Thiên nhiên đã dám cho tôi, duy một lần là hình thù của tôi và những mạch máu ở da tôi, duy một lần trò chơi nhỏ nhất của lá trên ngọn và vết sẹo nhỏ nhất trên vỏ cây tôi. Chức vụ của tôi là trình bày và chỉ ra cái vĩnh cửu chính trong cái duy một lần in dấu.

Một cái cây nói: Sức lực của tôi là lòng tin. Tôi không biết tý gì về tổ phụ tôi, tôi không biết gì về hàng ngàn đứa con mỗi năm sinh thành từ tôi. Tôi sống cái bí mật của hạt mầm nơi tôi cho tới chót, và không gì khác là nỗi âu lo của tôi. Tôi tin tưởng rằng Chúa ở trong tôi. Tôi tin tưởng rằng, nhiệm vụ của tôi thiêng liêng. Từ sự tin cậy này tôi sống.

Nếu như ta buồn và không thể chịu đựng được cuộc đời này nữa, thì một cái cây sẽ nói tới chúng ta: Lặng im nào! Lặng im nào, hãy nhìn kỹ tôi đây! Sống không dễ, sống không khó. Đó chỉ là ý nghĩ trẻ con. Hãy để Chúa trong anh nói lời, chúng làm thinh như vậy. Anh sợ sệt, bởi đường anh đi rời xa khỏi mẹ và quê hương. Nhưng mỗi bước chân và từng ngày sẽ dẫn về đối diện mẹ. Quê hương không ở đây hay đó. Quê hương ở nội trong anh, hoặc không nơi đâu cả.

Nỗi nhớ lữ hành giày vò con tim, nếu như tôi lắng nghe cây trong buổi chiều xạc xào trong gió. Nếu người ta im nghe và lắng nghe lâu, thì nỗi nhớ của lữ khách cũng chỉ ra hạt nhân và ý nghĩa. Nó không phải là sự muốn tiếp tục chạy đi trước khổ đau, như đời hiển hiện. Nó là sự nhung nhớ quê hương, tới trí nhớ của mẹ, tới những dâu bể mới của cuộc đời. Nó dẫn về nhà. Mỗi con đường đều dẫn về nhà, mỗi bước chân là sinh nở, mỗi bước chân là cái chết, mỗi nấm mồ là mẹ.

Cây rì rào như thế trong chiều tối, nếu như chúng ta sợ trước những ý nghĩ con trẻ của riêng mình. Cây có những ý nghĩ dài, dài hơi và an tĩnh, như chúng có cuộc đời dài lâu hơn ta. Chúng thông thái hơn chúng ta, chừng nào chúng ta không nghe lời chúng. Nhưng mà nếu chúng ta đã học cách nghe cây ít nhiều, thì chính sự ngắn ngủi, sự nhanh nhảu và láu táu trẻ con trong suy nghĩ của chúng ta đã đạt thêm một niềm vui chưa từng có. Ai đã từng học cách lắng nghe cây, sẽ không còn thèm khát làm cây. Anh ta sẽ thèm khát là hư không của cái anh hiện hữu. Đó là quê hương. Đó là hạnh phúc.


©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Bäume sind wie große, vereinsamte Menschen

Hermann Hesse (1877-1962)

Bäume sind für mich immer die eindringlichsten Prediger gewesen. Ich verehre sie, wenn sie in Völkern und Familien leben, in Wäldern und Hainen. Und noch mehr verehre ich sie, wenn sie einzeln stehen. Sie sind wie Einsame. Nicht wie Einsiedler, welche aus irgendeiner Schwäche sich davongestohlen haben, sondern wie große, vereinsamte Menschen, wie Beethoven und Nietzsche. In ihren Wipfeln rauscht die Welt, ihre Wurzeln ruhen im Unendlichen; allein sie verlieren sich nicht darin, sondern erstreben mit aller Kraft ihres Lebens nur das Eine: ihr eigenes, in ihnen wohnendes Gesetz zu erfüllen, ihre eigene Gestalt auszubauen, sich selbst darzustellen. Nichts ist heiliger, nichts ist vorbildlicher als ein schöner, starker Baum. Wenn ein Baum umgesägt worden ist und seine nackte Todeswunde der Sonne zeigt, dann kann man auf der lichten Scheibe seines Stumpfes und Grabmals seine ganze Geschichte lesen: in den Jahresringen und Verwachsungen steht aller Kampf, alles Leid, alle Krankheit, alles Glück und Gedeihen treu geschrieben, schmale Jahre und üppige Jahre, überstandene Angriffe, überdauerte Stürme. Und jeder Bauernjunge weiß, daß das härteste und edelste Holz die engsten Ringe hat, daß hoch auf Bergen und in immerwährender Gefahr die unzerstörbarsten, kraftvollsten, vorbildlichsten Stämme wachsen.

