Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Anh không tin vào trời

Heinrich Heine (1797-1856)  

Tranh© Edgar Degas : Họa sĩ Pháp

Anh không tin cả vào trời,
Như Thầy Cả thường nói tới
Anh chỉ tin vào mắt em -
Của anh ánh trời chiếu rọi.

Anh không tin vào Thượng đế
Như Thầy Cả nói về Ngài
Tin vào trái tim em thôi
Anh có Chúa Trời nào khác.

Anh không tin vào kẻ ác
Địa ngục, đau đớn trần gian
Anh chỉ tin vào mắt em
Và trái tim em độc ác.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ich glaube nicht an den Himmel

Heinrich Heine (1797-1856)

Ich glaube nicht an den Himmel,
Wovon das Pfäfflein spricht;
Ich glaube nur an dein Auge,
Das ist mein Himmelslicht.

Ich glaube nicht an den Herrgott,
Wovon das Pfäfflein spricht;
Ich glaube nur an dein Herze,
'nen andern Gott hab ich nicht.

Ich glaube nicht an den Bösen,
An Höll und Höllenschmerz;
Ich glaube nur an dein Auge,
Und an dein böses Herz.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:

„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand)


Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy xử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta sẽ nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“ 


„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“ 

Tranh của Edgar Degas (1834-1917): Họa sĩ, nhà điêu khắc người Pháp.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Kèn trumpet

Georg Trakl (1887 - 1914)   


Tranh© Julius Bisser (1893-1965): Họa sĩ Đức

Dưới khóm liễu xén trụi, nơi trẻ da nâu chơi đùa, và lá vờn
Vang lảnh lói tiếng kèn trumpet. Một cơn mưa rào trên nghĩa địa

Băng qua nỗi buồn thương của cây phong, những lá cờ màu điều kéo nhào những kỵ mã dọc trên đồng hắc mạch, những cối xay rỗng.

Hay là những mục đồng ca hát đêm đêm, và những con hươu
nhập bước vào vòng tròn lửa cháy, nỗi đau buồn cổ xưa của cánh rừng,
Người khiêu vũ bay lên khỏi một bức tường đen,
Cờ hồng điều, tiếng cười, sự cuồng điên, kèn trumpet.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Trompeten

Georg Trakl (1887 - 1914)

Unter verschnittenen Weiden, wo braune Kinder spielen
Und Blätter treiben, tönen Trompeten. Ein Kirchhofsschauer.

Fahnen von Scharlach stürzen durch des Ahorns Trauer
Reiter entlang an Roggenfeldern, leeren Mühlen.

Oder Hirten singen nachts und Hirsche treten
In den Kreis ihrer Feuer, des Hains uralte Trauer,
Tanzende heben sich von einer schwarzen Mauer;
Fahnen von Scharlach, Lachen, Wahnsinn, Trompeten.

Một bản tiếng Anh

Trumpets

Georg Trakl (1887 - 1914)

Under the trimmed willows, where brown children are playing
And leaves tumbling, the trumpets blow. A quaking of cemeteries.

Banners of scarlet rattle through a sadness of maple trees,
Riders along rye-fields, empty mills.

Or shepherds sing during the night, and stags step delicately
Into the circle of their fire, the grove’s sorrow immensely old,
Dancing, they loom up from one black wall;
Banners of scarlet, laughter, insanity, trumpets

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của © Julius Bisser (1893-1965): Họa sĩ Đức.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Tôi biết một số người như kẻ

Hermann Hesse (1877–1962)   

Tranh © Kurt Schwitters : Họa sĩ Đức

Trong một số tâm hồn, tuổi thơ trú sâu đến độ
họ không thoát ra khỏi phép thần chú một lần,
Trong mù lòa đầy mơ mộng họ sống đời tàn
và chẳng bao giờ tập nói ngôn ngữ của ngày nhật.

Thương lấy họ, nếu một tai ương làm họ hoảng hốt
và đột nhiên đánh thức họ về thực tại này
Bị xua đuổi từ giấc mơ và sự tin cậy thơ ngây
Họ vụng về trân trân nhìn vào đời thê thảm.

