Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Phải, xưa kia, nếu anh nghĩ tới em

Tranh của Sinaida J. Serebrjakowa (1884-1967)

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Phải, xưa kia, nếu anh nghĩ tới em
như sự diệu kỳ, một tháng Năm (1) thức giấc
xung quanh em trong vầng sáng quắc
và nỗi nhớ của anh đã nhẹ thoáng qua
mơ thấy quanh trán em một vòng hoa

Bây giờ anh nhìn em: em nhấn chìm than khóc
xuống trái tim mảnh rừng ảm đạm mùa thu
ở những cột mốc nhợt nhạt,
dọc theo những đường đi,
một hoàng hôn bị thương
len dần tới nơi em mọi phía.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ja, früher, wenn ich an dich dachte

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Ja, früher, wenn ich an dich dachte,
wie Wunder wars: ein Mai erwachte
um dich im Aureolenglanz,
und meine Sehnsucht träumte sachte
um deine Stirne einen Kranz.

Jetzt seh ich dich: du senkst dein Weinen
ins Herz den herbstverhangnen Hainen,
und dir zu Seiten, wegentlang,
schleicht an den bleichen Meilensteinen
ein wunder Sonnenuntergang.

Chú thích của người dịch:
Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.
(1) Tháng Năm, tháng mùa xuân rực rỡ ở châu Âu.

Tranh của Sinaida Jewgenjewna Serebrjakowa (Зинаи́да Евге́ньевна Серебряко́ва (1884-1967): Nữ họa sĩ Nga, đại diện của phái Ấn tượng, chạy trốn Cách mạng tháng Mười, từ 1924 sống lưu vong tại Pháp. Sau khi bà mất, một phần tác phẩm được đưa trở về Liên Xô.

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Những giờ đen tối

Tranh của Max Ernst (1891-1976): Họa sĩ Đức

Hermann Hesse (1877-1962)

Đó là những giờ khắc, ta không sao nắm bắt
Khuất phục ta xuống vực sâu cái chết
Và xóa sạch những gì an ủi ta hằng biết
Chúng nhổ bật máu từ lồng ngực của ta
Những bài ca thầm kín cùng gốc rễ xót xa.

Và thế đó là những giờ khắc, gánh nặng
Của chúng dạy cho ta điềm tĩnh và nội lực
Và chín muồi thành nhà thông thái và nhà thơ.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Dunkle Stunden

Hermann Hesse (1877-1962)

Das sind die Stunden, die wir nicht begreifen!
Sie beugen uns in Todestiefen nieder
und löschen aus, was wir von Trost gewußt
Sie reißen uns die geheimgehaltenen Lieder
Mit blutend wunden Wurzeln aus der Brust

Und doch sind das die Stunden, deren Last
Uns die Stille lehrt und innerliche Kraft
Und die zu Weisen uns und Dichtern reifen.

Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tranh của Max Ernst (1891-1976): Họa sĩ, nhà đồ họa và điêu khắc Đức.

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Cô hầu trẻ

Tranh của Paul Gaugin (1848-1903): Họa sĩ Pháp

(Tặng Lugwig von Ficker)

Georg Trakl (1887 - 1914)

1

Thường bên giếng khi trời sẩm tối
Họ thấy cô như phép lạ đứng bên
Múc gầu nước, khi trời sẩm tối
Kín đầy bình và bước xuống triền.

Trong bụi gai quạ khoang táo tác
Và nàng như một cái bóng vờn
Làn tóc nàng vàng rỡ chập chờn
Và trên sân những con chuột chí chóe.

Và vuốt ve bởi sự tàn úa
Nàng hạ xuống hàng mi bắt lửa
Cỏ cháy khô nghiêng trong suy tàn
Lả gục xuống đôi bàn chân nàng.

2

Nàng tạo ra yên lặng trong phòng
và cái sân trải từ lâu hoang vắng
Ở trước phòng trong bụi cây cơm cháy
Một con sáo đen huýt gió não nùng.

Cái hình nàng trong gương bằng bạc
Xa lạ nhìn nàng trong ánh chiếu lờ mờ
Và nhợt nhạt trong gương thẫn thờ
Nàng hoảng sợ vẻ tinh khiết của nó.

Một gã đầy tớ hát như mơ trong tối
Nàng đờ người, lay giật bởi đớn đau
Sắc đỏ rỏ qua màn đêm tối
Gió nam bên cánh cổng giật mau.

3

Kế đó trên triền cỏ trụi trơ
Nàng lâng lâng trong cơn sốt mộng mơ
Cơn gió rầu rĩ trên triền cỏ
Từ những lùm cây, trăng lắng nghe.

Chẳng mấy chốc chung quanh sao nhợt nhạt
Và mỏi mòn bởi sự phàn nàn
Và như sáp, nhợt bệch đôi má nàng
Từ mặt đất thoảng bay mùi thối rữa.

