Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Gương mặt em sao đáng yêu và đẹp

Heinrich Heine (1797 - 1856)  

Tranh của © Egon Schiele (1890-1918)
V.

Gương mặt em sao đáng yêu và đẹp
Anh thấy trong giấc mộng mới đây
Sao hiền dịu và như thiên thần vậy
Mà bơ phờ và nhợt nhạt đắng cay.

Chỉ đôi môi, làn môi em đỏ thắm
Nhưng Thần chết sắp hôn nhợt rồi
Rồi sẽ tắt đi ánh sáng tự trời
Ánh lên từ đôi mắt sùng đạo.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Dein Angesicht so lieb und schön

Heinrich Heine (1797 - 1856)

V.


Dein Angesicht so lieb und schön,
Das hab ich jüngst im Traum gesehn,
Es ist so mild und engelgleich,
Und doch so bleich, so schmerzenbleich.

Und nur die Lippen, die sind rot;
Bald aber küßt sie bleich der Tod.
Erlöschen wird das Himmelslicht,
Das aus den frommen Augen bricht.

(Buch der Lieder - Tập Tình Ca)

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:

„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand)

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy xử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của @ Egon Schiele (1890-1918): Họa sĩ, nhà đồ họa người Áo.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Rainer Maria Rilke (1875-1926)  
 
Tranh © Paula Modersohn-Becker (1876-1907)
XIV

Trên công viên đêm trĩu hương nồng,
và các vì sao ngước nhìn lặng lẽ,
Như thuyền trắng của vầng trăng đã
muốn hạ neo trong tán cây đoan.

Xa kia tôi nghe tia nước réo
Một cổ tích tôi từ lâu lãng quên -
và rồi sau quả táo rụng lặng yên
vào vạt cỏ mọc cao, bất động.

Gió đêm mơn man từ đồi bên cạnh
và mang trên cánh bướm xanh dương
qua hàng sồi già cỗi, mùi hương
nồng nã của rượu vang mới ủ.

XV

Trong lòng của đêm băng sáng bạc
nơi đó gần xa tất cả ngủ chập chờn,
duy một niềm đau vĩnh hằng, man dại
thức trong cô đơn của một linh hồn.

Em hỏi tại sao linh hồn nín lặng
rót vào đêm, sao chẳng ra ngoài?
Linh hồn biết, nếu hồn thoát rời
đêm dập tắt mọi vì tinh tú.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ gồm 28 khổ thơ đánh theo số La mã.

Träumen


Rainer Maria Rilke (1875-1926)

XIV

Die Nacht liegt duftschwer auf dem Parke,
und ihre Sterne schauen still,
wie schon des Mondes weisse Barke
im Lindenwipfel landen will.

Fern hör ich die Fontäne lallen
ein Märchen, das ich längst vergass, –
und dann ein leises Apfelfallen
ins hohe, regungslose Gras.

Der Nachtwind schwebt vom nahen Hügel
und trägt durch alte Eichenreihn
auf seinem blauen Falterflügel den
schweren Duft vom jungen Wein.

XV

Im Schoss der silberhellen Schneenacht
dort schlummert alles weit und breit,
und nur ein ewig wildes Weh wacht
in einer Seele Einsamkeit.

Du fragst, warum die Seele schwiege,
warum sies in die Nacht hinaus
nicht giesst? – Sie weiss, wenns ihr entstiege,
es löschte alle Sterne aus.

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.

Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).


Tranh của Paula Modersohn-Becker (1876-1907): Nữ họa sĩ Đức.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

EGON SCHIELE - Sự thật trần trụi

Advertorial   


Egon Schiele mất cách đây 100 năm. Tại Vienna người ta ăn mừng tác phẩm của ông. Với sự thể hiện bản thân mình và những bức tranh khỏa thân không nhân nhượng, ông gây xôn xao dư luận. Ngày hôm nay người ta đối diện với tác phẩm của ông ra sao?

