Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Người du kích giữa các phe đảng

Walter Hinck

Tại sao nhân vật thần thoại Icarus lôi cuốn sức tưởng tượng của chúng ta nhiều hơn so với người cha Daedalus (*), tại sao người con quả cảm, nhưng đã không tuân thủ lời khuyên của cha và nhào rơi lại hơn người phát minh ra đôi cánh nhân tạo đã thành công thí nghiệm và như vậy cả cuộc chạy trốn qua biển cả thoát khỏi mê cung đảo Crete.

Bởi người thành công tuy gợi lên lòng ngưỡng mộ, nhưng người thất bại lại gợi lên tình thương cảm của chúng ta. Bởi vì cái không hoàn hảo gây xúc động trong ta hơn là cái tuyệt hảo. Bởi vì, cũng hay chính vì trong một thời đại trái đất bao bọc bởi một mạng lưới dầy những tuyến bay, với sự bất an của cuộc tồn thế, chúng ta nhận ra chính mình trong thân phận Icarus hơn là Deadelus?


 
Tranh của ©Merry Joseph Blondel (1781-1853) họa sĩ Pháp

Trong một „Lời nói đầu“ của tập thơ-ca khúc „ Icarus nước Phổ“, Wolf Biermann cũng đã đặt ra câu hỏi tương tự, và khúc ballad này là câu ông đáp lời. Dịp may xuất hiện ba khổ thơ cứ cho là rất ngoại cảnh, nhưng sự hòa đồng bản sắc của Biermann với thần Icarus không như vậy. Một người bạn, theo ông kể, đã phóng máy chụp bức ảnh ông trước con đại bàng nước Phổ đúc bằng sắt trên cầu Weidendammer ở Berlin đã sống qua ngày cuối cùng của nhà nước Phổ. Tấm ảnh, in trên trang phá của cuốn sách, trong một giây lát đánh thức cảm giác như đôi cánh rủ xuống đang mọc trên vai của Biermann. Ít ra cái màn dựng „nửa đùa giỡn“ cấp cảm hứng cho bài ballad này. 


Thế còn ở đâu sự tương ứng với tình thế của vị thần Icarus bị giam cầm trong mê cung, chẳng còn có gì mà sinh nghi ngờ cả: như hòn đảo Crete, nước CHDC Đức một „đảo quốc“, tất nhiên rồi không có sóng cả dồn dập đập quanh, mà kềm cặp quanh bởi dây thép gai và những họng súng máy. Sự tồn tại trong o bế đã trở thành bản thể tự nhiên thứ hai của con người, hàng rào dây thép gai cắt một lát sâu vào tư duy con người. Ở đó thấy được một di sản của thứ tinh thần con đại bàng Phổ ở đây đại diện – một thứ di sản cũng được Bertolt Brecht (1) quan sát : „Những thói quen, luôn còn“, ông ấy (Brecht) đã khái quát một trong những „Bi ca Buckow“. Ông đã bình luận lời hiệu lệnh „Ăn đi“ :“ Con đại bàng Phổ/ Nó chặt cậu trai/ Tống thức ăn vào mồm“.

Biermann tiên cảm, có một lần nào đó cái con chim đáng ghét sẽ giơ vuốt quắp ông, cho ông trở thành một thần Icarus thứ hai. Cái kết của bài ballad là sự nhìn thấy trước sự nhào rơi. Nhưng kết cục này có khác đi sau sự tước quốc tịch Cộng hòa dân chủ Đức vào năm 1976. Ông đã nói về nỗi sợ hãi trước „sự nhào rơi một ngày nào“. „Một ngày tồi tệ nào đó ở phía Tây. Nếu như tôi phải sống ở phía Tây, điều này tôi đã biết, tôi sẽ không bao giờ lại viết thêm một dòng“. Nỗi sợ hãi này đã tỏ ra không có cơ sở.