Bäume sind Heiligtümer. Wer mit ihnen zu sprechen, wer ihnen zuzuhören weiß, der erfährt die Wahrheit. Sie predigen nicht Lehren und Rezepte, sie predigen, um das Einzelne unbekümmert, das Urgesetz des Lebens.

Ein Baum spricht: In mir ist ein Kern, ein Funke, ein Gedanke verborgen, ich bin Leben vom ewigen Leben. Einmalig ist der Versuch und Wurf, den die ewige Mutter mit mir gewagt hat, einmalig ist meine Gestalt und das Geäder meiner Haut, einmalig das kleinste Blätterspiel meines Wipfels und die kleinste Narbe meiner Rinde. Mein Amt ist, im ausgeprägten Einmaligen das Ewige zu gestalten und zu zeigen.

Ein Baum spricht: Meine Kraft ist das Vertrauen. Ich weiß nichts von meinen Vätern, ich weiß nichts von den tausend Kindern, die in jedem Jahr aus mir entstehen. Ich lebe das Geheimnis meines Samens zu Ende, nichts andres ist meine Sorge. Ich vertraue, daß Gott in mir ist. Ich vertraue, daß meine Aufgabe heilig ist. Aus diesem Vertrauen lebe ich.

Wenn wir traurig sind und das Leben nicht mehr gut ertragen können, dann kann ein Baum zu uns sprechen: Sei still! Sei still! Sieh mich an! Leben ist nicht leicht, Leben ist nicht schwer. Das sind Kindergedanken. Laß Gott in dir reden, so schweigen sie. Du bangst, weil dich dein Weg von der Mutter und Heimat wegführt. Aber jeder Schritt und Tag führt dich neu der Mutter entgegen. Heimat ist nicht da oder dort. Heimat ist in dir innen, oder nirgends.

Wandersehnsucht reißt mir am Herzen, wenn ich Bäume höre, die abends im Wind rauschen. Hört man still und lange zu, so zeigt auch die Wandersehnsucht ihren Kern und Sinn. Sie ist nicht Fortlaufenwollen vor dem Leide, wie es schien. Sie ist Sehnsucht nach Heimat, nach Gedächtnis der Mutter, nach neuen Gleichnissen des Lebens. Sie führt nach Hause. Jeder Weg führt nach Hause, jeder Schritt ist Geburt, jeder Schritt ist Tod, jedes Grab ist Mutter.

So rauscht der Baum im Abend, wenn wir Angst vor unsern eigenen Kindergedanken haben. Bäume habe lange Gedanken, langatmige und ruhige, wie sie ein längeres Leben haben als wir. Sie sind weiser als wir, solange wir nicht auf sie hören. Aber wenn wir gelernt haben, die Bäume anzuhören, dann gewinnt gerade die Kürze und Schnelligkeit und Kinderhast unserer Gedanken eine Freudigkeit ohnegleichen. Wer gelernt hat, Bäumen zuzuhören, begehrt nicht mehr, ein Baum zu sein. Er begehrt nichts zu sein, als was er ist. Das ist Heimat. Das ist Glück.

Bản tiếng Anh:

Hermann Hesse (1877-1962)

“For me, trees have always been the most penetrating preachers. I revere them when they live in tribes and families, in forests and groves. And even more I revere them when they stand alone. They are like lonely persons. Not like hermits who have stolen away out of some weakness, but like great, solitary men, like Beethoven and Nietzsche. In their highest boughs the world rustles, their roots rest in infinity; but they do not lose themselves there, they struggle with all the force of their lives for one thing only: to fulfil themselves according to their own laws, to build up their own form, to represent themselves. Nothing is holier, nothing is more exemplary than a beautiful, strong tree. When a tree is cut down and reveals its naked death-wound to the sun, one can read its whole history in the luminous, inscribed disk of its trunk: in the rings of its years, its scars, all the struggle, all the suffering, all the sickness, all the happiness and prosperity stand truly written, the narrow years and the luxurious years, the attacks withstood, the storms endured. And every young farmboy knows that the hardest and noblest wood has the narrowest rings, that high on the mountains and in continuing danger the most indestructible, the strongest, the ideal trees grow.

Trees are sanctuaries. Whoever knows how to speak to them, whoever knows how to listen to them, can learn the truth. They do not preach learning and precepts, they preach, undeterred by particulars, the ancient law of life.

