Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

EGON SCHIELE - Sự thật trần trụi

Advertorial   


Egon Schiele mất cách đây 100 năm. Tại Vienna người ta ăn mừng tác phẩm của ông. Với sự thể hiện bản thân mình và những bức tranh khỏa thân không nhân nhượng, ông gây xôn xao dư luận. Ngày hôm nay người ta đối diện với tác phẩm của ông ra sao?

„ Hẳn Vienna dạo đó phải vô cùng thú vị...“- Khỏi phải nghi ngờ, nhà văn Hermann Bahr thật có lý khi với một câu viết này ông đã khái quát thời gian khoảng 1900 ở Vienna. Nhiều tác phẩm nổi tiếng trên các lĩnh vực Hội họa, Kiến trúc, Design ngày hôm nay trên toàn thế giới hiện diện cho Vienna đã được sáng tác trong quãng thời gian này: cũng như vậy là bức tranh „Wally Neuzil“ hay „Những người ẩn sĩ“ của Egon Schiele. Những bức tranh tự họa mang tính biểu hiện không khoan nhượng và những tranh họa đàn bà vào thời điểm đó cũng như hôm nay gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên danh tiếng thực sự của Schiele tiếc thay chỉ đến với ông sau khi ông tạ thế.

Schiele sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất sâu đậm

Sinh năm 1890 tại thành phố Tulln bên dòng Danube, ngay từ sớm ông đã muốn thành họa sĩ và mới 19 tuổi ông đã được Gustav Klimt nâng đỡ. Tác động của Klimt lên tác phẩm thời đầu của Schliele mang tính nổi trội. Từ Klimt ông cảm nhận sự hào hứng biểu đạt cơ thể, những trạng huống nội tâm và trạng thái tâm hồn.

Từ Phong cách Trẻ cho tới Chủ nghĩa Biểu hiện


Mặc dù Schiele đã đoạn tuyệt hẳ với nét vẽ đẹp và bay bướm của Phong cách trẻ Vienna, ông vẫn trung thành với sự tinh tế của tạo nét và sự no nê màu sắc của nó. Mà thế, trong khi Klimt mỹ cảm hóa sự trần truồng bằng cách nhẹ nhàng đan xen vào vào hoa văn màu trừu tượng, thì với Schiele, trước hậu cảnh trống rỗng. sự trần truồng trở thành biểu đạt của sinh tồn nhân thế. Trước hết trong sự trình bày về nhục cảm và nhục dục, nghệ thuật của Schiele hối thúc bởi một sự tò mò phi cấm kỵ, nhưng mà cũng bởi một kiểu phơi bày vật dục không nhân nhượng. Sự dàn diễn của ông trước ống kính với những cử chỉ và thế đứng độc đáo cũng là đóng góp mới.

Kết cục bi thảm của Schiele

Khi ông còn đang sống, tác phẩm của Schiele chỉ có rất ít nhà sưu tập hỏi mua. Mãi tới đúng năm ông mất, mới nảy sinh thành tựu: Cuộc triển lãm của Secession lần thứ 49 dành riêng tôn vinh ông: 19 bức họa lớn và 29 bức vẽ được trưng bày. Cuộc triển lãm là một thành công lớn về khía cạnh nghệ thuật cũng như tài chính. Đó là vào tháng Ba năm 1918. Nhưng rồi người họa sĩ đặc biệt đã không thể vui mừng được quá lâu: vào ngày 28.10 năm đó, Edith, người vợ mang thai tháng thứ sáu, chết vì dịch cúm Tây Ban Nha. Chỉ 3 ngày sau, ngày 31.10.2018 Schiele đi theo xuống mộ. Bệnh dịch quái ác đã đánh đổ ông.

Thời sự hơn bao giờ hết

Lý do khiến ông nổi tiếng ngày hôm nay rất đa dạng. Trước hết đáng lưu ý, tác phẩm đồ sộ của Schiele, bao gồm trên 350 bức họa và 2.800 bức tranh thuốc nước và tranh vẽ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Schiele chỉ thọ 28 tuổi. Đó là một sự nghiệp, nổi bật bằng những chiêm nghiệm nội tâm, tự dàn dựng và chất vấn hậu ý về thân thể và dục tính, những chủ đề rõ nét cũng vẫn còn nhạy bén trong nghệ thuật đương đại. Nhà sưu tầm tranh Rudolf Leopold cũng đã góp phần cơ bản tạo nên sự yêu thích Schiele: Gạt ra bên mọi tiếngng la ó, trong những năm 50 ông đã bắt đầu sưu tập tranh Schiele. Hôm nay, viện bảo tàng Leopold do ông sáng lập trong khu bảo tàng tranh Vienna lưu quản bộ sưu tập tranh Schiele lớn nhất thế giới. Cả những bảo tàng Belvedere, Albertina và Vienna chiếm giữ tác phẩm của người nghệ sĩ ngoại lệ.