Dẫu bị lưu đầy, thế đó kẻ trở về Hamburg, nói bằng một nghịch lý của Heinrich Böll (2), đã là một người bị xua-đuổi-về-chốn-quê-hương, và người làm bài hát đã không nghĩ đến chuyện câm tiếng ở phía Tây. Hoàn toàn ngược lại, với những cuộc phỏng vấn, với những bài ca và ballads ông đã dần đưa mình vào tình thế bị ghét bỏ. Người cộng sản không thể khá, con trai của một người thợ xưởng đóng tàu Do thái bị giết chết trong trại tập trung Auschwitz, đã không hề run sợ trước sự thóa mạ và dọa dẫm của những kẻ cực hữu và không để cho bất cứ nhóm nào của cánh tả chia rẽ biến mình thành thánh sống. Ông là người du kích giữa những đường lối của các phe phái và những học thuyết của họ.

Heinrich Heine, bên cạnh Francois Villon (3) và Bertolt Brecht, một trong những người cha tinh thần trong văn học của Biermann, đã tìm ra cho người ca hát tự do Georg Herwegh(4) một hình ảnh chua cay về con chim sơn ca bằng sắt, cất cánh vút lên trời cao, nhưng mà „mất trái đất trong gương mặt“. Người làm bài hát Biermann, cương nghị khẳng định tự do truyền khẩu của cá nhân đã như thần Icarus giữ được mặt đất trong con mắt mình, kể cả khả năng rơi nhào, và thất bại.
 

©Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: Hundert Gedichte des Jahrhunderts. Mit Interpretationen (Một trăm bài thơ thế kỷ kèm bình giảng). Ausgewählt von Marcel Reich-Ranicki. Insel Verlag 2000

Khúc ballad về thần Ikarus nước Phổ

1. 

Nơi con phố Friedrich 
soải bước trên dòng nước Spree
vắt trên sông kia cầu Weidendammer
anh khá thấy con đại bàng nước Phổ
mỗi lúc tôi bên lan can đứng đó.

Thì đứng đó thần Ikarus nước Phổ
với đôi cánh xám bằng gang đúc nặng nề
hai cánh tay làm nó nhức tê
không bay đi – không nhào xuống
không đập gió – không làm ra uể oải
trên lan can dòng nước Spree.

2.
Dây thép gai dần lớn đâm xuyên
sâu vào da, vào đùi vào ngực 

vào sọ não, vào tế bào xám xịt
và xiết vòng dây thép ngang lưng
Đất nước chúng ta là một đảo quốc
đập cồn quanh bởi những đợt sóng chì.

Kia đứng đó thần Ikarus nước Phổ
với đôi cánh xám bằng gang đúc nặng nề
hai cánh tay làm nó nhức tê
không bay đi – không nhào xuống
không đập gió – không làm ra uể oải
trên lan can dòng nước Spree.

3.
Và nếu anh muốn bỏ đi, anh phải đi
Tôi đã thấy nhiều người trốn mất
từ đất nước của chúng ta nửa cắt
Tôi trụ chặt nơi đây, cho tới khi
con chim đáng ghét, xổ vuốt ra 

và lạnh lùng kéo tôi qua biên ải.

Thì đứng đó tôi - thần Ikarus nước Phổ
với đôi cánh xám bằng gang đúc nặng nề
hai cánh tay làm tôi đó nhức tê
thì tôi bay cao – rồi sau tôi nhào xuống
đập ít gió – rồi làm thân uể oải
trên lan can dòng nước Spree.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức


Ballade vom preußischen Ikarus

1.
Da, wo die Friedrichstraße sacht
Den Schritt über das Wasser macht
da hängt über der Spree
Die Weidendammerbrücke. Schön
Kannst du da Preußens Adler sehn
wenn ich am Geländer steh

dann steht da der preußische Ikarus
mit grauen Flügeln aus Eisenguß
dem tun seine Arme so weh
er fliegt nicht weg - er stürzt nicht ab
macht keinen Wind - und macht nicht schlapp
am Geländer über der Spree

2.
Der Stacheldraht wächst langsam ein
Tief in die Haut, in Brust und Bein
ins Hirn, in graue Zellen
Umgegürtet mit dem Drahtverband
Ist unser Land ein Inselland
umbrandet von bleiernen Welln

da steht der preußische Ikarus
mit grauen Flügeln aus Eisenguß
dem tun seine Arme so weh
er fliegt nicht hoch - und er stürzt nicht ab
macht keinen Wind - und macht nicht schlapp
am Geländer über der Spree