„ Hẳn Vienna dạo đó phải vô cùng thú vị...“- Khỏi phải nghi ngờ, nhà văn Hermann Bahr thật có lý khi với một câu viết này ông đã khái quát thời gian khoảng 1900 ở Vienna. Nhiều tác phẩm nổi tiếng trên các lĩnh vực Hội họa, Kiến trúc, Design ngày hôm nay trên toàn thế giới hiện diện cho Vienna đã được sáng tác trong quãng thời gian này: cũng như vậy là bức tranh „Wally Neuzil“ hay „Những người ẩn sĩ“ của Egon Schiele. Những bức tranh tự họa mang tính biểu hiện không khoan nhượng và những tranh họa đàn bà vào thời điểm đó cũng như hôm nay gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên danh tiếng thực sự của Schiele tiếc thay chỉ đến với ông sau khi ông tạ thế.

Schiele sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất sâu đậm

Sinh năm 1890 tại thành phố Tulln bên dòng Danube, ngay từ sớm ông đã muốn thành họa sĩ và mới 19 tuổi ông đã được Gustav Klimt nâng đỡ. Tác động của Klimt lên tác phẩm thời đầu của Schliele mang tính nổi trội. Từ Klimt ông cảm nhận sự hào hứng biểu đạt cơ thể, những trạng huống nội tâm và trạng thái tâm hồn.

Từ Phong cách Trẻ cho tới Chủ nghĩa Biểu hiện


Mặc dù Schiele đã đoạn tuyệt hẳ với nét vẽ đẹp và bay bướm của Phong cách trẻ Vienna, ông vẫn trung thành với sự tinh tế của tạo nét và sự no nê màu sắc của nó. Mà thế, trong khi Klimt mỹ cảm hóa sự trần truồng bằng cách nhẹ nhàng đan xen vào vào hoa văn màu trừu tượng, thì với Schiele, trước hậu cảnh trống rỗng. sự trần truồng trở thành biểu đạt của sinh tồn nhân thế. Trước hết trong sự trình bày về nhục cảm và nhục dục, nghệ thuật của Schiele hối thúc bởi một sự tò mò phi cấm kỵ, nhưng mà cũng bởi một kiểu phơi bày vật dục không nhân nhượng. Sự dàn diễn của ông trước ống kính với những cử chỉ và thế đứng độc đáo cũng là đóng góp mới.

Kết cục bi thảm của Schiele

Khi ông còn đang sống, tác phẩm của Schiele chỉ có rất ít nhà sưu tập hỏi mua. Mãi tới đúng năm ông mất, mới nảy sinh thành tựu: Cuộc triển lãm của Secession lần thứ 49 dành riêng tôn vinh ông: 19 bức họa lớn và 29 bức vẽ được trưng bày. Cuộc triển lãm là một thành công lớn về khía cạnh nghệ thuật cũng như tài chính. Đó là vào tháng Ba năm 1918. Nhưng rồi người họa sĩ đặc biệt đã không thể vui mừng được quá lâu: vào ngày 28.10 năm đó, Edith, người vợ mang thai tháng thứ sáu, chết vì dịch cúm Tây Ban Nha. Chỉ 3 ngày sau, ngày 31.10.2018 Schiele đi theo xuống mộ. Bệnh dịch quái ác đã đánh đổ ông.

Thời sự hơn bao giờ hết

Lý do khiến ông nổi tiếng ngày hôm nay rất đa dạng. Trước hết đáng lưu ý, tác phẩm đồ sộ của Schiele, bao gồm trên 350 bức họa và 2.800 bức tranh thuốc nước và tranh vẽ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Schiele chỉ thọ 28 tuổi. Đó là một sự nghiệp, nổi bật bằng những chiêm nghiệm nội tâm, tự dàn dựng và chất vấn hậu ý về thân thể và dục tính, những chủ đề rõ nét cũng vẫn còn nhạy bén trong nghệ thuật đương đại. Nhà sưu tầm tranh Rudolf Leopold cũng đã góp phần cơ bản tạo nên sự yêu thích Schiele: Gạt ra bên mọi tiếngng la ó, trong những năm 50 ông đã bắt đầu sưu tập tranh Schiele. Hôm nay, viện bảo tàng Leopold do ông sáng lập trong khu bảo tàng tranh Vienna lưu quản bộ sưu tập tranh Schiele lớn nhất thế giới. Cả những bảo tàng Belvedere, Albertina và Vienna chiếm giữ tác phẩm của người nghệ sĩ ngoại lệ.

