Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Sự ra đi của nhân tính

Heribert Prantl 

Tranh © Gerdhard Richter: Họa sĩ Đức

Nhân quyền được tuyên bố cách đây 70 năm, ngày càng ít được lắng nghe, đáng lẽ nhân quyền có thể cấp cho một câu trả lời đối với các cuộc khủng hoảng thời sự.

Không có nhiều cơ hội để ăn mừng. Chắc chắn đó là một dịp kỷ niệm, một lễ kỷ niệm lớn, đẹp đẽ và trọng đại – Tuyên bố chung về Nhân quyền đã tròn 70 năm, ngày 10.12.1948 đã được Đại hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua tại Paris. Tất cả lời vinh danh được nói về nó đều đúng. Tuyên ngôn là cột mốc trong lịch sử nhân loại, khẳng định: mỗi con người đều được hưởng nhân quyền, rất đơn giản bởi là người. Nhưng mà đã lâu, xung quanh nhân quyền, tình hình đã không đến mức tồi tệ như ngày hôm nay.

Tuyên bố chung về Nhân quyền có sức mạnh của sự dung dị đầy hào sảng. Sức mạnh đó hình thành trong một khoảnh khắc lớn và hiếm hoi của một sự đồng thuận trong cộng đồng quốc tế. Ngày hôm nay người ta thèm khát xiết bao những khoảnh khắc đó – nhưng rồi chúng tiếp tục rời xa hơn bao giờ hết. Trong những tháng năm qua, thế giới không những chẳng mấy sáng sủa và an toàn, mà thế đó tối tăm và bất an hơn. Nếu như đọc lại 30 điều của Tuyên ngôn nhân quyền - người ta cần làm điều đó nhân dịp Lễ kỷ niệm này - mặc nhiên điều đó cũng không vang lên trang trọng vì Lễ kỷ niệm. Nó vang lên như tín hiệu SOS.

„ Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu“. Văn bản được dịch ra nhiều nhất trên thế giới bắt đầu bằng những lời như vậy. Cũng đã từ lâu người ta đọc những lời nói này trong tâm trạng ảm đạm và bị o ép như ngày hôm nay. Tinh thần của bằng hữu, chị em, của sự đoàn kết đang nằm lại nơi đâu? Trump đã xây bịt kín mít, Erdogan đã ném nó vào mật ngục. Putin đã siết cổ? Tổng thống Phillipines Duterte đã bắn chết nó, như ông ta đã bắn chết và cho phép bắn chết những kẻ buôn ma túy? Phải chăng Matteo Salvini, Heinz-Christian Strache, Viktor Orbán đã chôn nó đi trong luống phân của chủ nghĩa dân tộc?.

Từ thế chiến thế giới 2 tới nay có nhiều người tỵ nạn trên thế giới hơn là trước đó. Và có nhiều hơn những nhà nước không thể trị vì, nhiều những nhà nước bất lực hơn so với thời trước. Và chưa bao giờ kể từ khi tuyên cáo Tuyên ngôn Nhân quyền, thế giới lại chìm sâu vào những cuộc khủng hoảng như hiện nay. Cứ như là nhân quyền sẽ cung cấp câu trả lời khủng hoảng. Nhưng câu trả lời ngày càng ít được để ý.

Thể thức bút lục của Nhân quyền luôn hoàn hảo hơn trong vòng 70 năm qua, nó lóa mắt đấy – nhưng thực tế lại là một điếm nhục gia tăng. Những Liên minh, Nghị quyết và những Hiệp ước tăng cường và củng cố nhân quyền, cần phải tăng cường, sẻ chia và hun đúc, thì những Nghị định thư và Tuyên bố muốn tạo ra nhân quyền mang phương diện xã hội và sinh thái, đã chồng chất lên một độ cao tự hào. Không có một nhà nước nào lại không ít nhất chuẩn y một vài văn bản này. Và Tuyên ngôn nhân quyền là nền móng của tất những thứ đó. Nhưng nền móng này bị xói mòn rệu rã.

Báo cáo thường niên của Tổ chức Ân xá Quốc tế luôn dày hơn, chúng là trích lục của sự khinh bỉ quyền con người, một cuốn sách giáo khoa tóm lược của sự mỏng manh và dễ vỡ của nhân quyền. Niềm tin vào sức mạnh của pháp luật đã phát triển được trong thế giới phương Tây kể từ 1945, và sức mạnh pháp luật đã trụ lại được một cách khổ sở, luôn bị tấn công dồn dập bởi niềm tin của cộng đồng ngàn xưa vào luật pháp của kẻ mạnh hôn. Nhân quyền mất dần sự bảo lãnh cho đến nay luôn đứng ra thế chấp cho những thiếu hụt: những sự bảo lãnh cổ điển mất đi: Mỹ không bảo lãnh, Ý không, Ba Lan không, Hungary không, Áo cũng không nhất thiết. Cái gọi lá chủ nghĩa dân túy cực hữu, tên gọi làm vô hại và chính vì vậy sai trái cho một sự nghiệp nguy hiểm, là một phong trào tước đi bảo lãnh và tước quyền. Thế giới đang trải qua một sự ra đi của nhân tính.

Ở phạm vi toàn cầu, cấp bách nhất là vấn đề di trú . Sự phê phán vô chừng mực Hiệp ước di trú cần được ký kết ở Marrakech đã chỉ ra điều đó. Hiệp ước nêu ra trong cốt lõi rằng, rồi con người cũng và vẫn là con người, nếu như họ là những người tỵ nạn, di trú, dân nhập cư hay di cư. Hiệp ước nói, sẽ tốt hơn bằng việc cải thiện điều kiện sống trong những nước phát sinh tới mức con người không còn phải trốn chạy nữa. Và Hiệp ước nói rằng cộng đồng các dân tộc (Liên hiệp quốc) mắc nợ những người chạy trốn loanh quanh, không được đối xử với họ như kẻ thù. Việc đó phát xuất từ sự khủng hoảng của nhân quyền mà khác với cách đây 70 năm, Liên hiệp quốc không thể thống nhất được bằng tiếng nói chung, bởi vì ở mức ngày càng ít tổ chức này không nhận thức được vai trò mình là một cộng đồng.

Ở thế kỷ 21 người ta sẽ cân đo ở mức xem những người tỵ nạn đã được đối xử ra sao. Người ta sẽ căn cứ xét đã có những nỗ lực gì, để lại cho những người mất gốc rễ quê hương một quê hương mới. Người ta sẽ căn cứ vào đó xét xem, đã xúc tiến ra sao với nhân quyền.

Làm thế nào người ta lại có thể lại cấp cho nhân quyền sức mạnh mới? Ngay đầu tiên bằng việc dập tắt sức mạnh của những kẻ gọi là dân túy cánh hữu. Ai yêu nhân quyền, ngay cả trong những lúc chán nản nhất cũng không thể chọn cách mơn trớn cợt đùa với những kẻ dân túy cực hữu này. Nếu như cần tới tương lai sáng sủa, thì cái đó chỉ có ở một thế giới mà ở đó nhân quyền mãi nguyên còn là luật pháp.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
 

Heribert Prantl (sinh năm 1953): Luật gia, nhà báo Đức

Nguồn: Süddeutsche Zeitung

Tranh của Gerdhard Richter (sinh năm 1932): Họa sĩ Đức đương đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...