Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

DIANA

Heinrich Heine (1797-1856)  


I.
Khối chân tay ấy đẹp xinh
Của vẻ đàn bà đồ sộ
Bây giờ, không hề cãi cọ
Cho tôi tha hồ ước ao.

Nếu tôi bốc lên thèm khát
Xăm xăm tôi lại gần bên,
Tôi đã hối hành vi đó!
Phải, nàng đánh tôi cũng nên.

Ngực, cổ, yết hầu mới thật!
(Tôi không nhìn rõ cao hơn),
Trước khi cùng nàng thổ lộ
Tôi xin dâng Chúa linh hồn.

II.
Ở Bizkaia (1) bên bờ vịnh,
Nàng xưa mở mắt chào đời,
Khi nàng còn ở trong nôi
Bóp chết hai con mèo bé (2).

Để nguyên chân trần chính thế
Băng qua dãy Pyrenees (3).
Ở Perpignan (4) nàng ẩn hiện
Một người khổng lồ nữ nhi.

Nay nàng là bà lớn nhất
Khu Faubourg Saint-Denis (5),
Tốn của Ngài William bé
Những ba nghìn bạc Louis.

III.
Quí Bà kính yêu, tôn quí!
Đôi khi tôi đến thăm Bà,
Tâm trí tôi lan man nhớ
Quảng trường chợ Bologna (6).

Nơi đó một đài phun lớn
Tên là Fonte del Giagante (7),
Bên trên có tượng thần biển
Của Johann (8), thợ cả xưa.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Diana từ chùm Verschiedene (Người muôn vẻ khác) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.

DIANA

Heinrich Heine (1797-1856)

I.

Diese schönen Gliedermassen
Kolossaler Weiblichkeit
Sind jetzt, ohne Widerstreit,
Meinen Wünschen überlassen.

Wär ich, leidenschaftentzügelt,

Eigenkräftig ihr genaht,
Ich bereute solche Tat!
Ja, sie hätte mich geprügelt.

Welcher Busen, Hals und Kehle!

(Höher seh ich nicht genau.)
Eh ich ihr mich anvertrau,
Gott empfehl ich meine Seele.

II.

Am Golfe von Biskaya
Hat sie den Tag erblickt;
Sie hat schon in der Wiege
Zwei junge Katzen erdrückt.

Sie lief mit bloßen Füßen

Wohl über die Pyrenän;
Drauf ließ sie als junge Riesin
In Perpignan sich sehn.

Jetzt ist sie die größte Dame

Im Faubourg Saint-Denis;
Sie kostet dem kleinen Sir William
Schon dreizehntausend Louis.

III.

Manchmal, wenn ich bei Euch bin,
Großgeliebte, edle Doña,
Wie erinnernd schweift mein Sinn
Nach dem Marktplatz zu Bologna.

Dorten ist ein großer Brunn,

Fonte del Gigante heißt er,
Obendrauf steht ein Neptun
Von Johann, dem alten Meister.

Chú thích của người dịch:

1) Bizkaia: Một tỉnh thuộc xứ Basque của Tây Ban Nha.

(2) Theo truyền thuyết Herkules khi còn bé đã bóp cổ chết hai con rắn.
Cô gái Heinrich Heine quen ở khu phố ăn chơi có vóc dáng đẫy đà khỏe mạnh mang tên Diana, nữ thần săn bắn đồng thời là nữ thần Mặt Trăng và tượng trưng cho sự sinh sản trong thần thoại Hy Lạp.
(3) Pyrenees: Một dãy núi phía tây nam châu Âu tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa Pháp và Tây Ban Nha.
(4) Thị trấn của tỉnh Pyrénées-Orientales, thuộc vùng hành chính Occitanie của nước Pháp.
(5) Một khu phố Paris.
(6) Một thành phố Ý.
(7) Đài phun nước ở Neapel, dựng vào thế kỷ 17.
(8) Johann Ritz (1766-1729): Nhà tạc tượng thời danh người Đức.

