Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Những con chuột

Georg Trakl (1887 - 1914)

Tranh của Paul Klee (1879-1940): Họa sĩ Đức

Trên sân dọi vầng trăng thu trắng
Gờ mái nhà hắt ma mị bóng đen
Một sự lặng câm ngụ trong ô cửa vắng
Trên đó lẹ làng bầy chuột cống trồi lên

Lao thoăn thoắt chúng rít lên đây đó
Và một làn hơi xám thoảng qua
Hơi hám chúng từ nơi nhà tiểu
Rung ánh trăng lay lắt như ma

Và chí chóe như điên vì thèm khát
Chúng tụ đầy nhà và kho chứa rạ rơm
Đầy lúa mạch và những trái quả.
Làn gió băng thút thít trong đêm.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Die Ratten

Georg Trakl (1887 - 1914)

In Hof scheint weiß der herbstliche Mond.
Vom Dachrand fallen phantastische Schatten.
Ein Schweigen in leeren Fenstern wohnt;
Da tauchen leise herauf die Ratten

Und huschen pfeifend hier und dort
Und ein gräulicher Dunsthauch wittert
Ihnen nach aus dem Abort,
Den geisterhaft der Mondschein durchzittert

Und sie keifen vor Gier wie toll
Und erfüllen Haus und Scheunen,
Die von Korn und Früchten voll.
Eisige Winde im Dunkel greinen.

Aus der Sammlung Gedichte 1913

Bản tiếng Anh (tham khảo)

The Rats

In the courtyard the autumn moon shines white.
From the roof edge phantom-like shadows fall.
A silence dwells in empty windows;
There the rats plunge quietly up

And shoo whistling here and there
And a grayish whiff of vapor smells
After them from the toilet,
Through which the moonlight trembles ghostly

And they nag as if mad from greed
And crowd house and barns,
Filled with corn and fruits.
Icy winds whine in the darkness.

Translated by Jim Doss and Werner Schmitt

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.
„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“. (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của Paul Klee (1879-1940): Họa sĩ Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Nàng mù

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Tranh của © Amedeo Modigliani: Họa sĩ Ý

Thoạt tôi thấy, nàng ngồi như kẻ khác
bên ấm trà, như nàng cầm vào tách
hơi khác đi so với những người kia
Một lần nàng mỉm cười. Điều suýt nhói đau.

Và kết thúc khi đứng lên, họ nói
- và chậm rãi, như sự tình cờ mang tới -
vọng tiếng qua nhiều phòng (họ nói và cười)
Ở đó tôi nhìn nàng. Nàng theo bước mọi người

Khoan thai, như một người như bây giờ sắp
phải hát trước bao là khán giả
Trên đôi mắt nàng sáng bừng hoan hỉ
là ánh sáng từ bên ngoài như trên một mặt hồ

Nàng chậm rãi theo và cần nhiều thời giờ
như thể có chút gì chưa vượt lên được
mà thế đó: như thể sau một bước chuyển tiếp
nàng sẽ không đi, mà nàng cất cánh bay.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Die Erblindende

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Sie saß so wie die anderen beim Tee.
Mir war zuerst, als ob sie ihre Tasse
ein wenig anders als die andern fasse.
Sie lächelte einmal. Es tat fast weh.

Und als man schließlich sich erhob und sprach
und langsam und wie es der Zufall brachte
durch viele Zimmer ging (man sprach und lachte),
da sah ich sie. Sie ging den andern nach,

verhalten, so wie eine, welche gleich
wird singen müssen und vor vielen Leuten;
auf ihren hellen Augen die sich freuten
war Licht von außen wie auf einem Teich.

Sie folgte langsam und sie brauchte lang
als wäre etwas noch nicht überstiegen;
und doch: als ob, nach einem Übergang,
sie nicht mehr gehen würde, sondern fliegen.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

Going Blind


Rainer Maria Rilke (1875-1926)


She sat at tea just like the others. First
I merely had a notion that this guest
Held up her cup not quite like all the rest.
And once she gave a smile. It almost hurt.

When they arose at last, with talk and laughter,
And ambled slowly and as chance dictated
Through many rooms, their voices animated.
I saw her seek the noise and follow after,

Held in like one who in a little bit
Would have to sing where many people listened;
Her lighted eyes, which spoke of gladness, glistened
With outward luster, as a pond is lit.

She followed slowly, and it took much trying,
As though some obstacle still barred her stride;
And yet as if she on the farther side
Might not be walking any more, but flying.