Tôi biết một số kẻ, chỉ chiến tranh mới thức tỉnh
khi họ đã bước qua nửa chặng đời người,
và từ khi họ thảng thốt giữa cuộc đời
như kẻ mộng du mắc chứng run rẩy và hoảng sợ.

Dường như nhân loại tìm trong những kẻ này tuyệt vọng
thấm thía nơi mặt đất máu tràn
ý thức được, kinh hoàng và ngượng ngập,
về sự đào nhiệm của tâm hồn và sự dã man.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ich weiß von solchen

Hermann Hesse (1877–1962)

In manchen Seelen wohnt so tief die Kindheit,
dass sie den Zauber niemals ganz durchbrechen,
sie leben hin in traumgefüllter Blindheit
und lernen nie des Tages Sprache sprechen.

Weh ihnen, wenn ein Unheil sie erschreckt
und plötzlich hell zur Wirklichkeit erweckt!
Aus Traum gescheucht und kindlichem Vertrauen
starren sie hilflos in des Lebens Grauen.

Ich weiß von solchen, die der Krieg erst weckte,
da sie des Lebens Mitte überschritten,
und die seither am Leben wie erschreckte
Traumwandler zitternd und geängstigt litten.

Es scheint: in diesen Hoffnungslosen sucht
die Menschheit ihrer blutgetränkten Erden,
sucht ihrer Grausamkeit und Seelenflucht
erschauernd und beschämt bewusst zu werden.

Chú thích của người dịch:

Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.

Tiểu sử: Hermann Hesse sinh ngày 02 tháng 7 năm 1877 tại Calw, Württemberg. * Học trường Latin ở Calw và học trường dòng tại tu viện Maulbronn, nhưng bỏ học sau vài tháng. * Sau khi học hết bậc phổ thông, học thợ cơ khí đồng hồ, nghề bán sách và sáng tác văn học. * Năm 1899 xuất bản tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn. * Hoàn thành tiểu thuyết mang lại thành công nghề nghiệp Peter Camenzind (1904). * Kết hôn với Mari Bernouli người Thụy sĩ và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee. * 1911 tiến hành một chuyến du hành Đông Á. * Từ 1912 sống tại Bern. * Năm 1919 xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng Demian, cũng trong năm đó ông chuyển về sống một mình tại Montaglona (Tessin).* Ly hôn và kết hôn với Ruth Wenger. * Tác phẩm danh tiếng nhất của ông Sói thảo nguyên (Steppenwolf) xuất bản vào năm 1927, nhân dịp sinh nhật tuổi 50. * Năm 1931 kết hôn lần thứ ba với Ninon Dolbin. * 1924 trở thành công dân mang quốc tịch Thụy Sĩ. * Trong thế chiến II, năm 1943 ông hoàn thành tác phẩm Das Glasperlenspiel. * Năm 1946 Nhận giải thưởng Nobel văn chương. * Hermann Hesse mất tại Montaglona ngày 09.08.1962.

Tác phẩm

Thơ:
– Những bài ca lãng mạn (Romantische Lieder, 1899), thơ
– Thơ (Gedichte, 1902), thơ
– Trên đường (Unterwegs, 1911), thơ
– Thơ của người họa sĩ (Gedichte des Malers, 1920), thơ
– Thơ tuyển (Ausgewählte Gedichte, 1921), thơ
– Khủng hoảng: Nhật ký (Krisis : Ein Stück Tagebuch, 1928), thơ
– Sự an ủi của đêm (Trost der Nacht, 1929), thơ
– Thơ mới (Neue Gedichte, 1937), thơ
– Thơ (Gedichte, 1942), thơ

Văn xuôi:

- Peter Camenzind (1904), tiểu thuyết, Tuổi trẻ và cô đơn, Vũ Đình Lưu dịch.
- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết.
- Tuổi trẻ băn khoăn (Demian, 1917), truyện dài, Hoài Khanh dịch.
- Siddhartha (1920), tiểu thuyết được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch dưới tiêu đề Câu chuyện dòng sông.
- Sói đồng hoang (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.
- Đôi bạn chân tình (Narziss und Goldmund), Vũ Đình Lưu dịch.
- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết.
- Trò chơi hạt cườm pha lê (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

Tranh của Kurt Schwitters (1887-1948): Họa sĩ, nhà đồ họa quảng cáo, nhà thơ người Đức. Tác phẩm mang nhiều khuynh hướng của Chủ nghĩa Kết dựng, Siêu thực và Dada (Konstruktivism, Surrealism, Dadaism).