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:

„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.

Diana và những nàng hầu – Tranh của Jan Vermeer van Delft (1632-1675): Họa sĩ Hà Lan

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Những suy nghĩ ban đêm

Heinrich Heine (1797 – 1856) 



Trong đêm tối tôi nghĩ về nước Đức,
Cứ giật mình trằn trọc mãi thôi,
Không sao ngủ, mắt trơ trơ chẳng nhắm
Và tuôn bao dòng lệ nóng sôi.

Những năm tháng đến rồi qua mãi,
Từ ngày tôi vắng bóng mẹ yêu thân,
Mười hai năm trôi qua đằng đẵng;
Niềm nhớ nhung đòi hỏi cứ lớn dần.

Nỗi nhớ nhung đòi hỏi cứ lớn dần.
Bà cụ ám ảnh tôi trong mệnh số,
Tôi nhớ nhung bà cụ khôn nguôi,
Ôi bà cụ, cầu lạy trời phù hộ!

Bà cụ hiền thương yêu tôi lắm
Và trong thư bà cụ viết cho tôi,
Tôi nhìn thấy bàn tay bà run rẩy
Tôi đã day trái tim mẹ, hỡi trời.

Mẹ tôi vẫn luôn hiện lên trong trí,
Mười hai năm đằng đẵng trôi qua,
Mười hai năm ròng phôi pha tàn lụi
Từ dạo tôi chẳng được áp ngực bà.

Nước Đức sẽ trường tồn mãi mãi,
Xứ sở đây sức khỏe tuyệt vời
Với những cây sồi, cây đoan lực lưỡng,
Tôi sẽ về thăm lại đấy thôi.

Tôi cũng chẳng quá vội về nước Đức,
Nếu mẹ tôi chẳng ở nơi đây;
Tổ quốc chẳng bao giờ mất được
Bà cụ thì có thể chết đi.

Từ ngày tôi bỏ biệt mảnh đất này,
Bao nhiêu người đã vùi sâu dưới huyệt,
Bấm đốt tay tính những người thân yêu.
Tim tôi rỏ máu nhiều đến chết.

Và không tính sao đây? Với từng con số
Nỗi khổ đau càng dấy mãi trong tôi;
Như người chết đang lăn qua ngực
Phúc đức sao, họ tránh xa rồi!

Phúc đức sao! Từ cửa sổ phòng tôi
Lọt tia sáng rỡ ràng nước Pháp;
Vợ tôi đến, xinh tươi như bình minh
Nụ cười xua những nỗi lo nước Đức.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Những suy nghĩ ban đêm từ chùm Zeitgedichte (Những bài thơ thời cuộc) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới (ND tham khảo bản dịch của Hoàng Trung Thông).

Nguyên tác tiếng Đức:

XXIV. Nachtgedanken

Heinrich Heine (1797 – 1856)

Denk ich an Deutschland in der Nacht,
Dann bin ich um den Schlaf gebracht,
Ich kann nicht mehr die Augen schließen,
Und meine heißen Tränen fließen.

Die Jahre kommen und vergehn!
Seit ich die Mutter nicht gesehn,
Zwölf Jahre sind schon hingegangen;
Es wächst mein Sehnen und Verlangen.

Mein Sehnen und Verlangen wächst.
Die alte Frau hat mich behext,
Ich denke immer an die alte,
Die alte Frau, die Gott erhalte!

Die alte Frau hat mich so lieb,
Und in den Briefen, die sie schrieb,
Seh ich, wie ihre Hand gezittert,
Wie tief das Mutterherz erschüttert.

Die Mutter liegt mir stets im Sinn.
Zwölf lange Jahre flossen hin,
Zwölf lange Jahre sind verflossen,
Seit ich sie nicht ans Herz geschlossen.

Deutschland hat ewigen Bestand,
Es ist ein kerngesundes Land,
Mit seinen Eichen, seinen Linden,
Werd’ ich es immer wiederfinden.

Nach Deutschland lechzt ich nicht so sehr,
Wenn nicht die Mutter dorten wär;
Das Vaterland wird nie verderben,
Jedoch die alte Frau kann sterben.

Seit ich das Land verlassen hab,
So viele sanken dort ins Grab,
Die ich geliebt — wenn ich sie zähle,
So will verbluten meine Seele.

Und zählen muß ich — Mit der Zahl
Schwillt immer höher meine Qual;
Mir ist, als wälzten sich die Leichen,
Auf meine Brust — Gottlob! Sie weichen!

Gottlob! Durch meine Fenster bricht
Französisch heitres Tageslicht;
Es kommt mein Weib, schön wie der Morgen
Und lächelt fort die deutschen Sorgen.

Bản tiếng Anh:

Night Thoughts

Thinking of Germany at night
Just puts all thought of sleep to flight;
No longer I can close an eye,
Tears gather and I start to cry.

So many years have come and passed
Since I saw my old mother last,
Twelve years I have seen come and go;
My yearning and my longing grow.

My longing’s grown since our farewell.
Perhaps she cast on me a spell,
The good old woman I can’t sleep
And thinking of her— whom God may keep.

From all her letters I must see
How deep the love she feels for me,
The tremblings of her hand betray
More than her trembling heart would say.

The mother’s always in my mind,
Already twelve years lie behind,
Twelve long years since I did depart
And clasped the mother to my heart.

Germany will for evermore
Endure; she’s healthy to the core;
Returning I shall always find
Her oaks and lindens left behind.

My longing for her I could bear
But for the good old woman there;
There will always be Germany,
But the old mother may pass away.

And since I left the Fatherland,
The grave has claimed so many a friend
Whom I have loved—I count the toll
And fear to death will bleed my soul.

And count I must, and as I count
My torment and their numbers mount;
I feel how their dead bodies heave
Upon my breast—thank God, they leave!

Thank God—for a French morning light
Breaks through my window gay and bright;
My wife, resplendent as the day
Smiles all my German cares away.

Chú thích của người dịch:
Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Alexander Michelis (1823 – 1868): Họa sĩ Đức.

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Hãy chờ xem

Heinrich Heine (1797-1856)



Vì tôi chớp lóe toàn chói nét
Bạn nghĩ, tôi không thể gầm sấm sét
Các bạn nhầm, tôi có tài năng,
Tương tự cơ: gào thét rền vang.

Sẽ chắc chắn chứng giám điều khiếp đảm
Nếu nay mai đúng ngày đó đến nơi,
Thì bạn cần nghe giọng nói của tôi
Bão đánh tới, lời gầm sấm sét.

Vào ngày đó bão hoang dã sẽ
Chẻ toang ra thậm chí những cây sồi,
Sẽ chuyển rung một số điện đài
Và đây đó tháp nhà thờ sụp đổ!

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Hãy chờ xem từ chùm Zeitgedichte (Những bài thơ thời cuộc) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.

XXIII. Wartet nur

Weil ich so ganz vorzüglich blitze,
Glaubt ihr, daß ich nicht donnern könnt!
Ihr irrt euch sehr, denn ich besitze
Gleichfalls fürs Donnern ein Talent.

Es wird sich grausenhaft bewähren,
Wenn einst erscheint der rechte Tag;
Dann sollt ihr meine Stimme hören,
Das Donnerwort, den Wetterschlag.

Gar manche Eiche wird zersplittern
An jenem Tag der wilde Sturm,
Gar mancher Palast wird erzittern
Und stürzen mancher Kirchenturm!

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:

"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.

Tranh của Albert Bierstadt (1830-1902): Họa sĩ Mỹ gốc Đức, đại diện quan trọng của trào Lãng mạn và Hudson River School trong hội họa.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Giác ngộ

Heinrich Heine (1797-1856)


Này Michel! Mắt mi rụng lớp
Vẩy bong chưa? Nhận thấy không mi?
Ngay trước mõm, họ nẫng mất đi
Của mi những món súp ngon nhất.

