Không chỉ là nhà thơ, Schiller còn là thầy thuốc. Năm 1782 ông viết một bài thơ về sương mù độc, những thành phố chết và dịch bệnh thử thách nghiêm trọng sự lạc quan của con người.
Ở châu Âu, sau một đợt bùng phát cuối cùng tại Marseille vào năm 1720 những trận dịch tễ bệnh lớn của thời trung cổ đã xa tắp lui vào dĩ vãng. Nếu như trong cuốn „Hợp tuyển về năm 1782“ Schiller đưa ra một phóng tưởng cũng dưới tiêu đề này, thì phóng tác đó hẳn không chỉ đơn thuần dành cho bệnh trạng. Chàng trẻ tốt nghiệp y khoa tại trường Cao đẳng Karl hơn thế nữa đã sử dụng khái niệm la tinh „pestis“ theo đúng nghĩa của dịch bệnh. Đằng nào thì sát ngay trước đó, song song với bài luận hướng trọng tâm vào tâm thái „ Thử nghiên cứu về mối tương tác giữa thể trạng mang tính thú vật của con người với thể trạng tinh thần của nó“, chàng đã phải nộp một bài luyện tập bằng tiếng la tinh về chứng sốt gây ra hư hoại và thối rữa trong tinh thần của thuyết dịch toan truyền thống kể từ thời Aelius Galenus (1). Với cái triệu chứng febrium inflammatoriarum et putridarum (sốt do ung hoại và viêm nhiễm) cũng kèm theo những bệnh tật lây lan dịch hạch, hẳn chàng đã am tường bệnh dịch này theo trình độ hiểu biết của thời đó.
Để biểu đạt „ dịch bệnh quét càn“ như một bóng ma khủng khiếp đe dọa, Schiller đã tìm đến những hình ảnh và ngôn từ mạnh mẽ nhất. Dịch hạch, những vi trùng nhỏ li ti dạo đó còn chưa được biết đến, một cách man rợ len lỏi bò qua „đêm huyệt mộ“. Với cung cách đó chúng tựa chứng sốt phát ban, thứ cần phải được nghiên cứu tường tận hơn trong luận án tiến sĩ. Tâm lý học về nỗi sợ hãi mới đầu chỉ ra những hậu quả thể chất như tim đập thình thình, co giật đau đớn, cười phá rùng rợn điên loạn. Sau khi nhiễm bệnh rồi mới yếu sức và hao mòn, những người ốm „ hốc hác, nhợt nhạt và thất thần“ chen nhau vào vương quốc u ám của thần chết.
Sương độc quanh những thành phố chết tận.
Trong y lý về sự cân bằng thể dịch cổ đại người ta đã đổ cho những hơi sương tụ độc, những thứ gọi là sơn lam chướng khí lơ lửng trong không trung gây ra lây lan dịch họa. Tương ứng với điều đó, „sương mù độc“ trong bài thơ ắt gây ra những „thành phố chết tận“. Điều này có thể tạo ra cớ hoảng loạn được Schiller - nhà hùng biện thường hay cường điệu – gói ghém vào những „tiếng rú rền rung“. Kẻ chối bỏ Chúa Franz Moor (2) đã từng cho rằng mình cảm nhận được „âm ba rung rền lảnh lói“ của địa ngục, khi người này vào màn kết của „Những tên cướp“ , bị những giấc mơ tận thế đuổi xua vào điên loạn, đã giằng lấy dây mũ và thắt cổ chết. Như tấn bi kịch, bài thơ cũng đặt ra câu hỏi về đức tin trong bối cảnh của khủng hoảng. Kể từ cuộc động đất xảy ra tại Lissabon – thủ đô của Bồ Đào Nha năm 1755, trong nhiều văn bản, như trong bài thơ truyền giảng (3) của Voltaire „ Về tai họa của Lissabon“ hay trong tác phẩm Candile của ông cụ thể xoay quanh thuyết biện thần, nghĩa là sự biện hộ bằng Thượng đế trước bối cảnh những tai họa lớn. Câu trả lời của Leibnitz(4) là, sự tệ hại là cần thiết, nếu không thì một Thượng đế toàn năng, toàn thấu và toàn tâm đã có thể tránh chúng ra. Chính bởi thế đó là thế giới tốt nhất trong của mọi thế có thể. Với Schiller sự lạc quan này và sự toàn năng của Thượng đế đã được đem ra làm đá thử vàng: Dịch hạch (khách thể) trong những câu thơ đầu và cuối „tung hô“ ,một cách ghê rợn, reo hò và gầm thét khoái chí cái sức mạnh kia của Chúa Trời (chủ thể) tựa như là một sự thách thức độc địa.