Cây sậy xạc xào trong ao buồn bã
Và nàng co ro lạnh cóng trong mình
Xa một con gà trống gáy. Bình minh
Rùng mình trên mặt ao cứng và xám.

4

Trong lò rèn ầm vang tiếng búa
Nàng băng qua cánh cổng sang kia
Gã đầy tớ vung búa lên rực đỏ
Như đã chết rồi nàng ngó sang kia.

Như trong mơ nàng trúng phải tiếng cười
Và nàng loạng choạng bước vào lò bễ
Co mình sợ sệt vì tiếng gã cười
Như tiếng búa đanh và ngạo nghễ.

Trong gian phòng tia lửa bắn tứ tung
Và với những động tác ngượng ngùng
Tay bắt theo những tia lửa hoang dã
Nàng đổ vật xuống đất ngất đi.

5

Nằm trải thân yếu đuối trên giường
Nàng tỉnh dậy đầy ngọt ngào e sợ
Và nàng nhìn cái giường bẩn của mình
Được bọc toàn ánh kim vàng rỡ.

Ở đó cỏ mộc tê bên cửa sổ
Và bầu trời sáng sủa phớt xanh
Thư thoảng gió mang vào khung cửa
Cho chuông rung những tiếng lanh canh.

Những bóng đổ trượt dài trên gối
Giờ ban trưa chậm rãi điểm hồi
Và nàng khó nhọc thở trên gối
Miệng tựa như một vết thương rồi.

6

Đêm đến phất phơ vải lanh nhuốm máu
Mây lướt trên những cánh rừng câm
Phủ trong những tấm vải lanh thâm
Trên cánh đồng bày chim sẻ huyên náo.

Trong đêm tối nàng nằm trắng toát
Gió u u thoảng dưới mái che
Như xác thú trong bụi cây và đêm tối
Quanh miệng nàng ruồi quấn vo ve.

Như trong mộng ở xóm màu nâu đất
Vọng âm thanh ca vũ, sáo đàn
Qua xóm lửng lơ gương mặt của nàng
Tóc nàng phất phơ trong những cành trơ trụi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Die junge Magd

(Ludwig von Ficker zugeeignet)

Georg Trakl (1887 - 1914)

1

Oft am Brunnen, wenn es dämmert,
Sieht man sie verzaubert stehen
Wasser schöpfen, wenn es dämmert.
Eimer auf und nieder gehen.

In den Buchen Dohlen flattern
Und sie gleichet einem Schatten.
Ihre gelben Haare flattern
Und im Hofe schrein die Ratten.

Und umschmeichelt von Verfalle
Senkt sie die entzundenen Lider.
Dürres Gras neigt im Verfalle
Sich zu ihren Füßen nieder.

2
Stille schafft sie in der Kammer
Und der Hof liegt längst verödet.
Im Hollunder vor der Kammer
Kläglich eine Amsel flötet.

Silbern schaut ihr Bild im Spiegel
Fremd sie an im Zwielichtscheine
Und verdämmert fahl im Spiegel
Und ihr graut vor seiner Reine.

Traumhaft singt ein Knecht im Dunkel
Und sie starrt von Schmerz geschüttelt.
Röte träufelt durch das Dunkel.
Jäh am Tor der Südwind rüttelt.

3

Nächtens übern kahlen Anger
Gaukelt sie in Fieberträumen.
Mürrisch greint der Wind im Anger
Und der Mond lauscht aus den Bäumen.

Balde rings die Sterne bleichen
Und ermattet von Beschwerde
Wächsern ihre Wangen bleichen.
Fäulnis wittert aus der Erde.

Traurig rauscht das Rohr im Tümpel
Und sie friert in sich gekauert.
Fern ein Hahn kräht. Übern Tümpel
Hart und grau der Morgen schauert.

4

In der Schmiede dröhnt der Hammer
Und sie huscht am Tor vorüber.
Glührot schwingt der Knecht den Hammer
Und sie schaut wie tot hinüber.

Wie im Traum trifft sie ein Lachen;
Und sie taumelt in die Schmiede,
Scheu geduckt vor seinem Lachen,
Wie der Hammer hart und rüde.

Hell versprühn im Raum die Funken
Und mit hilfloser Geberde
Hascht sie nach den wilden Funken
Und sie stürzt betäubt zur Erde.

5

Schmächtig hingestreckt im Bette
Wacht sie auf voll süßem Bangen
Und sie sieht ihr schmutzig Bette
Ganz von goldnem Licht verhangen,

Die Reseden dort am Fenster
Und den bläulich hellen Himmel.
Manchmal trägt der Wind ans Fenster
Einer Glocke zag Gebimmel.

