Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig hỏi.
Marcel Reich-Ranicki: Gần đây tôi có hỏi một số bạn bè trong giới học giả (trong số họ đương nhiên không có ai là nhà nghiên cứu văn học Slav), thế thì ai là nhà văn Nga quan trọng nhất. Tất cả đồng loạt nêu Tolstoi hay Dostojewskij hoặc cả hai. Nhân tiện tôi cũng đặt đúng câu hỏi này với một số người Nga biết thấu đáo nền văn học của họ. Người nào được hỏi cũng trả lời tức khắc: Pushkin. Điều gì ẩn chứa đằng sau đó?
Sự thể hoàn toàn giản đơn: Tolstoi hay Dostojewskij đạt được thành công ở Nga và toàn bộ thế giới văn minh nhờ tiểu thuyết và truyện ngắn của họ, tựu trung nhờ các tác phẩm văn xuôi. Người ta có thể dịch chúng sang mọi ngôn ngữ, điều đó trong thực tế cũng đã xảy ra. Tất nhiên các bản dịch có chất lượng khác nhau. Thông thường ra, tuy thế, ngay cả những bản dịch non yếu nhất cũng cho ta nhận biết thiên tài của nguyên bản. Điều này đáng tiếc không đúng với thơ.
Hay nói cách khác: Tạm bỏ qua những ngoại lệ vẻ vang, những dịch giả thơ vững tay khá có khả năng đưa lại nét đặc biệt của một bài thơ ở khía cạnh nội dung hay hình thức, nhưng mà, để nói một lời ở đây, không tái hiện được vẻ quyến rũ của nó. Những nhà thơ nổi tiếng nhất của Ba Lan (Adam Mickiewicz và Julius Slowacki) không được người ta biết đến ở đất này, mặc dù chúng ta cũng có những bản dịch rất tốt (thí dụ của Karl Dedecius). Điều này tương tự cũng đúng như thế ở chiều ngược lại: Nước Đức có một nhà thơ lớn tên là Hölderlin, tại Ba Lan chỉ duy có giới Ngữ văn Đức hay biết điều này.
Thơ ca làm nên hơn một nửa tác phẩm của Pushkin, không còn nghi ngờ gì nữa thơ trữ tình chiếm trọng tâm trong toàn bộ tác phẩm của thi sĩ. Những gì ông luôn luôn viết: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, cổ tích – ông đều viết trong hình thức câu thơ. Những tưởng không nên đánh giá cao quá mức ý nghĩa của chúng đối với ngôn ngữ và văn chương Nga, mọi người hiểu chút ít về chuyên môn đều thống nhất như vậy. Bởi vì ông là người thực ra sáng tạo không những ra ngôn ngữ mà còn cả ra nền văn chương này nữa.
Ở phương Tây người ta không phải không biết đến những tác phẩm viết bằng thơ của Pushkin, bởi vì chúng làm nền tảng cho những vở opera Nga quan trọng nhất. Vở opera „Ruslan và Ljudmila“ của Glinka tiếp nối truyện cổ tích sử thi của Pushkin, nhà soạn nhạc Mussorgski đã viết khúc Libretto của vở „Boris Godunow“ dựa theo một bi kịch của Puschkin. Cả hai vở opera nổi tiếng nhất của Tschaikowsky cho truy tầm về Pushkin: về truyện ngắn „Con đầm Pique“ và trước hết về tiểu thuyết sử thi „Eugen Onegin“.
Nói ngắn gọn: Không hiểu biết gì về tiếng Nga người ta hoàn toàn không thể đánh giá được tầm vóc Pushkin. Với những nền văn chương khác liệu chúng ta có nỗi buồn này không nhỉ? Ồ, có đấy, nơi người Pháp cũng có chút gì tương tự. Thế giới biết đến những tiểu thuyết của Stendhal, Balzac và Flaubert, nhưng những tác phẩm của những thi sĩ Racine và Corneille thì ở mức độ quá ít ỏi. Đương nhiên con số độc giả Đức biết tiếng Pháp, một cách bất tương xứng, lớn hơn rất nhiều so với số có thể dùng tiếng Nga mon men tới bên lề.
Như vậy bây giờ trong tình huống này người ta làm gì đây với Pushkin? Người ta không nhất thiết phải từ bỏ ông. Người ta có thể tự bằng lòng với những tác phẩm văn xuôi xét cho cùng thế đấy ít quan trọng hơn của ông, chẳng hạn như với tiểu thuyết lịch sử „Người con gái viên đại úy“ được viết sau này „ hay là với truyện dài „Người đưa thư“ cả hai cùng gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn chương Nga của thế kỷ 19.
Và còn Chekhov? Lần tới chúng ta sẽ chuyên tâm với nhà văn, chúng ta sẽ không bao giờ quên ông ấy, không bao giờ.
© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức.
Tranh của Horst Janssen (1929-1995) họa sĩ, nhà đồ họa người Đức.