3.
Und wenn du wegwillst, musst du gehen
Ich hab schon viele abhaun sehen
aus unserm halben Land
Ich halt mich fest hier; bis mich kalt
Dieser verhasste Vogel krallt
und zerrt mich übern Rand

dann bin ich der preußische Ikarus
mit grauen Flügeln aus Eisenguß
dann tun mir die Arme so weh 

dann flieg ich hoch - dann stürz ich ab
mach bisschen Wind - dann mach ich schlapp
am Geländer über der Spree.

Chú thích của người dịch:

Wolf Biermann: Ca sĩ, sáng tác bài hát, nhà thơ, sinh năm 1936 tại Hamburg, con trai một người Do thái ủng hộ cộng sản chết trong trại tập trung Auschwitz *1950 đại diện CHLB Đức ông tham gia Liên hoan thanh thiếu niên thế giới lần đầu tiên tại CHDC Đức *1953 di cư sang Cộng hòa dân chủ Đức (CHDCĐ), học Triết học, Kinh tế-Chính trị học và Toán tại trường Tổng hợp Humboldt (1955-1963) *1957-1959 Trợ lý đạo diễn ở đoàn kịch Berliner Ensemble* 1960 Bắt đầu viết thơ và sáng tác bài hát *Xây dựng nhà hát kịch Công nhân và Sinh viên* 1962 In tập thơ „Những bài thơ tình“ * 1963 Bắt đầu tình bạn với nhà khoa học bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của CHDC Đức Robert Havermann. *1965 bị chính quyền CHDCĐ cấm biểu diễn và cấm xuất bản với tội danh „Phản bội giai cấp“ và „Tục tĩu“, sau những buổi trình diễn và chuyến du ca dọc CHLB Đức, và đặc biệt sau khi ông in tập thơ Drahtharfe (Thụ cầm dây thép) và ra đĩa hát *Tháng 12 năm 1965 Trung ương Đảng SED ra nghị quyết cấm ông biểu diễn và xuất bản. * Những tập thơ ông xuất bản thuộc về những tác phẩm của văn học hậu chiến được mua nhiều nhất *Sự tước đoạt quốc tịch Wolfs Biermann đẩy ông sang Tây Đức vào năm 1976 gây ra sự phản kháng rộng lớn trong giới trí thức và sinh viên hai miền nước Đức, và từ đó ông như biểu tượng cho giới trí thức phê phán chế độ, phản kháng chủ nghĩa toàn trị ở CHDCĐ.* 1984 Giảng viên thỉnh giảng tại Ohio State University/USA. 1993-1995 Giáo sư thỉnh giảng tại trường Tổng hợp Heinrich-Heine-Universität * Nhận nhiều giải thưởng Văn chương* 2006 Nhận Huân chương chữ thập Liên bang – Bundesverdienstkreuz và 1907 được bầu làm công dân danh dự của Berlin.

Walter Hinck: Sinh năm 1922, nhà ngữ văn Đức giảng dậy tại Viện tiếng Đức và Văn học thuộc Tổng hợp Köln. Năm 1977 ông được bầu vào Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Nordhein-Westfalen.

(*): Icarus và Daedalus hai cha con trong thần thoại Hy lạp.


(1) Bertolt Brecht (1898-1956): Nhà thơ, kịch tác gia Đức.
(2) Heinrich Böll: (1917-1985) Nhà văn Đức, nhận giải Nobel Văn chương năm 1972.
(3) Francois Villon (1431-1463): Nhà thơ Pháp, tác gia quan trọng thời hậu trung cổ.
(4) Georg Friedrich Rudolph Theodor Herwegh (1817-1875): Nhà thơ cách mạng-xã hội chủ nghĩa trước Tháng Ba 1848, đương thời gắn bó với tầng lớp thợ thuyền Đức.


Bài đăng VHNA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...