Schatten gleiten übers Kissen,
Langsam schlagt die Mittagsstunde
Und sie atmet schwer im Kissen
Und ihr Mund gleicht einer Wunde.

6

Abends schweben blutige Linnen,
Wolken über stummen Wäldern,
Die gehüllt in schwarze Linnen.
Spatzen lärmen auf den Feldern.

Und sie liegt ganz weiß im Dunkel.
Unterm Dach verhaucht ein Girren.
Wie ein Aas in Busch und Dunkel
Fliegen ihren Mund umschwirren.

Traumhaft klingt im braunen Weiler
Nach ein Klang von Tanz und Geigen,
Schwebt ihr Antlitz durch den Weiler,
Weht ihr Haar in kahlen Zweigen.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

The Young Maid


Georg Trakl (1887 - 1914)
Dedicated to Ludwig von Ficker

1

Often at the well when it dawns
One sees her standing spellbound
Scooping water when it dawns.
Buckets go up and down.

In the beeches jackdaws flutter
And she resembles a shadow.
Her yellow hair flutters
And rats scream in the yard.

And enticed by decay
She lowers her inflamed eyelids.
Parched grass in decay
Bends down to her feet.

2

Silently she works in the chamber
And the yard lies long desolate.
In the elder trees by the chamber
A blackbird flutes pitifully.

Silverly her image in the mirror
Looks at her strangely in the twilight-glow
And dusks sickly in the mirror
And she shudders before its purity.

Dreamlike a farm boy sings in the dark
And she stares shaken with pain.
Redness trickles through the dark.
Suddenly at the gate the south wind shakes.

3

Nightly over the bare meadow
She totters in feverish dreams.
A morose wind whines in the meadow
And the moon listens from the trees.

Soon all around the stars pale
And exhausted from complaints
Her waxen cheeks pale.
Putrefaction is scented from the earth.

Sadly the reeds rustle by the pond
And cowering she freezes.
Far away a cock crows. Above the pond
Morning shivers hard and grey.

4

In the smithy clangs the hammer
And she scurries past the gate.
In red glow the farm boy swings the hammer
And deathlike she looks over there.

As in dream she's struck by his laughter;
And she tumbles into the smithy,
Shyly cringing before his laughter,
Like the hammer hard and coarse.

Brightly in the room sparks
Spray and with helpless gestures
She snatches after the wild sparks
And falls dazed to the earth.

5

Lankily sprawled out on the bed
She wakes filled with sweet tremblings
And she sees her soiled bed
Hidden by a golden light,

Mignonettes there at the window
And the bluish brightness of sky.
Sometimes the wind carries to the window
A bell's hesitant tinkling.

Shadows glide over the pillow,
Noon strikes slowly
And she breathes heavily on the pillow
And her mouth is like a wound.

6

In the evening bloody linens float,
Clouds over silent forests,
That are wrapped in black linens.
Sparrows fuss in the fields.

And she lies completely white in darkness.
Under the roof a cooing wafts away.
Like a carrion in bush and darkness
Flies swirl around her mouth.

Dreamlike in the brown hamlet
A sound of dance and fiddles echoes,
Floats her countenance through the hamlet,
Blows her hair in bare branches.

© Translated by Jim Doss and Werner Schmitt

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914) : Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“. (Wikipedia)
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của Paul Gaugin (1848-1903): Họa sĩ Pháp, tác phẩm hậu Ấn tượng gây ảnh hưởng nổi bật và đa dạng lên hội họa hiện đại.

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Xưa kia khi anh tìm thấy em

Tranh của Sinaida J. Serebrjakowa (1884-1967)

Rainer Maria Rilke
(1875-1926)

Xưa kia khi anh tìm thấy em
Em đây vốn sao nhỏ nhoi, nhỏ bé
và chỉ như một nhánh bồ đề lặng lẽ
em nở vào trong anh.


Em không tên trước điều nhỏ nhặt
và sao mà hướng vọng ước ao
cho tới khi anh nói em quá lớn
cho bất kể chi một cái tên nào:

Nên em cảm nhận em hợp nhất
với tháng Năm (1), truyền thuyết và đại dương
và như hương vị của rượu vang anh uống
em nặng trĩu hồn anh...

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Als du mich einst gefunden hast

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Als du mich einst gefunden hast,
da war ich klein, so klein,
und blühte wie ein Lindenast
nur still in dich hinein.

Vor Kleinheit war ich namenlos
und sehnte mich so hin,
bis du mir sagst, dass ich zu groß
für jeden Namen bin:

Da fühl ich, dass ich eines bin
mit Mythe, Mai und Meer,
und wie der Duft des Weines bin
ich deiner Seele schwer...

