Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Quốc tế Dân tộc - vấn đề về tương lai của những người khuynh hữu châu Âu

Christian Stöcker
      
Tranh của Emil Schuhmacher (1912-1999): Họa sĩ Đức

Những người theo các đảng dân túy đang cưỡi trên con sóng của cảm xúc bay bổng. Trump, Brexit, những kết quả tốt đẹp của ý kiến công luận - Một Quốc tế tân hữu đang ăn mừng. Mà thế chính những thắng lợi của họ rồi chẳng mấy chốc có thể phá hủy cảm xúc cộng đồng.

Ở điểm này trước đây một vài tuần vấn đề liên quan đến một sự việc hiển nhiên gây tác động đến mức nghịch lý rằng trong những năm qua đã hình thành lên một dạng Quốc tế của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Trong phần lớn thế giới phương Tây những đảng phái phản động và những người hùa theo cảm thấy mình gắn kết bên nhau, hợp nhất lại qua một cái „Chúng ta“ phân ranh đối nghịch lại cái „Chúng nó“.

Cái „Chúng nó“ trước hết phải kể đến người Hồi giáo, nhưng mà cũng là người đồng tính và những thiểu số khác cũng như tất cả những người lên tiếng bảo vệ những nhóm thiểu số này, ngoài ra còn là „giới tinh hoa“ từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế và truyền thông được phác thảo ra một cách mù mờ được cho là đang hoạt động chống lại kẻ thấp cổ bé họng và lợi ích của họ. Không có cái „Chúng nó“ này cái „Chúng ta“ mang tính dân tộc-quốc tế này không hoạt động được.

Đối với tất cả những kẻ cảm thấy mình thuộc về nó, cái „Chúng ta“ có những hiệu ứng dễ chịu: Một cảm giác cùng san sẻ, sức mạnh tập thể, cảm giác giờ đây thuộc về người thắng thế. Những cảm xúc giờ đây hiển nhiên đã mất đi đối với chính những người đi theo những đảng cánh hữu trước tình thế của một thế giới toàn cầu hóa chẳng ai được hưởng lợi lộc gì ngoài thế giới phương Tây, như đồng thời nhiều nghiên cứu thời sự chỉ ra cho thấy. Và cả cái „Chúng nó“ cũng có những hiệu ứng dễ chịu, bởi chưng những sự so sánh xã hội hướng xuống dưới dốc, sự nhìn xuống kẻ khác cũng có thể gây tác động tưởng thưởng.

Cái „Chúng ta“ sẽ nhanh chóng trở nên bé nhỏ

Hiện giờ những kẻ đi theo Quốc tế Dân tộc còn đang cùng nhau ăn mừng những thắng lợi đầu tiên của những người vẻ như chung chí hướng với họ: Những chính phủ suy nghĩ và hành động theo tinh thần dân tộc ở Hungary, Ba Lan và những nhà nước Đông Âu khác, biểu quyết Brexit của người Anh, chiến thắng bầu cử của Donald Trump. Đồng thời cùng với những thành tựu đang lớn mạnh của những người dân tộc chủ nghĩa, những vấn đề của họ cũng bắt đầu: Một Quốc tế mang tính dân tộc chủ nghĩa vậy đấy chỉ có thể hoạt động được như là ảo tượng. Trong thực tế nó phải thất bại ở nghịch lý đưa vào làm nền tảng. Bởi chưng suy cho cùng những đặc điểm mang tính then chốt định nghĩa những nhóm này là những đặc điểm sắc tộc – dân tộc. Bởi cái „Chúng ta“ nhanh chóng trở nên bé nhỏ và rồi bỗng chốc thuộc về „Chúng nó“ lại là những đồng minh của ngày hôm qua.

Điều này cho phép minh họa ở ví dụ Trump và Putin. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ bằng tuyên truyền và kể cả bằng tài chính, cánh hữu châu Âu đã điển hình hóa Putin lên một dạng siêu cha già tốt bụng đại diện cho sự hình dung về giá trị có tính phản động của họ. Nhìn chung sáng kiến làm nên hình ảnh này ra đời từ một Think tank Matxcơva.

Bà đảng trưởng đảng Mặt trận dân tộc Marine Le Pen (1) thú nhận sự khâm phục dành cho tổng thống Nga và bà để cho các ông chủ nhà băng Nga có quan hệ tốt đẹp nhất với điện Kremlin tài trợ những cuộc tranh cử của mình. Gauland - Phó đảng AfD (2) và những đại diện hàng đầu khác của đảng này gặp gỡ những hầu cận của Putin; tổ chức đoàn thanh niên của AfD còn muốn hợp tác với cái gọi là Đoàn thanh niên Putin. Và những tờ rơi của những nhóm cánh hữu mới, từ „PI-News“ cho tới „Compakt“ chẳng phải nói ngoan ngoãn đứng ngay về phía của tổng thống Nga. Đồng thời họ dành nhiều thiện cảm cho Donald Trump.

