Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Con thú lạ

Hans-Ulrich Treichel 
  
Tranh của ©Franz Marz (1880-1916): Họa sĩ Biểu hiện Đức

Vào những năm 70 lần đầu tiên trong khóa đại học tôi biết tới bài thơ Mùa thu của Georg Trakl viết năm 1912, có điều không ở dạng khuyến khích, mà có dễ là ở dạng răn đe cũng nên. Ông thầy chuyên khoa râu ria xồm xoàm không phải là người ngưỡng mộ Trakl. Và dĩ nhiên ông ấy càng không phải là người hâm mộ bài thơ này. Trước hết những „gái da nâu“ và những „khúc hát thô“ làm ông phật ý. Cả hai thứ đó gợi ông hồi tưởng những thời đại đương nhiên Trakl, chết vì dùng cocaine quá liều vào tháng 11 năm 1914, còn làm sao mà biết được.

Thế đấy, ông ấy không chiết suất được tí gì từ tiếng „rỉ ra“ tự „những cây guitar buồn“, và cố nhiên từ cây „đèn khêu dịu“ lại càng lại không thu hoạch được một tý tẹo nào cả. Điều thứ nhất ông ấy cho là quá ủy mị, và về cây đèn thì ông ngụ ý rằng, cũng như toàn bộ bài thơ, trước tiên nó chỉ làm mờ đi thị giác.

Ngược lại, bài thơ ngay lập tức đã chiếm lấy lòng tôi. Những cây đàn guitar đã làm tôi buồn, cây đèn đã hòa lòng tôi êm dịu, các cô gái da nâu rám nắng đáng khát thèm, và thật thế, tiếc sao đã phai tàn cùng mùa hạ và đã trở nên xa vời không sao gặp được. Tôi nghĩ mình đã biết về nỗi nhớ nhung của bài thơ này (tôi cũng biết một cô gái đã phai tàn cùng với mùa hè), và tôi nghĩ mình cũng hiểu thấu sự trầm cảm về cái chết hoàn toàn có ý hòa giải của nhà thơ. Kinh nghiệm của một ngày mùa thu xích gần đêm tối, như cuộc sống tiệm tiến gần cái chết, và thế đó gắng cho cái tôi trữ tình đào thoát một lần nữa, cho „ghé vào“, và cứu rỗi trước điên loạn, thối rữa hoặc chết chóc.

May mà dạo đó tôi đã hiểu ra sự trầm tư của bài thơ, nhưng mà chưa hiểu ra sự khủng khiếp của nó:“ Tiếng chết chóc dội lên từ kim khí/ Và một con thú trắng khuỵu sâu“. Những âm thanh kim loại có thể là ám chỉ vào một cuộc đi săn vào mùa thu, Trakl quen thuộc những khu rừng xung quanh ông. Nhưng có thể những âm thanh này cho nghe ra dự cảm về đại chiến thế giới thứ nhất sau trận đánh Grodek la liệt thương binh đã đẩy Trakl, với tư cách gọi là „dược sĩ dự bị“ còn được nếm mùi những khởi đầu của nó, đã gần như đẩy ông vào đường tự sát.

Nhưng con thú trắng còn ở lại vô cùng bí hiểm. Phải chăng đó là mãnh lực nghiến vỡ và nghiến vụn của cocaine? Hay tới mức lại chính là người dược sĩ dự bị mặc áo choàng trắng dạo đó đã dự cảm được cái chết ma túy, người hơn nữa đã học nghề dược trong hiệu thuốc „ Thiên thần trắng“ ở Salzburg. Hay có phải đó là một thú vật trong thần thoại: con tê giác hiền lành được đem hiến tế ở đây? Và cùng với nó là tất cả thơ ca?

Ở đây, kể cả nhà thơ nữa, có lần tôi phỏng đoán như vậy, cũng không giúp gì thêm cho chúng ta. Kết cục, trong các văn bản đầu của bài thơ ông còn viết về „nỗi đớn đau“ cũng như là „những ánh sáng“ buồn rầu le lói tắt dần đi trong máu“, còn có thể hiểu được một cách gián tiếp. Vậy dám mà ông lại hoàn toàn không muốn được hiểu như thế lắm, cho nên thế vào vị trí „đớn đau“ và „ánh sáng“ ông đã đặt vào đó một sinh vật hoàn toàn xa lạ chết một cái chết bất thường và bạo liệt và ta không làm sao nắm bắt. Ở sinh vật đó, cả bi kịch của một buổi chiều bi thương đã xảy ra. „ Con thú hấp hối chào trong khi trượt ngã“, Trakl viết ở một đoạn khác. Ở đây không còn một ai chào nữa.

© Phạm Kỳ Đăng dịch

Nguồn: Hundert Gedichte des Jahrhunderts. Mit Interpretationen. Ausgewählt von Marcel Reich-Ranicki, Insel Verlag Frankfurt am Main und Leipzig 2000, (Một trăm bài thơ thế kỷ kèm bình giảng. Marcel Reich-Ranicki tuyển chọn, Nhà xuất bản Insel Verlag Frankfurt am Main và Leipzig 2000).

Nói thầm vào ban chiều

Georg Trakl (1887-1914)

Măt trời độ thu hanh hao, dè dặt 

Và trái cây rụng xuống từ cành 
U tịch ngự trong những phòng xanh
Một chiều dài đằng đẵng.

Tiếng chết chóc dội lên từ kim khí
Và một con thú trắng khuỵu sâu
Khúc hát thô của gái da nâu
Bay cuốn đi trong màn lá rụng.

Vầng trán mơ thấy mầu của Chúa
Cảm nhận đôi cánh mềm của cơn điên
Bên ngọn đồi xoay chuyển bóng đêm
Viền tối đen của sự thối rữa.

Hoàng hôn đầy rượu vang và yên tĩnh
Đàn ghi ta buồn bã tiếng rỉ ra
Và hướng cây đèn khêu dịu trong nhà
Anh ghé vào như trong giấc mộng.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

In den Nachmittag geflüstert

Georg Trakl (1887-1914)

Sonne, herbstlich dünn und zag,
Und das Obst fällt von den Bäumen.
Stille wohnt in blauen Räumen
Einen langen Nachmittag.

Sterbeklänge von Metall;
Und ein weißes Tier bricht nieder.
Brauner Mädchen rauhe Lieder
Sind verweht im Blätterfall.

Stirne Gottes Farben träumt,
Spürt des Wahnsinns sanfte Flügel.
Schatten drehen sich am Hügel
Von Verwesung schwarz umsäumt.

Dämmerung voll Ruh und Wein;
Traurige Guitarren rinnen.
Und zur milden Lampe drinnen
Kehrst du wie im Traume ein.

Bản tiếng Anh

Whispered in the Afternoon 


Georg Trakl (1887-1914)

Sun, autumnal thin and hesitant,
And the fruit falls from the trees.
Stillness dwells in blue rooms,
A long afternoon.