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

(1) Tháng Năm, tháng mùa xuân rực rỡ ở châu Âu

Tranh của Sinaida Jewgenjewna Serebrjakowa (Зинаи́да Евге́ньевна Серебряко́ва (1884-1967): Nữ họa sĩ Nga, đại diện của phái Ấn tượng, chạy trốn Cách mạng tháng Mười, từ 1924 sống lưu vong tại Pháp. Sau khi bà mất, một phần tác phẩm được đưa trở về Liên Xô.

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Trò bắng nhắng

Tranh của Carl Spitzweg, họa sĩ Đức

Heinrich Heine (1797-1856)

Từng điên rồ, làm trò ngớ ngẩn
Tôi luôn còn làm trò dại cho xem.
Làm vào ban ngày và cả ban đêm
Trò ban đêm tệ hại ghê hơn nữa

Tôi làm ngoài trời cũng như trong sảnh
Ở dưới nước cũng như trên đất liền
Thậm chí bằng lý trí tôi làm nhiều trò điên
Những trò này còn ngu hơn hẳn.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Narretei

Heinrich Heine (1797-1856)

Torheiten begangen, Torheiten gemacht,
Ich mache deren noch immer.
Ich hab sie gemacht bei Tag und bei Nacht,
Die nächtlichen waren weit schlimmer.

Ich hab sie gemacht zu Wasser und Land,
Im Freien wie im Zimmer.
Ich machte viele sogar mit Verstand,
Die waren noch viel dümmer.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

Bức thư tóm được - Tranh của Carl Spitzweg (1808-1885): Họa sĩ Đức, có vị trí biệt lập trong hội họa Đức.(Tranh vẽ cậu sinh viên thả bức thư tình xuống dưới. Ý trung nhân mải vá khâu, bà cô nghiêm trang đứng bên trông thấy há hốc mồm).

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Với Goethe tôi mang nỗi muộn phiền


© Tranh của Gerdhard Richter, họa sĩ Đức

Phỏng vấn nhà phê bình văn học Marcel Reich-Ranicki (1) về Hợp tuyển Frankfurt và chất lượng của các bài thơ tiếng Đức.

SPIEGEL: Ông Reich-Ranicki, trong chương trình phát sóng “Das literarische Quartett“ (Tứ Tấu văn chương) ông đã khuyên mọi người mua tập thơ „Những bài thơ sáng“ của Robert Gernhardt (2) mà làm quà Noel. Gernhardt là một ngoại lệ, hay là thơ trữ tình tiếng Đức nói chung đang ngự trên một trào hưng thịnh?

Reich-Ranicki: Gernhardt là một tài năng và một độc bản, mà tuy thế không là một ngoại lệ. Vâng chúng ta có Hilde Domin, Sarah Kirsch, Ulla Hahn, Krolow, Enzensberger, Jandl, Rühmkorf, Biermann, Wondratschek, Grünbein (3) và những người khác nữa. Ít nhất từ mười năm nay thơ tiếng Đức ở mức độ không đồng đều thú vị hơn sân khấu và tiểu thuyết Đức – may sao chính vì ở mức cao hơn so với những thời kỳ trước đó, thế giới của chúng ta hôm nay thoát ra khỏi sự biểu đạt bằng văn chương hoặc là có vẻ như mọi đằng đang thoát khỏi. Điều này gây khó khăn cho công việc của nhà soạn kịch và càng hơn cho nhà viết tiểu thuyết, nhưng không hề cho công việc của nhà thơ. Bởi vì nhà thơ, như từ xửa từ xưa có thể phản ứng lại thế giới của chúng ta một cách hoàn toàn chủ quan và đồng thời chỉ theo từng điểm - họ dễ dàng qua được mà không cần có một cái nhìn hoàn thiện, một thế giới quan.

SPIEGEL: Hans Magnus Enzensberger (4) quả quyết, rằng „nhiều hơn nhiều, ấy thơ được viết so với được đọc“. Ông có cho rằng kết luận này được phóng đại?

Reich-Ranicki: Trong thực tiễn sự viết thơ thuộc về những căn bệnh tai ương của người Đức. Nhưng mà trong khi những nạn dịch quốc gia khác, kể cả bệnh thần kinh mang lại những hậu quả kinh hoàng, thì căn bệnh này ta dễ thấy vô hại và thậm chí có thể là có ích. Bởi vì những người vấy bẩn lên giấy với những dòng gẫy gập mà họ tưởng là thơ, về nguyên tắc họ đồng thời là những người đọc thơ. Và kể cả những người đọc muốn dùng việc đó lấp đầy thời gian rỗi cũng đáng được hoan nghênh.

SPIEGEL: Từ năm 1974 trở đi dưới mục „Hợp tuyển Frankfurt“, cứ mỗi tuần một lần ông cho bình giảng một bài thơ tiếng Đức, từ xê-ri ấn hành song song tại nhà xuất bản Insel cho đến nay đã xuất bản được tập 20. Tổng cộng đã có bao nhiêu bài viết trong thời gian qua?