Năm 2018 Vienna kỷ niệm phái Hiện đại

Ngoài Egon Schiele, năm 1918 còn 3 nhân vật lớn của lịch sử văn hóa Áo đã ra đi: họa sĩ Gustav Klimt, kiến trúc sư Otto Wagner và người nghệ sĩ đa năng Koloman Moser. Sự nghiệp sáng tác của những nghệ sĩ này và bao người tiêu biểu của Phái Hiện đại Vienna (Vienna Modernism) dạo 1900 đầu thế kỷ được tưởng thưởng trong năm 2018.

Nghệ thuật không được đứng cao hơn tất cả

Hồi 1900, Egon Schiele đã dám làm cái điều hôm nay còn gây nhiều xì xáo bàn tán: biểu đạt sự trần truồng tiềm ẩn và không khoan nhượng. 100 năm sau, ngay cả trong một xã hội vẻ như đã được khai sáng, tác phẩm của ông cũng động chạm vào một điểm gây thương tổn. Sự phơi bày mang tính biểu hiện những thân thể trần truồng của Schiele rõ ràng là vẫn quá táo bạo – trong cuộc quảng bá năm Kỷ niệm Chủ nghĩa hiện đại Vienna dẫn tới việc, các tranh khỏa thân của ông không được phép trưng bày cho công chúng xem mà không bị che bớt.

Nhìn toàn bộ tranh - chỉ ở Vienna

Để quảng bá thời kỳ văn hóa và nghệ thuật chắc chắn quan trọng nhất của Vienna cũng như các gương mặt nổi trội nhất của nó, mới đầu chỉ có ý tưởng dàn dựng bày các tranh khỏa thân rộng khổ của Egon Schiele trong các thành phố lớn của Đức và của Anh. Những tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới của ông rực rỡ toàn vẹn sẽ trang trí các tranh bích chương, các tường nhà, các dòng đèn ống đô thị và bắc vào hôm nay và ở đây kèm theo câu hỏi, liệu nghệ thuật của Schiele 100 năm sau khi ông mất có vẫn còn được xã hội cảm nhận là quá mức táo bạo.

Egon Schiele: Ngày hôm nay với nhiều người, nghệ thuật của ông còn quá táo bạo

Ở Vienna thì khả dĩ có thể làm được, tuy nhiên ở London, Hamburg hay Köln không thể được, ban đầu được dự kiến như một gợi ý tranh biện với tác phẩm văn hóa và nghệ thuật của Phái Hiện đại Vienna, những người tiếp thị cho quảng bá triển lãm của hai nước viện vào những quy tắc về đức hạnh trong không gian công cộng đã bác bỏ. Khác với dự kiến, không được phép trưng bày những tác phẩm nguyên bản. Sau nhiều thử nghiệm, với những kiểu cách che bịt khác nhau người ta đã chọn ra một version khổ lớn, để đáp ứng mọi tiêu chí và nhìn chung để thực hiện quảng cáo trong không gian công cộng dành cho một trong những nghệ sĩ lớn nhất của thời đại đó. Những tiêu chí này vô hình trung đã cấp cho một câu trả lời cho câu hỏi đặt ra trong chiến dịch vận động: Kể cả vào ngày hôm nay với nhiều người nghệ thuật của Schiele còn quá táo bạo.

Trả Tự do cho Nghệ thuật

Phù hợp với tinh thần phái Hiện đại Vienna, thành phố Vienna muốn gợi lên diễn ngôn và vì thế khôi phục lại cuộc thảo luận này. Sự thực hiển nhiên, tuy những nguyên bản của các bức khỏa thân của Schiele không được bày ở Đức và Anh, kết cục hiện trạng này cần gợi ý mạnh mẽ hơn cho một cuộc thảo luận về ranh giới của nghệ thuật, những hình dung về đạo đức khác nhau trong công luận và trên mạng cũng như về bức tranh tập tục và giá trị của xã hội chúng ta. Các ý kiến và quan điểm của con người năm 2018 về chủ đề này được thu thập trên tất cả các mạng xã hội dưới tiêu đề „ Der Kunst ihre Freiheit“ (Trả Tự do cho nghệ thuật) - dựa vào tiêu ngữ của Nhóm ly khai Vienna „Der Zeit ihre Kunst. Der Kunst ihre Freiheit“ (Thời đại nào nghệ thuật đó. Trả Tự do cho nghệ thuật).


