Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Hoàng đế Heinrich

Heinrich Heine (1797-1856)    



Vị hoàng đế Heinrich (1) nước Đức
Đứng trên sân tòa điện Canossa,
Chân trần, mặc áo gai sám hối
Đêm dầm mưa lạnh buốt thịt da.

Ở bên trên nhoài ra cửa sổ
Dáng hai người và ánh trăng vàng
Soi le lói Gregor (2) đầu trọc
Và Mathilde (3), bầu vú của nàng.

Heinrich mím đôi môi nhợt nhạt
Lầm bầm lời ngoan đạo kính Cha
Tuy thế sâu trong tim, hoàng đế
Nghiến hàm răng, ngài trộm nói ra:

„Của ta đó xa kia miền đất Đức
Những triền núi hùng vĩ nhô lên
Và dưới sâu hầm núi bình yên
Lưỡi sắt lớn cho cây rìu chiến.

„ Của ta đó xa kia miền đất Đức
Vượt nhô lên những cánh rừng sồi
Từ gốc cây cao lớn nhất trời
Mọc cán gỗ của cây rìu chiến (4).

Nước Đức ta thủy chung thương mến
Người mai rồi cũng sinh đấng nam nhi
Cầm cây rìu và bổ nó chết đi
Con rắn của nỗi niềm ta đau đớn.“

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Heinrich từ chùm Zeitgedichte (Những bài thơ thời cuộc) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.

Heinrich

Heinrich Heine (1797-1856)

Auf dem Schloßhof zu Canossa
Steht der deutsche Kaiser Heinrich,
Barfuß und im Büßerhemde,
Und die Nacht ist kalt und regnicht.

Droben aus dem Fenster lugen
Zwo Gestalten, und der Mondschein
Überflimmert Gregors Kahlkopf
Und die Brüste der Mathildis.

Heinrich, mit den blassen Lippen,
Murmelt fromme Paternoster;
Doch im tiefen Kaiserherzen
Heimlich knirscht er, heimlich spricht er:

»Fern in meinen deutschen Landen
Heben sich die starken Berge,
Und im stillen Bergesschachte
Wächst das Eisen für die Streitaxt.

Fern in meinen deutschen Landen
Heben sich die Eichenwälder,
Und im Stamm der höchsten Eiche
Wächst der Holzstiel für die Streitaxt.

Du, mein liebes treues Deutschland,
Du wirst auch den Mann gebären,
Der die Schlange meiner Qualen
Niederschmettert mit der Streitaxt.«

Chú thích của người dịch:

(1) Hoàng đế Đức Heinrich IV (1050-1156). Trong chuyến đi khổ nhục tới Canossa từ tháng 12 năm 1076 đến tháng 1 năm 1077, khởi hành từ Speyer đến lâu đài Canossa ở Emilia-Romagna, ông cầu xin Giáo hoàng hủy rút phép thông công. Mục đích chuyến đi là để ngăn chặn Giáo hoàng Grêgôriô VII, lúc đó đang trên đường đến Augsburg, gặp các công tước đối lập để giải quyết tranh chấp giữa Hoàng đế và Giáo hoàng.
(2) Giáo hoàng Gregor VII (Grêgôriô VII)
(3) Nữ công tước Matilda.
(4) Rìu chiến hai lưỡi, nhọn, vũ khí đâm và chém của Đức thời trung cổ, để phân biệt với rìu chặt gỗ.

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Franz Theodor Max Slevogt (1868-1932)_ Họa sĩ Ấn tượng Đức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...