A tree says: A kernel is hidden in me, a spark, a thought, I am life from eternal life. The attempt and the risk that the eternal mother took with me is unique, unique the form and veins of my skin, unique the smallest play of leaves in my branches and the smallest scar on my bark. I was made to form and reveal the eternal in my smallest special detail.

A tree says: My strength is trust. I know nothing about my fathers, I know nothing about the thousand children that every year spring out of me. I live out the secret of my seed to the very end, and I care for nothing else. I trust that God is in me. I trust that my labor is holy. Out of this trust I live.

When we are stricken and cannot bear our lives any longer, then a tree has something to say to us: Be still! Be still! Look at me! Life is not easy, life is not difficult. Those are childish thoughts. Let God speak within you, and your thoughts will grow silent. You are anxious because your path leads away from mother and home. But every step and every day lead you back again to the mother. Home is neither here nor there. Home is within you, or home is nowhere at all.

A longing to wander tears my heart when I hear trees rustling in the wind at evening. If one listens to them silently for a long time, this longing reveals its kernel, its meaning. It is not so much a matter of escaping from one's suffering, though it may seem to be so. It is a longing for home, for a memory of the mother, for new metaphors for life. It leads home. Every path leads homeward, every step is birth, every step is death, every grave is mother.

So the tree rustles in the evening, when we stand uneasy before our own childish thoughts: Trees have long thoughts, long-breathing and restful, just as they have longer lives than ours. They are wiser than we are, as long as we do not listen to them. But when we have learned how to listen to trees, then the brevity and the quickness and the childlike hastiness of our thoughts achieve an incomparable joy. Whoever has learned how to listen to trees no longer wants to be a tree. He wants to be nothing except what he is. That is home. That is happiness.”

Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tranh của Paul Cézanne (1839-1906): Họa sĩ Pháp, tác phẩm gây ảnh hưởng nhiều mặt lên nghệ thuật tạo hình hiện đại.

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Chàng thiếu niên

Tranh của Edgar Degas (1834-1917): Họa sĩ Pháp

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Tôi muốn trở thành một người như họ
cưỡi những con ngựa hoang băng suốt qua đêm
bó đuốc giơ, tựa mái tóc bồng lên
trong cuộc săn, bay trong gió lớn
Ở phía trước, trong lòng thuyền tôi muốn
đứng như một lá cờ giăng cao lớn và hiên ngang.
Đêm đen, nhưng với chiếc mũ giáp bằng vàng
lấp lánh bất an. Và đằng sau tôi dàn hàng
mười người đàn ông cũng từ vùng tối đó
với mũ nạm, như mũ giáp của tôi mờ tỏ
lúc sáng như thủy tinh, lúc già cỗi, mù câm
và một người đứng bên thổi tới không gian
với chiếc kèn trumpet, lóe ánh và hét vang
và thổi tới chúng tôi một nỗi cô đơn đen tối
Chúng tôi cuồng lao như một giấc mơ vội
những ngôi nhà đổ sập xuống sau lưng
đối diện chúng tôi những ngõ ngách xô nghiêng
những quảng trường tránh đi: tay chúng tôi giữ chặt
và những con tuấn mã phi như một cơn mưa ào ạt.


1902
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Der Knabe

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Ich möchte einer werden so wie die,
die durch die Nacht mit wilden Pferden fahren,
mit Fackeln, die gleich aufgegangenen Haaren
in ihres Jagens großem Winde wehn.
Vorn möcht ich stehen wie in einem Kahne,
groß und wie eine Fahne aufgerollt.
Dunkel, aber mit einem Helm von Gold,
der unruhig glänzt. Und hinter mir gereiht
zehn Männer aus derselben Dunkelheit
mit Helmen, die wie meiner unstet sind,
bald klar wie Glas, bald dunkel, alt und blind.
Und einer steht bei mir und bläst uns Raum
mit der Trompete, welche blitzt und schreit,
und bläst uns eine schwarze Einsamkeit,
durch die wir rasen wie ein rascher Traum:
die Häuser fallen hinter uns ins Knie,
die Gassen biegen sich uns schief entgegen,
die Plätze weichen aus: wir fassen sie,
und unsre Rosse rauschen wie ein Regen.

1902

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.

Tranh của Edgar Degas (1834-1917): Họa sĩ, nhà điêu khắc người Pháp, tác phẩm có vị trí đặc biệt, được xếp gần với phái Ấn tượng (Impressionism) Pháp.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Những ngày mưa

Tranh  Lesser Ulry (1861-1931): Họa sĩ Đức

Hermann Hesse (1877-1962)

Ánh mắt sợ sệt trong mọi góc cùng
chạm vào những bức tường xám xịt
Và „mặt trời“ chỉ còn là một từ trống rỗng
Cây cối đứng và rét ướt và trụi trần
Những người đàn bà đi, trùm kín áo choàng
Mưa nối tiếp nhau, xạc xào vô tận.