©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Những người Di gan

Georg Trakl (1887 - 1914)
 
Tranh của © Otto Mueller (1874-1930)

Niềm khao khát cháy trong ánh mắt đêm của họ
Hướng quê hương xưa, chẳng tìm thấy bao giờ
Thôi thúc họ một số mệnh bất hạnh
Chỉ u trầm mới tường tận nguyên do.

Đường họ đi, phía trước mây vần vũ
Một đàn chim di thích hộ tống, đôi khi
Tới ban chiều, dấu vết chúng biến đi
Và đôi khi gió mang chuông cầu phước.

Vào nỗi cô đơn sao trời nơi lán trại
Khúc hát họ dồn nỗi nhớ nhung thêm,
Nức nở bởi truyền kiếp đau thương và rủa nguyền
Những ngôi sao vô vọng êm đềm chiếu sáng. 


©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Zigeuner

Georg Trakl (1887 - 1914)

Die Sehnsucht glüht in ihrem nächtigen Blick
Nach jener Heimat, die sie niemals finden.
So treibt sie ein unseliges Geschick,
Das nur Melancholie mag ganz ergründen.

Die Wolken wandeln ihren Wegen vor,
Ein Vogelzug mag manchmal sie geleiten,
Bis er am Abend ihre Spur verlor,
Und manchmal trägt der Wind ein Aveläuten

In ihres Lagers Sterneneinsamkeit,
Daß sehnsuchtsvoller ihre Lieder schwellen
Und schluchzen von ererbtem Fluch und Leid,
Das keiner Hoffnung Sterne sanft erhellen.

Một bản tiếng Anh:

Gipsy

Georg Trakl (1887 - 1914)

The longing flames in their nightly glance
Toward that homeland they never find.
So they drift in an unfortunate fate,
That only melancholy may fathom completely.

The clouds lead their ways,
A migration of birds may sometimes escort them,
Until it loses their track in the evening,
And the wind sometimes carries an Ave of bells

In their camp's star-loneliness,
So that their songs swell more longing
And sob from inherited curse and suffering,
That no stars of hope softly illuminate.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.
„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocain quá liều.

Hai cô gái Di gan bên lửa trại - Tranh của © Otto Mueller (1874-1930): Họa sĩ Biểu hiện Đức.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Cái chết ư, là đêm lạnh

Heinrich Heine (1797 - 1856)

Tranh © Caspar David Friedrich (1774-1840)

Cái chết ư, là đêm lạnh
Cuộc đời là ngày oi nồng
Trời tối rồi, mắt trĩu căng
Ngày đã làm tôi mỏi mệt.

Giường tôi, một cây vút mọc
Dạ oanh non hót líu lo
Hát về mối tình rộn rã
Tôi nghe trong cả giấc mơ.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức, lấy câu đầu làm tên bài thơ

Der Tod das ist die kühle Nacht

Heinrich Heine (1797 - 1856)

Der Tod das ist die kühle Nacht,
Das Leben ist der schwüle Tag.
Es dunkelt schon, mich schläfert,
Der Tag hat mich müd gemacht.

Über mein Bett erhebt sich ein Baum,
Drin singt die junge Nachtigall;
Sie singt von lauter Liebe,
Ich hör’ es sogar im Traum.