 

Dying-sounds of metal;
And a white animal breaks down.
The coarse songs of brown girls
Have blown away in the falling leaves.

 

The forehead dreams God's colors,
Feels the gentle wings of insanity.
Shadows whirl on the hill
Fringed blackly by rot.

 

Dusk full of rest and wine;
Sad guitars flow.
And as if in a dream
You turn to the calm lamp within

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Hans-Ulrich Treichel (sinh năm 1952): Nhà ngữ văn Đức và nhà văn, nhận các giải thưởng có thể kể Giải thưởng Hermann Hesse, Giải thưởng Văn học Eichendorf và Giải thưởng phê bình Đức.

Tranh của Franz Marz (1880-1916): Họa sĩ, một trong những đại diện quan trọng nhất của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức.


Bài đăng VHNA

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Nếu nghiêm khắc anh nhìn vào mắt

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Tranh © Pablo Picasso (1881-1973): Họa sĩ Tây Ban Nha

Nếu nghiêm khắc anh nhìn vào mắt
Thường lời em ngân tiếng não nùng
Như cây đàn luýt nhẹ rung
Người thợ cô quạnh xưa từng chế ra
Nhớ thương lòng cất lời ca.

Từ đó học khúc ca hời hợt
Ngày đàn ưa đệm nhảy ríu ran
Kẻ mộng mơ tóm lấy đàn
Đàn như bừng tỉnh lệ tràn lại ca
Nỗi niềm thương nhớ quê xa.

©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Wenn ich dir ernst ins Auge schaute

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Wenn ich dir ernst ins Auge schaute,
klang oft dein Wort so kummerkrank,
wie eine leise Liebeslaute,
die einsam einst ein Meister baute,
als seine Seele Sehnsucht sang.

Sie lernte seither leichte Lieder
und tönte gern zu Tag und Tanz, -
da greift ein Träumer ihre Glieder:
und wie erwachend weint sie wieder
das Heimweh ihres Heimatlands.

Chú thích của người dịch:


Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

Cô gái và cây đàn măng-đô-lin - Tranh Pablo Picasso (1881-1973): Họa sĩ, nhà đồ họa, điêu khắc Tây Ban Nha.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Tôi đã nghĩ về việc bỏ CHDC Đức ra đi

Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời phỏng vấn trên tờ Tuần báo Thế giới chủ nhật (Welt am Sonntag) ngày 21.07.2013

clip_image002
Foto: Reto Klar

Welt am Sonntag: “Nước Đức của tôi” – Có dễ dàng với bà khi nói lên câu ấy?

Angela Merkel: Có chứ, nhất là ở nước ngoài, nếu như tôi nói về quê hương, hẳn là tôi nghĩ nước Đức của tôi. Nhưng tất nhiên không hàm ý rằng đó riêng là đất nước của tôi mà là đất nước của 80 triệu người, của tất cả những ai có mối liên hệ hoàn toàn riêng tư với nước Đức nữa.

Welt am Sonntag: Bà yêu đất nước này ở những điểm nào?

Angela Merkel: Phong cảnh, ngôn ngữ, tất nhiên là con người, cả những công trình kiến trúc, di tích lịch sử từ thời xưa. Đặc biệt tôi thích những nhà thờ làng quê trên vùng đất Uckermark và đảo Rügen.

Welt am Sonntag: Sau khi đi nghỉ về bà lại đi Bayreuth. Wagner (1) có phải nhà soạn nhạc Đức của bà chăng?

Angela Merkel: Wagner là nhà soạn nhạc lớn của Đức, bên cạnh các nhà soạn nhạc khác.

Welt am Sonntag: Trong một cuộc phỏng vấn do hãng thông tấn Reuter thực hiện, ông Joachim Sauer, chồng bà, có nói, vở diễn Wagner hay nhất ông từng được xem chính là vở nhạc kịch “Tristan và Isolde” được Heiner Müller (2) dàn dựng năm 1990 tại Bayreuth. Phải chăng đó là thời khắc lịch sử mang tính đặc biệt Đức?

Angela Merkel: Đơn giản đó là sự thưởng thức nghệ thuật ở tầm cao, quả là một sự dàn dựng tuyệt vời vở nhạc kịch “Tristan và Isolde”. Dạo đó tôi ngạc nhiên vì Heiner Müller lại tìm ra lối tiếp cận Richard Wagner như vậy.

Welt am Sonntag: Dạo 1990 Müller nói chế nhạo: “Tất nhiên 10 người Đức sẽ ngu hơn 5 người Đức”. Bây giờ bà đã 8 năm làm thủ tướng. So với thời sống ở CHDC Đức, nay bà tin nhiều hay ít hơn vào sự thông thái của những tiến trình dân chủ?

Angela Merkel: Sự thông thái của dân chủ vẫn thuyết phục tôi như ngày đầu tiên tôi được sống trong nền dân chủ ấy. Tôi là người cổ xúy cho nền dân chủ đại diện, tôi cũng nhìn ra những lợi thế trong chế độ liên bang của chúng ta. Như chúng ta luôn trải nghiệm, đó là những cơ cấu khả thể cho việc hình thành ý kiến công luận hợp lý.

Welt am Sonntag: Bà có quan hệ như thế nào với nước CHDC Đức?
Angela Merkel: Nước Đức từng chia cắt, không riêng CHDC Đức là nước Đức, mà nước Đức của tôi gồm chung cả hai phần. Đôi lúc tôi bực mình khi người vùng phía Tây sang thăm và nói nước Đức thế này thế nọ và riêng ám chỉ nước CHLB cũ. Cho nên tôi đã nhẹ nhàng lưu ý họ rằng đương nhiên tôi coi mình là một phần của nước Đức.

Welt am Sonntag: Bà hãy mường tượng ra cảnh mình bịt mắt cho dẫn vào một thị trấn nhỏ nào đó ở Đức. Bà có nhận ra ngay tức khắc mình đang ở vùng phía Đông hay phía Tây hay không?

Angele Merkel: Cũng còn tùy. Người ta không còn nhận ra ở mùi vị nữa. Nhưng nếu được dẫn đi khá lâu trên đường lát đá, thì có lẽ đó là vùng Đông Đức.

Welt am Sonntag: Sự thống nhất nước Đức đã hoàn tất hay chăng?

Angela Merkel: Sự hoàn tất thống nhất Đức đang trên con đường rất tốt. Những người trẻ hơn 30 tuổi cảm nhận sự hoàn tất như điều hiển nhiên. Trò chuyện với những người trẻ hơn, tôi nhận thấy khoảng cách khá xa giữa họ và bức tường cũng như sự thiếu vắng tự do ở thời điểm đó. Cũng xa vời, tương tự như cha mẹ tôi kể về thế chiến lần thứ 2.

