Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Sự phân biệt Cuồng sát và Khủng bố không còn đóng vai trò gì nữa

Karin Janker
   

Tranh của ©Franz Kline (1910-1962): Họa sĩ Mỹ

Luận đề của nhà triết học Franco "Bifo" Berardi: Những thủ phạm là kẻ thất bại của hệ thống của chúng ta dựng nên.

Triết gia Franco Berardi nhìn kẻ khủng bố là những con người bản thân khổ đau và thông qua đau khổ này trở thành tội phạm. Ông nói tới một sự „tuyệt vọng Hồi giáo“.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang gọi vụ ám sát trong một con tàu chạy trên vùng Würzburg là một trường hợp „nằm trong lĩnh vực giáp ranh giữa Cuồng sát và Khủng bố“. Đối với thủ phạm Nizza cũng không rõ đây có phải là một kẻ khủng bố do IS giao trách nhiệm hay là một kẻ đơn lẻ phạm tội không mang động cơ tôn giáo và tư tưởng. Đâu là ranh giới giữa tấn công Khủng bố và Cuồng sát. Trong cuốn sách mới đây của mình tựa đề „ Những người hùng. Về giết người hàng loạt và tự sát“, ngoài ra, triết gia người Ý Franco "Bifo" Berardi chuyên tâm vào vấn đề này.

SZ: Ông Berardi, trong tiêu đề cuốn sách của mình, ông gọi những kẻ giết người bằng cách tự sát và những kẻ cuồng sát là những „anh hùng“. Phải chăng đó có phải là một sự quá đáng đối với nạn nhân và thân nhân của họ?

Franco Berardi: Tôi sử dụng danh tính „anh hùng“ không trong nghĩa ngôn từ của nó , mà là trong sự đảo lộn mang tính nghịch lý: Những người đàn ông trẻ thực hiện những hành động khủng bố như school shootings hay những dạng thức khác của cái được gọi là tự sát mở rộng, nghĩ rằng thông qua hành động của mình họ trở thành anh hùng. Trước đó họ cảm thấy mình là người thất bại và tin rằng, kết cục giờ đây họ đã ra tay thu xếp được cuộc đời.

- Đặc biệt ở những nghiên cứu của ông về giết người hàng loạt và tự sát thực sự ông đã đọc những bản tuyên ngôn và những lá thư tuyệt mệnh của những tội phạm như Breivik (1) hoặc hai kẻ nã súng ở Columbine (2) để lại. Công trình của ông phát sinh từ một sở thích đặc biệt hướng vào bọn sát nhân, đôi khi đến mức lạ lẫm.

Franco Berardi: Bản thân tôi cũng tự cảm thấy gây ra cho chính bản thân sự lạ lẫm này. Sau vụ cuồng sát ở Aurora năm 2012, nơi một người đàn ông trẻ ăn mặc giả làm người chơi bài và bắn vào khán giả xem khai mạc bộ phim Batman, tôi cũng thỏa mãn bởi cái hứng thú gây ra gần như đến mức bệnh hoạn. Như được thôi thúc, đột nhiên tôi đọc tất cả về cái tội ác đây, cũng như các tội ác tương tự. Dạo đó tôi quyết định viết cuốn sách.

- Trong cuốn sách „Những người anh hùng“ ông quan sát những vụ tấn công khủng bố và cuồng sát, tìm gốc rễ quy hai thứ này về sự rối loạn tâm lý nơi thủ phạm. Nhưng mà không có một khác biệt cơ bản giữa khủng bố Hồi giáo và school shooting: tức là động cơ tư tưởng của những kẻ khủng bố?

Franco Berardi: Sự phân biệt giữa cuồng sát và khủng bố không còn đóng vai trò gì nữa, về mặt lịch sử đã trở nên lỗi thời. Trong một cuộc khủng bố mang tính Hồi giáo chúng ta không còn dính dáng tới một hành động chính trị như vào thời kỳ khủng bố của Lữ đoàn đỏ RAF(3). Đằng sau những vụ xảy ra ở Nizza và Würzburg, ta không nhận thấy được một chiến lược về chính trị. Chính vì vậy nghiên cứu khía cạnh bệnh học tâm lý của những tội ác này quan trọng hơn. Ở đây tôi nhìn thấy nhiều điểm tương đồng giữa những kẻ cuồng sát và kẻ khủng bố.

Tức là những tương đồng nào vậy?

Franco Berardi: Trong một khoảnh khắc họ muốn được là người chiến thắng. Những thủ phạm này không phải là những kẻ giết người hàng loạt cảm thấy rung động một cách khoái trá sa- đích trước đau khổ của nạn nhân. Đó là những con người bản thân đau khổ và do sự đau khổ đã trở thành những kẻ gây tội ác. Chính vì vậy tôi nói tới một sự tuyệt vọng mang tính Hồi giáo đã xâm chiếm những người này sau trở thành kẻ khủng bố. Cái này ít dính dáng đến tôn giáo hơn là tới hậu quả của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Tôi muốn hiểu cái Ác – đó là con đường thoát duy nhất khỏi địa ngục

- Mà tuy thế, sau những vụ sát hại như vừa qua xảy ra ở Würzburg và Nizza công luận và truyền thông đại chúng trong việc tìm một lời giải thích đã băn khoăn với câu hỏi: Thủ phạm có thể chăng là một tín đồ Hồi giáo cực đoan? Tại sao ông bỏ qua câu hỏi này?

Franco Berardi: Bởi vì đối với bọn mưu sát, tôn giáo chỉ đóng một vai trò ngoại biên. Mang tính quyết định hơn là bất lực, trầm uất, hoang mang – và cuối cùng sau đó, nếu như có mới đến tôn giáo nhập cuộc. Bệnh tâm lý có thể xảy ra với mỗi người. Vần đề không phải ở chỗ đóng ngáy một con dấu lên người bệnh. Là điều tôi quan tâm tới, nếu như con người đang đau khổ - và nếu như họ gây ra khổ đau. Chúng ta phải giúp đỡ những con người này, để ngăn chặn những tội ác như vậy. Chính vì lẽ đó tôi hy sinh cho người mang bệnh, tôi tìm cách đi sâu vào nỗi khổ đau của họ để nắm bắt nguyên nhân. Tôi muốn hiểu được cái Ác – đó là con đường thoát duy nhất từ địa ngục.

- Ông nhìn thấy nguyên nhân của sự khổ đau này nằm ở đâu, sự đau khổ khiến con người đi tới chỗ cầm rìu chém mọi người hoặc trên một cái chợ tại Bagdad cho nổ tung thân lên.


Franco Berardi: Một lý do có thể đọc ra từ bản di chúc của Mohammed Atta, một trong những kẻ mưu sát đánh bom World Trade Center vào năm 2001 chính là cảm giác một người thất bại.

- Nhưng mà Atta thuộc về tầng lớp trung lưu ở Ai Cập, anh ta không phải là người đứng bên lề xã hội.


Franco Berardi: Tuy nhiên thế anh ta vẫn cảm nhận thấy sự hạ nhục và sự cô lập. Trong thế giới của chúng ta ngự trị chủ nghĩa Tân Tự do, mỗi ai cũng đứng cùng với ai đó trong cuộc cạnh tranh. Ông hay bà cùng với đồng nghiệp, chúng tôi ở Tây Phương cùng với người ở phía Đông. Cái áp lực tâm lý thường xuyên này có thể gây ra bệnh tâm lý. Người ta không phải thông cảm với những người phạm tội, nhưng người ta phải nhìn thấy đó là những con quái vật, do chính chúng ta đã tạo ra.

- Trong chừng mực nào ạ?

Franco Berardi: Internet cũng có lỗi trong chuyện đó. Chúng ta sống một thời đại mà ở đó chúng ta không còn kết nối với nhau nữa, nơi mà đơn lẻ từng người kết nối với mạng. Chúng ta quạnh hiu như vậy. Giao tiếp không còn là điều kết nối, ngày hôm nay nó xảy ra ở diện rộng không có một mối tiếp xúc gì về thể chất.

- Nhưng mà ở vào thời điện thoại thì sự thể đã là thế rồi cơ mà.

Franco Berardi: Vâng, nhưng đó là một vấn đề số lượng. Ở bên máy điện thoại người ta không tiêu tốn hàng giờ đồng hồ với ảo tưởng đang kết nối với một ai đó. Người ta gọi điện ngắn, sau đó người ta gặp nhau. Ngược lại Breivik, điều đó chúng ta biết ngày hôm nay, ngồi có khi tới 16 giờ đồng hồ mỗi ngày trước màn hình. Sự lạ hóa với chính mình qua đó có thể dẫn tới những rối loạn về tâm lý.

