Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Quốc tế Dân tộc - vấn đề về tương lai của những người khuynh hữu châu Âu

Christian Stöcker
      
Tranh của Emil Schuhmacher (1912-1999): Họa sĩ Đức

Những người theo các đảng dân túy đang cưỡi trên con sóng của cảm xúc bay bổng. Trump, Brexit, những kết quả tốt đẹp của ý kiến công luận - Một Quốc tế tân hữu đang ăn mừng. Mà thế chính những thắng lợi của họ rồi chẳng mấy chốc có thể phá hủy cảm xúc cộng đồng.

Ở điểm này trước đây một vài tuần vấn đề liên quan đến một sự việc hiển nhiên gây tác động đến mức nghịch lý rằng trong những năm qua đã hình thành lên một dạng Quốc tế của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Trong phần lớn thế giới phương Tây những đảng phái phản động và những người hùa theo cảm thấy mình gắn kết bên nhau, hợp nhất lại qua một cái „Chúng ta“ phân ranh đối nghịch lại cái „Chúng nó“.

Cái „Chúng nó“ trước hết phải kể đến người Hồi giáo, nhưng mà cũng là người đồng tính và những thiểu số khác cũng như tất cả những người lên tiếng bảo vệ những nhóm thiểu số này, ngoài ra còn là „giới tinh hoa“ từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế và truyền thông được phác thảo ra một cách mù mờ được cho là đang hoạt động chống lại kẻ thấp cổ bé họng và lợi ích của họ. Không có cái „Chúng nó“ này cái „Chúng ta“ mang tính dân tộc-quốc tế này không hoạt động được.

Đối với tất cả những kẻ cảm thấy mình thuộc về nó, cái „Chúng ta“ có những hiệu ứng dễ chịu: Một cảm giác cùng san sẻ, sức mạnh tập thể, cảm giác giờ đây thuộc về người thắng thế. Những cảm xúc giờ đây hiển nhiên đã mất đi đối với chính những người đi theo những đảng cánh hữu trước tình thế của một thế giới toàn cầu hóa chẳng ai được hưởng lợi lộc gì ngoài thế giới phương Tây, như đồng thời nhiều nghiên cứu thời sự chỉ ra cho thấy. Và cả cái „Chúng nó“ cũng có những hiệu ứng dễ chịu, bởi chưng những sự so sánh xã hội hướng xuống dưới dốc, sự nhìn xuống kẻ khác cũng có thể gây tác động tưởng thưởng.

Cái „Chúng ta“ sẽ nhanh chóng trở nên bé nhỏ

Hiện giờ những kẻ đi theo Quốc tế Dân tộc còn đang cùng nhau ăn mừng những thắng lợi đầu tiên của những người vẻ như chung chí hướng với họ: Những chính phủ suy nghĩ và hành động theo tinh thần dân tộc ở Hungary, Ba Lan và những nhà nước Đông Âu khác, biểu quyết Brexit của người Anh, chiến thắng bầu cử của Donald Trump. Đồng thời cùng với những thành tựu đang lớn mạnh của những người dân tộc chủ nghĩa, những vấn đề của họ cũng bắt đầu: Một Quốc tế mang tính dân tộc chủ nghĩa vậy đấy chỉ có thể hoạt động được như là ảo tượng. Trong thực tế nó phải thất bại ở nghịch lý đưa vào làm nền tảng. Bởi chưng suy cho cùng những đặc điểm mang tính then chốt định nghĩa những nhóm này là những đặc điểm sắc tộc – dân tộc. Bởi cái „Chúng ta“ nhanh chóng trở nên bé nhỏ và rồi bỗng chốc thuộc về „Chúng nó“ lại là những đồng minh của ngày hôm qua.

Điều này cho phép minh họa ở ví dụ Trump và Putin. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ bằng tuyên truyền và kể cả bằng tài chính, cánh hữu châu Âu đã điển hình hóa Putin lên một dạng siêu cha già tốt bụng đại diện cho sự hình dung về giá trị có tính phản động của họ. Nhìn chung sáng kiến làm nên hình ảnh này ra đời từ một Think tank Matxcơva.

Bà đảng trưởng đảng Mặt trận dân tộc Marine Le Pen (1) thú nhận sự khâm phục dành cho tổng thống Nga và bà để cho các ông chủ nhà băng Nga có quan hệ tốt đẹp nhất với điện Kremlin tài trợ những cuộc tranh cử của mình. Gauland - Phó đảng AfD (2) và những đại diện hàng đầu khác của đảng này gặp gỡ những hầu cận của Putin; tổ chức đoàn thanh niên của AfD còn muốn hợp tác với cái gọi là Đoàn thanh niên Putin. Và những tờ rơi của những nhóm cánh hữu mới, từ „PI-News“ cho tới „Compakt“ chẳng phải nói ngoan ngoãn đứng ngay về phía của tổng thống Nga. Đồng thời họ dành nhiều thiện cảm cho Donald Trump.

Mỹ sẽ không đặt ra bước ngoặt 180 độ

Nhưng Trump sẽ trở thành tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và với sự nhậm chức của ông nước Mỹ sẽ không một đòn biến hóa thành ra ngay một đất khác. Muộn nhất cho tới lúc lợi ích địa chính trị rất khác biệt của hai đất nước này hiển lộ nhãn tiền, nếu như những phản xạ của những thành viên nội các được Trump chỉ định khởi phát, thì đương nhiên sẽ khó khăn với sự hiệp nhất quốc tế ổn định. Cũng như thế đương nhiên trở nên rắc rối trong việc huy động tất cả những tỷ phú trong lòng chính phủ tương lai của Mỹ thành những người thế nào đó đi tiên phong chống lại giới tinh hoa đồi bại, nhưng đó là một chủ đề khác.

Thí dụ vị bộ trưởng quốc phòng tương lai vừa mới được chỉ định James Mattis tuy sẽ làm vừa lòng cánh hữu châu Âu với sự phê phán của ông về „Hồi giáo mang tính chính trị“. Nhưng có lẽ không thể giả định rằng vị sĩ quan cao cấp của NATO xưa kia tóm lại sẽ coi NATO là thứ có thể bỏ đi, nước Nga là một đồng minh tự nhiên và cử chỉ đe dọa hung hăng của Putin có thể chấp nhận được.

Tuy Michael Flynn - người cố vấn an ninh được chỉ định ủng hộ cho một giảm thiểu căng thẳng trong quan hệ với Matxcơva và đã xuất hiện trên kênh vô tuyến RT của Kremlin – thì ông ấy cũng đã một lần nêu đích danh Putin là „một nhà độc tài toàn trị“. Giám đốc CIA dự bổ Michel Pompeo - người đã từng đòi án tử hình cho kẻ thổi còi Edward Snowden làm rò rỉ tin mật, ai cũng biết đang nương náu tại Nga. Và muộn nhất, cho tới khi phải bàn thảo các chủ đề như Syria hay Iran, những hình dung về mục đích và ý tưởng vô cùng khác biệt của những nhà hoạch định chiến lược Mỹ và Nga mới trở nên rõ nét.

Đá thử vàng với „Breitbart của nước Đức“

Sự thành lập như tuyên bố một chi nhánh Đức theo trang cổng „Breitbart New“ của Trump, cho đến nay được Stephan Bannon – sếp trùm chiến lược mới cực hữu của Trump chỉ đạo, có thể là một thử nghiệm hay cho sự chịu đựng sức bền của cảm giác „Chúng ta“ mang tính dân tộc trên bình diện quốc tế. Sự hào hứng vô biên về nước Nga ăn sâu vào các bộ phận của màn truyền thông Đức hiện đang tồn tại sẽ hầu như không sinh ra phiên bản „Breitbart của nước Đức“ ở dạng tương tự.

Chẳng bao lâu nữa, hoàn toàn dưới bình diện của nền chính trị thế giới, các tín đồ của những Quốc tế phản động mới sẽ đâu đó xác định được rằng sự thống nhất có thực giữa những người thủ lĩnh và những kẻ to mồm của họ ít ỏi hơn nhiều so với mẽ ngoài tỏ ra được cho đến nay. Rằng thái độ cùng nhau bác bỏ những nhóm thiểu số được cho là nguy hiểm sẽ không còn đủ làm nên chất hàn gắn, nếu như những người dân tộc chủ nghĩa bắt đầu thực tế ra tay hành động theo tinh thần dân tộc.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Nguồn: Spiegel Online

Chú thích của người dịch:

Christian Stöcker: sinh năm 1973, biên tập viên, viết sách, giáo sư ngành giao tiếp kỹ thuật số.

(1) Marine Le Pen: Nữ chính trị gia Pháp, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận tộc mang khuynh hướng dân túy cực hữu.

(2) Altenative für Deutschland - Giải pháp khác cho Nước Đức - đảng dân túy cánh hữu với khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa.

Tranh của Emil Schuhmacher (1912-1999): Họa sĩ Đức, đại diện phái art informel

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Lũ hiểm

Phạm Kỳ Đăng

© Alfred Sisley (1839-1899) Họa sĩ phái Ấn tượng Pháp.

Đồng ngập trắng rợn chân trời hoang vắng
Những quen thân bỗng một chốc mồ côi
Co cụm lại vài khóm người gối sóng
Nước ác dâng chừa lại mấy mái chòi

Kim khí lạnh. Nước tanh mùi chết chóc
Xác thú trương như mộ nổi nóc nhà
Ngơ ngác nhìn, đứng trên đó, bợt da
Bày con trẻ thõng cánh tay gầy guộc

Sau lưng, gỗ lao ầm ầm chung cuộc
Hãy im nghe cuồng nộ vặn mình
Trong thác loạn làn mưa run cầm cập
Nỗi đắng cay cố cập bến tử sinh

Trên xứ sở mịt mùng rơi nước mắt
Đang đắm chìm vật lộn gắng tìm nhau
Muông thú, loài người ôm nhau kinh hãi
Dã tâm khơi những dòng ác đục ngầu.