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

© Wassily Kandinsky (1866-1944) : Họa sĩ Nga

IV.

Một đồng cỏ xưa, cằn và vô cảm
buồn tưởng tháng Năm – cùng nơi
một túp lều tranh lụp xụp
xám xịt và rắn rỏi đơn côi.

Xưa trên đồng từng có một tổ,
trong túp lều một hạnh phúc cửa nhà;
Mùa đông tới và nỗi đau - và cả
hai đều đã rời xa.

V.

Hoa hồng đây, bông hồng vàng
hôm qua chàng trẻ trao tôi,
hôm nay tôi mang bông ấy
tới mồ cậu đắp còn tươi.

Trên lá bông còn lóng lánh
Trông kìa! - Những giọt sáng vương
Chỉ hôm nay là nước mắt -
và hôm qua chúng là sương...

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ gồm 28 khổ thơ đánh số La mã.


Träumen


Rainer Maria Rilke (1875-1926)

IV.

Eine alte Weide trauert
dürr und fühllos in den Mai, –
eine alte Hütte kauert
grau und einsam hart dabei.

War ein Nest einst in der Weide,
in der Hütt ein Glück zu Haus;
Winter kam und Weh, – und beide
blieben aus ...

V.

Die Rose hier, die gelbe,
gab gestern mir der Knab,
heut trag ich sie, dieselbe,
hin auf sein frisches Grab.

An ihren Blättern lehnen
noch lichte Tröpfchen, – schau!
Nur heute sind es Tränen, –
und gestern war es Tau ...

(Aus Traumgekrönt – Rút từ tập Đăng quang trong mơ)

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.

Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh của © Wassily Kandinsky (1866-1944): Họa sĩ, nhà đồ họa và nhà lý thuyết nghệ thuật người Nga-Xô viết lưu vong, đại diện quan trọng của Chủ nghĩa Biểu hiện , nhà sáng tạo nên Nghệ thuật Trừu tượng trong hội họa.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Trên đỉnh Brocken

Heinrich Heine (1797-1856)  

Tranh © Pierre Bonnard, họa sĩ Pháp

Đã rạng dần lên trời phương đông
Qua mặt trời nghi ngút chấm lửa hồng
Những đỉnh núi nhấp nhô dài rộng
Trong biển sương dâng.

Nếu tôi có đôi hài vạn dặm,
Với hối hả của gió tôi lao
Qua đỉnh núi nọ
Về ngôi nhà của bé dấu yêu.

Bên chiếc giường, nơi nàng thiu thiu ngủ
Tôi khẽ tay kéo tấm rèm
Khẽ khàng tôi hôn lên trán
Làn môi hồng ngọc của em.

Và khẽ khàng hơn tôi muốn
Thì thầm vào tai nhỏ hoa ly:
- Em hãy nghĩ trong mơ, hai đứa
Yêu và chẳng bao giờ lạc mất nhau đi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Auf dem Brocken

Heinrich Heine (1797-1856)

Heller wird es schon im Osten
Durch der Sonne kleines Glimmen,
Weit und breit die Bergesgipfel
In dem Nebelmeere schwimmen.

Hätt ich Siebenmeilenstiefel,
Lief ich, mit der Hast des Windes,
Über jene Bergesgipfel,
Nach dem Haus des lieben Kindes.

Von dem Bettchen, wo sie schlummert,
Zög ich leise die Gardinen,
Leise küßt ich ihre Stirne,
Leise ihres Munds Rubinen.

Und noch leiser wollt ich flüstern
In die kleinen Liljenohren:
Denk im Traum, daß wir uns lieben,
Und daß wir uns nie verloren.

Chú thích của người dịch:

(1) Ngọn núi cao nhất ở Harz - vùng rừng núi miền trung nước Đức.

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.


George Sand viết về Heine:

„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."