Đối với thế hệ trẻ hôm nay, chuyện sụp đổ bức tường đã thành lịch sử rồi. Đối với người hơn tuổi chút nữa, trong mọi trường hợp, chắc chắn sự thống nhất nước Đức đã không là một trải nghiệm hạnh phúc vô bờ bến. Sau 1990, nhiều người trong số họ không có cơ may để định hướng mới về mặt nghề nghiệp. Khả năng gây dựng tài sản ở phía Đông cũng ít ỏi hơn, và hệ quả bây giờ cũng ít được hưởng tài sản hơn rất nhiều.

Tóm lại trong vấn đề này có những kinh nghiệm khác biệt giữa những người trẻ và già hơn tuổi. Tuy vậy vẫn còn đánh giá khái quát, sự thống nhất Đức là một diễm phúc lớn mang tính lịch sử và ngày nay đã là một sự bình thường được trải nghiệm.

Welt am Sonntag: Ở lĩnh vực nào còn có nhu cầu bù đắp nhiều hơn, trong vấn đề tự do hay công bằng?

Angela Merkel: Với tôi điều đó chẳng có nghĩa, hoặc có cái này hoặc không cái kia. Cả hai giá trị làm nên đất nước nơi con người thích sống ở đó. Chúng ta phải liên tục tạo ra hai giá trị này. Nước Đức là nước tự do. Ngay trong tương quan quốc tế Đức là một nước khá công bằng. Nhưng đồng thời chúng ta phải để ý để cơ hội chia sẻ cho mọi người, để điều kiện đào tạo và nghề nghiệp mở ra cho tất cả.

Welt am Sonntag: Bà có nghĩ lại rồi mình sẽ ra sao, nếu như không thống nhất đất nước?

Angela Merkel: Những chẩn đoán dành cho CHDC Đức đều không tốt, bởi kinh tế, như mọi người nhận thấy, lâm vào hoàn cảnh tồi tệ, ở phạm vi rộng kiệt quệ về vật chất. Chỉ riêng ở Stralsund – khu vực bầu cử của tôi – có 450 công trình kiến trúc lịch sử hẳn đã không thể trụ thêm 10 năm nữa, chúng xuống cấp như thế đây. Không có cuộc thống nhất, cuộc đời cá nhân tôi đương nhiên bị thu hẹp lại nhiều khi thiếu đi tự do và khả năng.

Welt am Sonntag: Bà có bao giờ từng nghĩ đến việc rời bỏ CHDC Đức?

Angela Merkel: Dĩ nhiên tôi thường ngẫm nghĩ về sự ra đi. Một số người tôi quen đã bỏ trốn khỏi CHDC Đức, họ bỏ CHDC Đức mà đi, đặc biệt sau sự kiện tước quốc tịch Wolfgang Biermann (3). Tôi có nói với cha mẹ tôi rằng tôi không có trách nhiệm với CHDC Đức. Cuối cùng, cảm giác gắn bó với gia đình và bè bạn luôn chiếm ưu thế trong tôi. Tôi không muốn bỏ rơi họ, bản thân tôi cũng không muốn phải sống cô đơn.

Nhưng có điều hoàn toàn quan trọng cho tôi là hiểu biết rằng công dân CHDC Đức có quốc tịch Đức trong tinh thần, như tôi nếu gặp hoàn cảnh khốn khó nhất còn có thể đặt đơn xuất cảnh rời bỏ CHDC Đức và tìm cách bắt đầu lại từ đầu tại Tây Đức. Tuy nhiên chúng tôi không làm gương cho ai cả, bởi đơn xin xuất cảnh di trú kèm theo những rắc rối lớn cho người lâm vào hoàn cảnh đó.

Welt am Sonntag: Bà có biết mình bị rình mò ở mức độ nào không?

Angela Merkel: Có chứ, tôi nghĩ rằng chí ít ở mức độ khá đấy.

Welt am Sonntag: Hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ NSA có gợi cho bà cái ký ức xưa kia không?

Angela Merkel: Không, tôi không muốn tô vẽ ra cảnh cơ quan an ninh của CHDC Đức sẽ làm điều gì với những phương tiện kỹ thuật có được ngày hôm nay. Cơ quan này đã gây ra nhiều đau thương. Mỹ là một nền dân chủ và một quốc gia pháp trị. Ngay kể cả khi ở đó có thể có một hình dung khác về việc lưu dữ kiện khác ở đây, thì ở đó vẫn cứ là một chính phủ dân bầu có sự kiểm soát thông qua quốc hội. Tôi hoàn toàn không thấy nét tương đồng ở đây.

Welt am Sonntag: Điều gì đã khiến bà giận dữ?

Angela Merkel: Sự so sánh với cơ quan an ninh của CHDC Đức kết quả chỉ dẫn tới việc vô hại hoá những gì cơ quan an ninh đã làm với người dân CHDC Đức. Trong vấn đề thời sự khiến chúng ta bận lòng, với tư cách thủ tướng tôi coi trách nhiệm của mình trước hết phải làm sáng tỏ điều gì đã xảy ra. Tôi coi những báo cáo đang đưa ra là rất nghiêm trọng, nhưng liệu những báo cáo này có xác thực và đúng ở mức độ nào, thì bây giờ chẳng ai có thể chắc chắn nói được. Chúng ta muốn biết điều đó chính xác, bởi trên nước Đức phải tuân theo luật pháp Đức. Lo giữ gìn điều đó là trách nhiệm của tôi.

Welt am Sonntag: Nhưng ông Bộ trưởng Nội vụ của bà đã sang Mỹ kia mà?

Angela Merkel: Đúng thế, và chuyến công du nhằm mục đích cùng với cơ quan cộng sự Mỹ khởi động tiến trình minh bạch hoá. Công việc của tôi có mục tiêu đảm bảo sao cho công dân có thể tin tưởng rằng, trên đất Đức thì tuân theo luật Đức.

Welt am Sonntag: Khi nào bà – và khi nào ông Quốc vụ khanh phụ trách các cơ quan tình báo – biết được rằng giao tiếp của công dân và các chính khách Đức bị giám sát ở phạm vi nghiêm trọng?

Angela Merkel: Chúng tôi biết được những báo cáo thời sự từ những chương trình gọi là thu thập dữ liệu phủ diện rộng, như Prism chẳng hạn. Bây giờ phải làm sáng tỏ nội dung nào đúng ở những báo cáo về những chương trình đó.

Welt am Sonntag: Bà có muốn chờ cho tới khi phe đối lập huy động một ủy ban điều trần?

Angela Merkel: Với tư cách thủ tướng tôi có trách nhiệm đảm bảo toàn vẹn an ninh cho công dân trên nước Đức, gồm việc tự vệ trước những tấn công khủng bố, và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cả hai việc này đều phải đuợc phối hợp với nhau một cách hài hòa. Mỗi một xâm phạm vào khu vực riêng tư, tức là vào những dữ liệu của một người, phải đáp ứng tiêu chuẩn phù hợp với tình huống và chịu sự chi phối của quyền và luật. Mục đích không biện hộ phương tiện.