© ® PKĐ 2016



Lụt ở Port-Marly. Tranh của Alfred Sisley (1839-1899) Họa sĩ phái Ấn tượng (Impressionism) Pháp.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Bài thơ "Berlin, em - người đàn bà Đức" của Wolf Biermann

Durs Grünbein

Ngày hôm nay thơ thể ballad (1) xem như đã chết. Một trong những đại diện cuối cùng, hay nhất và gây tác động mạnh nhất là Wolf Biermann, vào thứ ba tuần tới sẽ tươi tắn bước lên tuổi 80 (FAZ).



Có những nhà thơ và có những nhà thơ ballad. Với mọi sự nổi tiếng một Friedrich Schiller, một Heinrich Heine một Bertolt Brecht đạt được trong loại hình này, ngày nay những người cuối cùng đang bị đe dọa tuyệt chủng, và thực ra điều đó quả là đáng tiếc. Wolf Biermann- sắp vui tươi tám chục tuổi đời, thứ ba tới ông có sinh nhật - là một trong những đại diện cuối cùng của họ hát ca bằng tiếng Đức. Và ông khá giúp cho câu thơ ballad vươn lên những cung bậc biểu cảm rõ nét cuối cùng, không còn nghi ngở gì nữa, là một địch thủ trong môn phái tổng hợp này. 

Nhà thơ ballad là một người kể truyện lịch sử. Anh ta chiếm hữu tình thế ngoại lệ lịch sử, trong trường hợp lý tưởng anh ta tạo ra nó và tự mình trở thành hiện thân của lịch sử. Trong đó không một ai khác, vào thời CHDC Đức và vượt ra ngoài phạm vi đó, gây tác động mạnh mẽ hơn Biermann, người hoa tiêu tâm thức cộng sản bay từ vùng phía Tây sang, một cậu thiếu niên vùng Hamburg bị giáo dục và thú mạo hiểm đánh dạt sang miền Đông và dưới những tình huống gay cấn đã lại quay trở lại phương Tây. Chí ít ông không phải là người „Ossi“, ông là người cánh tả toàn Đức với cội rễ thuộc về dòng họ trong môi trường cộng sản của nước Cộng hòa Weimar. Từ trường hợp của ông ta học hỏi nhiều thứ về những vụ tai tiếng Đức với Đức. Ông sẽ luôn đứng ở tâm điểm trong một bức tranh toàn nhóm gồm những người tham gia (nhà văn, nghệ sĩ, diễn viên, chính khách). Xung quanh thân thế ông kẻ tham gia hợp lại như mùn cưa sắt tụ theo mẫu hình mà nam châm quyền lực nhà nước điều phối theo hướng tổng quát đẹp mắt. Những sử gia có thể hàm ơn vì những hiện tượng kiểu đó thường chỉ có rất ít ỏi từ họ trong thời gian họ sống ở đời.

Hát ca các thành phố không phải là điều nhỏ mọn

Biermann có trong tay tất cả những gì cần có cho một sự vào vai độc nhất. Ông là con trai người công nhân bến cảng và người cộng sản, cương nghị tới mức thậm chí gánh nhẹ lên vai đời Do thái trong khốn khó tột cùng và cưỡng lại mọi lòng tự hào chủng tộc và giai cấp lạnh lùng quăng thân vào vòm họng của bộ máy tàn sát kiểu Đức. Bà ngoại yêu dấu Meume vượt qua, nhưng cha ông đã bị sát hại ở Auschwitz, bởi vì trong cuộc hỏi cung của Gestapo, từ chối mọi thận trọng, đã nhấn mạnh nguồn gốc Do thái của mình. Những thứ đó đã ghi dấu ấn nên người đàn ông, hiển nhiên được năng khiếu ngôn từ cũng như giác năng định hướng chính trị thả đặt vào nôi. Mãi cho tới những ngày này ông mới phổ cập tiểu sử của mình (tôi lượm lặt ở đây tất cả). Như một kẻ trong số ít ỏi người khác các người hãy chịu trận cho phương châm sống của Goethe: „ Anh khá vượt qua/ Kiểu nào cũng thế/ Là kẻ theo bầy/ Và đừng gãy cổ“.

Wolf Biermann là người hùng của tuổi trẻ tôi. Tôi sớm khâm phục ông. Ở tấm gương ông tôi nhận biết được những lời đúng đắn gây nguy hiểm cho nhà nước tới mức nào. Một số câu thơ được ca lên, lan truyền đi trên các băng ghi âm đã có thể phân rã một hệ thống toàn bộ với Bộ Chính trị, Biên phòng, Quân đội nhân dân và An ninh quốc gia. Lần đầu tiên tôi nghe những câu thơ-ca tại Dresden, tại nhà người cha của người tình đầu đời thủa học trò- những đoạn băng bị cấm ghi âm một trong những concert đầu tiên của ông (một chiếc chăn trải lên chiếc máy cát-xét), và mọi sự xảy ra quanh tôi. Cái miệng lưỡi hỗn, sự bất vị nể chất Biermann đối với các bề trên là một bài học ghi nhớ cho cuộc đời. Sự tháo dỡ quyền lực bằng một số lời hay - những dòng ca như hắt hơi lan rộng ra trên đất nước, đó là bài học của ông. Giờ giảng lịch sử của Biermann là bài hay nhất mà dạo đó ở miền Đông những người trẻ tuổi có thể có được. Giả ước rằng họ cảm nhận được thông điệp của bất tuân lệnh.

Một sự ngây thơ ngữ nghĩa nào đó

Ngày hôm nay tôi muốn nói: vấn đề không phải là thơ hóc hiểm. Người viết bài hát, người songwriter xướng hát, như trong tiếng Anh người ta nói về những người như Bob Dylan (2) hoặc Leonard Cohen (3), là một đẳng cấp hoàn toàn riêng, giải Nobel người này hoặc giải Nobel cho người kia . Đó là những nhà ma thuật về ngôn ngữ chỉ xuống dòng đã đóng ngoặc đơn cho thời đại, đã chiếm lĩnh hẳn những không gian. Thí dụ như các thành phố họ giang cánh phủ lên đó (thần Icarus Phổ bên cầu Weidendamm trên dòng sông Spree). Hát ca những thành phố không phải là điều nhỏ mọn, điều này phải có nghề và Biermann chiếm lĩnh được tay nghề. Chẳng lẽ vô cớ người ta đã bầu ông thành công dân danh dự của Berlin. Trong một ballade ca năm 1962, một năm sau khi xây bức tường, ông hát ca thành phố vừa mới bị cắt chia. “ Berlin, em người đàn bà Đức“ là một bài hát, không thể thiếu được trong các hợp tuyển thơ về chủ đề Berlin.

Trong đó thành phố được tụng ca như một người đàn bà, một mô típ văn học cổ xưa, chắc chắn. Nhưng sau đó là các chi tiết. Được gạch nhấn gấp đôi, một bản thể dân tộc toàn Đức, bây giờ có thứ đó hai lần, như một đất nước từng có hai phiên bản kể từ khi song song thành lập nước vào năm 1949 và sự chia cắt đất nước sau quyết định độc đoán của Walter Ulbricht (4) dựng xây bức tường vào năm 1961. Điều nghịch lý: Sự ly hôn được cắt nghĩa thành kết hôn. Giờ đây người ta được phân ly thành kẻ bị giam cầm và khán giả nhìn từ ngoài. Cảm xúc bè bạn của nhà thơ hướng dành cho những người còn trong đó (với họ ông dành cho tình cảm của người chăm thú đối với những động vật cần bảo tồn trong bách thảo). Quan trọng với ông là những người đàn bà trong tình cảnh này – và người ta biết, có rất nhiều người quỳ xuống chân ông. Quái lạ: Bản thân Margot Honecker (5), First Lady của thể chế (bà bộ trưởng bộ giáo dục thời tôi), tin chắc vào bản năng đã nhận thấy trong ông một đứa con đã mất và ở một cuộc thăm viếng tại nhà đường phố Chauseestraße 131 huyền thoại đã mặc chiếc áo măng tô lông thú vắt vẻo ngồi trên mép ghế bành da như một mụ Potiphar (6) tìm cách quyến rũ ông. Tức là những người đàn bà: họ là những người duy nhất có thể sưởi ấm lòng kẻ muốn làm ra người cộng sản đang bế tắc trong một tình huống lịch sử đã lạc đường.

Như thế với ông toàn thành phố trở thành giấc mơ về người đàn bà có thể cho sống chung với, nếu như điều kiện cho phép một kiểu bồng bột tư tưởng và dục tình như vậy. Một bài thơ trong truyền thống barock: Nhân tính hóa một thành phố như Andreas Gryphus (7) từng làm, bao gồm ẩn dụ và ám chỉ, cả đến phép nghịch hợp cũng không thiếu vắng. Mông mỏng đét như đường phố rộng. Bầu trời xanh – chó – và đấy là siêu thực, ở đây có kẻ muốn đùa chơi với mường tượng. Khô khốc là làn gió Bắc – không làm sao cả, kể cả khách chơi, người tình thành phố gặp gỡ vẻ ơ hờ và lạnh lùng như có thể nghĩ. Qua những dòng viết hắn vận động như xuyên qua những mâu thuẫn (mác xít) nổi bật - kể cả mâu thuẫn thế hệ. Tất nhiên đó là một âm thanh sùng tính đực, nhưng thời thế từng là vậy. Ngày hôm nay không một tác giả trẻ ở Berlin được phép viết những câu thơ như thế này, nếu làm vậy người ta sẽ bắt quỳ gối chịu nhục hình dọc đường Frankfurter Allee. Nếu như vậy hắn sẽ cũng không còn cây đàn dây láy tiếng theo người (cũng không guitar, nếu có may chăng chiếc DJ-Equipment).