(Buch der Lieder - Tập Tình Ca)

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:


„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand- nữ văn sĩ Pháp)

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy xử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Caspar David Friedrich (1774-1840): Họa sĩ Đức thời Tiền Lãng mạn.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Karl Böhm nói về Wolfgang Amadeus Mozart

Phạm Kỳ Đăng dịch 
  
Tranh©Jan Miense Molenaer (1610 - 1668)

Có nhiều người luôn nói đi nói lại, nghe nhạc Mozart của tôi, họ thích thú làm sao. Có rất nhiều nhạc công nói với tôi, họ thích chơi nhạc Mozart nhường bao dưới sự chỉ huy của tôi. Tôi tin rằng duy nhất điều ấy đến từ đó chính bởi khi diễn tấu tôi để thính giả nhìn thấu tình yêu Mozart vô biên này. Chính bởi vì tôi tuyệt đối tin rằng người nghệ sĩ, nói thế nào nhỉ, trong khi diễn tấu đứng đây phô linh hồn trần trụi, vì nếu không thế thì toàn bộ nghệ thuật chỉ là nhăng cuội. Đã có lần Schubert nói với một kẻ thù;„ Anh có biết nhạc thật tình vui rộn rã không? Tôi không biết đến thứ đó“. Và ta thấy đấy, Mozart, mặc dù ông viết mọi giao hưởng cung trưởng, chỉ có 2 cung thứ, nhưng đối với tôi trong toàn bộ nghệ thuật của mình ông buồn sâu sắc. Ngay cả khi trình diễn tác phẩm song tấu Nốc cho say nổi tiếng chưa bao giờ tôi có thể cười. Với tôi đứng đằng sau bối cảnh là sự nghiêm nghị sâu xa. Từ đó tôi nghiệm ra rằng Mozart hoàn hảo theo nghĩa tinh thần, đã bước vào thế giới này như một quầng sáng cho nhiều thế kỷ. Tôi cho rằng hoàn toàn sai, nếu như người ta cũng coi ông là lãng mạn, và trước hết là đa cảm. Mozart, có đấy, đã biết phổ mọi nhiệt huyết con người vào âm nhạc, nhưng chắc chắn thứ duy nhất đó không phải là ông, chưa bao giờ ông duy cảm và làm sao có thể tin được, bây giờ khi thu âm, lần đầu tiên tôi mới chỉ huy tấu rất nhiều giao hưởng, trong đó có bản Giao hưởng số 1 xếp theo Danh mục Kriegel 16, Mozart đã soạn bản giao hưởng này tại London khi mới 8 tuổi. Không thể nào tin được, nếu như ta chơi khúc Andante cung Đô thứ, ta thực sẽ nhìn thấy trước mắt những kỵ mã của ngày tận thế. Ở đó bao hàm cả sự buồn thương của Requiem Cầu hồn. Nên ở đây tôi muốn quay lại bức thư Mozart, khi đó 31 tuổi viết gửi người cha, như thể là ông đã dự cảm thấy cái chết sớm của chính mình, ông viết đại khái: „ Bởi vì con đã nhận ra cái chết như mục đích tối hậu của cuộc đời, nên con đã lân la làm quen với hắn, và với con hình ảnh Thần chết không còn kinh sợ, mà chỉ còn vẻ giải thoát và an ủi. Và sự an lạc này cho con hiểu, rằng cái chết là chìa khóa mở tới cuộc đời, và điều này con mong cho mọi người cùng sống đều có. Chừng nào còn trẻ, chẳng khi nào con đặt mình xuống giường mà không nghĩ rằng rạng sáng hôm sau có thể con không còn nữa. Mặc dù thế, kẻ thù ghét con có thể xác chứng rằng, trong giao tiếp chưa bao giờ con cau có và rầu rĩ cả. Và sự an lạc qua việc sớm bằng lòng với điều đó, con xin cầu chúc tất cả người đời sống bên con có được sự an lạc này.“

