Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Thì thầm và Nhún nhảy

Barbara Frischmuth   
 


Chính thế đây là một bài thơ thời sớm của Georg Trakl, lần đầu tiên xuất bản vào năm 1913 trong tập Những bài thơ. Vẫn còn thiếu vắng những ngôn từ đặc trưng Trakl, những từ ngữ được sử dụng đến mức thậm phồn: „êm ái“, „tối đen“, xanh dương“, „bạc kim“, „pha lê“ và „ hồng tía“. Ở đây là một màu „đỏ“ dung dị chủ đạo sắc màu: „Một chiếc váy đỏ bay trong đám trẻ con“, một trong những dòng thơ trữ tình đẹp nhất mà tôi biết tới. Bỗng trong một chốc lát một hỗn độn hoàn toàn hả hê múa nhảy trước mắt ta, bỏ lại xa đằng sau tiếng „ rú từ rung động câm xịt“, bởi giữa cái đám nhộn nhạo đó lóe lên một sự chờ đợi. Hiển nhiên câu này thuộc về những gì hồ hởi nhất Trakl đã biết nói nên lời, và trong khoảnh khắc nán lại, trong khoảnh khắc của niềm vui ám gợi, trước khi cái màu đỏ trở về khuất phục tính chất máu huyết của nó.

„Đàn bà bê rổ đựng lòng ruột gan tim“. Cái phía khuất khước từ hạnh phúc của đời người bộc lộ một cách xấc xược, và cho một thoáng lát thậm chí người ta có dễ tin rằng, đó chính là nội tạng của chính mình được những sinh linh nghèo khổ này cắm cúi bê đi. Bức tranh đây của cùng cực, nói rõ hơn, những người đàn bà đón nhận từ những người làm nghề đồ tể máu và lòng mề tim gan, để với một chút mỡ làm gia vị, làm những khúc dồi và xúc xích, người ta cũng bắt gặp nơi nhà văn kể truyện Andor Endre Gelleri (1) người Hung, một nhà biên niên sử thị thành của những năm 30, nhưng mà cũng có thể ở một bức tranh như vậy sự khốn cùng của người không có tài sản đã giữ chân một Theodor Kramer (2). Nhưng Trakl đã không dẫn giải tiếp cái chủ đề về nghèo khổ này.

Ông chú trọng nhiều hơn đến sự tương phản, đến những màu sắc mạnh, đan cặp với „ bẩn thỉu và ghẻ lở“ đã dâng lên đối đỡ ráng chiều tà.

Những gì lòng ruột tim gan chỉ lờ mờ ám chỉ, bây giờ đổ tuột xuống dòng sông lặng lờ - máu mỡ; và chậm rãi ráng chiều đỏ dật dờ qua làn sóng „. Ẩn dụ màu sắc đã gia tăng ở mức cấp thiết. Bất cứ ai đã từng sống một thời gian sống trên dãy Anpơ, đều biết tác động gia tăng màu sắc của gió phơn (3), thứ không chỉ phân phát cho chóng mặt nhức đầu, mà còn một kiểu viễn thị. Dạng thức táo bạo „gió núi“ thâu nhận dạng số nhiều, và cái thì thầm và nhún nhảy giải phóng một phép lạ ít nhất cho nảy ra ý nghĩ về một cuộc đời trước, có thể là cuộc đời khá hơn, cứ cho là không hứng thú hơn đi.

Thế tức là có hồi tưởng, có vẻ ngay cả khi trở nên mong manh qua cái „có dễ“ thoảng qua thành như hơi thở thư thoảng dấy lên với những cơn gió núi ấm nóng. Và sự hồi tưởng đề lại dấu vết, những dấu vết dẫn về miền tưởng tượng – không bị ức chế bởi kinh nghiệm – tãi ra những ảnh hình rực rỡ và vui tươi gió ấm. Và rồi lại xoay quanh thứ số nhiều, thứ đa nghĩa. Những cỗ xe, một số nhiều không thể ít bất thường hơn ở đây cũng như làn gió núi đã qua những đại lộ rợp bóng vòng ôm lấy những con đường. Nhanh chóng hậu trường được thiết lập, trước chúng đã xảy ra một sự đắm chìm. Những người của thập tự chinh, những nhà thám hiểm và những kỵ sĩ của xứ sở tây phương hình thành từ những đám mây. Một cây cầu nối từ thảm cảnh đáng thương của nghèo khổ tới thảm cảnh đáng thương của tranh chấp?