Vậy thì hôm nay cảnh tượng gồm hai khổ thơ vẻ bộ ngây thơ như thế này thông báo cho ta biết điều gì? Rằng thành phố là một người đàn bà trói chặt lấy anh ư? Rằng người ta không nhận gì trở lại, nếu người ta yêu cô (những cái hôn nhạt nhẽo) và thế đó vẫn bám lấy cô- phó mặc trao về một địa phận người ta chắc mẩm rằng đã chiếm đoạt được. Từ giác độ hôm nay, tất cả gây tác động như một tập hợp các khuôn mẫu to tát. Nhưng là vậy, như ở một bài hát thời thượng, chính trong đó tiềm ẩn sự hồn nhiên nào đó về ngữ nghĩa, chính là thế mạnh của nó. Bài hát Schlager (bài hát thời thượng ưa thích) là một bậc hao mòn của ballade, một tài sản văn hóa đã đắm chìm, gắn bó với phương pháp của những nhà cổ điển và xét về kỹ thuật hồi tưởng vận hành một cách tuyệt hảo. Có người nói, một bài thơ chỉ khi là bài hát do người hát ca lên (bằng đàn guitar hay kèn harmonika), mới thành khúc quẩn quanh trong đầu. Cả hai câu thơ cuối cùng của khổ thơ tám dòng lặp lại làm thành điệp khúc. Wolf Biermann không những chỉ đọc những gì ông viết, mà còn bằng một giọng nói giàu biểu thức ấn tượng cũng đã dám ca lên „and that has made all the difference.“

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức (còn sửa)
Nguồn: FAZ-Frankfurter Anthologie


Berlin, em- người đàn bà Đức 

Wolf Biermann

Berlin em người đàn bà Đức
Anh là kẻ hứa hôn em
Ôi bàn tay em sao nhám thô
Vì lửa và băng giá


Ôi chao mông em sao gầy đét
Như phố đường rộng rãi của em
Ôi nhạt thay là những nụ hôn em
- Tôi bao giờ có thể thôi em 


Tôi không sao rời bỏ em đi
Ở bên Tây đứng đó một bức tường
Bạn bè tôi đứng ở bên Đông
Làn gió Bắc là gió làn khô khốc


Berlin, em, người đàn bà tóc vàng
Anh là khách chơi của em, lạnh giá
Bầu trời em xanh lam màu chó thế
- trên đó treo cây đàn láy tiếng tôi.


©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Berlin, du deutsche deutsche Frau

Wolf Biermann

Berlin, du deutsche deutsche Frau
Ich bin dein Hochzeitsfreier
Ach, deine Hände sind so rauh
Von Kälte und von Feuer


Ach, deine Hüften sind so schmal
Wie deine breiten Straßen
Ach, deine Küsse sind so schal
– ich kann dich nimmer lassen


Ich kann nicht weg mehr von dir gehn
Im Westen steht die Mauer
Im Osten meine Freunde stehn
Der Nordwind ist ein rauher


Berlin, du blonde blonde Frau
Ich bin dein kühler Freier
Dein Himmel ist so hunde-blau
– darin hängt meine Leier.


Chú thích của người dịch:
Durs Grünbein (sinh năm 1962 tại Dresden): Nhà thơ, nhà viết tiểu luận và dịch giả.

Wolf Biermann: Ca sĩ, sáng tác bài hát, nhà thơ, sinh năm 1936 tại Hamburg, con trai một người Do thái ủng hộ cộng sản chết trong trại tập trung Auschwitz *1950 đại diện CHLB Đức ông tham gia Liên hoan thanh thiếu niên thế giới lần đầu tiên tại CHDC Đức *1953 di cư sang Cộng hòa dân chủ Đức (CHDCĐ), học Triết học, Kinh tế-Chính trị học và Toán tại trường Tổng hợp Humboldt (1955-1963) *1957-1959 Trợ lý đạo diễn ở đoàn kịch Berliner Ensemble* 1960 Bắt đầu viết thơ và sáng tác bài hát *Xây dựng nhà hát kịch Công nhân và Sinh viên* 1962 In tập thơ „Những bài thơ tình“ * 1963 Bắt đầu tình bạn với nhà khoa học bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của CHDC Đức Robert Havermann. *1965 bị chính quyền CHDCĐ cấm biểu diễn và cấm xuất bản với tội danh „Phản bội giai cấp“ và „Tục tĩu“, sau những buổi trình diễn và chuyến du ca dọc CHLB Đức, và đặc biệt sau khi ông in tập thơ Drahtharfe (Thụ cầm dây thép) và ra đĩa hát *Tháng 12 năm 1965 Trung ương Đảng SED ra nghị quyết cấm ông biểu diễn và xuất bản. * Những tập thơ ông xuất bản thuộc về những tác phẩm của văn học hậu chiến được mua nhiều nhất *Sự tước đoạt quốc tịch Wolf Biermann đẩy ông sang Tây Đức vào năm 1976 gây ra sự phản kháng rộng lớn trong giới trí thức và sinh viên hai miền nước Đức, và từ đó ông như biểu tượng cho giới trí thức phê phán chế độ, phản kháng chủ nghĩa toàn trị ở CHDCĐ.* 1984 Giảng viên thỉnh giảng tại Ohio State University/USA. 1993-1995 Giáo sư thỉnh giảng tại trường Tổng hợp Heinrich-Heine-Universität * Nhận nhiều giải thưởng Văn chương* 2006 Nhận Huân chương chữ thập Liên bang – Bundesverdienstkreuz và 1907 được bầu làm công dân danh dự của Berlin.

(1) Lưu ý phân biệt thể ballad thơ và ballade trong âm nhạc
(2) Bob Dylan (sinh năm 1941): Ca sĩ, nhà thơ, nhận giải Nobel văn chương năm 2016.
(3) Leonard Cohen (1934-2016): Songwriter, ca sĩ nhà thơ, nhà văn, họa sĩ người Canada.
(4) Walter Ulbricht (1893-1973): Tổng bí thư đảng SED (đảng cộng sản Đức) từ 1949-1973, theo đường lối cứng rắn stalinit, ra lệnh xây bức tường chia cắt Đông-Tây Đức
(5) Margot Honecker (1927-2016): Bộ trưởng Bộ giáo dục, vợ (trong hôn nhân lần 3) của Erich Honecker, tổng bí thư đảng SED ( đảng Công nhân xã hội thống nhất Đức, tức đảng cộng sản).
(6) Potiphar: Theo Kinh thánh, bà vợ của quan Potiphar vì thất tình đã quyến rũ kẻ bầy tôi Josef. Người này bị đổ tội hiếp dâm và tống vào ngục thất.
(7) Andreas Gryphus (1616-1664): Nhà thơ và nhà viết kịch Đức thời Barock.#


The blonde woman - Tranh của Albert Marquet (1875-1947), họa sĩ Pháp, đồng sáng lập phái Dã thú (Fauvism).

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Trăng thượng nguồn

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của © Edvard Munch (1863-1944): Họa sĩ người Na Uy.
 I.

Nguồn vắt mảnh mai làn nước
In soi hình bóng một đời
Dầm sương. Gió đâu bới lá
Trút thân, bứt nỗi rã rời.


Bồi hồi chan chứa không gian
Nghe người quệt áo thở than
Thoát sao phận người chèo chống
Đáy dòng khôn xiết lòng cam


Trăng óng vết lòng đêm tối
Kinh cầu nhức nhối hàng song
Nguyện cho hòa chung một khối
Những ai gần mặt cách lòng.


II.

Đỏ sẫm lùm khuya đỗ quyên
Kiên trì cháy riết trong đêm
Trong dãi dầu vơi mất mát
Sáng như ao ước lòng tin.


Trăng dãi hao mòn thao thức
Gối trên trằn trọc đến cùng
Một tối động lòng suối thác
Rót vào lòng nhụy hoa dâng:


Vầng sáng mở gương chiêu tuyết
Chuyến đò chồng chất khổ đau
Suối thác trong veo mật niệm
Bờ xuôi réo rắt nguyện cầu.


©® PKĐ - 2016
 
Tranh của Edvard Munch (1863-1944): Họa sĩ người Na Uy.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Bài thơ "Tháng Chín" của Hermann Hesse

Gerhard Stadelmaier 

Tranh của Paul Gauguin (1848-1903): Họa sĩ Pháp

Dưới giác độ trữ tình, tháng Chín đang lại gần là thời điểm lý tưởng để chết. Và bài thơ này là một đồng thuận tuyệt vời bình thản với kết thúc, nơi Hermann Hesse thế đấy vẫn còn nấn ná lại một hồi.

Hãy hôn vào cánh tay già héo đi! Thần chết là một hiệp sĩ hoa hồng. Với một nhành hoa chết nở điều kỳ diệu trong lẵng an ủi của người mang hoa dành cho đôi mắt „thấm mỏi mệt“ và tựu trung cho tất cả những ai khát khao an nghỉ cuối cùng muốn thu xếp việc này với một gout thẩm mỹ tinh tế và phong thái trầm tĩnh. Và như thế, vào ngày 23.09.1927, Hermann Hesse, khi đó là người đàn ông „ trạc ngũ tuần“, trên những chân thơ ba bốn nhịp lên nhẹ nhàng và lả lướt, đã để cho mùa hè trở thành một ngữ hình rất có nhân tính, vượt qua tầng đời rạng chiếu, nóng hổi - chín muồi, và „ngỡ ngàng và thâm u“, sao mà như sẵn đợi, kiêu hãnh buồn thương trong không khí lạnh rùng mình của tuổi già chầm chậm bước những dốc xuống đi về vĩnh biệt.

Tháng Chín - nhìn ở khía cạnh thơ ca là thời điểm thuận nhất để chết, nếu như hoa vẫn còn hiện diện. Mưa rỏ xuống lòng hoa và hàng ngàn bông phấn bụi nhỏ sắc vàng nhỏ xuống từ cây keo hoang dại với những cành xoáy khá vút lên cao ngỡ hồ dâng tặng đất mồ nghĩa trang trong một cơn cuồng phong mưa vàng cuối cùng những chiếc lá xếp dẻ quạt đối hàng trút xuống.