Reich-Ranicki: Chính xác 1194 bài thơ từ mọi thời đại của thi ca. Từ ngòi bút của 332 tác giả. Con số gồm 267 người bình giảng.

SPIEGEL: Danh mục ăn khách của ông thế nào?

Reich-Ranicki: Như sự thể phải thế, đứng trên cả là Goethe với 111 bài thơ bình giảng. Tiếp đến là Brecht với 50 bài thơ, Heine với 44, sau đó Rilke, Benn và Hölderlin với 33, 27 và 21 bài thơ. Với Goethe tôi cũng có nỗi buồn phiền.

SPIEGEL: Sao lại thế?

Reich-Ranicki: Xét về tương quan, khi mà thơ ông xuất hiện thường xuyên trong hợp tuyển, chúng tôi nhận được điện tín từ phía độc giả: „Tại sao tái hồi mãi cứ Goethe thế?“. Tôi đã đánh điện trả lời: „ Vì nhà thơ địa phương vùng Frankfurt“. Thế đấy nước Đức là một đất nước kỳ cục: Người ta phải biện hộ cho mình, nếu người ta thường xuyên in Goethe.

SPIEGEL: Và nhà thơ nào còn đang sống hiện diện mạnh mẽ nhất?

Reich-Ranicki: Sahra Kirsch (5) với 16 bài thơ.

SPIEGEL: Ông có lèo lái sự chọn lựa các bài thơ chăng?

Reich-Ranicki: Đương nhiên. Nếu có thể, tôi tuân theo gợi ý của các nhà bình giảng, tuy nhiên họ đôi khi nghiêng về hướng gợi ra cả những bài thơ non yếu khiến người ta dễ viết về chúng hơn, hơn nữa nếu như qua đó người ta có thể phát tán ra nhiều tình cảnh bên lề. Nhưng mà phần lớn trong các trường hợp, những gợi ý về bài thơ hoặc ít nhất về tác giả tới từ phía tôi, nếu không thì toàn bộ thơ Đức cho tới thế kỷ 17 cộng vào sẽ hiện diện một cách quá yếu ớt và kể cả thơ của hiện tại sát sườn. Thế đó người ta viết dồn dập hơn về Eichendorf (6) hay Möricke (7) hơn là về Jandl hay là Krolow.

SPIEGEL: Hölderlin (8) không phải là người được ông ưa chuộng. Ông có định kiến gì chăng đối với nhà thơ thầm thì tiếng nói này?

Reich-Ranicki: Điều này không đơn giản. Người ta đã gọi Hölderlin là người giữ ngọn lửa thiêng. Tôi không biết tới một ngọn lửa thiêng liêng và không muốn biết một tý gì về những người canh giữ nó. Ông ấy không canh giữ gì cả, có mà số phận ông ấy thì có. Mọi thứ với ông ấy đều bất thành thảm hại - chỉ trừ có thơ ca. Những nhà ngữ văn cũng như những kẻ phá đám khác đã chỉ định cho ông ấy một chỗ đứng lâu bền trong khu cúng bái của dân tộc – và họ lại còn khoác cho ông ấy một vòng hào quang. Nhưng mà trong những khu cầu cúng những lý lẽ không có giá gì nhiều, và những vòng hào quang chắc chắn là những vật thể chiếu sáng tồi tệ.

SPIEGEL: Tức là ông bác bỏ ông ấy.

Reich-Ranicki: Ông ấy đã viết các bài thơ thuộc về những sự diệu kỳ trong Đức ngữ mà dù chỉ một lần Goethe cũng không vượt qua được. Tôi khâm phục Hölderlin, và đôi khi tôi bắt gặp mình đang ngưỡng mộ ông ấy. Nhưng mà Schiller (9), Kleist (10) và Büchner (11), và trước hết Goethe gần gụi với tôi hơn.

SPIEGEL: Quan hệ của ông với các nhà Lãng mạn ra sao?

Reich-Ranicki: Tôi yêu trào Lãng mạn trong văn chương và trong âm nhạc vô hạn. Mà thế đó tôi đặc biệt yêu nhà Lãng mạn đồng thời đã hoài nghi trào Lãng mạn và phê phán nó khiến từ đây trào lưu này được cải cách và hiện đại hóa. Tôi nói về thi hào Đức tếu táo nhất và, bên cạnh Goethe, người thông tuệ nhất, nhà thơ của thế giới Heinrich Heine.

SPIEGEL: Luôn tái diễn sự khẳng định rằng nhà phê bình văn học Reich-Ranicki chẳng hiểu tý gì hết về thơ.

Reich-Ranicki: Không hiểu chút gì chỉ có về thơ thôi sao. Thường được nghe nói rằng tôi chẳng biết gì về tiểu thuyết, về truyện ngắn, về kịch và tiểu luận.