Không phải tất cả những gì làm được về kỹ thuật cứ được phép làm. Chính phủ liên bang rất ủng hộ cho chúng ta ở châu Âu có một Nghị định cơ bản về Bảo vệ dữ liệu. Ở đây chúng ta còn phải làm nhiều việc nhằm thuyết phục.

Welt am Sonntag: Dạo đó với tư cách Bộ trưởng Bộ Môi trường bà đã đàm phán Nghị định thư Kyoto – hiệp định toàn cầu đầu tiên về biến đổi khí hậu. Có thể có một thành tựu tương tự nhằm bảo vệ số liệu cá nhân hay không?

Angela Merkel: Đó phải là mục tiêu chúng ta theo đuổi, bất kể đòi hỏi thế nào. Những thế hệ trước đã cho ra Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền hoặc một Tổ chức Thương mại Quốc tế. Trong thế kỷ 21 chúng ta phải đủ năng lực ký kết những thỏa thuận mang phạm vi toàn cầu.

Bây giờ tôi nghe nào là điều đó không được và người ta đã thấy qua Nghị định Kyoto, rằng mọi sự khó khăn như thế nào. Nhưng ở phạm vi thế giới, nếu truyền thông số đặt chúng ta trước những vấn nạn hoàn toàn mới, thì chúng ta phải đương đầu với thách thức này. Nước Đức hết sức mình đấu tranh cho điều đó.

Welt am Sonntag: Châu Âu của tôi – thưa bà nữ thủ tướng, bà có cảm thấy dễ khi đưa điều này lên môi?

Angela Merkel: Tôi thích nói hơn: châu Âu của chúng ta. Và tôi thích nghĩ tới châu Âu này, và tôi cũng ưa nói về điều này thí dụ như trên đường công du sang châu Á và Nam Mỹ. Chính lúc ở bên châu lục tôi mới nhận thấy, chính sách quốc gia và chính sách châu Âu thật đã đan quyện vào nhau. Và sau đó tôi ý thức được rõ hơn những giá trị và tín lý nào hợp nhất người châu Âu chúng ta lại với nhau.

Welt am Sonntag: Trong cuộc khủng hoảng đồng Euro bà được nhìn nhận như một cá tính vượt trội đòi cắt giảm một cách cứng rắn. Tại những nước vùng Nam Âu, người biểu tình trang bị cho mình tranh cổ động mang hình bà đeo bộ ria Hitler. Bà bị tổn thương chăng?

Angela Merkel: Không. Tôi vui vì không trong một nước nào của khối EU có người biểu tình bị bắt, chừng nào họ phản đối bằng biện pháp hoà bình và bất bạo lực. Quyền được biểu lộ suy nghĩ một cách tự do và hoà bình, quyền tự do hội họp, chẳng phải là giá trị chung của châu Âu khiến chúng ta có thể tự hào đó sao. Và ngoài ra nữa: ngay tại nước Đức tôi cũng đã trải nghiệm sự phản đối.

Welt am Sonntag: Một lần nào đó bà có hình dung mình sống ở nước ngoài?

Angela Merkel: Về lý thuyết thì có. Tôi yêu thích nhìều đất nước, nhưng đó phải là một nước tôi nói được tiếng của họ. Nhưng tôi hầu như không có kế hoạch di cư, hoàn toàn tôi không bận tâm với việc đó. Như vậy trước hết chúng ta có thể quan niệm rằng tôi sẽ tiếp tục sống tại nước Đức và lúc này một lần nữa cầu xin người dân tin cậy tôi tiếp tục là nữ thủ tướng của họ. 


©Phạm Kỳ Đăng lược dịch từ tiếng Đức
Nguồn: Die Welt am Sonntag

Chú thích của người dịch:

(1) Richard Wagner (1813-1883): Nhà soạn nhạc cổ điển, chỉ huy dàn nhạc, kịch tác gia, đạo diễn, nhà văn, nhà thơ Đức. Ông là nhạc sĩ đầu tiên thành lập nhà hát Festspielhaus cho liên hoan opera và nhạc kịch của ông tổ chức hàng năm tại Bayreuth. Cũng bởi thái độ chống Do thái, đề cao chủng tộc Đức, ông được nhà nước phát xít Hitler tôn vinh lên hàng đầu, và vì vậy tại CHDC Đức và nhiều nước XHCN bị dìm vào quên lãng.

(2) Heiner Müller (1929-1995): Kịch tác gia, đạo diễn, nhà thơ. Là một trong những tác gia quan trọng nhất của nền văn học viết bằng tiếng Đức nửa sau thế kỷ 20. Chủ tịch Viện Hàn lâm của CHDC Đức.

(3) Karl Wolf Biermann (sinh năm 1936): Nhà sáng tác bài hát và nhà thơ của CHDC Đức. Ông bị cấm xuất bản và trình diễn và xuất bản vì phê phán sâu cay nền chuyên chính của Đảng. Sự kiện bị tước quyền công dân và trục xuất năm 1976 đã gây ra một làn sóng chống đối rộng khắp từ phía nhân sĩ, trí thức, và văn nghệ sĩ.

 
Bài đăng Bauxite Việt Nam

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Dòng suối có điệu ngân nhỏ nhẹ

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

https://scontent-fra3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/v/t1.0-9/10409131_871793599579723_3261572635591183060_n.jpg?oh=8e9020718868a32d33fe3aecfd78eaf6&oe=56D12038
© Tranh của Paula Modersohn Becker (1876-1907)

Dòng suối có điệu ngân nhỏ nhẹ
Ở nơi xa bụi bặm và thị thành
Vẫy tới lui những tán cây xanh
Và làm cho tôi sao mòn mỏi.

Rừng hoang dã và thế giới rộng rãi
Trái tim tôi lớn và sáng trong
Có một nỗi cô đơn bàng bạc
Ôm lấy mái đầu tôi vào lòng.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Der Bach hat leise Melodien

Rainer Maria Rilke (1875- 1926)

Der Bach hat leise Melodien,
und fern ist Staub und Stadt;
die Wipfel winken her und hin
und machen mich so matt.

Der Wald ist wild, die Welt ist weit,
mein Herz ist hell und groß;
es hält die blasse Einsamkeit
mein Haupt in ihrem Schoß.

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

Tranh của Paula Modersohn Becker (1876-1907), nữ họa sĩ Đức của phái tiền Biểu hiện.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Syria bị bao vây bên trong cũng như bên ngoài

Trò chuyện với Adonis - nhà thơ Syria (1)

Phạm Kỳ Đăng dịch   


Adonis - Der arabische Dichter Adonis bekommt in der Paulskirche  den diesjährigen Goethe-Preis der Stadt Frankfurt verliehen.
 

