Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Tòa thánh

Rainer Maria Rilke (1875-1926)


Trong những thành phố nhỏ nọ, xúm xít
những ngôi nhà cổ xưa chầu quanh như chợ Tết
bỗng chốc nhận ra tòa thánh và giật mình,
đóng cửa quầy và đóng kín, lặng thinh;

Kẻ rao hàng lặng im, ngưng nhịp trống,
tai hồi hộp hướng lên cao nghe ngóng,
trong khi tòa thánh im ắng vẫn như xưa,-
áo choàng nhiều nếp phủ dầm trụ đứng trơ
và không biết gì về những ngôi nhà khác:

Bạn có thể thấy trong những thành phố nọ,
những tòa thánh, trong phạm vi giao tiếp của mình
sao mới chênh vênh nổi trội. Sự hồi sinh
của chúng vượt trên tất cả; như sự quá gần cận
liên tục vượt trên tầm mắt của đời riêng chiếc,
và như không gì khác xảy ra; như thể là số kiếp
trong vạn vật, không kích thước, tụ dồn
hóa đá và được ấn định cho trường tồn,
không là thứ, những gì dưới kia tăm tối phố phường
do ngẫu nhiên nhận cái tên nào đó
và đi vào trong, như trẻ con áo màu xanh đỏ
và ông chủ tiệm mang ra khoác chiếc tạp dề.
Đó là cuộc sinh ra trong những chứng từ
và sức lực và hối thúc trong nhô cánh
là muôn nơi tình yêu, như rượu vang và bánh,
và những cổng vòm đầy than khóc tình yêu,
cuộc đời chần chừ trong giờ khắc điểm chiều,
và trong những tháp chuông, đầy từ khước
đột nhiên chẳng còn dâng lên, là cái chết.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Die Kathedrale

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

In jenen kleinen Städten, wo herum
die alten Häuser wie ein Jahrmarkt hocken,
der sie bemerkt hat plötzlich und, erschrocken.
die Buden zumacht und, ganz zu und stumm,

die Schreier still, die Trommeln angehalten,
zu ihr hinaufhorcht aufgeregten Ohrs -:
dieweil sie ruhig immer in dem alten
Faltenmantel ihrer Contreforts
dasteht und von den Häusern gar nicht weiß:

in jenen kleinen Städten kannst du sehn,
wie sehr entwachsen ihrem Umgangskreis
die Kathedralen waren. Ihr Erstehn
ging über alles fort, so wie den Blick
des eignen Lebens viel zu große Nähe
fortwährend übersteigt, und als geschähe
nichts anderes; als wäre Das Geschick,
was sich in ihnen aufhäuft ohne Maßen,
versteinert und zum Dauernden bestimmt,
nicht Das, was unten in den dunkeln Straßen
vom Zufall irgendwelche Namen nimmt
und darin geht, wie Kinder Grün und Rot
und was der Krämer hat als Schürze tragen.
Da war Geburt in diesen Unterlagen,
und Kraft und Andrang war in diesem Ragen
und Liebe überall wie Wein und Brot,
und die Portale voller Liebesklagen.
Das Leben zögerte im Stundenschlagen,
und in den Türmen, welche voll Entsagen
auf einmal nicht mehr stiegen, war der Tod.

Bản tiếng Anh:

The Cathedral

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

In those small towns where, clustered round about,
old houses squat and jostle like a fair,
that's just caught sight of it, and then and there
shut up the stalls, and, silenced every shout,

the criers still, the drum-sticks all suspended,
stands gazing up at it with straining ears:
while it, as calm as ever, in the splendid
wrinkled buttress-mantle rears
itself above the homes it never knew:

in those small towns you come to realise
how the cathedrals utterly outgrew
their whole environment. Their birth and rise,
as our own life's too great proximity
will mount beyond our vision and our sense
of other happenings, took precedence
of all things; as though that were history,
piled up in their immeasurable masses
in petrification safe from circumstance,
not that, which down among the dark streets passes
and takes whatever name is given by chance
and goes in that, as children green or red,
or what the dealer has, wear in rotation.
For birth was here, within this deep foundation,
and strength and purpose in this aspiration,
and love, like bread and wine, was all around,
and porches full of lover's lamentation.
In the tolled hours was heard life's hesitation,
and in those towers that, full of resignation,
ceased all at once from climbing, death was found.