SPIEGEL: Điều này dày vò ông chứ?

Reich-Ranicki: Tôi khoái điều đó, hơn nữa những người tôi khen thay đổi ngay lập tức quan điểm của họ về tôi.

SPIEGEL: Trong chương trình „Tứ Tấu văn chương“ không thấy bàn luận gì về thơ. Ở đó có phải đã bỏ qua một cơ may?

Reich-Ranicki: Thơ không hợp với chủ trương của „Tứ Tấu“, kịch cũng ít ỏi như vậy. Tại sao tôi lại phải làm tất cả cơ chứ. Tôi hoàn toàn không phản đối, nếu như ở đâu đó thành lập ra một „Tam Tấu Thơ“ hay một „Ngũ Tấu Kịch“.

SPIEGEL: Thơ tiếng Đức trong thế kỷ này đạt được ngôi thứ nào?

Reich-Ranick: Hai đại diện của thơ Đức thuộc về những nhà thơ lớn nhất của châu Âu trong thời đại chúng ta: Rilke và Brecht.

SPIEGEL: FAZ (12) có hết hồn khi ông chứ không phải ai khác muốn lập ra một chuyên mục bình luận về thơ?

Reich-Ranicki: Một trong những chủ phát hành còn nói: Hãy để cho ông ta làm một xê –ri, đằng nào thì ông ta cũng không lấy đâu ra hơn ba hay bốn bài viết.

SPIEGEL: Bây giờ FAZ thậm chí còn sáng lập cả một giải thưởng của Hợp tuyển Frankfurt. Một nguồn kiếm cơm thêm cho các biên tập viên của tờ FAZ chứ?

Reich-Ranicki: Nếu được thế thì hay quá, bởi vì giải này trị giá 20.000 Mark. Nhưng thật tiếc lời phỏng đoán của ông lại trật mất. Người phát hành, biên tập viên và những cộng tác viên thường trực tự do của tờ FAZ bị loại ra khỏi giải này. Hàng năm giải thưởng này được trao cho nhà văn, nhà nghiên cứu và các nhà báo thông qua những bài trình bày và giảng giải bình luận một cách căn bản đã đóng góp vào sự hiểu biết thơ tiếng Đức của mọi thời kỳ. Người đầu tiên nhận giải là Peter Matt - nhà ngữ văn Đức người Thụy Sĩ.

SPIEGEL: Trong số cộng tác viên của ông có nhà báo của các tòa báo khác và nhiều nhà văn, cả những nhà ngữ văn dạy trường Tổng hợp. Một nhóm người hỗn độn...

Reich-Ranicki:...Ngay từ đầu tôi đã hiểu Hợp tuyển như là một cơ chế không có biên giới - bỏ qua mức dàn trải của từng bài thơ và những bình giảng. Cần có công tác giáo dục đối với các nhà ngữ văn trường Tổng hợp. Bởi chăng nhiều người trong số các vị - không phải những người giỏi nhất – yêu từ ngoại và những thuật ngữ chuyên môn và như thế họ làm cho bài viết của họ không thể đọc được đối với phần lớn độc giả. Một số bản thảo của họ tiết ra một cái mùi khó chịu: ấy là mùi phấn của các phòng seminar. Nhưng dần theo năm tháng điều này đã cải thiện đáng kể.

SPIEGEL: Bài thơ có tác động sâu sắc hơn không, nếu người ta đọc chúng không kèm hướng dẫn sử dụng, không sự trợ giúp diễn giải?

Reich-Ranicki: Tôi chỉ có thể cùng Brecht trả lời rằng: „ Ai coi bài thơ không sao gần được, thì thật sự cũng không lại gần được nó...Bứt rời ra một bông hồng và từng cánh lá đều đẹp.“

SPIEGEL: Hợp tuyển của ông sẽ còn thọ bao lâu nữa?

Reich-Ranicki: Mùa thu năm 1998 đã tới tập 21.

SPIEGEL: Thế rồi sau đó?

Reich-Ranicki: Một tin mật đã tới tai tôi, theo đó hội đồng xuất bản của FAZ đã ra nghị quyết tại một cuộc họp kín, rằng trong việc này sẽ trao quyền quyết định cho một cấp khác cao hơn, đó chính là Đức Chúa, Đấng Toàn Năng.

1997

©® Phạm Kỳ Đăng dịch

Chú thích của người dịch:

(1) Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hòang văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

(2) Robert Gernhard (1937-2006): Nhà văn, nhà thơ và họa sĩ Đức.

(3) Các nhà thơ Đức đương đại.