Mà thế sau xảy ra. Chút gì đó không đặc trưng cho phong cách của Trakl. Con đường ảo ảnh hồ nước trên sa mạc của những đám mây óng chuốt cho tới tòa thánh Hồi giáo rằng xa, nhưng không quá đỗi xa xôi. Mà tuy thế, đó không phải là kỳ quan, dẫu nó liên quan tới một sự phản quang. Kỳ quan là những nhà thờ Hồi giáo mầu hồng (biểu tượng của kẻ thù truyền kiếp xứ phương Đông) lấy trở lại máu huyết từ ẩn dụ của cái chết vào một thánh đường của cuộc đời. Màu đỏ tươi vui của chiếc váy trẻ, thoắt trở về màu máu huyết của những con thú bị giết, đã biến hóa sang màu của hoa hồng và gây ấn tượng về ảnh hình của một nền văn hóa khác. Một giấc mơ gió núi? Tựu trung lại một giấc mơ bản thân Trakl hiếm khi mơ tới.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 

Nguồn: Frankfurter Anthologie. Einundzwanzigster Band, Insel Verlag, 1998

Ngoại ô trong gió núi

Georg Trakl (1887-1914)

Ban chiều khu đất nâu và hoang phế,
Làn khí qua đượm mùi tanh nồng.
Một đoàn tàu rầm rập nhịp cầu cong -
Trên bụi và hàng rào chim sẻ táo tác.

Lều lụp xụp, đường mòn vương rải rác,
Hỗn loạn và náo hoạt trong những khu vườn,
Tiếng rú đôi khi vút lên từ rung động câm xịt,
Một chiếc váy đỏ bay trong đám trẻ con.

Dàn chuột đồng ca rít say sưa bên rác
Đàn bà bê rổ đựng lòng ruột gan tim,
Một đoàn kinh tởm đầy bẩn thỉu và ghẻ lở.
Tất cả bước ra từ ánh nhá nhem.

Và một dòng kênh bất chợt phì máu mỡ
Từ lò mổ xuống dòng sông lặng lờ.
Gió núi nhuộm lau lác cằn thêm sắc
Và trào qua sóng triều ráng đỏ dật dờ.

Một sự thì thào chết đuối trong giấc ngủ đục.
Từ những vũng nước hư ảnh bềnh bồng,
Có dễ sự hồi tưởng về một kiếp trước
Dâng lên, hạ xuống với những đợt gió nồng.

Từ mây lặn những đường cây óng ả
Đây những cỗ xe đẹp, những kỵ mã kiêu kỳ.
Rồi người ta thấy một con tàu va chìm vách đá
Những thánh đường hồng của Hồi giáo, đôi khi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Vorstadt im Föhn

Georg Trakl (1887-1914)

Am Abend liegt die Stätte öd und braun,
Die Luft von gräulichem Gestank durchzogen.
Das Donnern eines Zugs vom Brückenbogen –
und Spatzen flattern über Busch und Zaun.

Geduckte Hütten, Pfade wirr verstreut,
In Gärten Durcheinander und Bewegung,
Bisweilen schwillt Geheul aus dumpfer Regung,
In einer Kinderschar fliegt rot ein Kleid.

Am Kehricht pfeift verliebt ein Rattenchor.
In Körben tragen Frauen Eingeweide,
Ein ekelhafter Zug voll Schmutz und Räude.
Kommen sie aus der Dämmerung hervor.

Und ein Kanal speit plötzlich feistes Blut
Vom Schlachthaus in den stillen Fluß hinunter.
Die Föhne färben karge Stauden bunter
Und langsam kriecht die Röte durch die Flut.

Ein Flüstern, das in trübem Schlaf ertrinkt.
Gebilde gaukeln auf aus Wassergräben,
Vielleicht Erinnerung an ein früheres Leben,
Die mit den warmen Winden steigt und sinkt.

Aus Wolken tauchen schimmernde Alleen
Erfüllt von schönen Wägen, kühnen Reitern.
Dann sieht man auch ein Schiff auf Klippen scheitern
Und manchmal rosenfarbene Moscheen.

Chú thích của người dịch:
(1) Andor Endre Gelleri (1906-1945): Nhà văn Hung, nổi danh vì những truyện ngắn.
(2) Theodor Kramer(1897-1958): Nhà thơ người Áo.
(3) Gió núi, còn gọi là gió phơn, gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

Barbara Frischmuth, sinh năm 1941: Nữ nhà văn và dịch giả người Áo

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của August Macke (1887-1914): Họa sĩ tiêu biểu của phái Biểu hiện Đức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...