Người ta không chết trong tháng Tám

Nhưng mà trước đó còn một chương trình đối lại rõ rệt. Sự điên cuồng. Có thể nói như thế trong tháng Tám của đời ông, cũng trong năm 1927, Hesse, hợp với thiên chất, đã đưa Krisis (1) thành thi tập vào tâm điểm cuộc đời và với 56 bài thơ ông lăn lộn trong đất vô cơ của khu vườn đời hoang dã và nghịch ngợm và một lần nữa, một cách cay đắng và trào lộng (và cả một chút gì đó tự thương cảm) buông ra sự bực tức và đớn đau cũng như tiếng reo vui đã trở nên mong manh: “Họ buông xuôi, họ chán đời/ họ bị bỏ rơi, họ lỡ dở/ Và quỉ ơi mái tóc rụng đi”, nhưng rồi những tưởng ” trước khi kết cuộc” một cô gái sà vào cánh tay, ông cởi “áo và quần cô ra/ Và sau đó nhân danh Đức Chúa/ Thần chết đón ta đi. Amen”. Nhưng mà không trong tháng Tám. Trong một thứ kiểu như lên cơn sám hối cuồng nộ trước khi sập cửa ông đã đeo lên mặt chiếc mặt nạ phóng đãng trước giá treo cổ của Villon (2): „A mà tôi nốc và ngấu nghiến/ Không còn tên là gã Hesse/ Nằm bên những mụ đàn bà/ Chà thân mình vào cơ thể họ/ Không thỏa độ bóp cho chết nghẹt/ Rồi sau đó gã đao phủ tới/ và mang tôi đến nơi yên nghỉ“, bởi vì: „Gã Hesse nổi tiếng ấy biến rồi/ Duy ông chủ nhà in nhờ khách hàng mà sống“ (Điều ai cũng biết sau cái chết thực của Hesse vào năm 1962, nhà xuất bản Siegfried Unselds Suhrkamp tiếp tục thoải mái làm và vớ bẫm cho tới hôm nay...). Và „ Tới tai Đức thánh Gioan Rửa tội, gã Herrmann Say khướt cất tiếng“ về tinh cồn của sự tiêu thụ cô-nhắc cấp cao: „Ai biết hoan lạc của cuộc đời/ Hẳn liếm vào mõm mình/ Ngoài ra chúng tôi đáng hưởng/ chết đi thê thảm ngày mai“. Nhưng không trong tháng Tám. Ngày mai là „Tháng Chín“.

Nhưng trong khi những bài thơ tập Krisis bướng bỉnh thứ nhạc mèo kêu lảnh lói, bài thơ Tháng Chín với những bộ kèn sáo bằng gỗ (sáo, kèn, oboe) vút cao như cây keo, với âm sắc của đàn celesta, của những biến đổi âm run rẩy của bộ dây và xúc cảm từ tạ mãnh liệt của giọng soprano đã gióng lên một thanh âm giao hưởng khác: tương tự thế, cũng như Richard Strauss (3) trong phần hai của „Bốn bài hát cuối“ đã phổ nhạc „giấc mơ vườn hấp hối“. Và mặc dầu Hesse không thích thú nghệ thuật âm nhạc của Strauss, coi là thứ „điêu luyện, tinh vi, đầy vẻ đẹp thủ công nhưng mà không có trung tâm, chỉ là mục đích tự thân“, thì trong những điệu hò đơn âm và những bước đong đưa giai điệu nhúng hoa vào đó, nơi cơn mưa cung thứ thương cảm ngọt ngào hắt xuống cũng như hát lên ở đây, thì Strauss đã hoàn toàn tuyệt vời bắt trúng vào âm hưởng của từ trần, của cái chết và sự an ủi của bài thơ này: như một sự đồng cảm tuyệt vời và bình thản với kết thúc. Của một ngữ hình quan trọng. Nó có thể nói về bản thân mình:“Kính Cha, thực đã đến thì/ Mùa hạ vô cùng rộng lớn“(4). Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức


Tháng Chín

Hermann Hesse (1877-1962)

Khu vườn buồn tưởng
Mưa đổ xuống lạnh lòng hoa
Mùa hè đương đầu hồi kết
im lặng nổi phong ba

Từ cây keo cao
Rỏ xuống vàng ròng, lá theo lá
Ngỡ ngàng và thâm u, mùa hạ
Mỉm cười vào giấc mơ vườn hấp hối

Khát khao yên nghỉ, bên những đóa hồng
Lâu chút nữa mùa hạ dừng chân.
Rồi khép lại chậm dần
Đôi mắt lớn thấm màu mỏi mệt.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

September

Hermann Hesse (1877-1962)

Der Garten trauert,
Kühl sinkt in die Blumen der Regen.
Der Sommer schauert
Still seinem Ende entgegen.

Golden tropft Blatt um Blatt
Nieder vom hohen Akazienbaum.
Sommer lächelt erstaunt und matt
In den sterbenden Gartentraum.

Lange noch bei den Rosen
Bleibt er stehen, sehnt sich nach Ruh.
Langsam tut er die großen
Müdgewordenen Augen zu.

Chú thích của người dịch:

Hermann Karl Hesse (1877-1962): Nhà thơ, nhà văn, họa sĩ Đức, nhận giải thưởng Nobel văn chương cho tác phẩm văn xuôi và thơ của mình.

Gerhard Stadelmaier: (sinh năm 1950): Nhà báo, nhà phê bình sân khấu Đức.

(1) Krisis: Tác phẩm nhật ký thơ xuất bản năm 1928 sáng tác trong thời gian Hermann Hesse viết Sói đồng hoang.
(2) François Villon ( 1431-1463): Nhà thơ Pháp, tác giả quan trọng nhất của thời Trung cổ hậu kỳ.
(3) Richard Georg Strauss (1864-1949): Nhạc sĩ Đức, được tính về trào Lãng mạn, con trai của nhạc sĩ Franz Strauss, ông nổi tiếng vì nhạc opera, phổ thơ và sáng tác bài hát.
(4) Câu mở đầu bài thơ Mùa thu của Rainer Maria Rilke, thi sĩ Đức.

Tranh của Paul Gauguin (1848-1903): Họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp, tác phẩm ảnh hưởng nhiều mặt lên sự phát triển của Hội họa châu Âu hiện đại.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Không giờ kém mười

Phạm Kỳ Đăng  
  

Tranh của © Salvador Dalí (1904-1989), họa sĩ Tây Ban Nha


Rơi vào tình trạng
căng mắt tìm hạ xuống đường băng trong đêm
ngực trần hốt mình thấm sợ

Nỗi bủn rủn thiếu phụ mò ngọc trai
không lên nổi mặt nước,
Nỗi hoảng hốt người phi công
mắc ghế máy bay,
không mở dù,
rơi thả
bóp óc ta từng phút từng giờ
và bải hoải như roi cá đuối
chằn lại bởi những lưng quằn quại
gặm từng khớp.

Thành phố giờ này mái hiên le lói
Một con vẹt bạo mồm đánh tiếng
Dãy mặt nạ mắc giàn hoa lắc lư cười trừ
Người phu vác ngắc ngứ ngủ há mồm chưa xong bài tính nhẩm
Những cánh tay dầu mỡ quờ tìm nhau trong bóng tối ổ chuột
Bén hơi như móng tay cô điếm nghiện gãi lên động mạch

Vẫn chưa hết, vẫn chưa điểm khắc
Tất cả đã an bài trong đơn độc
mụ mị dần đi như màn đêm chịu thua cú vặn đáo để
của xe rác thùng quay đen ngòm hoác mở.

Giữa dòng âm quen thuộc
từ lâu sót một tiếng thất thanh
trả thù đêm vắng:
Hằm hằm gió đập,
Những cơn gió đêm đi xiết nợ
Vâng, vâng, vâng còn nợ đời tôi
Những món phải trả không khoan nhượng.

©® PKĐ 2000- Ngả Muôn Ai

Tranh của
© Salvador Dalí (1904-1989): Họa sĩ, nhà đồ họa, điêu khắc Tây Ban Nha. Là đại diện của phái Siêu thực, ông thuộc về những nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng nhất của thế kỷ 20.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Biểu tình bất bạo động

Phạm Kỳ Đăng 



Tranh của © Gerhard Richter (sinh năm 1932)

Cuộc tuần hành của 10.000 người dân huyện Kỳ Anh vừa qua tiến vào trụ sở Formosa mang một chiều kích mới. May mắn thay, biến diễn và kết thúc cơ bản không để lại vết tích bạo hành. Từ trước đến nay, những người biểu tình được vận động theo thái độ ôn hòa đến nơi đến chốn. Nhưng nhà cầm quyền chưa được thuyết phục đầy đủ về ứng xử phi bạo lực.

Trên truyền thông, sách báo, diễn đàn mạng việc chưa chuẩn bị kịp thời và đầy đủ về thái độ và tinh thần cho công an, an ninh, cảnh sát cơ động không được phép dùng bạo lực đánh đập đồng bào là một thiếu hụt gây rủi ro rất lớn. Các lực lượng võ trang là những nhóm đối tượng rất khó tiếp xúc. Có cảm giác họ bị cách ly nghiệt ngã với đời sống xã hội. Mang súng ống vũ khí trang bị từ tiền túi của dân, họ được huấn luyện theo phản xạ thô bạo còn đảng còn mình, rất dám không chừa một thủ đoạn nào thuộc về bạo hành, trấn áp. Xem video clip thoạt đầu xảy ra một xô xát (bột phát hay dàn dựng?) nào đó, mấy người cảnh sát cơ động xô vào vung dùi cui tới tấp. Đó đúng là nguyên cớ khiến một số bà con biểu tình nhặt đá gạch ném theo.

Như Linh mục Phêrô Trần Đình Lai kêu gọi „không được bạo động, tất cả ôn hòa, không được ném chai lọ, không được ném đất ...vào những người có thể là con cháu chúng ta", thì hẳn lời hiệu triệu này hoàn toàn cũng có thể hướng vào mỗi người mặc quân phục, cảnh phục. Họ, các công an, cảnh sát, chính họ cũng không nên chĩa dùi cui súng đạn vào người dân lành. Các nạn nhân của họ cũng rất có thể là bà con cô bác của mình hoặc của người cùng đơn vị.

Đây là phép thử cuối cùng. Đối với một thể chế trong giai đoạn giãy giụa đã trang bị cho lực lượng võ trang của mình đến tận chân răng và chịu tuyên thệ còn đảng còn mình không còn gì là không dám xuống tay, và, với một nhân dân bị tước đoạt nhân quyền gồm cả quyền biểu tình, sau những lần phản kháng bị tù đầy, đánh đập dữ dội, không còn gì để mất.