- Lời chẩn đoán của ông liên quan đến mọi con người trên toàn thế giới, chúng ta sống trong thời đại kỹ thuật số. Theo như ông nghĩ, làm sao người ta có thể ngăn được khổ đau những người này cảm nhận và cũng tương tự đau khổ họ mang đến cho người khác.

Franco Berardi: Bằng cách chúng ta chú trọng vào những người cùng sống với chúng ta. Nói chung chúng ta không còn khả năng tập trung quan tâm tới người nào đó, cả vào bản thân cũng còn chẳng nổi. Chúng ta phải gặp gỡ con người đến từ Syria hay từ Afghanistan đi sang Đức hay sang Ý tới chúng ta bằng một sự quan tâm – và với điều đó tôi không hàm ý rằng, bằng cách để cho không chỉ phương tiện đại chúng, mà là tất cả chúng ta trong cuộc sống thường nhật tường thuật về họ. Chúng ta đã quên sự quan tâm dành cho những con người sống cùng, bởi vì chúng ta nhìn thấy mình chỉ như là kẻ cạnh tranh trong cuộc chiến giành giật sự sống.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ bản tiếng Đức

Nguồn: Süddeutsche Zeitung

Nhà triết học và phê bình phương tiện đại chúng Franco „Bifo“ Berdardi, sinh năm 1949 tại Bologna, đã ra mắt sách và các tiểu luận về những đề tài Ngôn ngữ của chủ nghĩa Tân tự do (Cuộc khởi nghĩa. Về thơ và kinh tế tài chính). Gần đây nhất nhà xuất bản Matthes & Seitz ấn hành cuốn sách của ông „Những anh hùng. Về Giết người hàng loạt và Tự sát“, trong đó ông chuyên sâu vấn dề những kẻ giết người hàng loạt nói gì về tình cảnh xã hội chúng ta.

Karin Janker: Nữ phóng viên Süddeutsche Zeitung, bà nghiên cứu báo chí , Ngữ văn Đức, Triết học và Khoa học chính trị.

(1) Anders Behring Breivik, sinh năm 1979, khủng bố cực hữu và kẻ giết người hàng loạt người Na Uy, thù ghét Hồi giáo. Breivik gây ra vụ thảm sát ngày 22.07.2011 tại Oslo, đảo Utoya, giết 77 người dân thường.

(2) Hai học trò Eric Harris (18) und Dylan Klebold (18) trường Columbine High School tại Columbine bắn chết 12 học sinh lứa tuổi 14 đến 18 và 1 giáo viên.

(3) Rote Armee Fraktion, tổ chức khủng bố cực tả hoạt động tại CHLB Đức những năm 70, chịu trách nhiệm 34 vụ giết người nhắm vào giới chính trị, hành chính, kinh tế, cảnh sát, quan thuế..., bắt cóc con tin, đánh bom khiến 200 người bị thương.

Tranh của
© Franz Kline (1910-1962): Họa sĩ phái Trừu tượng Biểu hiện Mỹ.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Những năm tháng đến rồi đi

Heinrich Heine (1797-1856)

Tranh © Henri de Toulouse-Lautrec (1984-1901)

Những năm tháng đến rồi đi
Các dòng tộc đi xuống mộ
Tình yêu trong tim thế đó
Tôi giữ chẳng bao giờ phai

Chỉ muốn thấy em một lần
Và trước mặt em quỳ gối
Nói với em lời hấp hối:
- Thưa phu nhân, tôi yêu bà!

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức


Die Jahre kommen und gehen

Heinrich Heine (1797-1856)

Die Jahre kommen und gehen,
Geschlechter steigen ins Grab,
Doch nimmer vergeht die Liebe,
Die ich im Herzen hab.

Nur einmal noch möcht ich dich sehen
Und sinken vor dir aufs Knie,
Und sterbend zu dir sprechen:
Madame, ich liebe Sie!

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

Tranh của © Henri de Toulouse-Lautrec (1984-1901): Họa sĩ, nhà đồ họa Hậu Ấn tượng Pháp.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Bài thơ "Những vì sao thông minh" của Heinrich Heine

Hans-Joachim Simm
 
Tranh của © Vincent van Gogh (1853-1890)


Các nhà thơ đã luôn luôn ưa hướng mắt lên bầu trời, đầy ngưỡng vọng và cầu khẩn. Nhưng các vì sao chỉ nhấp nháy lạnh lùng ngược lại. Có thể chúng không muốn dây dưa gì với chúng ta- những con người.

Năm 1821, khi ông gặp Hegel „vào một buổi tối đẹp sáng trưng các vì tinh tú ở Berlin, Heine đã kinh ngạc, khi „bậc thầy“ đại diện quan điểm, các vì sao, " ba thứ ấy chỉ là phong hủi chiếu sáng của bầu trời“ và đương nhiên không là địa phận nơi „ đức hạnh sau khi chết đi“ được tưởng thưởng. Vào thời điểm đó, nhà thơ trẻ nhìn nhận sự việc này vẫn còn khác. Mô-tip tinh tú trong thơ của sự thông thái, của cái đẹp và của tình yêu được ông thường xuyên sử dụng, và thế đó chỉ khi có dịp ông mới cuồng nhiệt hát ca như những đồng nghiệp thời Lãng mạn „ Những vì sao lấp lánh/ Lạnh lẽo và dửng dưng/ Và một gã điên khùng/ Chờ một lời giải đáp“, như ta có thể đọc được ngay từ trong tập „Khúc Tình Ca“ in năm 1827.

Bài thơ „Những vì sao thông minh“, viết năm 1844, nằm ở trong một tổ khúc nhỏ mang tựa đề „Zur Ollea“, cùng với nó Heine, tự trào đối với những bài viết tập hợp ở đây, đã ngụ ý bài thơ về món súp „Olla podriada“, ở bản trường ca „Atta Troll“ ông từng cho nó bốc hơi lên trong một cái chảo bẩn. Những bài thơ của tập hợp nhỏ này đầy hài hước và độc địa, nghiêm túc và nô giỡn, đôi khi trong một phong cách quái hợm chỉ đường trước cho một Christian Morgenstern (1) sau này. Ba khổ của bài thơ chúng ta xem được cấp cho ba mô-tip ai cũng biết thuộc về những mô-tip cổ kính nhất của văn chương thế giới luôn luôn đi về kích thích trí tưởng tượng. Thế mà ở đây chúng bị „xúc phạm“, vâng thậm chí còn bị đẩy vào phần đối ngược với ý nghĩa thông dụng phổ cập. Đây đó không còn sự thổ lộ nào nữa thông qua Bông Hoa Xanh Lam của một Novalis (2), ở đây không sao cảm nhận được tiếng nói của tình yêu; không một lần nào tiếng thơ tôn giáo tuyệt vọng của một Brentano (3) („Ôi vì sao của tình yêu/tinh thần và xiêm áo/tình yêu, khổ đau và thời gian và vĩnh cửu“) có thể giảm đỡ đi mất mát: trong đó hoa bị xéo „nhẹ“ lên- bởi cái bọn „khùng“, đó là những kẻ yếu, những lũ hỗn hào, đó là những người trâng tráo- hiện ra một thế lực tàn phá của một thế giới ít bình an. „Tiên sư cái Tổ Quốc dối lừa/ Chỉ phồn vinh những tủi nhục nhuốc nhơ/ Hoa mới nở đã chóng ngày tàn tạ/ Bùn hôi thối nuôi loài sâu béo bổ“ (4), Heine viết trong bài thơ về những người thợ dệt miền Xi-lê-di.

Những dối trá vàng son trong Hư vô xanh thẳm

Với khổ thơ thứ hai ông ám chỉ vào thú mạo hiểm của lãng mạn tầm thường cũng như vào kỹ thuật phát minh ra cho khả năng nhấc lên vật từ sâu dưới lòng đất cũng như từ đáy biển báu vật của thiên nhiên cũng như những tạo phẩm. Nhưng mà với cái giá nào cơ? Ngọc trai bị đục lỗ, thực sự bị làm tổn thương, tận dụng cho những người giàu, bị xêu căng vào trong “ách”. Chỉ riêng có các vì sao ở lại “vĩnh cửu” và “vững chãi”. Sự sử dụng mô-tip của Heine gần gũi với trào lưu lãng mạn Anh hơn là truyền thống Đức, nếu như nơi John Keats (5) “ Những vì sao lạnh lẽo đứng trên trời nơi đó” hay là nơi Schelley (6): “Và trên cao kia tụ bầy sao nhợt nhạt”. Sao chổi không là thứ mang đi nguyện ước, và tinh tú không rơi xuống như những đồng tiền bạc ánh sao. Với Hans Christian Andersen thì cô bé, khi tất cả các que diêm cháy gần hết, trong lúc chết đã cháy thành các vì sao.