Đền cho mi niềm vui thiên thượng
Họ hứa mi, vui thuần khiết siêu linh
Ở trên kia thiên thần không cần thịt
Nấu nướng niềm an lạc thái bình.

Michel! Đức tin mi trở nên yếu ớt
Hay thèm ăn lại mạnh hơn rồi?
Mi vồ lấy chiếc cốc của cuộc đời
Và mi hát bài ca ngoại giáo.

Michel! Đừng sợ chi và mơn trớn
Bụng phệ mi, ngay chốn tục trần,
Sau này ta nằm dưới mộ phần,
Mi có thể im re tiêu hóa.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Giác ngộ từ chùm Zeitgedichte (Những bài thơ thời cuộc) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.

Erleuchtung 

Heinrich Heine (1797-1856)

Michel! fallen dir die Schuppen
Von den Augen? Merkst du itzt,
Daß man dir die besten Suppen
Vor dem Maule wegstibitzt?

Als Ersatz ward dir versprochen
Reinverklärte Himmelsfreud
Droben, wo die Engel kochen
Ohne Fleisch die Seligkeit!

Michel! wird dein Glaube schwächer
Oder stärker dein Apptit?
Du ergreifst den Lebensbecher,
Und du singst ein Heidenlied!

Michel! fürchte nichts und labe
Schon hienieden deinen Wanst,
Später liegen wir im Grabe,
Wo du still verdauen kannst.

Chú thích của người dịch:
(1): Michel: Tên riêng mang tính đặc trưng ám chỉ người Đức.

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.

Tranh của Carl Spitzweg (1808-1885): Họa sĩ Đức, có vị trí biệt lập trong hội họa Đức.

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2020

Bài thơ „Thả về miền núi của con tim“ của Rainer Maria Rilke

Rüdiger Görner   


Thế nghĩa là gì nhỉ, nếu người ta tự thả mình vào? Rainer Maria Rilke để dở dang những câu thơ của mình về câu hỏi này.

Người ta cũng suy nghĩ và hành động mang tính cộng sinh ra sao, cuối cùng thì cũng một thân và người ta ở lại với bản thân đơn chiếc. Ai thả rông một con thú để trốn tránh cho xong, xét theo luật pháp đã phạm vi cảnh và đáng bị trừng phạt. Nhưng mà làm sao, nếu người ta tự thả mình vào? Trong một bản thảo của Rilke – ông soạn ra ngay sau khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, nhưng mãi tới năm 1919 mới xuất bản – những con thú ngược lại vẻ như được „bảo lưu“ và nâng niu“. Bị thả vào sống chết mặc bay ở đây có phải là cái Tôi không mạnh mẽ lên tiếng khẳng định mình, cái tiềm ẩn trong một bản thể đã bắt đầu bằng nhận biết nhưng rồi câm lặng ở đó. Có vẻ như bài thơ được viết ra bởi một kẻ bị ruồng rẫy đang đứng trên đỉnh cao của cảm nhận thuần túy; một bài thơ bắt buộc phải gãy khúc và như vậy phải dừng lại ở một phác thảo, chính bởi vì trong con người đó đang được nói về „cú đổ nhào câm lặng“.

Khi chinh phục những đỉnh núi cao, tới lúc nào đó chạm phải những ranh giới của cây xanh, ở đây cũng chính thế người ta chạm đến ranh giới của ngôn lời. Ở ranh giới đó chỉ còn thứ hoang dại, thứ thảo mộc có thể nảy chồi và cất lời „ca hát“, nếu xét về thực tế xảy ra dưới đồng bằng đầy nguy hiểm. Cảm xúc còn muốn như một „khuôn trang“ che chở, nhưng rồi tự thân cũng bị „thả buông“, một trang viên u ám, hoang tàn như bài thơ „ Trang trại thời gian“ của Paul Celan. Người ta có nên đọc bài thơ như tiếng kêu cầu giúp của một người bị ruồng bỏ? Hay nhiều hơn thế như một biên bản xác thực của trạng thái tâm hồn bên bờ của vực thẳm?