(4) Hans Magnus Enzensberger (sinh năm 1929): Nhà thơ, nhà văn, nhà xuất bản, dịch giả và biên tập viên Đức * Nghiên cứu Ngữ văn, Ngôn ngữ và Triết học * Tham gia vào Nhóm 47* Nhận các Giải thưởng Phê bình Đức (1962), Giải thưởng Georg-Büchner (1963), Giải thưởng Heinrich-Böll (1985), Giải thưởng Heinrich-Heine (1998) và Premio d’Annunzio (2006) cho toàn bộ tác phẩm. Ông thuộc về những nhà thơ và nhà tiểu luận hàng đầu của nước Đức sau chiến tranh. Ghi dấu ấn vào các cuộc thảo luận chính trị của những năm 60, cũng như Günter Gras và Jürgen Habermas, tiếng nói của ông luôn gây được tiếng vang ngoài phạm vi nước Đức.

(5) Sahra Kirsch (1935-2013): Nữ nhà văn và nhà thơ Đức. Năm 1973 được bầu vào Ban thường vụ hội nhà văn CHDC Đức. Là một trong những người đầu tiên ký tuyên bố phản đối việc tước quốc tịch của nhà thơ và ca sĩ Wolfs Biermann, bà bị khai trừ khỏi đảng SED ( Đảng Công nhân Xã hội thống nhất Đức – đảng cộng sản). 1976 bà nhận giấy phép cho sang sống ở Tây Berlin. Năm 1992 khi được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật, bà từ chối, bởi Viện Hàn lâm này mời chỗ ẩn náu cho văn nghệ sĩ từng là cộng tác viên của An ninh CHDC Đức cũ.

(6) Joseph Karl Benedikt Freiherr von Eichendorff (1788-1857) : Nhà thơ, nhà văn quan trọng của trào Lãng mạn Đức.

(7) Eduard Friedrich Mörike (1804-1875): Nhà thơ Đức, nhà viết truyện ngắn và dịch giả.

(8) Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.

(9) Johann Christoph Friedrich von Schiller (1759-1805): Thi hào Đức, kịch tác gia, nhà triết học và nhà sử học.

(10) Bernd Heinrich Wilhelm von Kleist (1777-1811): Nhà thơ, kịch tác gia nhà viết truyện ngắn.

(11) Georg Büchner (1813-1837): Nhà văn, nhà y học, nhà khoa học tự nhiên.

(12) Die Frankfurter Allgemeine Zeitung: Tờ thời báo Frankfurt- nhật báo Đức phát hành nhiều nhất ở nước ngoài.

Tranh của
Gerdhard Richter (sinh năm 1932): Họa sĩ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia đương đại của Đức.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Những bậc thang

Hermann Hesse (1877-1962)

Tranh thuốc nước của Hermann Hesse

Như mỗi bông úa tàn, và mỗi thanh xuân nhường lối
tuổi già, cũng vậy thăng hoa mỗi bậc thang đời
Mỗi điều thông thái mãn khai, và mỗi đức hạnh vào thời
của mình, và không được phép trường tồn vĩnh cửu.
Con tim, cứ mỗi lúc đời lên tiếng gọi
phải sẵn sàng từ giã và tái khởi đầu
để hiến thân cho can đảm và chẳng buồn rầu,
đưa mình vào ràng buộc mới và khác hẳn.
Và mỗi khởi đầu một phép màu tiềm ẩn
Chở che ta và giúp đỡ tồn sinh.

Cần phấn chấn ta sải bước qua từng vũ trụ
không dừng nơi như vướng vào một chốn quê,
Tinh thần thế giới đâu muốn trói và thu hẹp ta về
mà muốn nâng ta, mở rộng cho ta từng bậc.
Vừa chưa kịp gắn bó một vòng đời và thân mật
làm quen, thế đấy đã có cơ héo tàn,
Chỉ có ai sẵn sàng xuất phát và lên đường
mới có cơ thoát sự thích nghi làm tê liệt.

Cũng có thể còn đó giờ cái chết
Gửi đáp ta những vũ trụ mới trẻ trung
Tiếng đời gọi ta, sẽ chẳng lúc nào dừng
Vui nhé, tim ơi, hãy giã từ và khỏe mạnh!

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Stufen

Hermann Hesse (1877-1962)

Wie jede Blüte welkt und jede Jugend
Dem Alter weicht, blüht jede Lebensstufe,
Blüht jede Weisheit auch und jede Tugend
Zu ihrer Zeit und darf nicht ewig dauern.
Es muß das Herz bei jedem Lebensrufe
Bereit zum Abschied sein und Neubeginne,
Um sich in Tapferkeit und ohne Trauern
In andre, neue Bindungen zu geben.
Und jedem Anfang wohnt ein Zauber inne,
Der uns beschützt und der uns hilft, zu leben.

