Từ độ cướp chính quyền nhà nước chuyên chính – tòan trị luôn kêu gọi nhân dân đoàn kết. Lãnh đạo nhà nước ấy có yêu sự đoàn kết, có thích đồng bào tập hợp lại với nhau không? Hoàn toàn không. Đoàn kết sẽ dồn quân tiếm quyền và tham nhũng lộ mặt từ cán bộ „xa rời quần chúng“ hiện hình kẻ đè đầu cướp bóc. Đoàn kết toàn diện rất gây bất an.
Có kẻ thù hiện hữu trên lãnh thổ là vận may cho chuyên chế, nhưng thế chưa hài lòng vì chưa đủ; song song với cuộc chiến tiền phương, giới cầm đầu nhà nước chuyên chính tổ chức những vụ thanh trừng đối thủ trên vũ đài chính trị.
Và nội trong hàng ngũ cầm quyền quyết liệt hơn sự thanh trừng và phân rã. Tự bầu bán cho chính thể luôn trả thêm giá đắt. Ở giai đoạn mạt kỳ người ta không ngạc nhiên cán bộ lãnh đạo lên xuống trên cái đu luân chuyển tán loạn, ngày mỗi nhiều ủy viên chính thức đồng thời kiêm tù nhân dự khuyết.
Độc tài chuyên chế muốn sạch bóng „phản động“ không? Không, họ cần. Rất cần là đằng khác. Trong thời bình lâm vào tình trạng tình trạng đói nạn nhân, chóp bu quyền lực luôn cần phát động những cuộc săn lùng những người phê phán hay khác ý, thậm chí tạo phản, để thường kỳ có phản động làm mồi nuôi bộ máy đàn áp, để liên tục, thông qua những tổ chức thiết chế nối dài, huy động đông đảo các thành viên xã hội vào cuộc truy lùng và khủng bố quái đản đó.
Độc tài chỉ yên tâm khi reo rắc đủ liều sự nghi ngờ và đố kỵ. Họ rất sợ lòng tốt thức tỉnh ý thức liên đới xã hội.
Chẳng có gì là lạ, trong thiên tai bão lụt, một nhịp chèo của cô gái làm từ thiện nhẹ khua chợt dấy lên sự tức tối./.
Thôn nữ Bắc Kỳ, 1936 - Nam Sơn (1890-1973): Họa sĩ đồng sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét