Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Viên trưởng đoàn quân nhạc

Heinrich Heine (1797-1856)


Đó là viên trưởng đoàn quân nhạc
Nay ông ta sao xuống dốc ghê;
Thời hoàng đế ông ta hào nhoáng
Thuở ấy ông hăng và viên mãn tràn trề.

Ông ấy múa đung đưa cây trượng lớn
Với gương mặt rạng rỡ tươi cười,
Ngù bằng bạc đính trên võ phục
Lấp lánh trong ánh sáng mặt trời.

Nếu ông choàng vào lưng đai trống
Tiến vào nơi phố thị gần xa,
Thì con tim rung lên hồi đáp
Nơi gái non và những mụ đàn bà.

Ông đến, nhìn và nhẹ nhàng khuất phục
Mới dễ sao những sắc đẹp rạng ngời;
Bộ ria đen của ông ẩm ướt
Vì đàn bà Đức lệ tuôn rơi.

Chúng ta phải cam chịu! Trong mỗi nước
Nơi những quân xâm lược tràn qua;
Hoàng đế khuất phục những ông lớn,
Trưởng nhạc quân chinh phục quí bà.

Lâu rồi chúng ta chịu đau khổ,
Kiên nhẫn như trên đất Đức những cây sồi,
Kết cục đến khi Tối thượng cao vời
Ra hiệu lệnh cho ta giải phóng.

Trên vạch chiến của con bò mộng
Ta giương lên cặp sừng của chúng ta
Cái ách quân Franks ta húc đổ
Và hát những bài ca của Körner (1).

Những vần thơ khủng khiếp! Rùng rợn
Bạo chúa nghe váng cả vào tai
Hoàng đế và trưởng đoàn quân nhạc
Giật bắn lên và trốn chạy dài.

Cả hai phải chuốc đền tội lỗi
Và nhận về kết cục thảm thê
Vị hoàng đế Bôn-na-pác đã
Rơi vào tay người xứ Ang lê.

Trên đảo Sankt-Helena chính thế
Họ hành ngài thậm chí chẳng ghê tay
Sau những đợt triền miên đau đớn
Ngài mất vì ung thư dạ dày.

Viên trưởng đoàn nhạc binh kinh hãi
Thế nên từ vị thế cũng trượt ra;
Để khỏi đói nay ông làm đày tớ
Phục dịch trong khách sạn chúng ta.

Ông ta đốt lò, lau chùi nồi chảo ,
Củi nước ngày ông phải xách mang;
Đầu bạc tóc ngật ngà ngật ngưỡng
Thở phì phò, lê lết cầu thang.

Nếu Fritz thăm tôi, cậu nhóc
Không sao đừng vui thú của mình
Chọc ghẹo người đàn ông lênh khênh
Hành hạ ông đang thất thần rúm ró.

Ồ Fritz, thôi đi trò nhạo đó!
Nào xứng đâu với con cái Giéc-manh
Mãi mãi đừng bao giờ hỗn láo
Bỉ báng tầm vóc ngã lừng danh!

Ta ngờ ngợ, mi nên kính cẩn
Cư xử cho phải với những người;
Có thể ông già là cha mi đó
Phía mẹ mi gửi đứa con rơi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Viên trường đoàn quân nhạc từ chùm Zeitgedichte (Những bài thơ thời cuộc) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.

Der Tambourmajor

Heinrich Heine (1797-1856)

Das ist der alte Tambourmajor,
Wie ist er jetzt herunter!
Zur Kaiserzeit stand er in Flor,
Da war er glücklich und munter.

Er balancierte den großen Stock,
Mit lachendem Gesichte;
Die silbernen Tressen auf seinem Rock,
Die glänzten im Sonnenlichte.

Wenn er mit Trommelwirbelschall
Einzog in Städten und Städtchen,
Da schlug das Herz im Widerhall
Den Weibern und den Mädchen.

Er kam und sah und siegte leicht
Wohl über alle Schönen;
Sein schwarzer Schnurrbart wurde feucht
Von deutschen Frauentränen.

Wir mußten es dulden! In jedem Land,
Wo die fremden Eroberer kamen,
Der Kaiser die Herren überwand,
Der Tambourmajor die Damen.

Wir haben lange getragen das Leid,
Geduldig wie deutsche Eichen,
Bis endlich die hohe Obrigkeit
Uns gab das Befreiungszeichen.

Wie in der Kampfbahn der Auerochs
Erhuben wir unsere Hörner,
Entledigten uns des fränkischen Jochs
Und sangen die Lieder von Körner.

Entsetzliche Verse! sie klangen ins Ohr
Gar schauderhaft den Tyrannen!
Der Kaiser und der Tambourmajor,
Sie flohen erschrocken von dannen.

Sie ernteten beide den Sündenlohn
Und nahmen ein schlechtes Ende.
Es fiel der Kaiser Napoleon
Den Briten in die Hände.

Wohl auf der Insel Sankt-Helena,
Sie marterten ihn gar schändlich;
Am Magenkrebse starb er da
Nach langen Leiden endlich.

Der Tambourmajor, er ward entsetzt
Gleichfalls von seiner Stelle.
Um nicht zu verhungern, dient er jetzt
Als Hausknecht in unserm Hotele.

Er heizt den Ofen, er fegt den Topf,
Muß Holz und Wasser schleppen.
Mit seinem wackelnd greisen Kopf
Keucht er herauf die Treppen.

Wenn mich der Fritz besucht, so kann
Er nicht den Spaß sich versagen,
Den drollig schlotternd langen Mann
Zu nergeln und zu plagen.

Laß ab mit Spöttelein, o Fritz!
Es ziemt Germanias Söhnen
Wohl nimmermehr, mit schlechtem Witz
Gefallene Größe zu höhnen.

Du solltest mit Pietät, mich deucht,
Behandeln solche Leute;
Der Alte ist dein Vater vielleicht
Von mütterlicher Seite.

Chú thích của người dịch:
(1) Carl Theodor Körner (1791-1813): Nhà văn, nhà soạn kịch, nổi tiếng vì những bài hát do ông sáng tác trong cuộc chiến tránh chống Napoleon.
Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.
George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."
„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).
Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“
„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Paul Cézanne (1839-1906): Họa sĩ Pháp, ảnh hưởng lớn tới hội họa hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...