©®Translated from German by Walter Arndt

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke
(1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

Tranh của Amedeo Clemente Modigliani (* 1884 † 1920 ): Họa sĩ và điêu khắc gia người Ý.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Cảm thương đặt không đúng chỗ

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của Jean-Michael Basquiat(1960-1988): Họa sĩ Mỹ

Muốn tìm bài để bám sát nội dung, nên quay lại trang Facebook của nhà hàng xóm, đáng tiếc tôi không còn thấy cái status của một nhà thơ nữ viết khá hào hứng về ông Bí thư thành ủy Đinh La Thăng vừa bị phế truất. Người viết hâm mộ sự năng nổ, nhiệt huyết của Đinh La Thăng và lấy làm tiếc cho sự xử lý không công bằng, thiếu minh bạch với ông, một người cán bộ cao cấp của đảng cộng sản trong mắt nhiều người nữa có thể là nhân tố mới tiềm năng đem lại sự thay đổi, phát triển xã hội một ngày gần đây.

 
Tôi hơi lấy làm lạ. Chỉ cần suy nghiệm một chút, đúc kết về thế hệ lãnh đạo cộng sản khai sinh ra các loại phong trào rằng ngu dốt cộng nhiệt tình bằng phá hoại, thì câu này, ở cấp độ cao hơn nữa có thể nói ngu dốt cộng nhiệt tình và tham nhũng bằng hủy hoại toàn diện, sẽ ứng nghiệm với lớp trưởng thành từ những phong trào đó. Lớp phát động và lớp thi hành, cứ mỗi khi một phong trào vận động, thì họ đẩy cả xã hội vào tình trạng điêu đứng, đói khổ và man rợ.

 
Với những công trình ở hai ngành giao thông và dầu khí Đinh La Thăng là minh chứng điển hình cho tác nhân hủy hoại đất nước Việt Nam hôm nay. 


Tôi không gay gắt với nhà thơ nữ viết status bởi chị không thuộc nhóm văn nghệ sĩ cận thần. Hơn nữa lại biết chị là người cương trực biểu thị thái độ phản đối Trung quốc chiếm giữ Hoàng Sa - Trường Sa, bênh vực người dân oan mất đất, chống chính quyền cướp đất, thực thi những dự án Bauxite, Formosa chết người v.v. Nhưng làm sao mà tôi có thể cắt nghĩa được nhận thức đầy phần cảm tính và ấu trĩ nơi chị về ông Bí thư tỉnh ủy nắm quyền hành không do người dân, trong đó có cả chị ủy thác. Hay thiện cảm hiển nhiên bộc phát nơi chị chỉ là thứ tình cảm thoáng qua trong sự gần gũi với giới quan chức hàng ngày, có thể gặp nhau ở một hội nghị hội thảo, ở một nhà người quen chung mâm chung bàn thành ra ai cũng dễ thành thân quen cả (1). Hay chỉ là một hành vi ứng xử từ tập quán của sĩ phu thời trước luôn đứng ra bênh vực người cùng khổ và cả người sa cơ, ngã ngựa.

Nhưng tôi cho rằng, với những hiểu biết lờ mờ về cấu trúc của xã hội mình đang sống và những người tổ chức ra nó, và với một hành trang tinh thần sơ sài, nhà thơ liệu có được nhiều điều đáng nói ngay cả với thời đại của mình?

 
Vấn đề ở phương Tây, các nhà chính khách cũng thích kết thân và lôi kéo, tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà khoa học, nhà thơ, nhà văn nổi danh cho bản thân và cho đảng phái của họ. Chính các nhà thơ nhà văn này về phần mình lại không dựa dẫm tiến thân bằng các quan hệ gần gũi với giới quyền lực. Ngược lại họ luôn là những người phản biện chính sách, chì trích chế độ và cung cấp ý tưởng. Và các chính khách biết tâm tính họ và còn cần điều này hơn là một sự tham vấn.

 
Trong nửa thập kỷ, thế giới đứng trước nhiều vấn nạn đột biến: khủng bố toàn cầu, di dân, chủ nghĩa dân túy, chia rẽ sắc tộc. Những biến động trong lòng các xã hội dân chủ phương Tây gần đây khiến đông đảo nhiều bộ phận người dân ngờ vực sâu sắc những đảng phái nắm quyền bính nhiều năm, ở nhiều điểm lỳ lợm không thay đổi nghị sự. Và theo đó vai trò người trí thức can gián, tham mưu cũng sẽ phải thay đổi mô thức. Xã hội không chấp nhận nữa người trí thức suốt đời đóng vai làm cố vấn về chính sự hay tới lúc chết làm thái thượng hoàng về đạo đức. Dẫu họ kề vai sát cánh bên nhiều những chính trị gia có phẩm cách.