“ Bây giờ thì tôi đã hiểu”, Heine để cho bá tước Schnabelewopski (7) nói thay ”rằng sao trời không là những sinh thể yêu thương và đồng cảm, mà chỉ là những ảo hình rực rỡ của đêm tối, những hình ảnh ảo lừa vĩnh cữu trong một bầu trời được mơ tới, những dối lừa vàng son trong một Hư vô xanh thẳm”. Trong một bài thơ sau này, một lần nữa và chua chát hơn Heine xử lý mô-tip của những bông hoa hiến dâng cho cái chết, của những vì sao xa xôi và nỗi cực khổ ở trần gian: “Ôi, thông minh sao, thế đó các vì sao/Chúng giữ mình nơi xa xôi chắc chắn/ Xa khỏi quả địa cầu độc ác/ Khỏi cái phần đến chết mất chẳng lành.” Cái Xấu xa toàn thắng, cái Vĩ đại và Đẹp đẽ phải lụi tàn. Cái đạo đức của Tinh tú là một thứ đạo đức khác: “Cái đen tối dính dáng gì tới mi, này sao hỡi?...Với mi ấy tình thương là tội lỗi”, Nietzsche (8) đòi hỏi. Heine, như ông ghi lại trong “Ảnh hình trên chuyến viễn du” (Reisebilder), đã tin rằng: ”Mặt trời của tự do sẽ sưởi ấm cho trái đất hạnh phúc hơn là lớp quý tộc của toàn bộ tinh tú còn lại”. Cái điều an ủi vô nghĩa có lẽ đúng rằng trong một tai họa ngày tận thế, các vì sao cũng sẽ không rơi xuống.

Nếu người ta hiểu ngọc trai là kết quả bệnh tật của con trai và tự nó là ẩn dụ cho thơ ca, thì ngọc trai của thơ ca không còn là món quà tặng từ mối kết liên trời với đất nữa..., mà cả hai chỉ là một trái kết của một nỗi khổ đau mà bầu trời không chạm tới”, nhà nghiên cứu mô-tip Friedrich Ohly viết thế. Trong bài thơ kết của tập “Zur Ollea” chàng Thomas vô thần không nghi ngờ sự “tồn tại của các thiên thần” của” các sinh thể ánh sáng không tì vết”, nhưng mà chúng không có cánh, “chúng lờn vờn ở đây trên trần thế” và “an ủi từng người, nhưng mà thế người kia nhiều nhất, kẻ mang nặng gấp đôi đau đớn/ được người đời gọi chính danh thi sĩ.”

© ® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: FAZ - Frankfurte Allegmeine Zeitung - http://www.faz.net/aktuell/feuilleton/buecher/frankfurter-anthologie/frankfurter-anthologie-heinrich-heine-kluge-sterne-14137655.html

Những vì sao thông minh

Heinrich Heine (1797-1856)

Bàn chân chạm vào hoa sao dễ
Những đóa hoa bị xéo phần nhiều
Người đời đi qua, giẫm đứt cánh
Bọn cuồng điên cũng như lũ hỗn hào.

Ngọc trai ẩn sâu trong lòng biển
Thế mà người ta biết mò ra
Đục một lỗ, người đời xâu vào ách
Vào cái ách của dây buộc lụa là.

Tinh tú thông minh chúng giữ phép
Tránh cho xa trái đất chúng ta
Là ánh soi thế giới, trên chín tầng bao la
Chúng đứng vững muôn đời, những vì tinh tú.

© ® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Kluge Sterne

Heinrich Heine (1797-1856)

Die Blumen erreicht der Fuß so leicht,
Auch werden zertreten die meisten;
Man geht vorbei und tritt entzwei
Die blöden wie die dreisten.

Die Perlen ruhn in Meerestruhn,
Doch weiß man sie aufzuspüren;
Man bohrt ein Loch und spannt sie ins Joch,
Ins Joch von seidenen Schnüren.

Die Sterne sind klug, sie halten mit Fug
Von unserer Erde sich ferne;
Am Himmelszelt, als Lichter der Welt,
Stehn ewig sicher die Sterne.

Chú thích của người dịch
(1) Christian Morgenstern (1871-1914): Nhà thơ, nhà văn và dịch giả, khá nổi tiếng là phần thơ trữ tình- hài hước của ông.
(2) Novalis (Georg Philipp Friedrich von Hardenberg, 1772-1801): Nhà văn của thời tiền Lãng mạn, nhà triết học Đức.
(3) Clemens Brentano (1778-1842) : Nhà văn Đức, đại diện chính của phái Lãng mạn Heidelberg.
(4) Bốn câu thơ trích từ bài „Những người thợ dệt thành Xi-lê-di, bản dịch của Hoàng Trung Thông.
(5) John Keats (1795-1821): Nhà thơ Anh, một trong ba đại diện lớn nhất của trào Lãng mạn Anh.
(6) Percy Bysshe Shelley (1792-1822): Nhà văn Anh, gương mặt đại diện của trào Lãng mạn Anh.
(7) Schnabelewopski: Nhân vật trong cuốn truyện du ký của Heinrich Heine.
(8) Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900): Triết gia, nhà ngữ văn, nhà thơ và nhà văn Đức.

Về tác giả:

Tiến sĩ Hans-Joachim Simm, sinh năm 1946, giám đốc các nhà xuất bản Insel Verlag và Verlag der Weltreligionen. Ông là tác giả của nhiều ấn phẩm nghiên cứu về quan hệ giữa Văn chương và Tôn giáo, về trào lưu Cổ điển và Thơ ca Đức.

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

Tranh của © Vincent van Gogh (1853-1890), họa sĩ Hà Lan.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Chiều giông

Georg Trakl (1887 - 1914)  


Tranh của © Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ Biểu hiện Đức.

Ôi những giờ khắc chiều rực đỏ!
Lấp lóa chao bên ô cửa ngỏ
Vòm nho vấn vít trời lam xanh
Ở bên trong ma qu rập rình

Bụi tung trong ngõ cụt hôi tanh
Gió đập vào cửa kính lanh canh
Chạy lng lên một đàn ngựa hoang
Chớp giong những đám mây chói chang

Mặt ao ầm ào nước khuấy tung
Hải âu kêu cửa sổ, bên khung
Từ đồi nổ tung những đám lửa
Tan vỡ trong thông những ngọn bùng

Bệnh nhân trong thương xá rên la
Đôi cánh của đêm xanh lướt qua
Đột nhiên lấp loáng cơn mưa xuống
Té tát hắt lên các mái nhà.

Gewitterabend

Georg Trakl (1887 - 1914)

O die roten Abendstunden!                                                 
Flimmernd schwankt am offenen Fenster                             
Weinlaub wirr ins Blau gewunden,                                       
Drinnen nisten Angstgespenster.                                           

Staub tanzt im Gestank der Gossen.                                     
Klirrend stößt der Wind in Scheiben.                                      
Einen Zug von wilden Rossen                                            
Blitze grelle Wolken treiben.                                               

Laut zerspringt der Weiherspiegel.                                
Möven schrein am Fensterrahmen.                              
Feuerreiter sprengt vom Hügel                                        
Und zerschellt im Tann zu Flammen.                     

Kranke kreischen im Spitale.                                         
Bläulich schwirrt der Nacht Gefieder.                             
Glitzernd braust mit einem Male                                     
Regen auf die Dächer nieder.                                           

Bản tiếng Anh (tham khảo)

The Thunderstorm Evening

O the red evening hours!
Glimmering by the open window
Vine leaves sway woozily curled in the blue,
Inside specters of fear nestle.

Dust dances in the stench of the gutters.
Rattling the wind knocks at the panes.
A herd of wild horses
Thunderbolts drive garish clouds.

Loudly the pond-mirror bursts.
Gulls cry near the window frames.
A fiery horseman gallops from the hill
And smashes to flames in the firs.

The sick screech in the hospital.
Bluish the night's plumage whirs.
Glistening all at once rain
Roars down upon the roofs.

© Phạm KĐăng dịch t nguyên tác tiếng Đức

Chú thích của người dịch:

Về tác giả: Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

Tranh của © Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ Biểu hiện Đức.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Đạo đức là một tiếng chửi

Sandra Kegel (1)

Tranh của Bùi Xuân Phái (1921-1988) ©

Thời xấu là những thời tốt đẹp cho nhà văn? Trong cuộc gặp gỡ đỉnh cao của Thụy Sĩ, các nhà văn Lukas Bärfuss, Peter von Matt và Sibylle Berg thảo luận về phương pháp giáo dục của những nhà điều hành hãng Volkswagen, công xưởng mang tính không tưởng Silicon Valley và những gây hấn không đâu gặp phải khi viết.