Địa phận cuối của lời

Bốn câu mệnh đề trạng ngữ gần như được đặt ra ở mức tuyệt đối – câu thứ ba lý giải trạng thái của người, một cách hiểu biết, lâm vào tình trạng câm lặng, câu thứ tư hoàn tất bản thảo (Fragment) và như vậy đương nhiên gây ra một kết thúc kiểu nào cũng chóng vánh và biến đi trong một dấu hiệu bỏ ngỏ tương tác với một tia chớp lóe lên trong suy nghĩ và hòa tan suy nghĩ này, và chính thế, cả một sự hồi tâm ngắn ngủi được tạo ra bởi ý nghĩ này vừa vụt hiện. Sự lặp lại lần thứ ba mang tính kết thúc hàm chứa một biến trạng mang tính quyết định: „thả về“ được thay thế bằng một trạng ngữ khác: „hắt hủi"; và như vậy còn gia tăng ấn tượng và ở khía cạnh cảm xúc, trạng thái không mái nhà che chở.

Câu hỏi cơ bản, cũng như thế không được nói ra của bài thơ tóm lại: Ai thả ai hay là buông thả cái chi? Người thức giả tự thả mình vào, bởi ngay từ đầu sự chiếm lĩnh hiểu biết đã bộc lộ rất nhiều về điều kiện của Hiện tồn? Và chúng nằm ở đâu, miền „núi non của trái tim“? Những ngọn núi này tiềm ẩn thứ gì? Tình yêu trong thế giới này có đọng lại trong lòng chúng, hay là chúng còn bảo tồn bên trong tình ái vẫn chưa hề được yêu chờ đợi người khai thác? Những ngọn núi này nằm bên ngoài chúng ta. Có thể chúng ta phải đào một hệ thống hầm mỏ hào lũy dọc ngang, để tiến sâu vào bên trong non núi của trái tim. Những nhà Lãng mạn thích xem mình là người thợ mỏ khai mở những hầm lò dẫn vào trong thế giới.
Những gì còn lại với người thấy mình bị ruồng bỏ trên miền núi của trái tim? Anh ta quan sát, phóng tầm mắt bao quát nhìn thảo mộc và muông thú, học cung cách tiếp xúc với đá sỏi. Kể cả khi anh ta tìm cách trải nghiệm hiểu biết của mình, ở chiều hướng gia tăng, vâng, tìm cách vượt bỏ hiểu biết trong miền núi non của cảm xúc, anh ta mơ hồ cảm nhận cái bao quanh, hiểu ra đỉnh núi như là đỉnh cao của sự chối từ thuần khiết; và điều đó ngụ ý một cuộc đời không còn muốn đáp ứng mọi sự trông đợi: cái Tôi tiềm ẩn – hay là người ta nên nói: cái Tôi tự giấu đi trước mình sẽ nói lời bằng vị thế Anh, hỏi rằng, anh liệu còn nhận ra, những điều gì mình (xưa) đã biết.

Ai tự nhìn mình bị thả vào trên miền núi không được vẽ trên một tấm bản đồ nào, sẽ tự đưa mình vào nguy cơ đương đầu kể cả với những thành tố của tự nhiên và của cảm xúc. Và điều này cũng đúng với bài thơ như bản thảo về sự cảm nhận ngôn từ, tiềm ẩn trong những cảnh trí hiểm trở của con tim núi non điệp trùng chia cắt.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 

Fragment
 

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Thả về miền núi của con tim. Trông kia, nơi đó sao nhỏ bé,
trông kia: địa phận cuối cùng của lời
và cao hơn, nhưng cũng vậy nhỏ nhoi,
một trang viên cuối cùng của cảm xúc? Có hay anh nhận biết?
Thả về miền núi của con tim.