Vào đầu mùa xuân Ả Rập ông có nói „Tôi không thể tham gia vào một cuộc cách mạng khởi phát trong một giáo đường Hồi giáo. Cái đó không dính líu gì tới tự do và dân chủ cả“. Vì đâu chủ nghĩa bi quan này?

Không phải là bi quan, đây là hiện thực. Không có dân chủ, nếu hệ thống chính trị được kiến thiết trên một nền tảng tôn giáo. Hoặc chúng ta mang tinh thần dân chủ và sống trong tự do hoặc là chúng ta theo tôn giáo. Tôi chọn cách thứ nhất là sống dân chủ và tự do. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi kỳ thị tôn giáo. Đối với tín ngưỡng riêng tư của từng con người thực hành nó từ một niềm tin sâu xa, tôi hết sức tôn trọng. Nhưng nếu với tư cách là một thiết chế tôn giáo dẫn dắt ta, thì đó là bạo quyền. Và chính vì lý do còn có bao người vô thần hoặc theo một tôn giáo khác. Một xã hội lấy pháp luật tôn giáo làm cơ sở, đối với tôi, là một nền độc tài chuyên chế. Có khi nó còn xấu xa hơn một chế độc tài quân phiệt.

Đâu là sự khác biệt giữa một chế độ độc tài quân phiệt và chế độ độc tài tôn giáo?

Độc tài quân phiệt kiểm sóat cái đầu và nghĩ suy chính trị của anh. Điều này đã đủ tệ hại. Nhưng chế độ độc tài tôn giáo kiểm sóat cái đầu, con tim, linh hồn và thân thể anh, tức là tòan bộ đời anh. Có còn gì phải nghi ngờ nữa: cả hai chế độ đều phản dân chủ.

Có phải các tôn giáo đều phi dân chủ, khi nó thực hành quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước?

Còn hơn cả thế nữa. Tôn giáo không chỉ phản dân chủ, mà đơn thuần là bất công. Tôn giáo áp đặt mọi nhóm người trong một xã hội trách nhiệm như nhau nhưng lại không tạo cho họ quyền lợi như nhau. Thí dụ, tại sao, theo luật Hồi giáo, một người đàn ông đạo Hồi được lấy vợ theo Thiên chúa giáo, nhưng ngược lại tín nam Thiên chúa không được lấy vợ người đạo Hồi, nếu không cải giáo sang đạo Hồi. Tại sao trong các quốc gia đạo Hồi ngự trị hoặc nặng dấu ấn đạo Hồi, một tín đồ Hồi giáo được nhận hàm bộ trưởng và những trọng trách khác mà một tín đồ Thiên chúa giáo không được nhận. Trong một số quốc gia nhất định, chỉ riêng có người Hồi giáo được hưởng quyền này. Ở đây chúng ta đối mặt với một sự cưỡng hiếp, vâng một sự tử hình quyền công dân. Nếu như quyền lực chính trị duy nhất căn cứ vào tôn giáo và xã hội bị cai trị nhân danh tôn giáo, thì luật dân sự chịu bãi bỏ hiệu lực. Tín đồ Hồi giáo quả quyết rằng, Hồi giáo bảo đảm cho tự do (?). Tôn giáo không đảm bảo quyền tự do nào cả và cũng không bảo tồn tự do và tất nhiên không ngọai lệ, chẳng trừ một ai. Chỉ có tuyên ngôn nhân quyền được đảm trách quyền đó và chỉ một hiến pháp được phép đảm bảo quyền tự do của tôi. Trong xã hội Ả Rập, chúng tôi chỉ đến được nền dân chủ dựa trên nền tảng của quyền lực nhà nước dân sự và thế tục, trên cơ sở bình đẳng về quyền công dân và thế tục trung lập.

Như thế giải pháp nằm trong chủ nghĩa thế tục trung lập (2)?

Đương nhiên. Không thế tục trung lập người ta không thể xây dựng nên xã hội hiện đại. Nếu mục đích của chúng tôi nhằm xây dựng một xã hội Ả Rập tự do và dân chủ, thì các nhóm thiểu số, bất kỳ lọai nào, và những người nghĩ khác phải được biết tới sự dung nạp vô điều kiện. Chỉ có như thế chúng ta kiến thiết một xã hội tiến bộ và cởi mở. Chủ nghĩa thế tục trung lập không chống lại tín ngưỡng của từng cá nhân. Từng con người có quyền theo tôn giáo – đó là một quyền tự do cá nhân. Trong một nền dân chủ, tự do của từng cá nhân phải được tôn trọng.

Xã hội Ả Rập ngày hôm nay có hòa hợp với chủ nghĩa thế tục trung lập hay không?

Đáng tiếc là không. Nhưng đó là sự thật.

Tại sao cho đến ngày hôm nay xã hội Ả Rập hiện đại và chủ nghĩa thế tục trung lập vẫn không sao hòa hợp được với nhau?

Bởi vì những xã hội này vẫn còn nói thứ tiếng của thể chế caliphate (3) và nguyên tắc xâm chiếm vẫn còn tồn tại. Bản thân cung cách tiếp cận ngày hôm nay, vẫn từ giác độ tôn giáo, chia một xã hội thành số đông và những nhóm thiểu số, chứng thực những cơ cấu phi dân chủ của nó.

Đã bao giờ trong lịch sử của mình, xã hội Ả Rập trải nghiệm một chế độ dân chủ hay không?

Không. Từ 1500 năm nay, người Ả Rập chúng tôi quay trong vòng luẩn quẩn. Trong 15 thế kỷ, cố công chính của chúng tôi là tranh giành quyền lực chính trị, mà không lưu tâm đến thay đổi xã hội theo chiều hướng tiến bộ. Câu chuyện xoay quanh sự hóan đổi người nắm quyền lực ở cương vị cao nhất mà không có sự thay đổi về căn cốt. Không ai tìm những con đường cải thiện sự phát triển trong văn hóa và trong xã hội. Không ai tìm kiếm khả năng làm sao từ một con người Ả Rập thành ra một người hiện đại.

Như vậy cái gọi là mùa xuân Ả Rập không phải là một khởi đầu cho sự dân chủ hóa xã hội?

Có chăng qua bước chuyển đổi chúng tôi có một chính phủ ít tàn bạo hơn thể chế trước đó hoặc là nó chỉ làm ra ít điều tồi tệ. Chính vì thế tôi nhấn mạnh rằng không thể có dân chủ với một hệ thống xây dựng nền tảng trên tôn giáo.

Phe đối lập ở Syria đòi tự do và dân chủ. Một số người trong đám này đưa tư tưởng xã hội dân sự vào những cuộc tranh luận của họ. Liệu điều đó có thể là viên đá tảng để trên đó một xã hội dân sự hiện đại hình thành cơ sở?