„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand)


Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy xử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta sẽ nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“


 „Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Pierre Bonnard (1867 - 1947), họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp, thành viên nhóm họa Nabis.

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Trước bình minh

Georg Trakl (1887 - 1914)  

Tranh © Karl-Schmidt Rottluff (1884-1976)

Nhiều tiếng chim gọi nhau trong đêm tối
Cây cối rì rào và ồn ào con suối
Trong mây pha rừng rực một ánh hồng
Như dạo xưa nỗi đói khát tình. Đêm xanh thẳm -

Dịu dàng với đôi tay nhút nhát, ánh rạng đông vuốt phẳng
Tổ ấm của tình yêu, sốt sắng khuấy tung
Để sự say sưa của những nụ hôn đờ đẫn kết dừng
Trong những giấc mơ, mỉm cười cảm giác nửa mê nửa tỉnh.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Vor Sonnenaufgang

Georg Trakl (1887 - 1914)

Im Dunkel rufen viele Vogelstimmen,
Die Bäume rauschen und die Quellen laut,
In Wolken tönt ein rosenfarbnes Glimmen
Wie frühe Liebesnot. Die Nacht verblaut –

Die Dämmrung glättet sanft, mit scheuen Händen
Der Liebe Lager, fiebernd aufgewühlt,
Und läßt den Rausch erschlaffter Küsse enden
In Träumen, lächelnd und halb wach gefühlt.

Chú thích của người dịch:


Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.


„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của Karl-Schmidt Rottluff (1884-1976): Họa sĩ nhà đồ họa, điêu khắc, đại diện quan trọng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Bi kịch của Angela Merkel

Wolf Biermann 

Tranh của ©® Salvador Dalí (1904-1989)

Ở thế kỷ 21 chúng ta nay lại đứng ở một ngã rẽ: can đảm tiến tới một châu Âu tự do và cởi mở hay là hèn đớn quay trở về thế kỷ 19 của trò những nhà nước dân tộc. Tôi đã vượt qua hai thời kỳ đen tối: nền chuyên chế Quốc xã và chuyên chế Cộng hòa dân chủ Đức. Cha tôi, một người Do thái - cộng sản đã bị sát hại trong trại tập trung. Tại Đông Berlin tôi đã sống 12 năm dưới sự cấm đoán tuyệt đối. Vậy mà thế bất chấp tất cả, đó là một quãng thời gian tốt, bởi những bài hát nổi loạn và những bài thơ phê phán của tôi, theo đường bất hợp pháp đã lan truyền đi hiệu quả hơn. Trái với nguyện vọng của mình, năm 1976 tôi bị xua đuổi về phía Tây của „bức rèm sắt“, nghĩa là từ nước Đức đày sang nước Đức vào đời lưu vong. Những tiếng nói quốc tế cất lên bày tỏ sự đoàn kết với tôi phản đối sự tước quốc tịch phi pháp, nhưng trước hết chính những cuộc phản kháng tại CHDC Đức đã làm lung lay thể chế độc tài của CHDC Đức đến nơi đến chốn.

Trong thời chiến tranh lạnh tôi từng tin chắc bức tường Berlin sẽ sống lâu hơn tôi. Khi bức tường đổ trong cuộc cách mạng hòa bình xảy ra năm 1989, cái chủ nghĩa bi quan buồn bã có chủ đích của tôi đã tỏ ra là một ảo mị. Tôi đã được giải ảo một cách quá mức hạnh phúc. Sự tái thống nhất tổ quốc chất nặng lỗi lầm đã nằm trên chương trình nghị sự của lịch sử thế giới. Người Mỹ thể tất nhanh chóng, người Nga chấp nhận trong tình trạng hỗn loạn, người Pháp một cách ngờ vực và người Anh miễn cưỡng. Và kế đó rồi khi toàn bộ khối Đông Âu tan rã nữa, không có vụ nổ Big Bang, không chiến tranh bỏng rát, không nội chiến đẫm máu, thì tôi biết được chính xác, ngay từ bây giờ trên toàn châu Âu chúng ta sẽ hát lên một bài hát hay hơn của cuộc đời. Chấm dứt cuộc thí nghiệm thú vật mang tính cộng sản áp dụng lên con người đang sống! Tự do chính kiến! Hòa bình và Dân chủ!

