Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Sự phân biệt Cuồng sát và Khủng bố không còn đóng vai trò gì nữa

Karin Janker
   

Tranh của ©Franz Kline (1910-1962): Họa sĩ Mỹ

Luận đề của nhà triết học Franco "Bifo" Berardi: Những thủ phạm là kẻ thất bại của hệ thống của chúng ta dựng nên.

Triết gia Franco Berardi nhìn kẻ khủng bố là những con người bản thân khổ đau và thông qua đau khổ này trở thành tội phạm. Ông nói tới một sự „tuyệt vọng Hồi giáo“.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang gọi vụ ám sát trong một con tàu chạy trên vùng Würzburg là một trường hợp „nằm trong lĩnh vực giáp ranh giữa Cuồng sát và Khủng bố“. Đối với thủ phạm Nizza cũng không rõ đây có phải là một kẻ khủng bố do IS giao trách nhiệm hay là một kẻ đơn lẻ phạm tội không mang động cơ tôn giáo và tư tưởng. Đâu là ranh giới giữa tấn công Khủng bố và Cuồng sát. Trong cuốn sách mới đây của mình tựa đề „ Những người hùng. Về giết người hàng loạt và tự sát“, ngoài ra, triết gia người Ý Franco "Bifo" Berardi chuyên tâm vào vấn đề này.

SZ: Ông Berardi, trong tiêu đề cuốn sách của mình, ông gọi những kẻ giết người bằng cách tự sát và những kẻ cuồng sát là những „anh hùng“. Phải chăng đó có phải là một sự quá đáng đối với nạn nhân và thân nhân của họ?

Franco Berardi: Tôi sử dụng danh tính „anh hùng“ không trong nghĩa ngôn từ của nó , mà là trong sự đảo lộn mang tính nghịch lý: Những người đàn ông trẻ thực hiện những hành động khủng bố như school shootings hay những dạng thức khác của cái được gọi là tự sát mở rộng, nghĩ rằng thông qua hành động của mình họ trở thành anh hùng. Trước đó họ cảm thấy mình là người thất bại và tin rằng, kết cục giờ đây họ đã ra tay thu xếp được cuộc đời.

- Đặc biệt ở những nghiên cứu của ông về giết người hàng loạt và tự sát thực sự ông đã đọc những bản tuyên ngôn và những lá thư tuyệt mệnh của những tội phạm như Breivik (1) hoặc hai kẻ nã súng ở Columbine (2) để lại. Công trình của ông phát sinh từ một sở thích đặc biệt hướng vào bọn sát nhân, đôi khi đến mức lạ lẫm.

Franco Berardi: Bản thân tôi cũng tự cảm thấy gây ra cho chính bản thân sự lạ lẫm này. Sau vụ cuồng sát ở Aurora năm 2012, nơi một người đàn ông trẻ ăn mặc giả làm người chơi bài và bắn vào khán giả xem khai mạc bộ phim Batman, tôi cũng thỏa mãn bởi cái hứng thú gây ra gần như đến mức bệnh hoạn. Như được thôi thúc, đột nhiên tôi đọc tất cả về cái tội ác đây, cũng như các tội ác tương tự. Dạo đó tôi quyết định viết cuốn sách.

- Trong cuốn sách „Những người anh hùng“ ông quan sát những vụ tấn công khủng bố và cuồng sát, tìm gốc rễ quy hai thứ này về sự rối loạn tâm lý nơi thủ phạm. Nhưng mà không có một khác biệt cơ bản giữa khủng bố Hồi giáo và school shooting: tức là động cơ tư tưởng của những kẻ khủng bố?