©® Phạm Kỳ Đăng gỡ băng và dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Es gibt so viele Menschen, die mir immer wieder sagen, sie hören so gern von mir Mozart. Es gibt sehr viele Musiker, die mir sagen, sie spielen so gern unter mir Mozart. Ich glaube, das kommt einzig daher, dass ich bei meiner Interpretation eben diese unendliche Liebe zu Mozart durchblicken lasse. Denn ich glaube ja überhaupt, dass der Künstler in seiner Interpretation sozusagen seelisch nackt da steht, denn sonst wäre ja die ganze Kunst ein Schwindel. Schubert hat einmal zu einem Feinde gesagt: „ Kennst du eigentlich fröhliche Musik? Ich kenne keine!. Und sehen Sie, Mozart hat, trotzdem er alle Symphonien in Dur geschrieben hat, nur 2 in Moll, ist er für mich trotzdem in seiner ganzen Kunst tief traurig. Ich kann auch bei diesem berühmten Saufduett in den Führungen nie lachen. Für mich steht im Hintergrund immer ein tiefer Ernst. Daraus sehe ich, dass Mozart ganz fertig im geistigen Sinne auf diese Welt als Lichtblick für viele Jahrhunderte gekommen ist. Ich finde ganz falsch wenn man ihn auch romantisch und vor allem sentimental (nennt). Mozart war, weiß gegeben, alle menschlichen Leidenschaften, endgültige Musik, umzusetzen aber eines war er nicht, er war nie sentimental und es ist unglaublich, ich habe jetzt bei der Aufnahme sehr viele Symphonien zum ersten Mal dirigiert, darunter die erste Symphonie Kriegelverzeichnis 16, die hat Mozart mit 8 Jahren in London komponiert. Es ist unglaublich wenn Sie das C Moll Andante spielen sehen Sie wirklich die apokalyptischen Reiter vor sich. Es ist die ganze Traurigkeit des Requiems enthalten. Da möchte ich zurückkommen auf einen Brief, den Mozart als 31-Jähriger an seinen Vater schrieb, als ob er seinen frühen Tod geahnt hätte, schreibt er ungefähr: „ Da ich den Tod nun mehr als Endzweck des Lebens erkannt habe, habe ich mich mit ihm bekannt gemacht und sein Bild hat für mich nichts mehr Erschreckendes, nur Auflösendes und Tröstendes. Und diese Glückseligkeit ist Verständnis, dass der Tod der Schlüssel zu unserem Leben ist, den wünsche ich allen meinen Mitmenschen. Ich lege mich nie zu Bette, so jung ich bin, ohne daran zudenken, dass ich vielleicht am nächsten Morgen vielleicht nicht mehr sein werde. Trotzdem können mir meine Feinde bestätigen, dass ich im Umgang nie mürrisch oder traurig war. Und diese Glückseligkeit, sich damit früh genug abzufinden, wünsche ich allen meinen Menschen.

(1) Karl August Leopold Böhm (1894 – 1981): Nhạc trưởng người Đức- Áo, 10 năm bị cấm hoạt động (tuy không phải đảng viên) do có tư tưởng bài Do thái và thân Quốc xã, ông được mời trở lại chỉ huy các dàn nhạc lớn cho tới khi mất. Böhm thuộc về số ít nhạc trưởng tài danh nhất thế kỷ 20.

Tranh của Jan Miense Molenaer (1610 - 1668): Họa sĩ Hà Lan

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Trong chiều thác

Phạm Kỳ Đăng  

Tranh © William Turner (1775-1851)

Sẽ còn ánh. Kỳ cùng cõi nắng
Đứng hàng cây lấp lóa như đang
Giãy giụa một mặt trời sã cánh
Nhức nhối niềm hối tiếc như mang

Nỗi dằn vặt của nhiều đời. Vũ trụ
Làm sương giăng nghi ngút bến bờ
Hoài niệm trải. Có điều sửng sốt
Của cánh buồm rung biến trong mơ.

Trên bình nguyên quần mây rừng rực
Dựng hàng đen. Cánh gió thôi xoay
Như buông bỏ giữa ưu tư và sợ hãi
Rủ xuống nguồn áp má lòng tay

Vỗ về tiếp một cuộc đời đã thắp
Ô buông rèm. Kẻ lìa thế dành hơi
Ngoan ngoãn đón lấy cây thập tự
Hấp tấp hôn mong kịp chuyến dời.

Tranh của William Turner ( Joseph Mallord William Turner *1775 †1851): Họa sĩ Anh, đại diện quan trọng của trào Lãng mạn.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...