Và cả hai lực lượng đối chọi nhau đã chạm trán trên mảnh đất bị ô nhiễm không còn gì để mưu sinh. Ngày 02.10. 2016 cả 10.000 người dân kéo về đòi bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân tộc và đòi Formosa cút về nước.

Một chút không khí sôi sục Xô Viết Nghệ Tĩnh tái hiện.

Có điều yêu sách cần trao đến tận tay hôm nay không phải là ngoại xâm, hay thực dân đế quốc, mà suy cho cùng chính là một lớp người hô hào đấu tranh giai cấp để bao tường xung quanh mình thành một giai cấp thượng đẳng đứng trên đồng bào, dân tộc. Lớp này xóa bỏ tư hữu để sở hữu toàn thể dân tộc và tài nguyên đất đai của chung. Và chúng đứng trên đó tha hồ dễ dàng bán nhượng và chiếm hữu.

Mọi đòi hỏi tối hậu như vậy hướng vào Đảng cộng sản Việt Nam, cho đến nay tổ chức mọi thảm họa. Không thể rũ bỏ trách nhiệm cho ông Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo đảng ngoan cố cưỡng bách dân tộc đi theo một thứ chủ nghĩa bị bác bỏ về mặt lý thuyết ở đầu và sụp đổ trong thực tiễn ở cuối thế kỷ trước.

Còn lại trên dải đất chữ S là mảnh đất bị ô nhiễm trầm trọng bởi tham nhũng thâm căn từ hệ thống. Vì môi trường sống là nơi nương náu chung chia sẻ nhiều tính mạng và số phận nên kết thúc ôn hòa của cuộc biểu tình mở ra liên kết lớn cho người dân mọi thành phần cùng chung số phận và sứ mệnh, và cả cơ hội hiệp thông rất lớn cho các hội đoàn. Các nỗ lực khắc phục hậu quả diệt hủy môi sinh không chừa một ai, do đó sự xuất hiện, hoạt động và phối hợp của các hiệp hội và tổ chức dân sự tuyệt đối chính danh và chính đáng.

Hy vọng có một tiền lệ với kết cục bất bạo động, chúng ta vẫn phải lường trước những kịch bản khác trong tương lai nhà cầm quyền có thể sử dụng để đàn áp đẫm máu. Họ có thể cài công an vào làm côn đồ manh động để sử dụng vũ khí hay huy động cảnh sát cơ động tỉnh này đến trấn áp biểu tình ở tỉnh khác. Nhưng vào ngày 02.10. 2016 cảnh sát cơ động đã bỏ chạy. Có người cởi áo tìm đường trốn đi.

Cử chỉ đó đáng rất đáng hoan nghênh. Không bắn vào người dân lam lũ đã là điều thiện, thua hẳn họ là điều vinh quang hơn. Với nhân dân có gì mà mất, chỉ có được mà thôi. Không có ai phải tranh đoạt với ai cả. Trên một dải đất từ Bắc chí Nam quả bom bẩn đã quăng ra đó. Đằng nào nhân dân đang giãy giụa trên đó, cảnh sát, binh lính như thường dân cũng thế đang tìm lối thoát ra khỏi một địa ngục trần gian.

Trong những cuộc biểu tình khác tiếp theo có thể xảy ra ở ngoài giáo phận, ở những địa phương khác bà con có thể treo thêm biểu ngữ “Chúng tôi là Nhân dân“ trước ngực. Kẻ cầm dùi thủ ác vô lương mấy trước lời thức tỉnh đó cũng phải ít nhiều chùn tay.

Với tôi, hình ảnh khắc sâu những người dân trèo lên tường thành không làm hư hại thứ gì mang giá trị biểu tượng rất lớn. Họ gợi nhớ những người dân CHDC Đức quả cảm trèo lên bức tường Đông Tây Berlin. Mở màn bằng cuộc biểu tình mang tính chất bước ngoặt của cuộc Cách mạng Hòa bình tại CHDC Đức xảy ra tại Leipzig vào ngày 06.10.1989 và đạt cao trào vỡ bờ là cuộc tuần hành tại Berlin ngày 09.11.1989. Người dân kéo nhau trèo lên bức tường và đạp sập xuống dưới chân chế độ cộng sản phá sản. Trên dải đất miền Trung Việt ngày hôm qua, nỗi bất bình sôi lên nghẹt thở, song ý chí, sự quả cảm và đặc biệt ý thức của người dân đã trưởng thành. Bà con giáo dân hôm 02.10.1916 vượt qua được bức tường Formosa cơ hồ đã dẫn người dân Việt Nam lần đầu bước qua nỗi sợ hãi.

Sẽ còn nhiều cuộc tập dượt kể từ hôm nay vượt bức tường cần dỡ bỏ không hiện hình là cái tường thành bao bọc độc quyền bao năm nay ngăn cách Đảng với Dân cũng là thành quách cuối cùng cản trở Nhân dân đi đến với Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.

© P.K.Đ

Bài đăng trên Thông Luận

Tranh của Gerhard Richter (sinh năm 1932) : Họa sĩ , nhà điêu khắc Đức, nghệ sĩ tạo hình quan trọng của thế giới đương đại.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Nghĩ về biểu tình bạo động

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của Marcel Duchamp (1887-1968), họa sĩ Pháp-Mỹ

Công nhân xuống đường chống Trung quốc manh động đập phá, đánh người ở các khu chế xuất công nghiệp Bình Dương, Vũng Áng, tôi cầu mong rằng đó chỉ là thiểu số. Tác hại của phá phách, đánh đập, cướp mạng người như thế nào mọi người đều đã rõ. Ngay hôm sau, „đốt công xưởng“, „phá nhà máy“ là những cụm từ được nhắc tới trên báo chí ngoài nước truyền tin Trung quốc kéo giàn khoan xâm chiếm lãnh hải, gây phản cảm nơi công luận quốc tế. Không thể nói chính quyền, từ những quan sát động thái công nhân Trung quốc trong những cuộc biểu tình kích động chống Nhật bản trước đó, không thể lường trước được ít nhiều hành vi quá khích sẽ xảy ra.

Cho nên phải nói trước là việc chính quyền bật đèn xanh cho biểu tình ngày hôm 13.05 là bước đi bị động và thiếu thận trọng. Trước sự thật Trung quốc xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải một cách có hệ thống sờ sờ ra trước mắt, đáng lẽ phải có sự khuyến khích và tập dượt biểu tình từ lâu. Nhà nước cấm biểu tình, đồng nghĩa biểu tình với „tụ tập đông người quấy rối“. Từ nhiều năm trước, rất nhiều nhân sĩ trí thức ưu tư vì tiền đồ đất nước ra lời kêu gọi mọi người chống Trung quốc xâm lược xuống đường biểu tình dưới hình thức bất bạo động. Họ ký kiến nghị, chủ trương tranh đấu bằng hình thức, biện pháp ôn hòa. Bước xuống đường tuần hành về, họ đều nhận được những sự bỉ báng vu khống từ các cơ quan truyền thông chính thống và sự đối xử du côn của đám người ma quỷ do an ninh cài vào được gọi là „quần chúng tự phát“. Đám quần chúng tự phát này chính là côn đồ, lưu manh được huy động hỗ trợ cho nhảy đầm, cưa đá, những biện pháp của chính sách bất minh.

Người quan sát bên ngoài có thể hiểu được nỗi lo sợ cố hữu của nhà nước cai trị bởi một nhóm chia nhau lợi ích. Thiểu số đó không do nhân dân trực tiếp cầm lá phiếu phổ thông bầu ra, nên không có tính chính danh. Và bởi nhà nước độc tài không có giá trị gì để chia sẻ với thế giới dân chủ - dân sự nên bên ngoài hoàn toàn bị cô lập. Qua nhiều chục năm cai trị, nhà cầm quyền cai trị càng lo sợ hơn nữa, bởi thực tế bên trong càng đi xa, càng mâu thuẫn với những điều hứa hẹn tương lai cho người cần lao của Đảng độc tài tôn xưng trong Cương lĩnh là „đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc“.
Nhưng ta cũng phải hiểu tình cảnh những người ở bước đường cùng, trong số họ nhiều người mất trắng ruộng đồng, hẳn phải đớn đau nhỏ lệ khi nhắm mắt đưa chân vào công xưởng nhà máy sống cuộc đời thêm lần nữa bị bỏ rơi. Họ sống trong tâm thế bức xúc dễ bị kích động. Nhân dân phần đông ở dưới mức sống tối thiểu, bị kiềm chế lâu năm, chỉ cần được nhà nước ngầm khuyến khích dễ đương nhiên coi sự đồng tình ngầm của nhà nước quen cai trị bằng ý chí và những nghị quyết trên cả luật là cơ sở chính đáng để hợp thức hóa hành vi bạo động của mình.

Dù là hò hét đập phá, đánh người đốt kho, đều là những hành vi man rợ không có lý do gì để đưa ra biện hộ, càng không thể ủng hộ sự kích động lôi kéo mang hậu ý của Trung quốc. Công nhân Trung quốc cũng mang số phận khốn khổ cầu bơ cầu bất chẳng kém người mình, và trong số chủ việc hẳn cũng có người bất đồng với chính sách ăn cướp của Trung Nam Hải. Song, lên án bạo động, chúng ta phải tự hồi tâm nghĩ lại. Bên thắng cuộc đã vào thu chiến lợi phẩm, cướp của Sài gòn, tịch biên tài sản mại bản, đuổi người Hoa yêu nước Việt, cướp trắng tài sản của những người Việt tha hương tỵ nạn. Khả năng bạo lực bùng phát phải tính đến cho một đảng độc chiếm quyền lực, độc tôn chân lý, cấm công đoàn độc lập và định hướng tư tưởng theo tinh thần Bốn tốt và Mười sáu chữ vàng. 