Thủ tướng Helmut Kohl của đảng CDU (1) đã xoa dịu người Đức phía Tây bằng câu chuyện thần thoại, rằng sự thống nhất sẽ không tốn kém lắm như lo ngại. Ông ấy hứa với những đứa con của đất nước: „ Những phí tổn này chúng ta thừa sức chi trả từ ngân quĩ“, Và với người Đức phía Đông, như một đấng Messiah trần tục, ông ấy loan báo „những phong cảnh nở hoa kết trái“. Những hứa hẹn của Kohl, với ít nhiều muộn mằn, té ra chỉ là những sự thực nửa vời mà thôi. Trong sự tái thiết miền Đông, vùng phía Tây đã chi trả 2000 tỷ Dollar chưa đến mức phá sản. Và ở miền Đông nước Đức ngày hôm nay, một số thành phố và cảnh quan nở hoa kết trái rực rỡ hơn nhiều thành phố và thị trấn ở miền Tây của đất nước chúng ta.

Mà thế đó, những thập niên cuối đã dạy chúng ta rằng, kiến thiết đường phố, cửa nhà mới và những nhà máy hiện đại dễ hơn việc biến những nô tỳ bảo sao nghe vậy thành những người dân chủ bao dung. Trong cuộc cách mạng hòa bình cách đây 30 năm tuy những người dân được gọi là Ossi (người miền Đông dễ thương - ND) cuối cùng đã tự giải phóng, nhưng rồi sau đó chính họ đã phải gắng gỏi học hỏi rằng cái từ màu nhiệm „Tự do“ - dịch trắng ra trong tiếng Đức – không có nghĩa gì hơn khác là tự gánh vác trách nhiệm lấy cho bản thân mình. Tự do làm đớn đau những nô lệ được học nghề là thế. Đối với sự nhớ thương thầm kín về những thứ dễ dãi có được trong nền chuyên chính tôi dùng một từ chế nhạo „sự hoài cổ miền Đông“. Và với đời sống thịnh vượng của phía Tây, tại CHDC Đức cũ, một cách hoang tưởng lớn lên dần một nỗi sợ hãi vô lý về sinh tồn xã hội.

Năm 2005, khi nữ thủ tướng Angela Merkel quyết định để cho những người tị nạn chiến tranh, đặc biệt từ vùng Syria và Afghanistan vào đất nước mình một cách mất kiểm soát, thực trạng đó đã là một tình thế bi đát. Vâng, với Shakespeare trên sân khấu người ta dễ nhận thức được khái niệm bi kịch nghĩa là chi: mọi giải pháp có thể đều sai. Người anh hùng của trạng huống gay cấn không phải quyết đoán giữa Thiện và Ác, mà hệ trọng hơn: liệu hay hơn không y mắc phải lỗi lầm này hay là lỗi khác, bởi trong một tai họa như vậy tất cả đều sai trái.

Với tôi, đứa con cháy bỏng khát vọng sinh ra ở miền Trung châu Âu điều này đã rõ, và tôi đã nghiệm trải chân lý này bằng thân xác của mình, rằng nền dân chủ thiếu hoàn hảo nhất luôn tốt đẹp hơn một nền chuyên chế khá nhất. Cách đây 3 năm, trong một tình huống ngoại lệ Angela Merkel đã quyết định không dùng hàng rào dây thép gai, dùi cui, vòi rồng, súng máy và xe tăng xua về hàng ngàn người tị nạn đang tuyệt vọng tại biên giới Đức, không đuổi về Áo, Hungary, Hy Lạp, Thổ Nhỹ Kỳ hay về đâu đó đang chiến tranh tại Syria hay Afghanistan. Vâng, vâng, đấy là một lỗi. Nhưng thế đó một lỗi nhỏ hơn, đó là lỗi „đúng đắn“ hơn. Trong đợt sóng thần tị nạn, tôi đứng về phía nữ thủ tướng của chúng ta, bời vì bà đã bảo toàn được tư cách mình là một nhà nhân đạo hành động mạnh mẽ, đã ứng xử như một nữ tín đồ Thiên chúa giáo đích thực và bất chấp mọi quay cuồng trong nội chính châu Âu nguyên còn lại một người Âu châu kiên định. Bà đã chỉ cho thế giới thấy gương mặt tươi vui của trí tuệ con người.