Cái điều nhàm tai đang lan truyền trong xã hội Ả Rập này không có ý nghĩa. Cho đến bây giờ những người giải phóng mới vẫn không một lần nhắc tới khái niệm „thế tục trung lập“ (Laizismus) trong những cương lĩnh chính trị của họ. Một cuộc cách mạng kiểu gì vậy mà lại hỏang sợ trước một từ duy nhất?

Trong một tuyên bố của Hội Huynh đệ hồi giáo Syria thấy nói, những chiếc hòm phiếu sẽ quyết định ai sẽ trị vì đất nước này trên nền tảng dân chủ. Điều đó có đáng tin hay không?

Không đâu. Nào họ có dám chấp nhận cho một tín đồ Thiên chúa giáo thành tổng thống Syria. Họ có chịu cho một người Copt làm tổng thống Ai Cập. Không, vì trong đầu họ vẫn còn ngự trị giáo điều chia rẽ xã hội ra thành số đông tôn giáo và những thiểu số.

Nhưng trong nền dân chủ mỗi đảng phái đều có thể đứng ra ứng cử.

Tôi ủng hộ bầu cử tự do, và tôi tôn trọng dân chủ. Tôi sẽ trao lá phiếu của mình, nhưng tất nhiên chống lại Hội Huynh đệ Hồi giáo. Tôi tuyệt đối chống sự gây ảnh hưởng của họ trong chính trị. Đáng tiếc rằng trong một số trường hợp, bầu cử dân chủ không là giải pháp, bởi vì cả một số đông cũng có thể chuyên quyền, kể cả khi họ đã đọat được chính quyền thông qua bầu cử tự do, hãy trông gương Hitler mà xem.

Những tín đồ Thiên chúa Syria và những nhóm theo tôn giáo khác đứng ở đâu trong một cuộc cách mạng? Người ta quy kết ông là người trợ giúp cho thể chế độc tài Assad.

Tôi phản đối những quy kết này. Ngòai ra, nếu như họ tham gia vào cuộc cách mạng, thì xin dùng tư cách công dân của đất nước, chứ đừng với tư cách người Thiên chúa giáo. Nhưng trách nhiệm đối với việc này cũng còn nằm trong cư xử của những người tham gia, bất kể họ là người Thiên chúa giáo, Alawites hay Druze. Chính tự bản thân họ cần phải bác bỏ sự phân chia thí dụ thành nhà cách mạng dòng đạo Hồi và nhà cách mạng dòng Thiên chúa. Những tín đồ Thiên chúa giáo cần xuất hiện trong Hội đồng quốc gia hoặc trong Liên minh dân tộc với tư cách là người đại diện của nhân dân Syria và không phải là đại diện cho tín đồ Thiên chúa. Bản thân sự đòi hỏi tham gia cách mạng với tư cách là một thiểu số tôn giáo, theo danh chính ngôn thuận, đã là một sự kỳ thị.

Trí thức A-rập có đóng một vai trò trong chuyển biến đó không?

Tất nhiên. Những gì đang xảy ra ở Syria và các nước A-rập khác, khởi sinh từ những ý tưởng, nguyện vọng và hình dung về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những ý tưởng này đâu bất chợt nảy mầm từ khỏang không trống rỗng. Nhiều nhà văn và trí thức Ả Rập đã lên tiếng cho tự do và dân chủ. Nhờ có họ nên cả một phong trào mang nhiệt tâm chính trị đã đi vào họat động.

Tại sao ông không đứng về phía cách mạng?

Làm sao tôi có thể đứng về phía cuộc cách mạng hôm nay. Câu hỏi cứ là, cuộc cách mạng có cương lĩnh chính trị gì? Ban đầu, cách mạng vì tự do và dân chủ biến diễn hòa bình. Ngày hôm nay nó đầy bạo lực. Cách mạng đã trở thành một cuộc bạo động bằng vũ lực. Nhiều lính đánh thuê từ những nước Hồi giáo khác nhau nhất đứng trong hàng ngũ của những người làm cách mạng. Qatar, Saudi-Arabia và Mỹ trang bị vũ khí cho họ. Đó không phải là cuộc cách mạng. Nó chỉ bao gồm những nhóm phiến quân riêng lẻ muốn lật đổ thể chế độc tài. Sao tôi có thể hỗ trợ cho cái thứ như thế.

Phương Tây đóng vai trò nào trong cuộc khủng hỏang Syria?

Trong vụ này đúng là Phương Tây xử trí như một người không hiểu biết. Mặc dù hòan tòan không thiếu chuyên gia và cố vấn, những người này không nhất thiết đóng góp vào việc làm sáng tỏ. Họ chỉ cung cấp những thông tin nông cạn. Ở đây tôi nói tới địa hạt chính trị. Nhiều trí thức phương Tây được thông tin tốt về chính trị, nhưng họ lại không ra quyết định chính trị. Ngòai ra phương Tây tiếp xúc người Ả Rập và đạo Hồi - nhất là trong các vấn đề về chính trị, nhưng cả về văn hóa nữa – lại không phải là với thái độ kính trọng. Ngày hôm nay phương Tây đang nằm trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Và phần lớn thế giới Ảrập giàu có. Tây Phương thế thời làm tất cả để giải quyết các vấn đề kinh tế, kể cả những việc vi phạm vào những thành tựu văn hóa, những nguyên tắc dân chủ và nhân quyền của mình.

Cho đến nay một giải pháp chính trị vẫn chưa đạt được. Vì sao vậy?

Không chỉ có những lực lượng bên ngòai cử vào mà còn cả các thế lực bên trong bác bỏ một giải pháp chính trị. Chính vì thế bạo lực gia tăng trong nước. Những người đầu tiên bác bỏ giải pháp chính trị, tự thân chính là các nhà làm cách mạng. Họ được hỗ trợ bằng tiền của bởi một số nhà nước không có nhu cầu kết thúc bạo lực ở Syria. Một số lực lượng bên ngòai muốn xã hội Syria bị tàn phá và đất nước bị suy yếu bởi kiệt quệ tiềm năng về mặt kinh tế và con người. Một số quốc gia còn hô hào can thiệp quân sự vào Syria, để làm nước này suy yếu. Bởi vì chỉ một đất nước yếu và bị chia cắt mới không thể ra điều kiện tiên quyết tại bàn thương lượng. Nó phải chấp nhận những gì kẻ khác yêu cầu.

Có nghĩa là có khả năng chia lẻ Syria thành nhiều nhà nước?

Tất cả đều có thể. Điều này phụ thuộc vào vai trò của các thế lực phương Tây tại Syria.

Một số nước phương Tây đe dọa ban lãnh đạo bằng can thiệp quân sự.