Tính chính danh, không đổi khác làm nên tư cách của một quốc gia. Sau sự kiện kéo giàn khoan xâm phạm lãnh hải, Việt Nam hôm nay lẻ loi đứng trơ ra với bao điều tiếng trên trường công luận quốc tế, không một tiếng nói bênh vực từ những người đồng chí, và chịu sự xa lánh của thế giới văn minh đang nhìn về Việt Nam với lòng thương cảm nhân dân và chút ít thương hại người dân tự phát. Và người ôm quyền lực cao nhất đang cố công tìm cách gặp gỡ thương lượng. Chúng ta phải kiên quyết phản đối mọi sự đi đêm tiếp diễn. So với những cuộc đi đêm giữa các nước lớn xung quanh số phận Việt Nam, sự đi đêm giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc gây ra tổn hại tàn khốc nhất cho dân tộc Việt Nam, trong quy mô nhỏ hơn cho người dân Trung quốc. Mật ước Thành Đô mới chỉ là một điểm đóng cọc đầu tiên cho giàn khoan hạ thổ.

Đến giờ phút này nhà cầm quyền không chịu thả người tù nhân chống Trung quốc xâm lược, từ chối nhân quyền, dùng mọi thủ đoạn cản trở những quyền cơ bản trong đó có quyền biểu tình, quyền lập đảng phái hiệp hội, quyền tự do báo chí và ngôn luận. Các quyền cơ bản đó, việc luật hóa bị bỏ lỡ ở một kỳ họp Quốc hội năm ngoái, phải được khai phóng và thực hiện song song với nhau. Hệ quả xã hội toàn trị từ chối nhân quyền mang lại là con số không. Nhà nước nói nhiều về „bản sắc văn hóa", nhưng không xây dựng văn hóa tranh luận, văn hóa truyền thông - đối thoại, và liên hệ với những vụ biểu tình đi liền với bạo hành vừa qua ở Bình dương, Vũng Áng quả thật đất nước chúng ta không có văn hóa biểu tình.

Công điện của ông Thủ tướng chính phủ về đảm bảo đảm trật tự an ninh trật tự về nội dung cần được ủng hộ trong những ngày này, chừng nào Luật biểu tình còn bị trì hoãn. Nhưng chừng nào một cải cách chế độ còn bị các nhóm lợi ích trì hoãn, công điện này về lâu dài thiếu thuyết phục, bởi vẫn chỉ là một thứ lệnh ban xuống từ bộ máy cai trị tùy tiện „cho“ và „cấm“ không hơn.

©® P.K.Đ - 14.05.2014

Nguồn: Dân Luận

Tranh của Marcel Duchamp (1887-1968), họa sĩ Pháp-Mỹ, thuộc về những họa sĩ mở đường cho Chủ nghĩa Đa đa và Siêu thực trong Hội họa.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Một giang san

Phạm Kỳ Đăng

   
Chân dung cô Mai - Dương Bích Liên (1924-1988)


Bước đi em
Dòng người đã túa
Thu nào gió chẳng than van
Vĩ cầm như làn gió rũa
Nói giùm em
từng có giang san

Người quanh tấm lòng phóng khoáng
Như em. Nào biết dửng dưng
Môi cười, ánh nhìn sáng láng
Chào nhau, tay bắt mặt mừng

Trái cây gánh hàng nắng tụ
Thời trân phẩm quả ban cho
Quê hương em miền Nam Việt
Ánh đời le lói tự do.

Trăm con mắt nhìn theo ngưỡng mộ
Một tà áo lộ vừa qua
Là em, nức lòng thiên hạ
Mấy ai kiều diễm hơn là

Đã đi trong niềm lưu luyến
Sẽ về trong trái tim muôn
Người xa. Dễ gì phai nhạt
Một trang tuyệt thế Sài gòn

Mở to mắt tròng ngấn lệ
- Em từng có một giang san
Mất đi. Siết hoài dây vĩ
Nhớ thương vấn vít gọi đàn.

©® PKĐ 2016

Tranh của Dương Bích Liên (1924-1988), vietnamesischer Maler.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Như anh...

Heinrich Heine (1797-1856)   

  
Tranh © Sinaida J. Serebrjakowa


Như anh rên rẩm, cười và ấp ủ 

Như anh đang quay cuồng mệt lử
Như anh không yêu được lấy mình
Mà tuy nhiên cảm thấy ghen tình

Thì bông hồng rực đỏ thơm ngát
Anh không muốn hôn và ngửi hoa
Không! Anh hít hà ở những gai sắc
Cho đến khi mũi rách toác ra.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Heinrich Heine (1797-1856)

Wie du knurrst und lachst und brütest,
Wie du dich verdrießlich windest,
Wenn du ohne selbst zu lieben
Dennoch Eifersucht empfindest!

Nicht die duftig rote Rose
Willst du riechen oder küssen
Nein, du schnüffelst an den Dornen,
Bis die Nase dir zerrissen.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

Đầu đề bài thơ do người dịch đặt.

Tranh tự họa (Bên bàn trang điểm) của Sinaida Jewgenjewna Serebrjakowa - Зинаи́да Евге́ньевна Серебряко́ва (1884-1967): Nữ họa sĩ, đại diện của phái Ấn tượng Nga, từ 1924 bà lưu vong tại Pháp.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Bài thơ "Ba hồ cảnh ở Hellbrunn" của Georg Trakl

Gerhard Stadelmeier (1)
  
Tranh của © Paul Cézanne (1839-1906): Họa sĩ Hậu n tượng Pháp

Ma quỉ ướt đầm trêu ngươi ngoi lên từ quá khứ: bài thơ này được miệt mài gọt giũa trong 5 năm trời, kể về cuộc chiến với đời của một nhà thơ trẻ, trong âm hưởng vượt qua sống còn. (FAZ)

Năm năm ròng, từ 1909 tới 1914, người đàn ông trẻ luôn luôn rời khỏi thành phố, như thể ông muốn tóm cái lâu đài và ngọn đồi, hồ, ao, những cây trắc bá và những tượng thần cùng với những màu sắc và thanh âm như một lớp da thắm sắc cuộc đời trùm lên thân thể vậy. Cho tới gần lúc chết, chiều chiều từ Salzburg ông thường đến đấy, – khi đó vừa mới 27 tuổi và sau trận đánh Grodek rùng rợn vượt quá sức chịu đựng, ông đã tự sát bằng cocain quá liều. Quả tình ông nghiện Hellbrunn nơi xưa kia vị Giám mục vương quyền Marcus Sitticus đã xây nên ngôi nhà lạc thú mang kiến trúc barock với những bồn phun nước, hang động, những lối đi bí hiểm, những hồ cảnh thanh tao, những bức tượng tráng lệ. Bỗng chốc từ những ống dẫn và bơm nước lẩn khuất, từ những cái miệng há ra vì sung sướng của thánh thần và tiên cá bất chợt nảy những cú hắt và dội vào người khách viếng thăm. Những con ma ướt nhèm trêu chọc. Hiện lên từ quá khứ.

Trong góc đẹp nhất, bên một bức tường ngoài phía ao cảnh chính điện, của tòa Nhạc lâu, ngày hôm nay trên một tấm bảng lớn, người ta có thể đọc truy tầm lại lớp da của âm thanh và màu sắc cấu tạo ra sao khiến người đàn ông trẻ, một thi sĩ lớn (có lẽ nhà thơ lớn nhất và giàu kết quả gây ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20) đã từng mơ tưởng tới. Và ra sao khi tấm da diệu kỳ này đàn hồi và trải rộng, cho tới khi nó vừa với cái Tôi trữ tình, ở đây nhưng mà cũng như ở trong tất cả các bài thơ của ông không bao giờ nói „Tôi“ cả. Và cũng hoàn toàn không nhất thiết phải làm điều đó. Bởi vì người đọc, bị quyến rũ ngay lập tức, cảm nhận nhà thi sĩ này là cái Tôi cuồng điên và nhẫn nhục nhất, cảm thông nhất và được tìm tới nhiều nhất trong thế kỷ của những đám người ích kỷ.

Bộ tranh tam bản của cách nhìn màu

Mới 22 tuổi đầu hoàn toàn đương trẻ, cậu con trai gia đình tư sản theo đạo Tin Lành vùng Salzburg, vốn học trò tú tài dang dở và dược sĩ học nghề, được Karl Kraus (2), Alfred Loos (3) và Oskar Kokoschka (4) khích lệ trở thành một thi sĩ, trong bản viết đầu tiên đã để cho một trong ba hồ cảnh ở Hellbrunn bừng lên trong ánh sáng ghê tởm của một Rimbaud (5) và Verlaine (6): „ Quanh những bông hoa lảng vảng bầy ruồi/ Quanh hoa nhợt trên làn sóng gối/ Đi đi! Đi đi! Bầu không khí cháy/ Trong thẳm sâu của thối rữa cháy bùng“. Và trên „mặt nước réo sôi hơi oi ả“, một địa điểm dành „cho hang ổ những con cóc đen kinh tởm“. Nhưng ngược lại ông xưng tụng hồ cảnh thứ hai trong âm hưởng tụng thi của Hölderlin (7): „ Cái xa trở nên gần gụi! Ôi vầng dương, mi, người phấn chấn/Trời mây hoa và những con người/ Hãy hít thở đi bình an của Chúa Trời“. Và trong hồ thứ ba ông đã thấy sẵn „chiều sâu khôn lường“, phản chiếu trong „ ánh hồi quang của sóng/ Một gương mặt bí ẩn của con nhân sư“.

Trong bản viết mới đầu sự bộn bề của cảm nhận vẫn còn nằm trong những ngăn kéo đựng trích dẫn hơi lộn xộn. Địa danh chỉ ra cho thi sĩ thấy: không có gì là cái mặt dị dạng. Như ông cũng đã gọi hồn trong bài thơ Giấc mơ của cái Ác: „Một chỗ lịm đi tối tăm và ảm đạm/ Trên đảo ban chiều dậy lên tiếng thì thào/ Đọc ám hiệu của đàn chim di trú/ Những người hủi thối rữa đêm đêm, có thể/ Trong công viên anh em nhà run rẩy nhìn nhau“. Sau 5 năm không ngừng mài giũa, những bài thơ về Hellbrun Trakl giải độc vùng đất đó. Người thi sĩ chỉ có thể chịu đựng được trong cuồng say sắc mầu khát thèm cái chết và đớn đau từ suy tàn, thối rữa, đen (thường khi), lam (thường xuyên hơn cả), nâu (rất thường xuyên), lục (hầu như luôn luôn), bạc (nếu như rắn chạm vào đanh rắn) luôn thiêu đốt ông trong trí óc, con mắt và tâm hồn, bằng các chất chloroform, morphine, cocaine, rượu, thuốc phiện và veronal, thì ở đây ông đã từ sự nhẫn nhục cảm xúc làm nên một khúc nhạc chiều vĩ đại như một bộ tam bản của cách nhìn mầu. Một bản xô-nát ban chiều. Như một cuộc vật vã giành sự sống, trong những âm hưởng vượt qua sống còn.