(Translated by Jessie Lamont)

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.
Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh của Camille Pissarro (1830 - 1903): Họa sĩ tiêu biểu phái Ấn tượng Pháp.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Nhà thơ

Rainer Maria Rilke (1875-1926)


Mi đang rời khỏi ta, giờ khắc.
Mi vỗ cánh gây cho ta những vết thương.
Một mình ta: làm gì đây với cái miệng?
Với ngày của của ta, và với đêm trường?
Tôi không có người tình, không cửa nhà
Không có nơi nao cho tôi nương sống
Mọi sự vật tôi đem thân tôi cống
Trở nên giàu, và chúng phó xuất tôi.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Der Dichter
Rainer Maria Rilke (1875-1926)
Du entfernst dich von mir, du Stunde.
Wunden schlägt mir dein Flügelschlag.
Allein: was soll ich mit meinem Munde?
mit meiner Nacht? mit meinem Tag?
Ich habe keine Geliebte, kein Haus,
keine Stelle auf der ich lebe
Alle Dinge, an die ich mich gebe,
werden reich und geben mich aus.
Rainer Maria Rilke, Winter 1905/06, Meudon
Bản tiếng Anh:
The Poet
Rainer Maria Rilke (1875 - 1926)
Hour, you wind ever farther from me.
Your wings wound me as they beat away.
Alone: what would I do with my lips?
With my night? With my day?
I have no lover. I have no home.
I have nowhere I can stay.
All things to which I give myself
Get rich and then give me away.
(Translated by A.Z. Foreman)
Chú thích của người dịch:
Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.
Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).
Tranh của Amedeo Clemente Modigliani (* 1884 † 1920 ): Họa sĩ và điêu khắc gia người Ý.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Nhà thương Israel mới ở Hamburg

Heinrich Heine (1797-1856)  


Một nhà thương cho người Do thái nghèo, ốm,
Con loài người, những kẻ cùng cực gấp ba;
Vận vào ba chứng độc ác quỉ ma,
Nghèo, thể xác đau và Do thái giáo.

Thứ tệ nhất trong cả ba là chứng cuối
Nỗi ô nhục gia đình dai dẳng ngàn năm,
Từ thung lũng sông Nil mang theo tai họa
Tín ngưỡng Ai Cập cổ oái oăm.

Nỗi cùng cực nan y, không sao giúp
Bằng dao phẫu, gội tắm, và xông hơi
Cũng như mọi thuốc thang, thương xá
Mời khách nằm đau ốm tả tơi.

Sẽ có thời nào, nữ thánh vĩnh hằng sẽ xóa
Niềm thương đau tăm tối, đã lưu truyền
Từ đời cha xuống đời con – sẽ đến phiên
Đời cháu phục hồi, chỉnh chu và hạnh phúc?

Tôi không biết! Vừa qua ta muốn
Ngợi ca trái tim nọ, thông tuệ và nồng nàn
Tìm cách dịu xoa, những gì cần xoa dịu,
Nhỏ vào vết thương dầu bóp của thời gian.

Người cao quí, ông xây đây mái ấm
Cho khổ đau, có thể chữa bởi kỳ công
Của bác sĩ (hoặc cũng của thần chết!)
Lo nước nôi, chăm bẵm, nệm bông.

Một người hành động, kíp làm được việc
Hiến tiền lương cho công đức, thương yêu
Con người, và bằng việc làm từ thiện
Nghỉ ngơi khi đời ông xế bóng chiều.

Ông đưa tay giàu – Nhưng món quyên giàu nữa
Thư thoảng lăn từ khóe mắt - giọt rơi,
- Giọt lệ quí ông khóc rỏ xuống đời
Vì căn bệnh lớn nan y của tình huynh đệ (2).

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Nhà thương Israel mới xây ở Hamburg từ chùm Zeitgedichte (Những bài thơ thời cuộc) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.

Das neue israelitische Hospital zu Hamburg

Heinrich Heine (1797-1856)

Ein Hospital für arme, kranke Juden,
Für Menschenkinder, welche dreifach elend,
Behaftet mit den bösen drei Gebresten,
Mit Armut, Körperschmerz und Judentume!

Das schlimmste von den dreien ist das letzte,
Das tausendjährige Familienübel,
Die aus dem Niltal mitgeschleppte Plage,
Der altegyptisch ungesunde Glauben.

Unheilbar tiefes Leid! Dagegen helfen
Nicht Dampfbad, Dusche, nicht die Apparate
Der Chirurgie, noch all die Arzeneien,
Die dieses Haus den siechen Gästen bietet.