Lầm lỗi tuyệt vời này xảy ra cách đây 3 năm đã mang đến cho cá nhân Angela Merkel thiện cảm khắp trên thế giới. Quyết định can trường của bà hữu ích cho uy tín người Đức ít nhất như bước phát triển thần kỳ kinh tế sau thời Quốc xã được thế giới nơi nơi ngưỡng mộ. Ngay tại nước Đức bản thân người Đông và người Tây Đức khác biệt nhau gần như mang tính mô hình phổ quát như các nhà nước miền Đông và miền Tây của Liên minh châu Âu. Ở đây ta thấy, nền độc tài đã không ngừng tác oai tác quái sau khi nó sập đổ. Trong những nhà nước miền Đông Âu của khối Đông khi xưa, nơi hầu như không có người nước ngoài và có ít người tị nạn nhất, thì sự sợ hãi trước họ lại lớn nhất.

Các đòn công kích vào bà thủ tướng Angela Merkel từ dạo mở biên giới vào năm 2015 đôi khi vống lên mức la ó. Những kẻ dân túy đánh bắt kiếm chác trong dòng nước đục này. Ở đây người ta phải biết, rằng phần lớn người Đức đã bầu cho các đảng đang cùng gánh chịu chính sách tị nạn của bà Merkel.

Hiện thời Angela Merkel tìm cách vận động, nếu không tất cả, thì ít nhất phần năng nổ của các nhà nước châu Âu cho chính sách của một châu Âu tự do. Chính vì thế tuần này bà đã kêu gọi khai mạc một cuộc gặp thượng đỉnh đặc biệt của những nhà chính khách đứng đầu khối Liên Âu. Câu hỏi hóc hiểm sẽ là: làm sao để các nhà nước Liên Âu thống nhất được việc ổn định biên giới, tuy nhiên không vì thế bỏ đi chính sách tị nạn nhân đạo. Chúng ta ở châu Âu đang tranh cãi về một sự phân bố tương đối công bằng những người tị nạn. Nếu như bà thủ tướng liên bang trượt ngã về vấn đề này, thì đó chỉ là một thất bại cho một nữ thủ tướng mạnh mẽ, nhưng với châu Âu là một thảm họa.

Tôi nghĩ rằng chỉ một châu Âu đa dân tộc, như Karl Đại đế(2) là người đầu tiên hiện diện, như Winston Churchill(3) ngang bướng đã tiên đoán thấy sau chiến tranh, rằng trong cuộc đấu tranh sinh tồn toàn cầu với những thế lực nước lớn đang hình thành và đang lên, chỉ một châu Âu hợp nhất dân chủ gồm nhiều nền văn hóa khác nhau mới có thể khẳng định vị thế.

Hiện thời, những nền dân chủ vẻ như đang điêu đứng. Nhìn về lâu dài, về mặt chính trị, những xã hội tự do chỉ có thể trụ lại, nếu như cùng khai triển kể cả trong lĩnh vực kinh tế, tỉ dụ như một sự hiệp đồng mạnh mẽ các nền kinh tế quốc dân châu Âu mới có thể giúp đương đầu lại chủ nghĩa tư bản - trại tập trung - hầm hố - toàn trị ở Trung quốc. Chính xác ra Macron và Merkel đứng ra đảm đương việc này. Chúng ta, những người Âu châu phải đón lấy vận mệnh về tay, hoàn toàn theo tinh thần khai phá trong bài thơ của William Ernest Henley (4) : „I am the master of my fate: I am the captain of my soul.“ (Tôi là người thợ cả rèn số phận tôi: Tôi là thuyền trưởng lái linh hồn tôi – ND).

Những mối nguy nan trong cuộc tương tranh thế giới luôn to lớn. Nhưng nguy hiểm nhất là sự ươn hèn của chúng ta.