Sibylle Berg: „Rất khó nghe lời một thứ sao lặng lẽ như đạo đức của riêng mình.“
Lukas Bärfuss: „ Xã hội định nghĩa hạnh phúc và dẫn tới chủ nghĩa thích ứng“
Peter von Matt: „Chúng ta có một hệ thống chọn lọc của Tốt và Xấu, luôn biến đổi hình thái và gần như mang tính ngẫu nhiên.“

Thưa ông Bärfuß, những phản ứng ngày hôm nay về bài báo của ông „Thụy Sĩ của sự điên rồ“ in trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, đã gây ra ngạc nhiên. Điều gì đã xảy ra vậy?

Lukas Bärfuß: Nhiều thứ. Quan trọng là bài tiểu luận xuất bản trên một tờ báo Đức. Rất nhiều người giận tôi về điều đó. Người ta thích xử lý mọi sự hơn trong phạm vi gia đình.

Peter von Matt: Kỳ quặc. Từ nhiều năm nay người ta than vãn rằng kể từ thời Frisch (2) và Dürrenmatt (3) các nhà văn không còn can thiệp nữa. Điều này tuy không đúng, nhưng mà phương tiện đại chúng ra rả nói vậy. Nếu vì thế có lúc nào một người đập cho một cái vào mồm, thì sự oán hờn lại nổi lên bề mặt. Các nhà làm chính trị và thông tin đại chúng cho rằng, họ có thẩm quyền về chính trị. Nhà văn cần phải viết sách, còn không thì xin mời các ông bà liệu mà im đi cho.

Hôm nay không còn cho phép lập luận về đạo đức nữa phải không?

Sybille Berg: Đạo đức đã trở thành một từ chửi. Trong ý kiến tập thể, những cuộc tranh luận đạo đức dính dáng chút gì đó phản cảm. Ngạc nhiên, bởi vì từng người đều có một thẩm quyền đạo đức bên trong và biết những gì trên thế giới xảy ra bên ngoài cái phạm vi nhỏ của mình.

Bà có thể giải thích điều này thế nào?

Sibylle Berg: Sự thể bắt nguồn từ tình cảnh xáo động trên thế giới, đã đạt tới một giai đoạn ở đó tất cả hiển nhiên bắt đầu sụp đổ vào bên trong. Có quá nhiều bất cân bằng, tất cả đều cọ xát, không còn đáng để nói câu chuyện một cách dễ chịu. Chính vì thế bật lên la hét. Rất khó, bởi khó nghe được điều nhỏ nhẹ. Sợ hãi bùng lên trên mạng. Khó mà lắng nghe điều lặng lẽ như thể lắng nghe đạo đức của riêng mình. Trước đây có được một quan điểm quả giản đơn hơn, nếu như không ngay tức khắc sẵn bày ra hàng ngàn quan điểm khác online trên mạng.

Chúng ta đang ở Monte Verità, nơi các nghệ sĩ cách đây 100 năm trước đã chắp vá những phác thảo cuộc đời. Các vị tựu trung còn có thể bắt đầu với khái niệm không tưởng một chút nào chăng?

Peter von Matt: Là phạm trù, không tưởng quan trọng theo từng giai đọan, sau đó nó lại mất đi. Nhưng mà ngày hôm nay, vì vấn đề ngập tới cổ, cho nên chúng ta cũng không còn có thể nghĩ ra một thế giới những là như thế này thế kia. Chúng ta phải thấy rằng, mực vấn đề đã hạ xuống. Không tưởng đã từng là cuộc tranh luận sang trọng của cánh tả trong những năm thập kỷ 70. Dạo đó cái đó đã khiến tôi nhức đầu. Tôi muốn một vấn đề ra tấm ra món, tôi có thể nói về nó.

Sibylle Berg: Nếu như đã vậy, không tưởng của thời đại chúng ta chẳng được phác thảo ra bởi các nhà văn chúng ta, mà chính bởi các nhà lập trình của Silicon Valley. Ở hãng Boston Dynamics (4). Không tưởng là sự thay thế gần như đầy đủ con người bằng máy móc, có thể không hoàn toàn tệ hại.

Cả ba ông bà đều là công dân Thụy Sĩ. Đất nước của các vị được nêu danh là một cộng đồng ý chí. Trong đó có tiềm ẩn một moment nào chăng của không tưởng?

Peter von Matt: Phát ngôn về Thụy Sĩ như là một dân tộc bởi ý chí làm tôi bực mình. Bởi vì điều này có nghĩa là, những người khác đã do tự nhiên trở thành cái làm nên họ, trong khi chúng tôi làm ra chính chúng tôi. Nhưng mà Thụy Sĩ là sản phẩm của những tình cờ lịch sử. Những tưởng Thụy Sĩ bị giải tán năm 1815, nếu như những nhà nước đại cường châu Âu không nói rằng, chúng tôi cần đất nước này vì hộ chiếu. Thụy Sĩ đã không hề có đủ khả năng xuất hiện một cách thống nhất tại Hội nghị Vienna, mà bị chính các nước lớn cưỡng bách về biên giới chúng ta có ngày hôm nay.

Lukas Bärfuss: Về không tưởng trước tiên tôi nghĩ đến cuốn sách „Utopia“ của Thomas Morus (5) miêu tả nhà nước lý tưởng, để nêu danh sự khác biệt với hiện tại. Điều này năm trăm năm sau vẫn bức thiết đúng như thế. Nhà văn ưu tư về việc chúng ta sẽ vận động theo hướng nào. Đề ra mục tiêu của cái bất khả thể tỏ ra quan trọng với tôi. Và ở đây hoàn toàn có thể có một liên hệ với cái tiếng xấu của đạo đức.

Trong chừng mực nào cơ?

Lukas Bärfuss: Tiên quyết hơn cả đạo đức là câu hỏi, người ta muốn và cần phải sống thế nào. Ở đó đạo đức đã trở thành một thứ với nó người ta đập chết người bằng lý lẽ, bởi vì câu hỏi này hầu như không cho phép trả lời được bởi từng người. Xã hội định nghĩa hạnh phúc, và cái đó dẫn tới thích nghi hiện trạng. Điều này bắt đầu từ cái nhỏ. Nếu như có người nào muốn làm việc bán nhật, sự thể đã trở nên rắc rối với đường tiến thân. Áp lực thích nghi lớn, khoảng chơi vừa vặn. Câu hỏi về đức lý trở thành sự đe dọa. Rochefoucauld (6) luôn khăng khăng cho rằng chính vì thế ông là một nhà đạo đức, bởi vì ông mô tả sự vật như nó là. Đối với tôi, đó là thái độ của nhà đạo đức.

Peter von Matt: Nhưng là khác với những người Pháp vốn quan niệm đạo đức trước hơn là những phong cách, thì trong ngôn từ của chúng ta đạo đức hướng vào những khác biệt giữa các hành động được coi là đúng hay là sai. Vấn đề của đạo đức với tôi ngày hôm nay có lẽ trước hết nằm ở chỗ, chúng ta không còn có một hệ thống đức lý cấu kết với nhau, mà chỉ thuần túy một political correctness (7), từ trường hợp này đến trường hợp kia hiệu chuẩn từng hành vi. Phân biệt chủng tộc, bài Do thái, ấu dâm, đấy là những tội đáng chết của thời hiện tại của chúng ta. Nhưng mà bên cạnh đó tiếp tục có nhiều những kiểu ứng xử kinh tởm tương tự như vậy, kỳ lạ thay không hề lọt vào trong hệ thống đó. Bởi vì đạo đức có một tiếng xấu như thế, điều này phụ thuộc một cách tiên quyết vào khái niệm thuyết giảng đạo đức. Con người trải nghiệm nó một cách tự do, hắn ta có thể làm hoặc thôi những gì hắn muốn. Trong tinh thần này, đạo đức có ý nghĩa tiêu cực, nhưng tuy nhiên với các phạm trù của political correctness, thí dụ tôi không được nói cái từ „Mohr“ (8) nữa, thì đạo đức lại được gọi tên ở đây. Chúng ta có một hệ thống chọn lọc của Thiện và Ác, hoán thể và gần như là tình cờ.

Lukas Bärfuss: Kể cả không có một bộ chuẩn tắc phổ quát, vẫn còn nhiều quy tắc chưa soạn thảo, và chúng ta biết rõ, chúng ta phải ứng xử ra sao để còn vừa vào với sự có thể thương lượng. Cách ứng xử thích ứng hiện trạng ăn mừng những trạng huống cổ xưa. Đó là hậu quả của sự sợ hãi về sự sinh tồn của bản thân và dẫn tới việc chấp nhận những định chuẩn của thực tại một mình xác quyết. Thông qua đó mất đi chiều kích lịch sử. Về mặt đạo đức, Angela Merkel bị thóa mạ vì chính sách tỵ nạn, bởi bà đã dựa vào truyền thống châu Âu. Lịch sử của những sự xua đuổi luôn mang tính kiến lập cho bản sắc châu Âu và Liên minh châu Âu. Ai ngày nay nhìn nhận mình phi lịch sử, hay là tin rằng, như Peter von Matt nói, được phép ứng xử như anh ta muốn, người đó đứng ngoài truyền thống châu Âu và phải thóa mạ bà ấy, người thực ra cần phải ràng buộc trách nhiệm lên anh ta.

Điều này mang lại hậu quả gì, nếu như mất đi chiều kích lịch sử, như ông Lukas Bärfuss vừa nói?

Lukas Bärfuss: Sự tàn phá khái niệm tương lai một cách tích cực là một trong những vấn đề trọng tâm của thời đại chúng ta. Bởi vì nó được cắm rễ vững chãi trong xã hội công dân. Điều tốt lành nhất, là người thợ của mình xây nên hạnh phúc, còn tới – trong ý này diễn đạt một sự đoan chắc rằng tương lai không là hệ định, mà có thể xây dựng được. Sự tin chắc này bị lay chuyển, có như qua cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009. Dạo đó số đông đã không đủ khả năng đến cùng chống lại lợi ích tài chính của một thiểu số. Những nền dân chủ có thể mất đi sự thụ động và lại có thể nhận ra mình có quyền xác quyết ra sao, điều này chưa nhìn thấy trước được.

Peter von Matt: Chúng ta không thể đi vòng qua được. Tôi nhìn vấn đề không bi quan như các vị. Ai dạy dỗ con cái, ắt phải đối mặt với tương lai. Ở đây chúng ta phải nỗ lực vì tương lai. Cụ thể trong mối tương quan cá nhân, nhưng mà đây đó sự nghiệm trải của tương lai có thể tốt có và tương lai có thể xấu đó đây thúc bách. Trong đường đời từng người, nghiệm trải có căn nguyên của nó qua sự tiếp nối thế hệ.

Lukas Bärfuss: Nhưng mà một giám đốc điều hành hãng VW (Volkswagen) can dự vào những trò lừa đảo, s giáo dục con của mình thế nào đây. Đây là một tình huống cơ bản kịch tính: Sau khi đi làm về người cha giải thích cho đứa con tại sao trong nhà trường không được phép quay cóp và sau đó lại suy tính xem ông ta có thể lách luật tốt nhất bằng cách nào. Nếu nội trong bộ máy đạo đức của một cá thể không có sự điều phối, thì thử hỏi làm sao có thể có được điều này khi bước vào xã hội.

Peter von Matt: Đạo đức nước đôi là một vấn đề xưa cũ. Cả vào cuối thế kỷ 19 đã có đạo đức chính thống và đồng thời thực tiễn đương nhiên của sự phi đạo đức. Dạo đó là một cấu tầng giai cấp. Ngày hôm nay có sự chênh biệt giữa hoạt động kinh tế và cá nhân. Người ta thay đổi áo.

Lukas Bärfuss: Chuẩn mực kép không tốt đối với một cá tính, bởi vì nó đòi hỏi những phúc lợi cân bằng cao: không chỉ một phòng thay đồ kép, mà còn cả một ngôn ngữ kép, một lịch sử kép, điều này chúng ta tìm thấy trong nhiều lĩnh vực của xã hội.

Ông nghĩ đến điều gì ở đó?

Lukas Bärfuss: Hàng nhiều thập kỷ thể thao đã vô tư chuyển tải những giá trị tích cực. Sức khỏe, tinh thần đồng đội, Fairness. Và hôm nay? Gần đây, khi con trai tôi hỏi, con có được tập luyện tại cuộc gặp gỡ điền kinh với các vận động viên thế giới hay không, tôi đã không cho phép cháu đi. Con tôi nó mở mắt tròn xoe nhìn tôi. Nhưng tôi không muốn cháu dây dưa với các nhà thể thao nghiện ngập, lừa đảo. Tôi yêu sự ganh đua thể thao, nhưng chắc chắn không vì lẽ nó làm cho mạnh khỏe hoặc công bằng.

Bà Berg, trong cuốn tiểu thuyết của bà „Cám ơn đời“ bà đã phác họa ra một nhân vật có đạo đức cao sống trong môi trường có vấn đề.

Sibylle Berg: Cuốn sách đã là một mệnh lệnh thử nghiệm. Làm sao một người riêng lẻ có thể kinh qua cuộc đời không một sự cay đắng. Không bị tàn phế về đạo đức. Làm sao người ta đạt được nguyên còn mà vẫn cảm thông. Trước hết là người ngoài cuộc. Và làm sao một người lại thành công trong việc vượt qua sự bỉ báng, mà anh ta không hề bất tử. Và một trong hàng tỷ người.

Peter von Matt: Thú vị đấy, bởi vì có sự căng thẳng giữa tra vấn về xã hội và đạo đức của từng người. Tiểu sử cuộc đời cá nhân là hiện thực có thể là lớn nhất mà chúng ta có thể nghiệm trải. Tuy rằng con người từng trải xã hội, nhưng nó có tương lai riêng. Chính vì thế, theo cách thức kỳ quặc, từng người đơn lẻ hội nhập vào xã hội hoặc không hội nhập. Đó đây nhiều lỗ hổng mở ra.

Sibylle Berg: Cái quyết định là không cay cú và không để những quá trình phát triển in thành vết vào tư duy. Ở lại năng động trong mọi hướng là sự thách thức về mặt tính cách cá nhân và tri thức. Chỉ trong sự cởi mở này, một cuộc đời hạnh phúc nói chung mới trở nên khả thể. Ngay trong phần bổ khuyết bài báo về Thụy Sĩ những tưởng tôi đã có điều kiện để cay cú. Nhưng điều này đã không chạm tới được tôi, tôi không muốn để tước đi cảm tình của mình đối với thuộc tính người.

Peter von Matt: Với điều đó vừa rồi bà đã mô tả nét đặc thù của công việc nhà văn: tức là anh ta không thể nào bỏ qua được cá thể, Kết cục anh ta luôn luôn đụng độ với thực tại của từng người. Đối với thực tại này các hệ thống xã hội là thứ yếu. Có thể chúng bi đát hay tàn phá, nhưng mà nghiệm trải của cô lập của từng con thú người riêng lẻ, phải được người nào đó biểu đạt. Chính vì thế cần tới văn học, cũng là đối trọng với khoa học. Bởi vì khoa học không bao giờ phối hợp với cá thể, mà luôn với mẫu người.

Sibylle Berg: Nhưng mà các vị đôi khi chẳng có những ngày các vị nghị rằng, những điều chúng tôi làm, đó là một điều nhăng cuội tinh hoa. Trong những khoảnh khắc ấy tôi ngờ vực và nghĩ rằng, nếu như tôi muốn lay chuyển chút gì đấy, thì tôi phải vào lĩnh vực chính trị và trở thành lãnh tụ cách mạng. Chúng ta chỉ ru rú tại đây và làm cách mạng trẻ ranh. Nếu như còn trẻ hơn, tôi sẽ chẳng bắt đầu một lần nữa viết lách.

Peter von Matt: Đó là số phận nhà văn của các vị.

Sibylle Berg: Chạy quàng bụi rậm...

Peter von Matt: Về những độc giả quan trọng đối với bà, những người bà mang lại cho nhận thức khiến họ thay đổi cuộc đời, có thể chẳng bao giờ dù một lần bà nghe tin về họ.

Lukas Bärfuss : Tôi cũng biết những gây hấn không đâu nặng nề khi đang làm việc. Nhưng mà chừng nào tôi còn viết, điều đó không đóng vai trò gì. Và chủ nghĩa bi quan văn hóa cũng không là thái độ chấp nhận được. Đã một lần nó đẩy thế kỷ 20 vào tai họa. Gần đây trí tuệ nhân tạo đã đánh gục một người chơi Go. Chúng ta cần xắn tay, vẽ trọn ra hậu quả cho hình ảnh con người.

Thế thì thời đại xấu là thời tốt lành cho nhà văn chăng?

Sibylle Berg: Tôi cho rằng ngày hôm nay gần như khó khăn chút xíu. Có một sự thừa thãi vấn đề tuyệt vời đang chào mời . Người ta không theo kịp.

Peter von Matt: Những gì nhà văn phải làm, là viết, không phải là giải thoát thế giới. Họ cũng không phải giải quyết những vấn đề của thế giới. Họ có nhiệm vụ nói lên điều không thì chẳng một ai nói.

Lukas Bärfuss: Tôi không muốn bằng lòng với bản thân và tay trắng đến một kết cục. Tôi muốn nguyên còn có thể sờ mó được. Tất nhiên là lạc lõng, những gì một người đàn bà nghĩ một ngàn năm trước và thế đó tôi đã khóc như một đưa trẻ khi đọc tác phẩm „Sách gối đầu“ của Sei Shonagon (9).

Sybille Berg: Tôi có cảm giác rằng, thế giới đứng trước một giai đoạn mới. Do cuộc cách mạng kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo. Cái đó dẫn đến những phản ứng gay gắt của thời đại chúng ta. Tôi chỉ không biết, thế giới sau đó mặt mũi ra sao. Cái đó làm tôi kiệt sức. Các vị có một ý tưởng chứ?

Lukas Bärfuss: Không một mảy may. Nhưng trước đây 30 năm nhìn ra được hiện tại hôm nay cũng đã là điều không thể. Tương lai vẫn không thể đoán định trước, cơ may lớn tiềm ẩn trong đó. Trong khi tương lai của riêng mình đáng tiếc thay có thể nhìn thấy được.

À thế à?

Lukas Bärfuss: Tôi sẽ dìm mình tan vào a xít amin.

Peter von Matt: Không đúng đâu. Cái chết nhìn thấy trước, nhưng mà cái chết không phải là một tương lai. Với cái chết tương lai kết thúc.

Lukas Bärfuss: Với tôi vâng chính thế, nhưng không với xã hội. Sự đời tiếp tục. Điều chắc chắn rằng cuộc đời hữu hạn, cho phép tôi ấn định các ưu tiên khác đi. Nó tương đối hóa bản thân tôi theo cung cách nào đó. Trong câu nói“ Hãy lưu tâm, rằng anh rồi chết“ tiềm ẩn một hứa hẹn hạnh phúc. Và dẫu sao lời hứa khiến ta nhẹ gánh hơn khỏi đánh mất lý trí.

28.04.2016
© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức


Chú thích về các nhà văn:

Sibylle Berg, sinh năm 1962 tại Weimar, năm 1984 bỏ CHDC Đức. Từ khi ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay năm 1997, sách của bà được dịch ra 20 thứ tiếng.

Lukas Bärfuss, sinh năm 1971, nay thuộc về các kịch tác gia có vở diễn nhiều nhất trên sân khấu. Ông là tác giả của những tiểu thuyết được giải „Trăm ngày“ và „Koala“.

Peter von Matt, sinh năm 1937, giảng dậy bộ môn Văn học Đức thời mới ở trường Tổng hợp Zürich. Gần đây ông xuất bản cuốn sách“ Những cậu con trai tàn tạ, những cô con gái lỡ làng: Thảm họa gia đình trong văn chương“.

Chú thích của người dịch:

(1) Về nữ tác giả Sandra Kegel : Sinh năm 1970 tại Frankfurt am Main. Bà nghiên cứu Ngữ văn Đức, Romanic cũng như Sân khấu, Điện Ảnh và Thông tin đại chúng. Từ 1999 bà là biên tập viên mục fuiletton. Từ 2008 biên tập viên Văn học và Đời sống văn chương của tờ FAZ, đồng thời là thành viên nhiều ban giám khảo tặng giải văn chương có uy tín (Giải thưởng Hölderlin, Giải thưởng Ingeborg-Bachmann, v.v.).

(2) Max Frisch (1911-1991): Nhà văn, kiến trúc sư người Thụy Sĩ, tác giả tiểu thuyết Homor fabe nhiều người biết đến.

(3) Friedrich Dürrenmat (1921-1990): Nhà văn, kịch tác gia và họa sĩ người Thụy Sĩ.

(4) Boston Dynamics: Hãng nghiên cứu và chế tạo người máy tiên tiến nhất, có trụ sở tại Waltham (Massachusetts).

(5) Thomas Morus (1478-1535): Chính trị gia, và tác gia người Anh, tác giả cuốn Utopia.

(6) François VI. de La Rochefoucauld (1613-1680): Nhà quí tộc và nhà quân sự Pháp. Ông đi vào lịch sử văn học với nhửng lời cách ngôn, được coi là đại diện của những nhà đạo đức học của Pháp.

(7) political correctness: Mực thước chính trị (trong thái độ, ý thức, hành vi).

(8) Mohr: Từ mang chút hàm ý khinh thị chỉ người da tối màu, da đen.

(9) Sei Shonagon (966-1025) : Nữ sĩ và cung tần triều đình Nhật bản triều đại Heian, tác giả của cuốn "Sách gối đầu giường".

Cuộc nói chuyện xảy ra bên lề Liên hoan Eventi letterari Monte Verità ở Ascona.

Tranh chân dung của Bùi Xuân Phái (1920- 1988): vietnamesischer Maler und Grafiker.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Hà Nội mơ

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của © Bùi Xuân Phái (1920-1988)


Như trăng óng, như châu ngà, như sa điện
Lồng trời quay vấn vít sắc trên cao
Khi mơ mộng nhập hồn trong một phút
Kết hào quang voan nhiễu rực lòng đào.

Mê mải ngắm – chàng chèo thuyền thanh tú.
Mái sát cong, phường phố láy lồng hồ
Trong sương mịn đoàn gánh gồng giạt bước
Tưởng chiến bào kỵ mã tới Đông Đô.

Hồ Gươm sáng, gió ban mai hào sảng
Gióng chuông lầu vang giàn giạt cửa ô
Giốc ào xuống tự chiếc bình quý giá
Bao gấm voan, trâm khánh của đời xưa.

Tung vân sắc, tung hô mơ bất diệt
Kìa chàng trai vừa yết tháp Văn Lâu
Muôn năm đất chẳng vắng người hào kiệt
Xe vua đi long trọng đón văn hầu.

Trăng giỡn nổi, muôn sao quỳ đôn hậu
Quanh tháp Rùa soi chùa điện nguy nga
Một bó đuốc hạ trời tìm tới đậu
Đáy mắt người dâng gươm báu nhà vua.

Hân hoan mắt, tay chòang ôm vồ vập
Đắm say lên hoa hậu tới kỳ duyên
Nàng công chúa trong tiếng kinh dồn dập
Rẽ hoa đèn, thơm xiêm áo y nguyên.

Vừa bước tới từ gióng hàng gươm giáo
Chắp tay khuôn lễ bên ngựa kim cương
Hà Nội mơ man mác một trời thương
Như trăng óng, như châu ngà, như sa điện.

©® P.K.Đ 1993 - Mê Ca

Phố Hà Nội - Sơn dầu trên Carton, 15x25 cm, Col. Đặng Tiến,
Tranh của © Bùi Xuân Phái (1920-1988)

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Svetlana Alexievich: Người Nga không chịu đựng nổi tự do

Kerstin Holm
            
Tranh © Wassily Kandinsky (1866-1944): Họa sĩ Nga
 

Nữ văn sĩ ngưỡng mộ nghị lực của người Ukraine và sự thông thái của bà Angela Merkel, nhưng bà cũng phấn chấn vì người Bạch Nga không bị lũ đầu sỏ chính trị cướp bóc một cách trắng trợn. Một cuộc trò chuyện với nữ nhà văn mang giải thưởng Nobel Svetlana Alexievich (1).

Svetlana Alexievich sống trong một căn hộ chật hẹp tầng tám của một tòa nhà khổng lồ nằm tại trung tâm của thủ đô Bạch Nga. Từ cửa số nhìn ra người ta có một cảnh quan rất đẹp hướng tới hồ của dòng sông Swilslatsch đã tan băng. Trời mưa tuyết. Nữ tác gia mặc một chiếc áo len đan màu nâu sẫm và choàng ra ngoài một chiếc áo gi-lê dạ cứng cáp đan mẫu hình xanh lục. Bà nói bà bị cảm lạnh, đưa giày đi trong nhà cho người đến thăm và tiếp khách bằng bánh và cà phê trong bếp.

Là người nhận giải Nobel văn chương, người ta sống thế nào cơ, thưa bà Svetlana Alexandrovna?

- Bây giờ ở nước Nga tôi có tác động như đạo quân thứ năm. Tờ báo văn học Literaturnaja gaseta gọi tôi là „đồ đệ của Bandera“(2), bởi vì tôi ủng hộ đường lối cải cách của Ukraine. Tổng thống Aliaksandr Lukašenka đã chúc mừng tôi, tuy nhiên trước kỳ bầu cử tổng thống. Sau khi ông được tái cử, ông tuyên bố rằng tôi đã ném thứ nhơ bẩn vào đất nước. Từ Nga chỉ có một thư chúc mừng của Sergej Naryschkin, chủ tịch nghị viện Duma. Không có gì từ Putin. Nước Nga có một quan hệ không lành mạnh đối với giải thưởng Nobel, đã luôn là thế với Iwan Bunin (3) và cũng như vậy với Joseph Brodsky (4).