Wird einst die Zeit, die ewge Göttin, tilgen
Das dunkle Weh, das sich vererbt vom Vater
Herunter auf den Sohn, - wird einst der Enkel
Genesen und vernünftig sein und glücklich?

Ich weiß es nicht! Doch mittlerweile wollen
Wir preisen jenes Herz, das klug und liebreich
Zu lindern suchte, was der Lindrung fähig,
Zeitlichen Balsam träufelnd in die Wunden.

Der teure Mann! Er baute hier ein Obdach
Für Leiden, welche heilbar durch die Künste
Des Arztes (oder auch des Todes!), sorgte
Für Polster, Labetrank, Wartung und Pflege -

Ein Mann der Tat, tat er, was eben tunlich;
Für gute Werke gab er hin den Taglohn
Am Abend seines Lebens, menschenfreundlich,
Durch Wohltun sich erholend von der Arbeit.

Er gab mit reicher Hand - doch reichre Spende
Entrollte manchmal seinem Aug, die Träne,
Die kostbar schöne Träne, die er weinte
Ob der unheilbar großen Brüderkrankheit.

Chú thích của người dịch:

(1) Bệnh viện Israel đón nhận không chỉ người Do thái do người chú của Heinrich Heine, vị thương nhân giàu có và hảo tâm Samson Heine (1764-1828) đã bỏ tiền và công sức xây tặng thành phố Hamburg, hôm nay vẫn còn.
(2) Heinrich Heine sau này cải giáo. Người đồng hương Do thái không thông cảm với ông về chuyện này, và là tín đồ Kito mộ đạo, người Do thái Heine âm thầm đau khổ vì sự kỳ thị của người Đức. Căn bệnh lớn về tình anh em không thể chữa đề cập tình trạng không thể dung hòa giữa hai tôn giáo.

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Victor Tardieu (1870-1937): Họa sĩ Pháp, sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Hoàng đế Heinrich

Heinrich Heine (1797-1856)    



Vị hoàng đế Heinrich (1) nước Đức
Đứng trên sân tòa điện Canossa,
Chân trần, mặc áo gai sám hối
Đêm dầm mưa lạnh buốt thịt da.

Ở bên trên nhoài ra cửa sổ
Dáng hai người và ánh trăng vàng
Soi le lói Gregor (2) đầu trọc
Và Mathilde (3), bầu vú của nàng.

Heinrich mím đôi môi nhợt nhạt
Lầm bầm lời ngoan đạo kính Cha
Tuy thế sâu trong tim, hoàng đế
Nghiến hàm răng, ngài trộm nói ra:

„Của ta đó xa kia miền đất Đức
Những triền núi hùng vĩ nhô lên
Và dưới sâu hầm núi bình yên
Lưỡi sắt lớn cho cây rìu chiến.

„ Của ta đó xa kia miền đất Đức
Vượt nhô lên những cánh rừng sồi
Từ gốc cây cao lớn nhất trời
Mọc cán gỗ của cây rìu chiến (4).

Nước Đức ta thủy chung thương mến
Người mai rồi cũng sinh đấng nam nhi
Cầm cây rìu và bổ nó chết đi
Con rắn của nỗi niềm ta đau đớn.“

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Heinrich từ chùm Zeitgedichte (Những bài thơ thời cuộc) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.

Heinrich

Heinrich Heine (1797-1856)

Auf dem Schloßhof zu Canossa
Steht der deutsche Kaiser Heinrich,
Barfuß und im Büßerhemde,
Und die Nacht ist kalt und regnicht.

Droben aus dem Fenster lugen
Zwo Gestalten, und der Mondschein
Überflimmert Gregors Kahlkopf
Und die Brüste der Mathildis.

Heinrich, mit den blassen Lippen,
Murmelt fromme Paternoster;
Doch im tiefen Kaiserherzen
Heimlich knirscht er, heimlich spricht er:

»Fern in meinen deutschen Landen
Heben sich die starken Berge,
Und im stillen Bergesschachte
Wächst das Eisen für die Streitaxt.

Fern in meinen deutschen Landen
Heben sich die Eichenwälder,
Und im Stamm der höchsten Eiche
Wächst der Holzstiel für die Streitaxt.