Franco Berardi: Sự phân biệt giữa cuồng sát và khủng bố không còn đóng vai trò gì nữa, về mặt lịch sử đã trở nên lỗi thời. Trong một cuộc khủng bố mang tính Hồi giáo chúng ta không còn dính dáng tới một hành động chính trị như vào thời kỳ khủng bố của Lữ đoàn đỏ RAF(3). Đằng sau những vụ xảy ra ở Nizza và Würzburg, ta không nhận thấy được một chiến lược về chính trị. Chính vì vậy nghiên cứu khía cạnh bệnh học tâm lý của những tội ác này quan trọng hơn. Ở đây tôi nhìn thấy nhiều điểm tương đồng giữa những kẻ cuồng sát và kẻ khủng bố.

Tức là những tương đồng nào vậy?

Franco Berardi: Trong một khoảnh khắc họ muốn được là người chiến thắng. Những thủ phạm này không phải là những kẻ giết người hàng loạt cảm thấy rung động một cách khoái trá sa- đích trước đau khổ của nạn nhân. Đó là những con người bản thân đau khổ và do sự đau khổ đã trở thành những kẻ gây tội ác. Chính vì vậy tôi nói tới một sự tuyệt vọng mang tính Hồi giáo đã xâm chiếm những người này sau trở thành kẻ khủng bố. Cái này ít dính dáng đến tôn giáo hơn là tới hậu quả của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Tôi muốn hiểu cái Ác – đó là con đường thoát duy nhất khỏi địa ngục

- Mà tuy thế, sau những vụ sát hại như vừa qua xảy ra ở Würzburg và Nizza công luận và truyền thông đại chúng trong việc tìm một lời giải thích đã băn khoăn với câu hỏi: Thủ phạm có thể chăng là một tín đồ Hồi giáo cực đoan? Tại sao ông bỏ qua câu hỏi này?

Franco Berardi: Bởi vì đối với bọn mưu sát, tôn giáo chỉ đóng một vai trò ngoại biên. Mang tính quyết định hơn là bất lực, trầm uất, hoang mang – và cuối cùng sau đó, nếu như có mới đến tôn giáo nhập cuộc. Bệnh tâm lý có thể xảy ra với mỗi người. Vần đề không phải ở chỗ đóng ngáy một con dấu lên người bệnh. Là điều tôi quan tâm tới, nếu như con người đang đau khổ - và nếu như họ gây ra khổ đau. Chúng ta phải giúp đỡ những con người này, để ngăn chặn những tội ác như vậy. Chính vì lẽ đó tôi hy sinh cho người mang bệnh, tôi tìm cách đi sâu vào nỗi khổ đau của họ để nắm bắt nguyên nhân. Tôi muốn hiểu được cái Ác – đó là con đường thoát duy nhất từ địa ngục.

- Ông nhìn thấy nguyên nhân của sự khổ đau này nằm ở đâu, sự đau khổ khiến con người đi tới chỗ cầm rìu chém mọi người hoặc trên một cái chợ tại Bagdad cho nổ tung thân lên.


Franco Berardi: Một lý do có thể đọc ra từ bản di chúc của Mohammed Atta, một trong những kẻ mưu sát đánh bom World Trade Center vào năm 2001 chính là cảm giác một người thất bại.

- Nhưng mà Atta thuộc về tầng lớp trung lưu ở Ai Cập, anh ta không phải là người đứng bên lề xã hội.


Franco Berardi: Tuy nhiên thế anh ta vẫn cảm nhận thấy sự hạ nhục và sự cô lập. Trong thế giới của chúng ta ngự trị chủ nghĩa Tân Tự do, mỗi ai cũng đứng cùng với ai đó trong cuộc cạnh tranh. Ông hay bà cùng với đồng nghiệp, chúng tôi ở Tây Phương cùng với người ở phía Đông. Cái áp lực tâm lý thường xuyên này có thể gây ra bệnh tâm lý. Người ta không phải thông cảm với những người phạm tội, nhưng người ta phải nhìn thấy đó là những con quái vật, do chính chúng ta đã tạo ra.

- Trong chừng mực nào ạ?

Franco Berardi: Internet cũng có lỗi trong chuyện đó. Chúng ta sống một thời đại mà ở đó chúng ta không còn kết nối với nhau nữa, nơi mà đơn lẻ từng người kết nối với mạng. Chúng ta quạnh hiu như vậy. Giao tiếp không còn là điều kết nối, ngày hôm nay nó xảy ra ở diện rộng không có một mối tiếp xúc gì về thể chất.

- Nhưng mà ở vào thời điện thoại thì sự thể đã là thế rồi cơ mà.

Franco Berardi: Vâng, nhưng đó là một vấn đề số lượng. Ở bên máy điện thoại người ta không tiêu tốn hàng giờ đồng hồ với ảo tưởng đang kết nối với một ai đó. Người ta gọi điện ngắn, sau đó người ta gặp nhau. Ngược lại Breivik, điều đó chúng ta biết ngày hôm nay, ngồi có khi tới 16 giờ đồng hồ mỗi ngày trước màn hình. Sự lạ hóa với chính mình qua đó có thể dẫn tới những rối loạn về tâm lý.

- Lời chẩn đoán của ông liên quan đến mọi con người trên toàn thế giới, chúng ta sống trong thời đại kỹ thuật số. Theo như ông nghĩ, làm sao người ta có thể ngăn được khổ đau những người này cảm nhận và cũng tương tự đau khổ họ mang đến cho người khác.

Franco Berardi: Bằng cách chúng ta chú trọng vào những người cùng sống với chúng ta. Nói chung chúng ta không còn khả năng tập trung quan tâm tới người nào đó, cả vào bản thân cũng còn chẳng nổi. Chúng ta phải gặp gỡ con người đến từ Syria hay từ Afghanistan đi sang Đức hay sang Ý tới chúng ta bằng một sự quan tâm – và với điều đó tôi không hàm ý rằng, bằng cách để cho không chỉ phương tiện đại chúng, mà là tất cả chúng ta trong cuộc sống thường nhật tường thuật về họ. Chúng ta đã quên sự quan tâm dành cho những con người sống cùng, bởi vì chúng ta nhìn thấy mình chỉ như là kẻ cạnh tranh trong cuộc chiến giành giật sự sống.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ bản tiếng Đức

Nguồn: Süddeutsche Zeitung

Nhà triết học và phê bình phương tiện đại chúng Franco „Bifo“ Berdardi, sinh năm 1949 tại Bologna, đã ra mắt sách và các tiểu luận về những đề tài Ngôn ngữ của chủ nghĩa Tân tự do (Cuộc khởi nghĩa. Về thơ và kinh tế tài chính). Gần đây nhất nhà xuất bản Matthes & Seitz ấn hành cuốn sách của ông „Những anh hùng. Về Giết người hàng loạt và Tự sát“, trong đó ông chuyên sâu vấn dề những kẻ giết người hàng loạt nói gì về tình cảnh xã hội chúng ta.

Karin Janker: Nữ phóng viên Süddeutsche Zeitung, bà nghiên cứu báo chí , Ngữ văn Đức, Triết học và Khoa học chính trị.

(1) Anders Behring Breivik, sinh năm 1979, khủng bố cực hữu và kẻ giết người hàng loạt người Na Uy, thù ghét Hồi giáo. Breivik gây ra vụ thảm sát ngày 22.07.2011 tại Oslo, đảo Utoya, giết 77 người dân thường.

(2) Hai học trò Eric Harris (18) und Dylan Klebold (18) trường Columbine High School tại Columbine bắn chết 12 học sinh lứa tuổi 14 đến 18 và 1 giáo viên.

(3) Rote Armee Fraktion, tổ chức khủng bố cực tả hoạt động tại CHLB Đức những năm 70, chịu trách nhiệm 34 vụ giết người nhắm vào giới chính trị, hành chính, kinh tế, cảnh sát, quan thuế..., bắt cóc con tin, đánh bom khiến 200 người bị thương.

Tranh của
© Franz Kline (1910-1962): Họa sĩ phái Trừu tượng Biểu hiện Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...