Trong tinh thần đó tôi đã viết cho tôi và những người bạn dũng cảm của tôi một bài hát: “ Ai không đi vào hiểm nguy, hắn cũng chết vùi trong đó”. Những tù nhân chính trị cũng nhấm nháp điều này trong ngục tù như một thứ bánh mỳ của tâm hồn. Người sáng tác ca khúc nào có thể phiên dịch những vần thơ này sang tiếng Mỹ, để có thể người bạn gái tôi ngưỡng mộ Joan Baez (5) muốn hát lên bài ca - thích hợp với tượng thánh này của sự bất khuất. Năm 1966 chị ấy đã đến thăm và động viên tôi kẻ bị hạ nhục tại Đông Berlin. Cách đây vài ngày chúng tôi gặp lại nhau nhân dịp chị biểu diễn concert tại Hamburg. Chúng tôi lại trò chuyện cùng nhau như xưa kia trong tháng Năm, như thể cả hai chúng tôi tháng năm qua không có mái tóc mùa đông trắng xóa.

(Wolf Biermann là nhà thơ, ca sĩ kiêm sáng tác ca khúc người Đức)

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Xem bản tiếng Anh
 

Chú thích của người dịch:

(1) Die Christlich Demokratische Union Deutschlands: Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo Đức. Chủ tịch đảng hiện thời là nữ thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng như trước đó Thủ tướng Helmut Kohl của thời Thống nhất nước Đức.

(2) Karl der Große: Charles I hay Karl I Đại đế Carolus; (sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814). Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ.

(3) Winston Churchill (1874-1965): Chính trị gia quan trọng thế kỷ 20, thủ tướng Anh.

(4) William Ernest Henley (1649-1903): Nhà văn Anh
 

(5) Joan Baez (sinh năm 1941): Nữ ca sĩ Mỹ.

Wolf Biermann: Nhà thơ, ca sĩ, sáng tác bài hát, sinh năm 1936 tại Hamburg, con trai một người Do thái ủng hộ cộng sản chết trong trại tập trung Auschwitz *1950 đại diện CHLB Đức ông tham gia Liên hoan thanh thiếu niên thế giới lần đầu tiên tại CHDC Đức *1953 di cư sang Cộng hòa dân chủ Đức (CHDCĐ), học Triết học, Kinh tế-Chính trị học và Toán tại trường Tổng hợp Humboldt (1955-1963) *1957-1959 Trợ lý đạo diễn ở đoàn kịch Berliner Ensemble* 1960 Bắt đầu viết thơ và sáng tác bài hát *Xây dựng nhà hát kịch Công nhân và Sinh viên* 1962 In tập thơ „Những bài thơ tình“ * 1963 Bắt đầu tình bạn với nhà khoa học bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của CHDC Đức Robert Havermann. *1965 bị chính quyền CHDCĐ cấm biểu diễn và cấm xuất bản với tội danh „Phản bội giai cấp“ và „Tục tĩu“, sau những buổi trình diễn và chuyến du ca dọc CHLB Đức, và đặc biệt sau khi ông in tập thơ Drahtharfe (Thụ cầm dây thép) và ra đĩa hát *Tháng 12 năm 1965 Trung ương Đảng SED ra nghị quyết cấm ông biểu diễn và xuất bản. * Những tập thơ ông xuất bản thuộc về những tác phẩm của văn học hậu chiến được mua nhiều nhất *Sự tước đoạt quốc tịch Wolf Biermann đẩy ông sang Tây Đức vào năm 1976 gây ra sự phản kháng rộng lớn trong giới trí thức và sinh viên hai miền nước Đức, và từ đó ông như biểu tượng cho giới trí thức phê phán chế độ, phản kháng chủ nghĩa toàn trị ở CHDCĐ.* 1984 Giảng viên thỉnh giảng tại Ohio State University/USA. 1993-1995 Giáo sư thỉnh giảng tại trường Tổng hợp Heinrich-Heine-Universität * Nhận nhiều giải thưởng Văn chương* 2006 Nhận Huân chương chữ thập Liên bang – Bundesverdienstkreuz và 2007 được bầu làm công dân danh dự của Berlin.

Tranh của Salvador Dalí (1904-1989): Họa sĩ, nhà đồ họa, điêu khắc Tây Ban Nha. Là đại diện của phái Siêu thực, ông thuộc về những nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng nhất của thế kỷ 20.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...