Tôi không tin rằng điều này xảy ra. Syria là một kết thể phức tạp: Saudi-Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, lấy cớ một Hồi giáo chừng mực, muốn đưa nhiều nước từ Maroc tới Pakistan vào ách thống trị của người Sunni. Như vậy sẽ xuất hiện một vùng thống nhất trải dài từ Địa Trung Hải vắt qua Cáp-ca-dơ tới tận biên giới Nga. Điều đó hậu quả sẽ cô lập nước Nga, mặt khác nó lại cản trở ảnh hưởng của người Schi’iten. Ngòai ra những người Hồi giáo tại Nga có thể bị biến thành công cụ. Điều này có thể tương tự xảy ra với người theo Hồi giáo tại Trung hoa. Bỏ qua điều đó, Nga và Trung quốc bảo vệ lợi ích của riêng họ ở Syria. Chính vì thế xung đột phức tạp như vậy. Syria tiếp giáp với Thổ Nhỹ Kỳ, Địa Trung Hải, Libanon, Israel, Jordan và Irak. Người ta có thể vào thẳng những vùng của người Kurd. Cả Saudi-Arabia, các nước vùng Vịnh, Iran theo hướng Trung Á, Ai Cập theo hướng châu Phi và Sip và Hy Lạp theo hướng châu Âu cũng không xa lắm. Nếu như xảy ra một cuộc can thiệp quân sự, thì rất có thể Syria sẽ rơi vào tay lực lượng Jihadists thánh chiến. Những kẻ thống trị sẽ tạo ảnh hưởng trên tòan khu vực. Thực sự phương Tây có dám bất chấp điều đó không? Tôi không tin vào điều này.

© Phạm Kỳ Đăng dịch

Nguyên bản tiếng Đức : FAZ
 

Chú thích của người dịch:

(1) Adonis (tên thật là Ali Ahmad Said) sinh năm 1930, là nhà thơ, gương mặt trí thức Ả Rập đương đại quan trọng nhất, sống lưu vong từ nhiều năm nay tại Paris.
(2) Laizismus: Hình thức thế tục hóa nhà nước tách biệt với giáo hội. Trong đề xuất xây dựng nhà nước thế quyền sau khi bãi bỏ nhà nước thần quyền, xin nhấn mạnh tính trung lập của nhà nước thế tục qua hiến định đối với với mọi tôn giáo, sắc tộc có chung tín ngưỡng.
(3) Triều đại khalip, được các khalip - lãnh tụ tôn giáo tối cao, thay thế đấng tiên tri Mohhamad - cai trị cha truyền con nối.


Bài đăng trên Bauxite Việt Nam

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Đôi mắt - đẹp chết người những vì tinh tú

Heinrich Heine (1797-1856)

Tranh của © Bùi Xuân Phái (1920-1988), vietnamesischer Maler

„Đôi mắt - đẹp chết người những vì tinh tú“
Dẫu từng như khúc hát nhỏ ngân nga
Xưa ở xứ Tos-ca-na tôi đã
Dừng chân bên bờ biển, nghe ca

Ca lời hát một cô hầu nhỏ
Mạng lưới chài bên sóng đại dương
Cô chăm chú nhìn tôi, tới lúc
Tôi ghì môi vào miệng son hường

Thể nào tôi chẳng nghĩ về khúc hát
Về đại dương và lưới cá cho xem
Khi anh thấy em lần đầu tiên ấy -
Thế nên giờ anh cũng phải hôn em.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Augen, sterblich schöne Sterne

Heinrich Heine (1797-1856)

»Augen, sterblich schöne Sterne!«
Also mag das Liedchen klingen,
Das ich weiland in Toskana
An dem Meere hörte singen.

Eine kleine Dirne sang es,
Die am Meere Netze flickte;
Sah mich an, bis ich die Lippen
An ihr rotes Mündchen drückte.

An das Lied, an Meer und Netze
Hab ich wieder denken müssen,
Als ich dich zuerst erblickte -
Doch nun muß ich dich auch küssen.

Tranh của Bùi Xuân Phái (1920-1988) - vietnamesischer Maler und Grafiker

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Truyện ngắn "Lenz" có hay hơn truyện ngắn "Cái chết ở Vơ-ni-dơ"

Tranh của Willi Baumeister (1889-1955), họa sĩ Đức
Marcel Reich-Ranicki

Phác thảo dở dang Lenz (1) có hay hơn truyện ngắn Cái chết ở Vơ-ni-dơ (2)? Hay là người ta không thể so chúng với nhau. Chúng ta hỏi Marcel Reich-Ranicki (FAZ)

Nhiều lần tới lui tôi đọc phác thảo "Lenz" tuyệt vời của Georg Büchner (3). Một cách đơn giản và dung dị, tôi coi văn bản này là bài văn xuôi hay nhất từng được viết ra trong tiếng Đức, còn đứng trước cả truyện ngắn "Cái chết ở Vơ-ni-dơ" của Thomas Mann: Ông có thể cũng ít nhiều chia sẻ chia sự hào hứng cùng tôi chứ? Độc giả Gert Hirchenhain từ Fuldabrück hỏi.

Reich-Racnicki: À mà vâng, dĩ nhiên rồi, tôi vui lòng sẻ chia sự hào hứng của ông. Cũng có dịp trong những cuộc trò chuyện dài thâu đêm với bè bạn – dễ phải cách đây gần 70 năm chứ không ít - tôi, không cho một ai cãi lại, đã tuyên bố một cách hùng hồn và kiêu hãnh rằng, Lenz là một tác phẩm văn xuôi hay nhất của tiếng Đức, vâng tôi đã bất chấp mọi hiểm nguy để cả quyết rằng, từ trang đầu tiên của Lenz, mà thực ra với câu “ông không cảm mệt mỏi, chỉ đôi khi ông không mấy dễ chịu để có thể không đi trên cái đầu của mình“, nền văn chương Đức hiện đại, chí ít là văn xuôi kể chuyện mới bắt đầu. Nói ngắn gọn: Chúng ta thống nhất ý kiến và không để niềm hạnh phúc vì Büchner bị phá quấy bởi những kẻ lèo nhèo, hương nguyện hoặc mù chữ. Cứ cho là thế đã, được chăng hay chớ. Thật không? Không, được chăng, tệ chớ.

Phải rào đón trước: Cái siêu đẳng trong câu chuyện văn chương và âm nhạc gần như kích động lên những phản ứng luôn sôi sục. Tôi biết điều đó vì tôi yêu những cái siêu đẳng. Trong chốn đông người, nói rằng Bach là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại là đủ, ngay lập tức có ai đó lên tiếng, với vẻ ôn tồn suy tư và nụ cười khoan hòa nhắc cái tên đó là „Mozart“, trong khi kẻ thứ ba trong cuộc, bằng một vẻ cao cả đang nhíu trán cổ vũ cho Beethoven. Hoàn toàn tin cậy giữa chúng ta với nhau: Cả ba cùng có lý, và những cuộc tranh luận xem ai bây giờ đáng mặt anh tài, có thể có chút gì đó ngớ ngẩn, bởi sự ganh đố không có ý nghĩa gì, kể cả trong văn chương.