Kết thúc vở „Âm mưu và Tình yêu“, khi Ferdinand đánh mất niềm tin vào Luise của mình và đánh thuốc độc cho nàng chết, chính chàng ta cũng trở nên báng bổ thánh thần như vậy: „ nhưng nếu dịch bệnh tác oai tác quái cả với thiên thần, thì như thế người ta phải kêu buồn thấu qua khắp tự nhiên“. Hiển nhiên vào năm 1782 con người ta không dễ gì có thể tuân thủ phương châm „ Hãy tin Ngài“ được Ewald von Kleist (5) một thế hệ trước đó đã đề ra trong bài Tụng thi của mình ngợi ca tầm vóc Chúa Trời bất chấp lũ lụt, chiến tranh và dịch hạch. Schiller, người bác sĩ hơn thế nữa biết được, với niềm tin thuần túy vào Thánh Chúa không thể nào khuất phục được dịch dã tai ương.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Dịch hạch. Một phóng tưởng
Friedrich von Schiller (1759-1805)
Dịch bệnh quét càn tung hô sức mạnh
Của Thượng đế, nghẹt thở kinh hoàng.
Chúng cùng bầy anh em gớm guốc,
Lách qua lũng đêm của mộ huyệt tan hoang.
Thộp lấy con tim đập thình thịch sợ hãi,
Sợi gân đơ nhói buốt giật đùng đùng,
Điên loạn rợn ghê cười vào rên sợ,
Đau đớn rót đầy tiếng rú rền rung.
Sự hối hả lồng lộn trên giường bệnh -
Sương độc ùn quanh những thành phố chết dần
Con người hốc hác nhợt nhạt và thất thần
Chen chúc nhau vào cái vương quốc ảm đạm.
Thần chết nằm ấp trên những làn gió ám
Thu vén của nả trong những hầm mồ chen.
Cuộc lễ hội ăn mừng của dịch hạch
Sự câm lặng xác chết – im ắng bãi tha ma,
Xen lẫn vào tiếng khoái trá gào la
Dịch bệnh kinh hoàng tung hô Thượng đế.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Die Pest. Eine Fantasie
Friedrich von Schiller (1759-1805)
Gräßlich preisen Gottes Kraft
Pestilenzen würgende Seuchen,
Die mit der grausen Brüderschaft
Durchs öde Tal der Grabnacht schleichen.
Bang ergreifts das klopfende Herz,
Gichtrisch zuckt die starre Sehne,
Gräßlich lacht der Wahnsinn in das Angstgestöhne,
In heulende Triller ergeußt sich der Schmerz.
Raserei wälzt tobend sich im Bette –
Gift’ger Nebel wallt um ausgestorbne Städte
Menschen – hager – hohl und bleich –
Wimmeln in das finstre Reich.
Brütend liegt der Tod auf dumpfen Lüften,
Häuft sich Schätze in gestopften Grüften
Pestilenz sein Jubelfest.
Leichenschweigen – Kirchhofstille
Wechseln mit dem Lustgebrülle,
Schröcklich preiset Gott die Pest.
Chú thích của người dịch:
Johann Christoph Friedrich von Schiller (1759-1805): Thi hào Đức, kịch tác gia, nhà triết học và nhà sử học.
Alexander Košenina (sinh năm 1963): Nhà ngữ văn Đức và nhà phê bình văn học.
(1) Aelius Galenus: Bác sĩ và nhà giải phẫu Hy Lạp sống ở thế kỷ 2. Lý thuyết của ông gây ảnh hưởng bao trùm lên y học châu Âu tới thế kỷ 17.
Thuyết thể dịch (Humorism) là học thuyết về cấu tạo và hoạt động của cơ thể con người được phát triển bởi các thầy thuốc cũng như các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thuyết này được nâng lên một tầm cao mới cả về lý luận lẫn thực hành nhờ công của Hippocrates. Học thuyết này phát huy tác dụng đến tận thế kỷ 19.