Mỹ sẽ không đặt ra bước ngoặt 180 độ

Nhưng Trump sẽ trở thành tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và với sự nhậm chức của ông nước Mỹ sẽ không một đòn biến hóa thành ra ngay một đất khác. Muộn nhất cho tới lúc lợi ích địa chính trị rất khác biệt của hai đất nước này hiển lộ nhãn tiền, nếu như những phản xạ của những thành viên nội các được Trump chỉ định khởi phát, thì đương nhiên sẽ khó khăn với sự hiệp nhất quốc tế ổn định. Cũng như thế đương nhiên trở nên rắc rối trong việc huy động tất cả những tỷ phú trong lòng chính phủ tương lai của Mỹ thành những người thế nào đó đi tiên phong chống lại giới tinh hoa đồi bại, nhưng đó là một chủ đề khác.

Thí dụ vị bộ trưởng quốc phòng tương lai vừa mới được chỉ định James Mattis tuy sẽ làm vừa lòng cánh hữu châu Âu với sự phê phán của ông về „Hồi giáo mang tính chính trị“. Nhưng có lẽ không thể giả định rằng vị sĩ quan cao cấp của NATO xưa kia tóm lại sẽ coi NATO là thứ có thể bỏ đi, nước Nga là một đồng minh tự nhiên và cử chỉ đe dọa hung hăng của Putin có thể chấp nhận được.

Tuy Michael Flynn - người cố vấn an ninh được chỉ định ủng hộ cho một giảm thiểu căng thẳng trong quan hệ với Matxcơva và đã xuất hiện trên kênh vô tuyến RT của Kremlin – thì ông ấy cũng đã một lần nêu đích danh Putin là „một nhà độc tài toàn trị“. Giám đốc CIA dự bổ Michel Pompeo - người đã từng đòi án tử hình cho kẻ thổi còi Edward Snowden làm rò rỉ tin mật, ai cũng biết đang nương náu tại Nga. Và muộn nhất, cho tới khi phải bàn thảo các chủ đề như Syria hay Iran, những hình dung về mục đích và ý tưởng vô cùng khác biệt của những nhà hoạch định chiến lược Mỹ và Nga mới trở nên rõ nét.

Đá thử vàng với „Breitbart của nước Đức“

Sự thành lập như tuyên bố một chi nhánh Đức theo trang cổng „Breitbart New“ của Trump, cho đến nay được Stephan Bannon – sếp trùm chiến lược mới cực hữu của Trump chỉ đạo, có thể là một thử nghiệm hay cho sự chịu đựng sức bền của cảm giác „Chúng ta“ mang tính dân tộc trên bình diện quốc tế. Sự hào hứng vô biên về nước Nga ăn sâu vào các bộ phận của màn truyền thông Đức hiện đang tồn tại sẽ hầu như không sinh ra phiên bản „Breitbart của nước Đức“ ở dạng tương tự.

Chẳng bao lâu nữa, hoàn toàn dưới bình diện của nền chính trị thế giới, các tín đồ của những Quốc tế phản động mới sẽ đâu đó xác định được rằng sự thống nhất có thực giữa những người thủ lĩnh và những kẻ to mồm của họ ít ỏi hơn nhiều so với mẽ ngoài tỏ ra được cho đến nay. Rằng thái độ cùng nhau bác bỏ những nhóm thiểu số được cho là nguy hiểm sẽ không còn đủ làm nên chất hàn gắn, nếu như những người dân tộc chủ nghĩa bắt đầu thực tế ra tay hành động theo tinh thần dân tộc.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Nguồn: Spiegel Online

Chú thích của người dịch:

Christian Stöcker: sinh năm 1973, biên tập viên, viết sách, giáo sư ngành giao tiếp kỹ thuật số.

(1) Marine Le Pen: Nữ chính trị gia Pháp, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận tộc mang khuynh hướng dân túy cực hữu.

(2) Altenative für Deutschland - Giải pháp khác cho Nước Đức - đảng dân túy cánh hữu với khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa.

Tranh của Emil Schuhmacher (1912-1999): Họa sĩ Đức, đại diện phái art informel

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Lũ hiểm

Phạm Kỳ Đăng

© Alfred Sisley (1839-1899) Họa sĩ phái Ấn tượng Pháp.

Đồng ngập trắng rợn chân trời hoang vắng
Những quen thân bỗng một chốc mồ côi
Co cụm lại vài khóm người gối sóng
Nước ác dâng chừa lại mấy mái chòi

Kim khí lạnh. Nước tanh mùi chết chóc
Xác thú trương như mộ nổi nóc nhà
Ngơ ngác nhìn, đứng trên đó, bợt da
Bày con trẻ thõng cánh tay gầy guộc

Sau lưng, gỗ lao ầm ầm chung cuộc
Hãy im nghe cuồng nộ vặn mình
Trong thác loạn làn mưa run cầm cập
Nỗi đắng cay cố cập bến tử sinh

Trên xứ sở mịt mùng rơi nước mắt
Đang đắm chìm vật lộn gắng tìm nhau
Muông thú, loài người ôm nhau kinh hãi
Dã tâm khơi những dòng ác đục ngầu.

© ® PKĐ 2016



Lụt ở Port-Marly. Tranh của Alfred Sisley (1839-1899) Họa sĩ phái Ấn tượng (Impressionism) Pháp.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...