Du, mein liebes treues Deutschland,
Du wirst auch den Mann gebären,
Der die Schlange meiner Qualen
Niederschmettert mit der Streitaxt.«

Chú thích của người dịch:

(1) Hoàng đế Đức Heinrich IV (1050-1156). Trong chuyến đi khổ nhục tới Canossa từ tháng 12 năm 1076 đến tháng 1 năm 1077, khởi hành từ Speyer đến lâu đài Canossa ở Emilia-Romagna, ông cầu xin Giáo hoàng hủy rút phép thông công. Mục đích chuyến đi là để ngăn chặn Giáo hoàng Grêgôriô VII, lúc đó đang trên đường đến Augsburg, gặp các công tước đối lập để giải quyết tranh chấp giữa Hoàng đế và Giáo hoàng.
(2) Giáo hoàng Gregor VII (Grêgôriô VII)
(3) Nữ công tước Matilda.
(4) Rìu chiến hai lưỡi, nhọn, vũ khí đâm và chém của Đức thời trung cổ, để phân biệt với rìu chặt gỗ.

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Franz Theodor Max Slevogt (1868-1932)_ Họa sĩ Ấn tượng Đức.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Một làn gió xuân

Rainer Maria Rilke (1875-1926)  


Số phận đến cùng làn gió này; ôi hãy để
Gió tới đi, mọi thôi thúc và mù lòa,
Đối diện chúng, ta thiêu mình -: tất cả
(Hãy lặng thinh, đừng động đậy, khỏi chạm ta)

Với ngọn gió số phận ta đang tới.
Chở từ nơi nao, ngả nghiêng cơn gió mới
Mang những vật thể không tên, băng qua
Đại dương tới đây, những gì đó là ta.

… Giá là thế, ta những ở nhà yên vị
(Bầu trời mọc lên và hạ xuống trong ta)
Nhưng với ngọn gió này tái hồi số phận
Trên đầu ta vĩ đại đi qua.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ein Frühlingswind

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Mit diesem Wind kommt Schicksal; laß, o laß
es kommen, all das Drängende und Blinde,
vor dem wir glühen werden –: alles das.
(Sei still und rühr dich nicht, daß es uns finde.)

O unser Schicksal kommt mit diesem Winde.
Von irgendwo bringt dieser neue Wind,
schwankend vom Tragen namenloser Dinge,
über das Meer her was wir sind.

.... Wären wirs doch. So wären wir zuhaus.
(Die Himmel stiegen in uns auf und nieder.)
Aber mit diesem Wind geht immer wieder
das Schicksal riesig über uns hinaus.

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.
Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh © của họa sĩ Đức Emil Nolde (1867-1956).

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Chuyến đời

Heinrich Heine (1797-1856)


Tiếng cười, tiếng hát xôn xao
Ánh dương lóng lánh, sóng trào đẩy đưa
Con thuyền nhộn nhã. Tôi xưa
Ngồi bên bạn mến lòng vừa nhẹ tênh.

Con thuyền bỗng tan tành lớp áo,
Bạn bè tôi nào thạo bơi cho,
Chìm trên tổ quốc đâu ngờ;
Bão quăng tôi giạt lên bờ sông Xen.

Tôi đã bước lên trên thuyền mới
Với người cùng chí mới, tới lui
Xô tôi triều lạ dập vùi
Quê hương xa tắp, ngậm ngùi con tim.

Lại hát lại cười thêm dồn dập
Gió rít, thanh ván đập tơi bời
Ngôi sao cuối tắt trên trời-
Tim tôi nặng trĩu, xa vời quê hương!

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Chuyến đời từ chùm Zeitgedichte (Những bài thơ thời cuộc) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.

Lebensfahrt

Heinrich Heine (1797-1856)

Ein Lachen und Singen! Es blitzen und gaukeln
Die Sonnenlichter. Die Wellen schaukeln
Den lustigen Kahn. Ich saß darin
Mit lieben Freunden und leichtem Sinn.

Der Kahn zerbrach in eitel Trümmer,
Die Freunde waren schlechte Schwimmer,
Sie gingen unter, im Vaterland;
Mich warf der Sturm an den Seinestrand.

Ich hab ein neues Schiff bestiegen,
Mit neuen Genossen; es wogen und wiegen
Die fremden Fluten mich hin und her -
Wie fern die Heimat! mein Herz wie schwer!

Und das ist wieder ein Singen und Lachen -
Es pfeift der Wind, die Planken krachen -
Am Himmel erlischt der letzte Stern -
Wie schwer mein Herz! die Heimat wie fern!

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh thuốc nước của họa sĩ biểu hiện Đức Emil Nolde (1867-1956).

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...