Xưa khi đó tôi còn là cậu bé
thấy bầu trời luôn trong sáng và xanh
Và mọi đám mây vàng bọc xung quanh;
Mọi hào nhoáng biến đi, nay từ khi tôi có tuổi
Mưa xạc xào, thế giới này thay đổi.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Regentage


Hermann Hesse (1877-1962)

Der scheue Blick an allen Enden
Stößt sich an grauen Wänden
Und „Sonne“ ist nur noch ein leeres Wort.
Die Bäume stehn und frieren naß und nackt,
Die Frauen gehn in Mäntel eingepackt,
Und Regen rauscht unendlich fort und fort.

Einst als ich noch ein Knabe war,
da stand der Himmel immer blau und klar
Und alle Wolken waren goldgerändert;
Nun seit ich älter bin, ist aller Glanz dahin,
Der Regen rauscht, die Welt hat sich verändert.

Chú thích của người dịch:


Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tranh của Lesser Ulry (1861-1931): Họa sĩ Đức phái Ấn tượng (Impressionism).

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

U buồn

Georg Trakl (1887 - 1914)

Tranh © Ernst Ludwig Kirchner (1880-1937)

Nỗi bất hạnh thế giới trôi dật dờ qua chiều tối
Những nhà ván bay qua vườn nâu, hoang tàn
Những chùm sáng lượn múa quanh phân cháy thành than
Hai kẻ ngủ loạng choạng về nhà, xám màu nhòa nhạt.

Một đứa bé chạy trên đồng khô nứt nẻ
Và chơi đùa, với mắt nhìn ánh đen láy và phẳng phiu
Vàng rỏ từ những lùm cây ảm đạm và hắt hiu
Một ông già buồn bã xoay mình trong gió.

Trên đầu tôi vào ban chiều trở lại
Sao Thổ im lìm lái đi số phận khổ đau
Một cái cây, một con chó lùi lại đằng sau
Bầu trời của Chúa ngả nghiêng trơ cành, đen đúa.

Một con cá nhỏ trượt nhanh xuống suối
Và bàn tay của người bạn đã chết động đậy lẹ làng
Và thân thương vuốt phẳng vầng trán và áo choàng
Trong các phòng, một ánh sáng gọi bóng đen thức giấc.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Trübsinn

Georg Trakl (1887 - 1914)

Weltunglück geistert durch den Nachmittag.
Baraken fliehn durch Gärtchen braun und wüst.
Lichtschnuppen gaukeln um verbrannten Mist,
Zwei Schläfer schwanken heimwärts, grau und vag.

Auf der verdorrten Wiese läuft ein Kind
Und spielt mit seinen Augen schwarz und glatt.
Das Gold tropft von den Büschen trüb und matt
Ein alter Mann dreht traurig sich im Wind.

Am Abend wieder über meinem Haupt
Saturn lenkt stumm ein elendes Geschick.
Ein Baum, ein Hund tritt hinter sich zurück
Und schwarz schwankt Gottes Himmel und entlaubt.

Ein Fischlein gleitet schnell hinab den Bach;
Und leise rührt des toten Freundes Hand
Und glättet liebend Stirne und Gewand.
Ein Licht ruft Schatten in den Zimmern wach.

Bản tiếng Anh:

Doldrums

Georg Trakl (1887 - 1914)

World misfortune wanders ghostly through the afternoon.
Shanties flee through small gardens brown and deserted.
Sparks totter around burnt muck.
Two sleepers stagger homeward gray and vague.

On the withered meadow a child runs
And plays with his eyes black and smooth.
The gold drips from the bushes turbid and weary.
An old man turns sadly in the wind.

In the evening over my head
Saturn again mutely guides a wretched fate.
A tree, a dog scratches behind itself
And God's sky staggers black and defoliated.

A small fish glides fast down the brook;
And quietly the dead friend's hand stirs
And lovingly smoothes forehead and robe.
A light rouses shadows in the rooms.

© Translated by Jim Doss and Werner Schmitt

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.


Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.


„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“. (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của Ernst Ludwig Kirchner (1880-1937): Họa sĩ, nhà đồ họa, đại diện hàng đầu của Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism) Đức, sáng lập viên nhóm Cây cầu (Brücke). Năm 1937 bị chế độ Quốc xã đấu tố xếp vào nghệ thuật suy đồi, bán và hủy 600 tác phẩm. Một năm sau ông dùng súng tự sát.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...