Tôi ưa nói, đôi khi để chọc tức người cùng trò chuyện, rằng người kể chuyện tiếng Đức quan trọng nhất thế kỷ 20 có khi là Thomas Mann, hoặc là cùng một lúc tôi đi thẳng vào đề: Ông ấy là nhà viết văn xuôi quan trọng nhất kể từ năm 1832 –và ngay lập tức người ta trả lời tôi, còn trong giàn đồng ca nữa kia chứ: Không, Kafka (4) kia. Tôi khoái trá, tất nhiên là không cãi lại họ, và vui sướng rằng chúng ta có hai gã, không, hai quí tôn ông hay như vậy- vị xuất thân từ Lübeck và cả vị từ Praha.

Trong thơ Đức của thế kỷ 20 cái trò chơi đông người vô hại này cũng tương tự vậy. Tôi yêu nhất (từ thời còn trai trẻ) nhà thơ trữ tình Brecht (5). Một số người già cả hoảng hốt quay đi („Cơ mà ông ta là nhà cộng sản!“) và tuyên bố khá trang trọng: Rilke, Rainer Maria. Và luôn luôn có ai đó hăng say (những quý bà chín chắn hơn không hiếm khi mở to con mắt) thú nhận về một trải nghiệm lớn thời son trẻ - nói đích danh là về kỷ niệm với cái tên Benn (6). Không có điều gì để phản đối kết luận đó cả, chỉ có điều người ta bằng mọi giá nên tránh việc đem người này chơi chọi với người kia.

Trong một buổi trình diễn khai mạc opera, vào lúc giờ nghỉ tôi đã phải nói chuyện suông một bà mệnh phụ khí ngu ngốc của một trong các nhà chính khách của chúng ta. Chuyện gẫu không phải là thế mạnh của tôi, cho nên tôi không còn nghĩ ra trò gì khác ngoài hỏi bà ấy, vở opera nào là vở ca kịch đầu tiên trong cuộc đời bà. Đó là vở „Boheme“ (7). Tôi nói với bà ấy là tôi đặc biệt yêu cái vở opera này và, cứ mỗi lần Mimi chết, cam đoan là tôi lại khóc. Nhưng mà quí bà ấy đáp lại tôi: „Bản „Matthäus-Passion“ (8) hay hơn ấy chứ!“. Suýt nữa tôi ngất đi và ngụ ý không hề e dè rằng, bản dịch kinh thánh của Luther(9) còn áp đảo những cuốn tiểu thuyết của Marcel Proust(10).

Vấn đề mắc míu chính ở đây: Người ta không được phép so sánh những cái vô song với nhau. Bản nhạc Matthäus-Passion chẳng hay hơn mà cũng chẳng tồi hơn khúc Boheme của Puccini. Nó là một chút gì hoàn toàn khác. Cũng như thế mọi sự so sánh „Lenz“ với „Cái chết ở Vơ-ni-dơ“ cũng vô nghĩa. Tác phẩm văn xuôi của Büchner xuất hiện năm 1836, truyện ngắn của Thomas Mann ra đời năm 1912. Và như thế hai tác phẩm này xuất phát từ hai thời đại hoàn toàn khác nhau. Ngay hoàn cảnh này cũng khiến cho sự sắp xếp ngôi thứ theo tinh thần của danh mục sách bán chạy của chúng ta trở nên bất khả thi. Tất nhiên người ta có thể nói, tác phẩm này gây ấn tượng với tôi hơn, cái nọ ít hơn. Đó là một quan điểm có tính cá nhân, nhưng không nhất thiết là lời phán xét về chất lượng.

Bởi vì người say Büchner đến từ Fuldabrück xem chừng mê những hình thức trường ca nhỏ, tôi muốn tức thì giới thiệu cho ông hai truyện kể viết sau 1945: Tuổi thanh niên của Wolfgang Koeppen (11) và Sự im lặng được thu nạp của bác sĩ Murkes của Heinrich Böll (12).

© Phạm Kỳ Đăng dịch

Nguồn:  FAZ

Chú thích của người dịch:
(1) Tên truyện kể của nhà văn Georg Büchner, về tình trạng tâm lý của Jakob Michael Reinhold Lenz.
(2) Tên thiên truyện ngắn của Thomas Mann về bi kịch của nhà văn Gustav Aschenbach.
(3) Georg Büchner (1813-1837): Nhà văn Đức quan trọng trước cách mạng 1848
(4) Franz Kafka (1883-1924): Nhà văn Đức gốc Tiệp, một trong ba đỉnh cao văn chương Đức thế kỷ 20.
(5 ) Bertolt Brecht (1898-1956): Nhà thơ, nhà soạn kịch người Đức, một trong ba đỉnh cao văn chương Đức thế kỷ 20.
(6) Gotfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận và bác sĩ người Đức.
(7) La Bohème: Tên vở opera của nhà soạn nhạc Ý Giacomo Puccini.
(8) Passion thánh Matthew, BMW 244 (tiếng Đức : Matthäus-Passion) là bản passion của nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach.
(9) Martin Luther (1483-1546): Nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustine, và là nhà cải cách tôn giáo. Bản dịch Kinh Thánh của ông đã chuẩn hóa và nâng tầm tiếng Đức.
(10) Valentin Louis Georges Eugène Marcel Proust (1871-1922): Nhà văn và nhà phê bình người Pháp.
(11) Wolfgang Koeppen (1906-1996): Nhà văn Đức quan trọng của văn học hậu chiến.
(12) Heinrich Böll (1917-1985): Nhà văn quan trọng của thời hậu chiến, nhận giải Nobel văn chương.

Tranh của Willi Baumeister (1889-1955), họa sĩ, nhà đồ họa Đức

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Còn nguyên đó

Phạm Kỳ Đăng

Tranh ©Paul Cézanne (1836-1909), họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp


Anh yêu em, còn nguyên đó
Dòng sông lóng lánh hoàng hôn
Chiều hôm trải kho bạc báu
Chói chang trên lớp sóng cồn

Anh yêu em, bầu trời ấy
Ảo mờ mái đỏ màn sương
Mênh mang một niềm khôn tả
Nao lòng lay khóm hoàng dương

Đóa tử đinh hương thẫm nắng
Ngạt ngào bay suốt giấc mơ
Quê hương em người sốt sắng
Tìm nhau, hội ngộ bất ngờ

Còn chi tha hương, ly tán
Đớn đau chạm khía muôn hình
Ai ngờ tay người xoa dịu -
Nắng dâng trên cõi phục sinh

Ta ôm nhau, nhìn sương đổ
Chân cầu nắng chuốt ngọc trai
Anh yêu em, vì có lẽ
Xưa chia khuôn dấu, hình hài.

© PKĐ - 2015 


Tranh của Paul Cézanne (1836-1909), họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...