Nền đá ở dưới bàn tay,
Một số thứ bừng nở nơi đây, từ cú nhào âm thầm
một loài thảo mộc vô thức nẩy chồi ca hát
Nhưng còn người thức giả? Chao ôi kẻ đó đã bắt đầu nhận biết
và bây giờ nín lặng, thả về miền núi của con tim.

Kế từ đây chính thế, mang ý thức cứu rỗi,
đám thú núi này tung tăng, đám khác được bảo lưu,
hoán vị và tha thẩn. Và con chim lớn được nâng niu
bay lượn quanh sự chối từ nguyên sơ của đỉnh núi – Nhưng
chịu điều hắt hủi, ở đây trên miền núi của con tim...

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Fragment

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Ausgesetzt auf den Bergen des Herzens. Siehe, wie klein dort,
siehe: die letzte Ortschaft der Worte,
und höher, aber wie klein auch, noch ein letztes
Gehöft von Gefühl. Erkennst du's?
Ausgesetzt auf den Bergen des Herzens. 

Steingrund unter den Händen.
Hier blüht wohl einiges auf; aus stummem Absturz
blüht ein unwissendes Kraut singend hervor.
Aber der Wissende? Ach, der zu wissen begann
und schweigt nun, ausgesetzt auf den Bergen des Herzens.

Da geht wohl, heilen Bewußtseins,
manches umher, manches gesicherte Bergtier,
wechselt und weilt. Und der große geborgene Vogel
kreist um der Gipfel reine Verweigerung. - Aber
ungeborgen, hier auf den Bergen des Herzens....

Chú thích của người dịch:
Rüdiger Görner (* sinh năm 1957): Nhà nghiên cứu văn học, nhà phê bình và nhà ngữ văn Đức.

Tranh của August Macke (1887-1914): họa sĩ Biểu hiện Đức, ngã xuống ở mặt trận phía Tây gần Perthes-lès-Hurlus ở vùng Champagne.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Fragment

Rainer Maria Rilke (1875-1926)


Thả về miền núi của con tim. Trông kia, nơi đó sao nhỏ bé,
trông kia: địa phận cuối cùng của lời
và cao hơn, nhưng cũng vậy nhỏ nhoi,
một trang viên cuối cùng của cảm xúc? Có hay anh nhận biết?
Thả về miền núi của con tim.

Nền đá ở dưới bàn tay,
Một số thứ bừng nở nơi đây, từ cú nhào âm thầm
một loài thảo mộc vô thức nẩy chồi ca hát
Nhưng còn người thức giả? Chao ôi kẻ đó đã bắt đầu nhận biết
và bây giờ nín lặng, thả về miền núi của con tim.

Kế từ đây chính thế, mang ý thức cứu rỗi,
đám thú núi này tung tăng, đám khác được bảo lưu,
hoán vị và tha thẩn. Và con chim lớn được nâng niu
bay lượn quanh sự chối từ nguyên sơ của đỉnh núi – Nhưng
chịu điều hắt hủi, ở đây trên miền núi của con tim...

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 

Fragment

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Ausgesetzt auf den Bergen des Herzens. Siehe, wie klein dort,
siehe: die letzte Ortschaft der Worte,
und höher, aber wie klein auch, noch ein letztes
Gehöft von Gefühl. Erkennst du's?
Ausgesetzt auf den Bergen des Herzens. 

Steingrund unter den Händen.
Hier blüht wohl einiges auf; aus stummem Absturz
blüht ein unwissendes Kraut singend hervor.
Aber der Wissende? Ach, der zu wissen begann
und schweigt nun, ausgesetzt auf den Bergen des Herzens.

Da geht wohl, heilen Bewußtseins,
manches umher, manches gesicherte Bergtier,
wechselt und weilt. Und der große geborgene Vogel
kreist um der Gipfel reine Verweigerung. - Aber
ungeborgen, hier auf den Bergen des Herzens....

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.
Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh của Franz Marc (1880-1916): Họa sĩ Đức đại diện tiêu biểu phái Biểu hiện (Expressionism).

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...