Trong nhịp điệu trang trọng thanh thoát vang lên tiếng đàn dây kithara chói lói ánh bạc của thần Orpheus, của vị cha đẻ ra những thần thoại cổ xưa của mọi nhạc công „thả bước tới“ (một từ dùng yêu thích của Trakl) „ ở những bức tường đen của đêm tối“, nối vào đó cơn mưa giông mùa xuân trong gió đêm, kể cả sau bước xuống dòng đã kết vần vào đó trong bè chính rung lanh tanh khí lạnh đòi láy lại. Đó mới là khúc dạo đầu. Thế thì để làm chi những giọng bè trung mảnh mai và tối màu của „những người đàn bà từ lâu đã chết“, qua chiếc hồ thứ hai, cấp cho cái ngày tan biến trong màu xanh một điểm tựa hài hòa. Những gì vang âm, tuy từ rất xa đến tới đây từ những nấm mộ, ở tiếng thầm thào của những người đàn bà trong cây sậy, nơi con chích chòe đùa cợt với họ, lại có một truyện tiếu của hiện tại: có thể mường tượng ra được giữa chừng xen vào một khúc độc tấu sáo hoặc kèn
basset horn (clarinet trầm) trong điệu thức Glissando (8) rền rĩ suốt chặng. Điều đó cho phép hiểu được là sự tiến hành. Trong khi không khí ban chiều phủ vòm lên hồ thứ ba cấp cho sự suy tàn, đang rỉ rắc thấm qua tường, một khúc apergio buồn bã ở màu xanh cung la trưởng êm đềm „khôn lường“ cộng với toàn bộ các nửa cung trắng và xanh lục. Điệp khúc đã hoàn tất như vậy. Cuối cùng chỉ còn ngự trị sự an bình sâu lắng, dẫu mang vẻ lừa mị, được kẹp chặt lại bằng những vần thơ sát sạt đến phát sợ, nơi chỉ „sóng“ trào qua „tường thành“ và „mạng che“ lại chảy tuôn chỉ vào trong „sóng“.

„Và thế đó nói lên nhiều điều, cái nói lên Trakl vậy“ – giễu nhại lại một câu thơ nổi tiếng của Hugo von Hoffmannsthal (9) mang tên “Ballade của cuộc sống bên ngoài“. Câu này ai cũng biết nguyên văn là “ Và thế đó nói lên nhiều điều, kẻ nói tới ban chiều vậy“. Dạo xưa nhà phê bình sân khấu, nhà tiểu thuyết gia, nhà viết bỉnh báo và truyện Friedrich Torberg (10) tương truyền đã phát hiện ra trong điểm sáng của nhận thức: Nơi đâu Hofmannsthal ca tụng cuộc đời, thi ca của Trakl sống ở đó. Và chết bên trong và sống với nó. Nhưng ngoài kia ở vùng Hellbrunn đã chỉ một lần cuộc đời và thơ ca của Georg Trakl trở thành một âm nhạc tuyệt vời duy nhất.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức


Ba hồ cảnh ở Hellbrunn

Georg Trakl (1887 - 1914)

Thả bước tới bên bức tường đen tối
Của ban đêm, đàn lia láy tiếp vang âm
Của Orpheus trong ao nước tối tăm
Nhưng mùa xuân nhỏ xuống trong giông tố
Từ cành nhánh trong cơn giông hoang dã
Của gió đêm, đàn lia láy tiếp vang âm
Của Orpheus trong ao nước tối tăm
Chết về cõi những bức tường xanh lá

Lâu đài và ngọn đồi xa rực chiếu
Tiếng những đàn bà - ấy những bức dệt thêu
Từ lâu đã chết, màu tối và mảnh mai
Trên mặt gương của tiên nữ, màu trắng -
Than vãn số kiếp của mình trôi lãng
Và rũa tan trong xanh lá ngày đi
Tiếng thầm thào trong ống sậy và bay về -
Một con chích chòe giỡn đùa với họ.

Giòng nước lấp loáng màu lam lục
Và những cây trắc bá thở hít êm đềm
Và sự đau buồn của chúng khôn lường
Chảy trôi vào trời xanh đêm tối
Những thần biển nhô lên từ lớp sóng
Sự suy tàn rỉ rắc thấm tường thành
Trăng che mặt trong tấm mạng lục xanh
Và chậm rãi nhởn nhơ trên sóng.

© PKĐ dịch - Juli/2016

Die drei Teiche in Hellbrunn

Georg Trakl (1887 - 1914)

Hinwandelnd an den schwarzen Mauern
Des Abends, silbern tönt die Leier
Des Orpheus fort im dunklen Weiher
Der Frühling aber tropft in Schauern
Aus dem Gezweig in wilden Schauern
Des Nachtwinds silbern tönt die Leier
Des Orpheus fort im dunklen Weiher
Hinsterbend an ergrünten Mauern.

Ferne leuchten Schloß und Hügel.
Stimmen von Frauen, die längst verstarben
Weben zärtlich und dunkelfarben
Über dem weißen nymphischen Spiegel.
Klagen ihr vergänglich Geschicke
Und der Tag zerfließt im Grünen
Flüstern im Rohr und schweben zurücke –
Eine Drossel scherzt mit ihnen.

Die Wasser schimmern grünlichblau
Und ruhig atmen die Zypressen
Und ihre Schwermut unermessen
Fließt über in das Abendblau.
Tritonen tauchen aus der Flut,
Verfall durchrieselt das Gemäuer
Der Mond hüllt sich in grüne Schleier
Und wandelt langsam auf der Flut.

Bản tiếng Anh


The Three Ponds in Hellbrunn

 
Georg Trakl (1887 - 1914)

Wandering along the black walls
Of evening, silverly the lyre
Of Orpheus sounds forth in the dark pond
But spring drips in showers
From the branches in wild showers
Of the night wind silverly the lyre
Of Orpheus sounds forth in the dark pond
Dying away at greening walls.

Far away palace and hill shine.
Voices of women, who long ago passed away,
Weave tenderly and darkly colored
Over the white nymphish mirror.
Lament their fleeting fate
And the day dissolves in the green
Whispers in the reeds and hover back -
A thrush frolics with them.

The waters shimmer greenish-blue
And calmly the cypresses breathe
And their gloom immeasurable
Flows over into the evening-blue.
Tritons emerge from the flood,
Decay trickles through the walls
The moon wraps itself in green veils
And wanders slowly on the flood.

Về tác giả: Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

Chú thích của người dịch:

(1) Gerhard Stadelmeier (sinh năm 1950): Nhà báo, nhà phê bình sân khấu, viết feuilleton cho tờ FAZ (Frankfurter Allgemeine Zeitung).
(2) Karl Kraus (1874-1936): Nhà văn Áo, đồng thời là nhà thơ, nhà trước tác, cây bút châm biếm, cách ngôn, và cũng nổi tiếng như vậy là nhà phê bình văn học.
(3) Alfred Loos (1870-1933): Kiến trúc sư, nhà báo người Áo.
(4) Oskar Kokoschka (1886-1980): Họa sĩ, nhà văn Áo của chủ nghĩa Biểu hiện và phái Hiện đại Vienna.
(5) Jean Nicolas Arthur Rimbaud (1854-1891): Thi hào Pháp, một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng lớn nhất.
(6) Paul Marie Verlaine (1844-1896): Nhà thơ lớn người Pháp phái Tượng trưng.
(7) Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770-1843): Một trong những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức.
(8) Lối hát lướt, Glissando là một chuỗi note liên tiếp cách nhau nữa note trên một làn hơi.
(9) Hugo von Hoffmannsthal (1874-1929): Nhà thơ, nhà văn, kịch tác gia người Áo.
(10) Friedrich Torberg (1908-1979): Nhà văn, nhà báo nhà viết kịch bản, tự cho mình là ngưới Áo gốc Tiệp và người Do thái.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Thấy bên dòng thác

Phạm Kỳ Đăng

© Tranh Pierre Bonnard (1867 - 1947), họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp

Lũy cây xanh reo hằng phước
Tốt tươi. Dưới thế bình an
Thi thiên cõi tràn mơ ước
Đá vàng men kết trời lam.

Nước hồ chùng xanh áo liễu
Những thanh nữ hé môi tươi
Nâng xiêm nhón đùa dưới thác
Làn bay đồng lóa hoa cười.

Hãy buông miên man trời lộng
Gió miền nấn ná bao lâu?
Qua môi ta trong ác mộng
Thầm thì: men đá, ngày sau.

©® P.K.Đ 2016

Tranh của Pierre Bonnard (1867 - 1947), họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp, thành viên nhóm họa Nabis.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Một lần đến Alanya

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của Osman Hamdi Bey (1842-1910)

Sau chuyến nghỉ bên bờ biển Alanya vùng nam Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Syria, mình nhớ nhất chàng thanh niên khôi ngô, cười phô răng trắng đứng phục vụ đồ uống ở sảnh ăn. Còn ba bốn người nữa mới đến lượt mà thấy mình từ xa cậu ta chắp tay trước ngực và cúi đầu chào bằng tiếng Thái „sawadee khab“, xong lại rót khay cốc cho người xếp hàng. Biết mình là gia đình người Việt Nam, có lẽ không bao giờ lai vãng nơi đây, lần sau đó cậu cung kính hơn hẳn, gập người chắp tay búp sen lên ngực, chào 3, 4 lần, rồi khá bất ngờ soãi ngang hai tay làm khẩu súng trường, hô lớn „Peng! Peng !Peng“. Khách du lịch Việt lần đầu rời nhà ra đi thấy thế thì dễ bực, mình quen lại khoái cậu chàng gọi ra hồn vía đất nước quê hương rồi, còn sai gì nữa. Mình xua tay, yên bình rồi, đất nước tao không còn thế - và áp hai tay vào má nghiêng đầu ra hiệu ngủ ngon -, chỉ có bọn nhà các cậu mới „Peng peng peng“ nhau ở Istanbul. Cậu ta sáng mắt, phá lên cười.