Năm 2018 Vienna kỷ niệm phái Hiện đại

Ngoài Egon Schiele, năm 1918 còn 3 nhân vật lớn của lịch sử văn hóa Áo đã ra đi: họa sĩ Gustav Klimt, kiến trúc sư Otto Wagner và người nghệ sĩ đa năng Koloman Moser. Sự nghiệp sáng tác của những nghệ sĩ này và bao người tiêu biểu của Phái Hiện đại Vienna (Vienna Modernism) dạo 1900 đầu thế kỷ được tưởng thưởng trong năm 2018.

Nghệ thuật không được đứng cao hơn tất cả

Hồi 1900, Egon Schiele đã dám làm cái điều hôm nay còn gây nhiều xì xáo bàn tán: biểu đạt sự trần truồng tiềm ẩn và không khoan nhượng. 100 năm sau, ngay cả trong một xã hội vẻ như đã được khai sáng, tác phẩm của ông cũng động chạm vào một điểm gây thương tổn. Sự phơi bày mang tính biểu hiện những thân thể trần truồng của Schiele rõ ràng là vẫn quá táo bạo – trong cuộc quảng bá năm Kỷ niệm Chủ nghĩa hiện đại Vienna dẫn tới việc, các tranh khỏa thân của ông không được phép trưng bày cho công chúng xem mà không bị che bớt.

Nhìn toàn bộ tranh - chỉ ở Vienna

Để quảng bá thời kỳ văn hóa và nghệ thuật chắc chắn quan trọng nhất của Vienna cũng như các gương mặt nổi trội nhất của nó, mới đầu chỉ có ý tưởng dàn dựng bày các tranh khỏa thân rộng khổ của Egon Schiele trong các thành phố lớn của Đức và của Anh. Những tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới của ông rực rỡ toàn vẹn sẽ trang trí các tranh bích chương, các tường nhà, các dòng đèn ống đô thị và bắc vào hôm nay và ở đây kèm theo câu hỏi, liệu nghệ thuật của Schiele 100 năm sau khi ông mất có vẫn còn được xã hội cảm nhận là quá mức táo bạo.

Egon Schiele: Ngày hôm nay với nhiều người, nghệ thuật của ông còn quá táo bạo

Ở Vienna thì khả dĩ có thể làm được, tuy nhiên ở London, Hamburg hay Köln không thể được, ban đầu được dự kiến như một gợi ý tranh biện với tác phẩm văn hóa và nghệ thuật của Phái Hiện đại Vienna, những người tiếp thị cho quảng bá triển lãm của hai nước viện vào những quy tắc về đức hạnh trong không gian công cộng đã bác bỏ. Khác với dự kiến, không được phép trưng bày những tác phẩm nguyên bản. Sau nhiều thử nghiệm, với những kiểu cách che bịt khác nhau người ta đã chọn ra một version khổ lớn, để đáp ứng mọi tiêu chí và nhìn chung để thực hiện quảng cáo trong không gian công cộng dành cho một trong những nghệ sĩ lớn nhất của thời đại đó. Những tiêu chí này vô hình trung đã cấp cho một câu trả lời cho câu hỏi đặt ra trong chiến dịch vận động: Kể cả vào ngày hôm nay với nhiều người nghệ thuật của Schiele còn quá táo bạo.

Trả Tự do cho Nghệ thuật

Phù hợp với tinh thần phái Hiện đại Vienna, thành phố Vienna muốn gợi lên diễn ngôn và vì thế khôi phục lại cuộc thảo luận này. Sự thực hiển nhiên, tuy những nguyên bản của các bức khỏa thân của Schiele không được bày ở Đức và Anh, kết cục hiện trạng này cần gợi ý mạnh mẽ hơn cho một cuộc thảo luận về ranh giới của nghệ thuật, những hình dung về đạo đức khác nhau trong công luận và trên mạng cũng như về bức tranh tập tục và giá trị của xã hội chúng ta. Các ý kiến và quan điểm của con người năm 2018 về chủ đề này được thu thập trên tất cả các mạng xã hội dưới tiêu đề „ Der Kunst ihre Freiheit“ (Trả Tự do cho nghệ thuật) - dựa vào tiêu ngữ của Nhóm ly khai Vienna „Der Zeit ihre Kunst. Der Kunst ihre Freiheit“ (Thời đại nào nghệ thuật đó. Trả Tự do cho nghệ thuật).


©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...