Theo thuyết này thì cơ thể con người được cấu thành bởi bốn chất cơ bản, gọi là thể dịch. Cân bằng của bốn chất này là điều kiện cơ bản để con người khỏe mạnh. Bệnh tật là hậu quả của một tình trạng quá thừa thãi hay thiếu hụt của ít nhất một trong bốn chất này. Bốn thể dịch là: máu, mật đen, mật vàng và niêm dịch—tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là không khí, đất, lửa và nước. Các thể dịch này tùy theo thời gian, chế độ dinh dưỡng và hoạt động mà tăng giảm khác nhau chứ không ở trong một trạng thái tĩnh. Khi một người có quá nhiều một loại dịch nào đó thì nhân cách, thậm chí sức khỏe, của người này sẽ bị ảnh hưởng (Wikipedia).
(2) Franz Moor: Nhân vật trong vở kịch Những tên cướp của Friedrich Schiller.
(3) Lehrgedicht: Thể thơ truyền giảng về một sự vật, đề tài.
(4) Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716): Triết gia, luật gia, nhà toán học, sử học người Đức.
(5) Ewald Christian von Kleist (1715-1759): Nhà thơ Đức.
Tranh của Salvador Dalí (1904-1989): Họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà văn người Tây Ban Nha, nghệ sĩ quan trọng của thế kỷ 20.
Gräßlich preisen Gottes Kraft
Pestilenzen würgende Seuchen,
Die mit der grausen Brüderschaft
Durchs öde Tal der Grabnacht schleichen.
Bang ergreifts das klopfende Herz,
Gichtrisch zuckt die starre Sehne,
Gräßlich lacht der Wahnsinn in das Angstgestöhne,
In heulende Triller ergeußt sich der Schmerz.
Raserei wälzt tobend sich im Bette –
Gift’ger Nebel wallt um ausgestorbne Städte
Menschen – hager – hohl und bleich –
Wimmeln in das finstre Reich.
Brütend liegt der Tod auf dumpfen Lüften,
Häuft sich Schätze in gestopften Grüften
Pestilenz sein Jubelfest.
Leichenschweigen – Kirchhofstille
Wechseln mit dem Lustgebrülle,
Schröcklich preiset Gott die Pest.
Chú thích của người dịch:
Johann Christoph Friedrich von Schiller (1759-1805): Thi hào Đức, kịch tác gia, nhà triết học và nhà sử học.
Alexander Košenina (sinh năm 1963): Nhà ngữ văn Đức và nhà phê bình văn học.
(1) Aelius Galenus: Bác sĩ và nhà giải phẫu Hy Lạp sống ở thế kỷ 2. Lý thuyết của ông gây ảnh hưởng bao trùm lên y học châu Âu tới thế kỷ 17.
Thuyết thể dịch (Humorism) là học thuyết về cấu tạo và hoạt động của cơ thể con người được phát triển bởi các thầy thuốc cũng như các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thuyết này được nâng lên một tầm cao mới cả về lý luận lẫn thực hành nhờ công của Hippocrates. Học thuyết này phát huy tác dụng đến tận thế kỷ 19.
Theo thuyết này thì cơ thể con người được cấu thành bởi bốn chất cơ bản, gọi là thể dịch. Cân bằng của bốn chất này là điều kiện cơ bản để con người khỏe mạnh. Bệnh tật là hậu quả của một tình trạng quá thừa thãi hay thiếu hụt của ít nhất một trong bốn chất này. Bốn thể dịch là: máu, mật đen, mật vàng và niêm dịch—tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là không khí, đất, lửa và nước. Các thể dịch này tùy theo thời gian, chế độ dinh dưỡng và hoạt động mà tăng giảm khác nhau chứ không ở trong một trạng thái tĩnh. Khi một người có quá nhiều một loại dịch nào đó thì nhân cách, thậm chí sức khỏe, của người này sẽ bị ảnh hưởng (Wikipedia).
(2) Franz Moor: Nhân vật trong vở kịch Những tên cướp của Friedrich Schiller.
(3) Lehrgedicht: Thể thơ truyền giảng về một sự vật, đề tài.
(4) Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716): Triết gia, luật gia, nhà toán học, sử học người Đức.
(5) Ewald Christian von Kleist (1715-1759): Nhà thơ Đức.
Tranh của Salvador Dalí (1904-1989): Họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà văn người Tây Ban Nha, nghệ sĩ quan trọng của thế kỷ 20.