Như vậy là hòa chứ gì, mà có dễ mình là người „thắng cuộc“.

Trên sàn rộng giáp biển đang ngồi uống bia chuyện vãn với vài gia đình Thổ Nhĩ Kỳ từ Düsseldorf qua, cậu ta ghé vào chỗ mình. Cậu lớn tiếng khâm phục người Việt Nam hào hùng vì độc lập, tự do và chủ quyền của một dân tộc. Mình không bày tỏ gì, bởi đang há hốc mồm nghe câu chuyện khác. Cái điều khiến mình sửng sốt nhất trước đối tượng đàm luận là ba bốn người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi, sống từ bé và có công ăn việc làm hẳn hoi bên Đức (có thế thì mi dư dả chút tiền đi nghỉ dưỡng) đều đứng ra bênh ông Tổng thống Erdogan chằm chằm. Trái lại, mình dứt khoát, Erdogan đã đào huyệt chôn những thành tựu thế tục hóa và dân chủ, giđây đang lăm lăm đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xuống đó. Nên lúc này thoạt nghe không tin vào tai họ thuyết, nào là hãy nghe chúng tôi đi, bản lĩnh là Erdogan, viễn kiến là ông ấy, chưa một vị chính khách nào ở châu Âu có tầm tư duy dân chủ như Erdogan, ông ấy những là người dân chủ nhất. Bốn năm người tranh luận khuỳnh tay khuyên tôi đừng làm nạn nhân cho ý kiến công luận phổ quát của phương Tây và Mỹ đang gây dựng và lèo lái. Phương Tây và Mỹ, như họ biện luận, chỉ muốn kìm hãm sức mạnh của đế chế Ottoman từng làm mưa làm gió từ Đông sang Tây, đã bị phương Tây trăm năm trước khuất phục sau hòa ước Sèvres.

Chắc nhiều người chưa biết, những ngày mình đang nghỉ ở đây, tổng thống tổ chức miễn vé cho dân tình đi lại tàu xe để lên Istanbul xuống đường cổ vũ ông. Cổ động viên hô hào tên ông được uống (rượu cồn chắc hẳn) miễn phí nữa. Tại Cologne (Köln) của CHLB Đức, người Thổ Nhĩ Kỳ từ mọi quốc gia tới vẫn tiếp tục biểu tình ủng hộ vị tổng thống, dù đóng vai trò Thượng phụ, Trưởng lão hay Chủ tế, Giáo chủ gì chăng nữa, theo mình cũng đang cuồng xưng hùng xưng bá. Ông ta gửi sang Đức đội quân giáo sĩ giảng giáo phù trợ ông. Và còn đòi sang cả đất nước Đức diễn thuyết trước các cuộc biểu tình tán dương. Nhà cầm quyền Đức từ chối lý do bất chính, cũng như trong thực tế bỏ qua yêu cầu của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, từng từ chối truy nã các nhà bất đồng chính kiến và đối thủ chính trị của ông đang nương náu, trong số đó gồm cả nhiều người bị điệp viên Thổ phái đến ám sát trên đất nước mình.

Ngạc nhiên hơn, dân cư vùng Antalya và Alanya, gần trăm phần trăm đều là những kẻ cuồng Erdogan. Họ cho rằng, với Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đang vươn tới vị trí đế quốc vĩ đại xưa kia. Erdogan giúp đất nước họ giờ đây cất tiếng nói mạnh mẽ của mình trên trường quốc tế. Mỹ và Tây Phương có bực mình cũng chỉ bởi tổng thống đã đàm phán thành công xóa sổ mọi nợ nần, và khá nguy, điều này có thể thành tiền lệ cho nhiều nước khác còn vay nợ tổ chức Ngân hàng thế giới.

Nghe họ nói, nào là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hùng mạnh trên trục xoay cán cân quyền lực thế giới, nào là đồng Lira đang lên giá, dù không muốn kể lại đây, mình có cảm giác nhàm tai đâu đây đang nghe lại những luận cứ ói màu dân túy. Hay là ở đây cũng có Hồng Vệ Binh hay Dư Luận Viên?

Khẳng định rằng không dễ tin quan điểm phổ cập do châu Âu hay Mỹ đưa ra, mình phản bác lại họ. Chính nền truyền thông phương Tây trong khung pháp lý tạo dựng đang dung nạp và thậm chí tạo ra một đội ngũ những nhà phê bình truyền thông gay gắt đòi hỏi nhìn nhận các diễn biến sự kiện dưới nhiều giác độ. Chỉ một điểm này thôi đã tạo khác biệt so với lối hành xử của Erdogan với truyền thông và báo chí Thổ Nhĩ Kỳ. Sau cuộc đảo chính, kết luận do bàn tay thao túng của
Fethullah Gülen (v giáo sĩ đứng đầu tổ chức FETÖ đối lập, tạm gọi là Thổ Tân), ông cho bắt bớ và nhân tiện thải hồi một loạt chuyên viên, công chức, thẩm phán, ... được cho là tay chân của đối thủ chính trị, song song đó dẹp luôn nhiều nhà xuất bản, đóng cửa một loạt các tòa báo.

Lên xe ra về, mình biết rõ mình hiểu biết rất hạn chế về đất nước đứng như tường thành thép bảo hộ Âu Châu. Cũng với tư cách của người du lịch, mình chỉ mới ngắm một pháo lũy trên đỉnh non kia.

Đến Thổ Nhĩ Kỳ ba lần rồi, người vãng du là mình không thể nêu ra với người dân nước này nhiều sự thật đáng nói. Rằng đất nước mình, được ngưỡng mộ bởi tinh thần quật cường và gan dạ đã đánh đuổi ngoại xâm, qua bốn năm cuộc chiến, giờ đây lại oằn mình cõng chịu trên vai một lớp chủ nô cũng mũi tẹt da vàng từ đồng bào mình, ác độc tham tàn và ngu muội hơn những ông chủ xưa khi kích động dẹp đuổi họ kêu là thực dân, đế quốc. Hệ thống toàn trị của một đảng hơn 70 năm xây dựng lên đáng ghê tởm hơn nhiều thiết chế độc trị của Erdogan, bởi dù sao ông ta cũng được một thể thức dân chủ bầu nên, và nền nếp của dân chủ vẫn còn đó, đập phá đi được từng công đoạn bên ngoài vẫn còn lại bên trong ý thức người dân không dễ sớm một sáng chiều dỡ bỏ. Hơn nữa ông ta đại diện cho mẫu người thực dụng và ích kỷ. Thế giới, mình nghĩ, vẫn còn khả năng ứng xử với những kẻ ích kỷ trần trụi hơn bọn tham tàn dựng một giáo điều che chắn, biện hộ.

Nhìn vào một sự thật của bốn cuộc đảo chính ở đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn nên thừa nhận một thực tế, các tướng lĩnh can dự mới đây đều tuyên bố muốn xóa sổ Erdogan vì một nền dân chủ. Nếu chính biến diễn ra khác đi mình vẫn ưu tiên họ hơn Erdogan. Và nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ, xây dựng nên trong một quá trình thế tục hóa, thực tế vốn dĩ được khai sinh ra bởi Mustafa Kemal Atatürk - một vị tướng khai quốc công thần chủ trương cải cách Thổ Nhĩ Kỳ theo mô hình các nhà nước Tây phương thời hiện đại.

Nói như thế không có nghĩa mình đánh đồng đảo chính với bạo loạn. Trong bối cảnh hiện tại, mình không chào đón bất kỳ một cuộc đảo chính tại quê nhà. Chỉ muốn thêm vài tiền đề khác để so sánh. Các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ đảng toàn trị, hiện thời, chỉ là những xung đột phát sinh từ tranh giành quyền và tiền. Mình đâu thấy lý lẽ gì biện hộ một sự yên bình và ổn định rao giảng trên truyền thông chính thống của nhà nước toàn trị. Mình bác bỏ mọi biện hộ về sự „ổn định chính trị“, tuy thế hoàn toàn không đặt hy vọng gì vào một cuộc đảo chính tại Việt Nam. Tướng lĩnh Việt Nam, rèn giũa trong đoàn thể duy nhất cũng chỉ là quân cờ được nhấc lên nhấc xuống. Tướng tá hay lãnh đạo cao cấp điều phối họ đều từ một cái chuồng tư tưởng, ý hệ. Nếu kẻ đứng đầu một nhóm gây chính biến tức là cùng lúc họ hô hào người dân, từ nhiều thập kỷ vốn bị cách ly ngặt nghèo và miễn nhiễm với dân chủ và các giá trị đi kèm can dự vào cuộc đổ máu tranh chấp vô trách nhiệm mịt mùng vô định. Không một ai trong số họ có một nhận thức, viễn kiến và dự án chính trị vượt ra khỏi bãi xới họ đấu đá. Cung cách họ giành giật, gùn ghè nhau cho ta dự cảm cái lốt tranh giành chẳng hề mang tính „đồng chí“, chưa tận mắt đã nghe tiếng rú rít của loài linh cẩu. Những ngày qua nghe như thế súng nổ Yên Bái, mình mới biết con đường Việt Nam hiện thời đi đến một Thổ Nhĩ Kỳ đang khủng hoảng còn rất vời xa và gập ghềnh trăm nẻo.

Trên chuyến về, không phải là ăn gian hay muốn giấu nhẹm nhiều điều đâu, mình biết, với hiểu biết hạn chế về một đất nước, tranh luận vãng lai cũng đến đó mà thôi. Trên núi cao có thành lũy mình chưa hề thăm viếng. Bên bờ biển biếc màu lam ngọc còn đó rì rào cây cọ đứng vút cao với nửa vạt xém bất động như thể lặng câm.

©® P.K.Đ

Tranh của Osman Hamdi Bey (1842-1910): Họa sĩ, nhà khảo cổ người Thổ Nhĩ Kỳ.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...