 
Tại nhà nước độc tài - toàn trị, ngược lại, đại đa số chính trị gia đều vô lại. Suốt cuộc đời, kẻ vô lại chỉ tận hưởng vô độ những bổng lộc mà chế độ ăn cướp mang tới, trước khi thất thế có bao giờ những kẻ này một lần phản tư hay hối cải?

 
Và những nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, nhà nghệ sĩ phù tá quyền thế chưa bao giờ thuộc về trí thức. Ở đây tôi quan niệm trí thức là những người ảnh hưởng tới công luận và xã hội, trong mọi biến diễn, sự kiện luôn đóng góp tiếng nói phê phán và phản biện. Và sự phản biện chỉ nảy nở từ vị thế độc lập, từ khoảng cách, không thể có đất sống ở sự gần gũi hay nương tựa quyền lực.

 
Vấn đề then chốt là quyền lực và sự giải tán độc quyền. Trong chế độ độc tài - toàn trị không có ai dễ bị mù lòa và bị cám dỗ, mê hoặc như trí thức, bởi vì họ thực sự không có và không thể có quyền lực. 


P.K.Đ

Tranh của Jean-Michel Basquiat (1960-1988): Họa sĩ Mỹ

 
(1) Hiện tượng này được gọi là hội chứng Stockholm (?)

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Mùa hè

Georg Trakl (1887 - 1914)

Tranh August Macke , họa sĩ Đức

Chiều bặt câm tiếng than vãn
Của chim gáy trong rừng
Thấp hơn hạt lúa trĩu nhành
Bông anh túc đỏ

Giông đen vần vụ
Ở trên ngọn đồi
Bài ca cũ xưa của dế
Trên đồng tắt lời

Chẳng bao giờ nữa
Tán cây dẻ lay
Trên cầu thang cuốn
Xiêm em xòa bay

Im lìm cây nến tỏa
Trong căn phòng tối đen
Một bàn tay bằng bạc
Dập tắt lửa đèn;

Đêm không sao, lặng gió.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Der Sommer

Georg Trakl (1887 - 1914)

Am Abend schweigt die Klage
Des Kuckucks im Wald.
Tiefer neigt sich das Korn,
Der rote Mohn.

Schwarzes Gewitter droht
Über dem Hügel.
Das alte Lied der Grille
Erstirbt im Feld.

Nimmer regt sich das Laub
Der Kastanie.
Auf der Wendeltreppe
Rauscht dein Kleid.

Stille leuchtet die Kerze
Im dunklen Zimmer;
Eine silberne Hand
Löschte sie aus;

Windstille, sternlose Nacht.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

Summer

Georg Trakl (1887 - 1914):

At evening the complaint of the cuckoo
Grows still in the wood.
The grain bends its head deeper,
The red poppy.

Darkening thunder drives
Over the hill.
The old song of the cricket
Dies in the field.

The leaves of the chestnut tree
Stir no more.
Your clothes rustle
On the winding stair.

The candle gleams silently
In the dark room;
A silver hand
Puts the light out;

Windless, starless night.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“. (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của August Macke (1887-1914): họa sĩ Biểu hiện Đức, cùng năm sinh và năm mất với Georg Trakl, ông ngã xuống ở mặt trận phía Tây gần Perthes-lès-Hurlus ở vùng Champagne.

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Một làn gió

Phạm Kỳ Đăng

©Tranh của Gerhard Richter, họa sĩ đương đại Đức


Nắng vòm hoa sữa
Ran ran đất chuyển lạ thường
Người thồ xốc xe lên dốc
Trên đầu gẫy nhánh giáng hương
Dọc những lán nghèo buông bạt
Làn gió thốc khói đen

Bụi cồn. Nhô mặt lũy
Ván liếp ngáng, càng xe
Ngổn ngang tầng bao cát
Rầm rập
gan chân khô
Nhói bê tông bỏng rát
Khối người chạy khốn cùng
Người đàn bà dớn dác
Trên đồng trống nhà không
Trai làng mặt hốc hác
Da hun nâu rạn đồng

Giọng nói run bần bật
Trẻ em già trước tuổi
Loạng choạng trong gió thổi
Nghe não bạt đêm trường

Thốc lên mùi thuốc khét
Rung giật suốt hàng cây
Những tiếng người gầm thét.

©® PKĐ April 2017

© Tranh của Gerhard Richter (sinh năm 1932): Họa sĩ, nhà điêu khắc đương đại Đức.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...