Nhưng nữ ký giả Nga Julia Latynina, một người phê phán Putin gay gắt, cũng cho rằng, quyết định của hội đồng Nobel tặng giải cho bà cũng phát xuất từ một khẩu vị đặc „châu Âu“. Và nghĩa là bởi trong những cuốn sách của bà những nghiệm trải chiến tranh và tai họa kỹ thuật thường xuyên được trình bày từ giác độ của con người hoàn toàn bé nhỏ. Chưa bao giờ lo-gic và hệ lụy của những sự kiện trọng đại lại lọt vào tầm nhìn cả. Latynina quả quyết, hiểu cái lo-gic này hoặc là đơn giản chất vấn về nó, hầu như là vô đạo đức đối với người Âu châu hôm nay.

- Văn chương Nga luôn cấp tiếng nói cho những người thấp cổ bé họng. Chúng tôi đều đi ra từ „Chiếc áo bành tô“ của Gogol (5). Đơn giản nước Nga quá lớn, vì thế thường xuyên đưa ra những tư tưởng siêu việt trong việc biến con người thành đối tượng, nô dịch nó và nướng bánh các cá thể thành một thể chất tập thể. Tôi phanh phui cái thể chất tập thể này ra và nghiên cứu những bộ phận đơn lẻ của nó.

Khi tôi đi dạo trong trung tâm thành phố Minsk, tôi truyện trò với hai người phụ nữ. Họ cho rằng, sách của bà „bôi đen“. Văn chương trước hết đưa ánh sáng vào cuộc đời mới phải.

(Cười)- Nhiều người nghĩ rằng, văn chương cần trang điểm. Nếu như văn chương chỉ ra các vết thương, thì cũng ở đó có lời hiệu triệu hành động để thay đổi đi chút gì đó. Cái này thì khó chịu đây. Tôi đã nói với một tờ báo rằng, chúng ta cần những sự cải cách. Thế mà Lukašenka lại nói với một tờ báo khác, những cải cách là hoàn toàn thừa.

Cả hai nữ công dân làm nghề y, tức là không phải hoàn toàn vô học, tỏ ra hết sức trung thành với thể chế và tự hào rằng là phụ nữ, người ta có thể một mình tung tăng đi lại
tại Minsk vào ban đêm.
 
- Thực thế, ở đây – cũng như ở Nga - dân chủ không có được số đông. Người ta phải thừa nhận rằng ít nhiều Lukašenka đã tuân thủ hợp đồng với nhân dân. Ông ta đã trợ giúp các tổ hợp nông nghiệp, những nhà máy nông phẩm của nhà nước, mặc dù điều này đối với ông không dễ. Ở đất nước chúng tôi có tham nhũng và kinh tế thân hữu chia lợi. Tuy nhiên tại Bạch Nga, nhân dân không bị cướp bóc trắng trợn như tại nước Nga, mà cũng tương tự thế ở Ukraine, nơi đồng ruộng bỏ hoang và nền nông nghiệp nằm chết gí dưới đất.

Tại nước Nga hàng xúc xích, sản phẩm sửa, các loại bia từ Belarus rất được trọng vọng!

- Mà thực thế, khác với hàng Nga chứa nhiều chất phụ gia và kích thích khoái khẩu, thực phẩm của chúng tôi tuyệt hảo và nguyên vẻ tự nhiên, do được nhà nước kiểm soát. Tổng thống cùng cậu con trai ông có quan hệ gắn bó đã ra mắt giúp gặt hái „Bulba“, là khoai tây trong tiếng Bạch Nga.

Thỉnh thoảng người Nga gọi người Bạch Nga một cách vui nhộn đáng yêu là „Bulbonien“ (lũ khoai tây).

- Người Bạch Nga là một tộc người nông dân, không bao giờ họ đánh mất mối liên hệ với chu kỳ của tự nhiên. Họ không hung dữ như người Matxcơva. Trong đám đông nếu có một người giận dữ, người khác xúm vào dỗ dành anh ta. Thay vào đó, khác với người Ukraine yêu tự do, họ cũng có vẻ thiếu sáng kiến hơn. Tôi tin vào người Ukraine, họ cương nghị, không dễ bề áp bức. Ở đó tôi đã trông thấy con mắt rực cháy của những người trẻ tuổi. Ở đất nước tôi người ta nói một cách đặc thù: hãy ráng chịu lấy tổng thống của chúng ta là hơn, ông ấy không còn trẻ nửa, cái chính là chúng ta không có cảnh Maidan!

Nhưng mà hôm nay người ta có thể mua được sách của bà tại Bạch Nga mà?

-Vâng, có một ấn bản 5 cuốn sách đẹp được nhà xuất bản Matxcơva Wremja phát hành. Đáng tiếc chỉ có bản dịch ra tiếng Bạch Nga chỉ trong dạng Samizdat. Hơn nữa sách của tôi sẽ tiếp tục không được bàn tới ở nhà trường như trước thời ông Lukašenka.

Bà có gốc gác Ukraine và Bạch Nga, nhưng mà lại viết bằng tiếng Nga.

- Tôi có ba ngôi nhà sinh thành: thành phố Đông Ukraine Iwanowo-Frankiwsk, nơi mẹ tôi có nguồn cội và tôi sinh ra; ngôi làng Bạch Nga, nơi tôi lớn lên; và nền văn hóa Nga nuôi dưỡng tôi và tôi trở thành một phần của nó. Cha tôi, một người cộng sản đến Iwano-Frankiwsk với tư cách là kẻ chiếm đóng phục vụ nhà nước Xô Viết bị căm ghét tại đây. Trong những năm 40, ở đó về nguyên tắc người ta không bán thứ gì cho người Nga. Chính vì thế khi là cô bé nhỏ tôi suýt bị chết đói. Vì thế cha tôi đi tới một tu viện và nói với bà tu viện trưởng. „Tôi là kẻ thù của nhà bà“, ông nói,“nhưng mà tôi có một cháu bé nhỏ chết vì đói khát“. Bà tu viện trưởng trả lời:“ Mi biến ngay đi, đừng để ta phải nhìn thấy mi nữa, nhưng để vợ mi đến đây!“ Mỗi ngày các bà sơ cho mẹ tôi sữa dê. Thứ đó đã cứu sống tôi.

Hôm nay nhiều khách qua đường đi vào nhà thờ Chính thống giáo nằm cạnh tòa nhà bà ở, để cầu nguyện hoặc thắp nến.

- Vâng, người ta đi vào nhà thờ, nhưng mà nhà thờ cũng hoàn toàn không có vẻ hung dữ và cuồng khích của Matxcơva. Ở đất nước chúng tôi cũng không có chủ nghĩa bài Mỹ của người Nga, tương tự ít như vậy là sự thù địch của người Nga đối với Liên minh châu Âu. Lukašenka cũng đã không ban bố những đạo luật khủng khiếp chống người đồng tính luyến ái như Putin...

Trong khi rất nhiều người đồng tính luyến ái ngồi trong nghị viện Duma và trong chính phủ...

...và cả trong Tòa thượng phụ Matxcơva! Tôi không có thể nói rằng phần đông người Bạch Nga hào hứng về những thú nhận đồng tính luyến ái công khai, nhưng mà họ coi đó là một câu chuyện riêng tư.
Hôm nay người ta có thể hàm ý rằng, nhà thờ Chính thống giáo Nga đã chiếm lĩnh được khẩu ngữ của lãnh tụ cách mạng Lê nin:“ Càng tệ, càng hay“.

Trong thực tiễn, vị Trưởng lão Wsewolod Tschaplin chuyên trách về quan hệ công chúng tại Tòa thượng phụ Matxcơva có vẻ như mãn nguyện về tình trạng thê thảm của nền kinh tế Nga. Hay sao, rằng những năm tháng béo bở đã qua rồi, ông nói, điều này tốt cho người Nga. Đối với những người như Tschaplin, khổ đau là nhiệm vụ chính của con người, là công việc thực thụ của họ. Nhưng mà cả Alexander Solschenizyn(6) tin rằng, khổ đau sẽ được đền bù và dẫn tới tự do. Điều này làm tôi khác ông ấy.

Cuộc hôn nhân giữa Nga và Bạch Nga đi sâu vào khủng hoảng ra sao?

- Bạch Nga phụ thuộc vào Nga, vào những khoản cho vay đáng tiếc sẽ không theo kiểu đầu tư mà theo chu trình bị ăn cho kỳ hết. Từ khi Nga xâm lược Đông Ukraine và bán đảo Crimea, thấy trước hết ở những người trẻ thuộc sắc tộc thiểu số, thì người Bạch Nga nhưng mà cả tiếng Bạch Nga và phục trang dân tộc Bạch Nga trở nên mốt ngày càng mạnh mẽ. Gần đây người ta cũng cảm thấy mình bị đe dọa bởi đất nước hàng xóm và họ giữ khoảng cách với nó.