Wir sollen heiter Raum um Raum durchschreiten,
An keinem wie an einer Heimat hängen,
Der Welgeist will nicht fesseln uns und engen,
Er will uns Stuf’ um Stufe heben, weiten.
Kaum sind wir heimisch einem Lebenskreise
Und traulich eingewohnt, so droht Erschlaffen,
Nur wer bereit zu Aufbruch ist und Reise,
Mag lähmender Gewöhnung sich entraffen.

Es wird vielleicht auch noch die Todesstunde
Uns neuen Räumen jung entgegen senden,
Des Lebens Ruf an uns wird niemals enden…
Wohlan denn, Herz, nimm Abschied und gesunde!

Bản tiếng Anh (tham khảo)

Steps

Hermann Hesse (1877-1962)

As every blossom wilts and every youth
Yields to age, so blooms every step of life,
So too blooms every wisdom and every virtue
In its time and may not last forever.
The heart must at all of life’s calls
Be ready to part and begin anew,
So that it may, with courage and without grief,
Give itself to new engagements.
In every beginning lives a magic,
Protecting us and helping us to live.

Lithely and cheerfully should we stride from room to room,
On none hang like we would a home,
The spirit of the world wants not to fetter or restrict us,
Rather to lift us step by step, to expand us.
We barely arrive in a phase of life
And already complacency threatens.
Only he who is ready to break off and travel
May break from crippling habituation.

Perhaps even the hour of death
Will dispatch to us fresh and new,
Life’s call to us will never end…
Well then, my heart, be and fare well!

Bản tiếng Pháp (tham khảo)

Etapes

Comme chaque fleur fane et chaque jeunesse
Cède à l'age, chaque étape de vie fleurit,
Fleurit également chaque sagesse et chaque vertu
A son temps, et ne peut pas durer éternellement.
Lors de chaque nouvel appel de vie, le coeur
Doit être prêt au grand départ et au recommencement,
Pour se donner en tout courage et sans deuil
Dans d'autres et nouveaux engagement.
Et à chaque début est inhérent un charme,
Qui nous protège et nous aide à vivre.

Nous devons gaiement traverser
Espace après espace,
Ne s'accrocher à aucun comme à une patrie,
L'esprit mondial ne veut pas nous lier et nous confirmer
Il veut nous soulever par étape, nous élargir.
Apeine habitués à l'intérieur d'un cercle de vie
Et confortablement acclimatés,
l'affaiblissement nous menace,
Simplement celui qui qui sera prêt au départ et au voyage
Peut se sevrer de l'accoutumance paralysante.

Peut-être encore l'heur du décès
Nous enverra, jeune, vers des espaces nouveaux,
L'appel de la vie ne prendra jamais fin...
Allons donc, coeur, fais tes adieux et guérit!

Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tranh thuốc nước của Hermann Hesse.

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Nhà thờ Saint Thomas

Phạm Kỳ Đăng  

Tranh ©Camille Pissarro(1830-1903), Họa sĩ Pháp
I.

Vòm tháp hình cầu mây xám
Phủ tàn lọng tróc tường vôi
Nhiều năm. Một sáng trần soi
Bỗng chốc chuông ngân, hiển hiện

Lầu rung bong hàng gỗ phiến
Trùng điệp tầng xa
Ta nghe dưới chân đổ vỡ
Có ai từ tạ quê nhà.

Một con sẻ non chập chững
Trên lầu. Xòe cánh chói chang
Chim bay đi ngày rời tổ -
Lỡ làng bước nhịp chuông vang.

II.

Có ai không nơi nương mái
Nằm co bên rãnh bưng đầu
Quạnh hiu bếp củi từ lâu
Chìa tay chung nhau nhóm lửa

Người mẹ bồng con bên cửa
Không then lán lá ven đường
Nhà Chúa ùa tay mở gió
Trải lòng đón khách thập phương

Những ai sầu chung gối chiếc
Lang thang trên chốn quê nhà
Vườn mới hồi sinh hoa lá
Ríu ran chim hót từ xa.

III.

Quanh tháp tầng cao chót vót
Nắng chiều lãng đãng màn sương
- Có em áp tay cầu khẩn
Mộng mơ nhìn ngước giáo đường

Thắp bao hạt mầm tưởng nhớ
Trên tường hàng nến run lên
Lắt lay vong hồn tử đạo
Vì cây thập giá, đức tin.

Nơi đâu thành tâm hồi tưởng
Chắp tay ngước mắt nguyện cầu,
Bao người quên kiếp thảm sầu
Giờ phút thiêng liêng thánh lễ.

Trong mắt em cười thoáng lệ
Như sương hiu hắt thành Nam:
Ngôi nhà thờ, chuông rền rã
Dòng đời thao thiết dư âm...

©® PKĐ April/Juni 2017

Tranh của
© Camille Pissarro (1830-1903): Họa sĩ tiêu biểu của phái Ấn tượng (Impressionism) Pháp.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...