Bên cạnh tòa nhà bà ở có một salon xe limousine sang trọng hiệu Bentley. Đó có phải là điểm đối cực của khủng hoảng?

- Hiển nhiên thế, salon tồn tại mới từ một năm nay, nó được khai trương khi kinh tế suy sụp. Ngày hôm nay nhiều chủ kinh doanh ngồi trong nhà tù Bạch Nga, hãng của họ đánh thức sự thèm khát của ban lãnh đạo nhà nước. Một trường hợp nổi tiếng là xí nghiệp sản xuất sô-cô-la „Kommunarka“, Lukašenka giật về tay, với danh nghĩa, xí nghiệp có nguy cơ rơi vào tay người nước ngoài.

Ngày hôm nay bà cũng nhìn thấy ở Ukraine một nước Nga tốt hơn chăng, bởi vì là nước Nga phi đế quốc?

- Vâng, người Nga nhận được tự do và muốn quay trở lại chế độ nô lệ. Họ yêu Putin, bởi vì đất nước của họ bây giờ cứ cho là được kính nể và sợ hãi. Đáng tiếc rằng khác với giới tinh hoa Ba lan, giới tinh hoa Nga đã không có một kế hoạch gì cho một sự khởi đầu sau chế độ cộng sản. Tự do của Nga thuần túy chỉ là điều tán dóc, giới tinh hoa Nga chỉ có thể ăn cắp.

Có thể những chính trị gia và cố vấn phương Tây cũng đã không đóng một vai trò lúc nào cũng rất chi vinh hạnh?

- Phương Tây đã muốn dàn xếp những vấn đề an ninh của mình. Nước Nga không phát triển được văn hóa chính trị. Thay vì hiệp ước và đạo luật tiếp tục vẫn cứ là những Ponjatia (những khái niệm về danh dự của giang hồ) vô thể thức, những thỏa thuận cá nhân giữa những kẻ mạnh tiếp tục có hiệu lực. Lấy ví dụ điều hứa đã được phương Tây trao cho: NATO sẽ không bành trướng sang phía Đông. Những người có quyền ra quyết định phát biểu, uống nhậu cùng với nhau, và Gorbatschow ngụ ý rằng, vấn đề là ở chỗ đó. Về chuyện này ở phương Tây không có thứ gì có hiệu lực khi không có một hiệp ước đúng thể thức.

Châu Âu ngày hôm nay tìm cách tự vệ trước những tín đồ Hồi giáo cực đoan bắt cóc con tin và sẵn sàng cho nổ tung thân xác. Bà đã từng gặp phải những người này trong những năm 70 rồi.

- Vâng, tại Afghanistan, nơi tôi tìm tư liệu cho cuốn sách „Những cậu bé chì“ của tôi. Dạo đó gây ấn tượng cho tôi là một cậu bé Afghanistan giải thích cho tôi rằng chết không là điều tồi tệ, rằng ngay sau đó cậu ta lên thiên đàng. Tương tự như thế cậu ấy coi việc giết chết những tù binh của cậu, nếu như họ hàng của những người này giả sử không mang một bao tải bột tới, để chuộc lại tự do cho họ. Trung Đông là một chút gì rất riêng biệt.

Trung Đông ngày hôm nay cũng ở châu Âu.

- Tôi nhận ra điều đó trong những năm 2000, khi tôi sống ba năm tại Paris. Hay hơn, người ta tránh xa nhiều khu phố Ả Rập, khác với những khu người Trung quốc và khu người Việt Nam tôi hay lui tới và là nơi tôi có được đồ ăn ngon.

Bà cảm nhận vụ đánh bom khủng bố Paris như thế nào?

- Những kẻ khủng bố mang súng AK đã có thể lọt vào nhà hát Bataclan cho thấy, lực lượng an ninh không nêu cao cảnh giác. Bọn khủng bố muốn biến chúng ta thành một phần của màn kịch dựng. Trên các video hành quyết, đồ tể luôn vóc cao lớn vận đồ đen, nạn nhân mặc đồ mầu đỏ và nhỏ bé hơn nhiều. Nhưng mà khi sau này những vị trưởng giáo đạo Hồi hát bài Marseillaise trước nhà hát Bataclan, cái đó cũng là một động thái đóng kịch rõ rệt.

Hôm nay bà nữ thủ tướng Merkel bị phê phán, bởi vì bà ấy muốn đón nhận người tỵ nạn không hạn chế.

- Tôi đánh giá bà Angela Merkel là một người đàn bà thông thái, vĩ đại, một nhân vật thực thụ của thời đại, Bây giờ nhiều người Nga la ó, rằng châu Âu sẽ sụp đổ bởi người di cư. Nhiều người trong số họ bản thân là người nhập cư sống tại nước Đức. Nhưng mà thuộc về nước Đức cũng gồm cả những khu phố người Thổ Nhỹ Kỳ và rất nhiều cặp đôi pha trộn. Tôi thấy, người Đức bình thản nhìn nhận điều đó. Tôi tin tưởng rằng, nước Đức sẽ khắc phục khủng hoảng và „tiêu hóa“ được những dòng người tỵ nạn này.


30.11.2015.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên bản tiếng Đức

Nguồn:  Frankfurter Allgemeine Zeitung

Về nữ tác giả bài viết:

Kerstin Holm, sinh năm 1958, học Nghiên cứu âm nhạc, Ngữ văn tiếng Roman, Slav, và Đức tại Hamburg, Muynich và Vienna. Bà là biên tập viên chuyên mục feuilleton.

(1) Svetlana Alexandrovna Alexievich (sinh năm 1948): Nhà văn Bạch Nga viết bằng tiếng Nga, nhận giải Nobel văn chương năm 2015.
(2) Stepan Andrijowytsch Bandera (1909-1959): Chính khách dân tộc chủ nghĩa người Ukraine. Ngày hôm nay ở vùng phía Đông Ukraine, nhưng cả ở Balan, Nga, Israel, Bandera được xem như kẻ đầu hàng và tay chân phát xít, và tội phạm chiến tranh. Ở vùng phía Tây Ukraine Bandera được xem như anh hùng dân tộc.
(3) Iwan Alexejewitsch Bunin (1870-1953): Nhà văn, nhà thơ và dịch giả Nga, nhận giải Nobel văn chương năm 1933.
(4) Joseph Brodsky (1940-1996): Nhà thơ Nga, như Iwan Bunin nhận giải Nobel văn chương năm 1987 trong lưu vong.
(5) Nikolai Wassiljewitsch Gogol (1809-1852): văn hào Nga gốc Ukraine, tác phẩm được nói tới là Chiếc áo khoác.
(6) Alexander Issajewitsch Solschenizyn (1918-2008): Nhà văn, nhà viết kịch người Nga, tác giả của Quần đảo ngục tù. Nhận giải Nobel văn chương năm 1970.

Tranh © Wassily Kandinsky (1866-1944): Họa sĩ, nhà đồ họa, nhà lý thuyết nghệ thuật, thành lập nhóm Kỵ mã xanh, giảng viên Bauhaus. Ông gây ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật hiện đại.


Bài đăng Văn Việt

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Nhớ về mùa hạ

Tranh của © Joseph Inguimberty (1896-1971), họa sĩ Pháp





Phạm KĐăng
 
Bầu căng vó lửa
Kéo đi hừng hực triền sông
Quạt gieo song cửa
Nhà sư trằn trọc rạng đông

Bóng râm rộp nẻ thân gạo
Trên quang thôn nữ cuối trời
Áo nâu loang muối
Nâu gianh xém vạt ngọn đồi

Hanh hao nắng mùi rơm mới
Táp gió rẫy lưng
Ao vườn gốc cây cá đớp
Đỏ au những cánh lộc vừng

Rụng vào mặt người vùi giấc
Quán lá ven đê
Những thương binh nhìn hé mũ
Miếu hoang cò lửa dạt về

Dạt về cuộc vui dúm dó
Bức bối trận say
Còn anh, cầu mong khốn khó
Như giông đừng kéo qua ngày.

Đứng im, cao hơn tất thảy
Cánh diều ngự trị trời sao
Sáo kêu như người than thở
Chuông vàng khánh bạc lầm trao.

Bờ ao bìm bịp
Kêu bước chân quen
Khum lòng tay hoa súng nở
- Đêm đêm thao thức ngọn đèn.

©® PKĐ 2016

Tranh của © Joseph Inguimberty (1896-1971), họa sĩ Pháp, Trưởng khoa Hội họa của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...