Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

BÀI THƠ “BÊN KIA” CỦA PAUL CELAN

Nobert Hummelt  



Phỏng đoán đây là bài thơ viết sớm nhất của tác giả “Tẩu khúc tử thần”: một khởi sự bậc thầy, như nhiều tác phẩm kế tiếp sau này của ông không thể diễn giải cặn kẽ, mà luôn bảo lưu điều bí ẩn của nó.

Paul Celan, nhà thơ viết nên tác phẩm thơ quan trọng nhất của tiếng Đức sau 1945 không ngừng được đưa vào mối liên thuộc với vấn đề của thơ trữ tình sau sự kiện Auschwitz. Điều này thường bó hẹp tầm nhìn vào những bài thơ của ông. Hiếm khi người ta nhớ lại, ông đã viết trước Auschwitz dưới bút danh Paul Antschel trong thế giới Cernowitz đắm chìm – thủ đô xưa kia của Bukowina Tiểu vương quốc của Đế chế quân chủ Áo – Hung vào khi ông sinh ra đã thuộc về Rumania. Tuy thế không thay đổi trong nhà của gia đình Paul Antschel mọi người nói tiếng Đức, và những trải nghiệm văn học trong nhà trường của Paul xảy ra trong ngôn ngữ này đặc biệt gắn bó ông với người mẹ tinh tế. Nơi đó thư viện riêng đồ sộ thuộc nhà Karl Horowitz, người cha của Edith Silbermann – bạn gái Paul – có ý nghĩa quan trọng. Trong hồi ký của mình bà tường thuật lại việc mình cung ứng cho ông sách quí từ tủ sách của cha mình ra sao, tất nhiên một cách bí mật, bởi sách không được phép rời ra khỏi nhà. Cổ điển, Lãng mạn, Hiện thực đã tìm con đường của mình như vậy đi tới nhà thơ đang nhen nhóm, thuộc về số đó Mörike, Hesse và những bài thơ của Heym, Trakl và George, đặc biệt người ta tôn thờ chiêm bái Rilke (1) thực sự.

Bài thơ “Bên kia” của Celan, dự đoán viết sớm nhất, xuất hiện khoảng năm 1939/1940 và hẳn thế được viết trong nhà Horowitz, cho ta nhận ra hơi hướng, cái khởi đầu này mới hạnh phúc, may mắn không bị che bóng và hòa hợp làm sao với các tác gia khuôn mẫu. Bài thơ, mẫu mực cho bài thơ đầu tay, đúng là một phóng tưởng bứt phá, nhưng đối ngẫu qua một sự chần chừ thả mình theo nỗi nhớ xa xôi, bởi cái địa điểm cần phải rời đi tỏ ra hầu như không ít quyến rũ hơn so với nơi xa mời gọi kẻ đến tận cùng đang còn đứng chôn chân trên ngưỡng tới. “Tận phía bên kia rặng dẻ mới là thế giới” – ngay với dòng phá đề này bung ra khỏi khối kết đóng của khổ thơ đầu tiên, câu này còn trở lại hai lần ở bài thơ giàu thanh sắc và điệp khúc, một âm hưởng đã lẩy ra, một bức tranh đã phác họa, một tình huống đã khai mở. Chỉ có ranh giới giữa sự chật chội cửa nhà và sự xa xôi kỳ ảo được gọi tên, và thế đó người ta nhìn ra một phong cảnh thơ ấu toàn phần.

Một câu chuyện giữa làn gió và bản thân ông

Đó là một khởi đầu điêu luyện, kể như câu thơ này không muốn có hơi hướng của Celan, vâng kẻ cho tới thời điểm này vẫn chưa hề có với tư cách là tác giả. Nhưng câu thơ này không thể đứng chung với Rilke, có chăng gần gụi với Huchel (2), kể cả sau chiến tranh, khi đối với chính bản thân Celan (ý) câu thơ đã trở nên bất khả. Trên bục sân khấu của bài thơ, những cây dẻ đại diện cho cây trằn ở bài ballade Vua Trằn nổi tiếng của Goethe. Đó là một giọng nói ban đêm ma quái tương tự nhỏ nhẹ hứa hẹn chút gì đó, chỉ một vị thần thiên nhiên được nhân cách hóa không xuất hiện, cả những người con gái và người cha che chở cậu bé trai cũng vắng mặt. Ở Celan, vừa mới lớn thoát tuổi cậu bé trai, đây là sự chuyện giữa làn gió và chính ông, tuy nhiên khá lạ lẫm phân chia ra một Tôi và một Hắn. Cái người bị đánh thức bởi làn “gió trong xe mây” vẫn còn là “một ai đó”, nhưng rồi có một cái Tôi tự ý thức hiện ra muốn cột trói gió vào dây xích và tuy thế không chắc chắn khá nên để cho gió mang mình đi theo hay để cho gió lôi đi.

Cái sự chần chừ này giải tỏa lời đố, và như thế bản thân bài thơ đầu tay của tác giả chứa đây những câu hỏi không giải đáp để sau này nhiều thế hệ các nhà ngữ văn Đức đã viết sưng tấy đầu ngón tay để diễn giải. Dương xỉ và hoa mao địa hoàng đỏ thì chắc chắn đẹp thật đấy, tại sao con người ta nên chăng không từ bỏ sự chật chội để có thể chiếm giữ được chúng? Và điều đó có nghĩa chi với ám hiệu của ngôi nhà nhỏ xuýt xoa, liệu làn gió tự thân có nên làm ra một vần nối tiếp vào đó? Chàng Paul Antschel trẻ tuổi đã dựng nên ở đây một bản dàn bè cao trào âm nhạc ngay từ đầu đã ngầm phá hủy bất cứ một cách đọc nào đơn nghĩa.

Và với sự hứng thú ông đã dệt nên tấm thảm âm sắc của những nhà thơ mình vừa có được trong tay. Theo cung cách đó, câu thơ “Mà thế nếu đêm nay cũng không dần sáng” gần gụi hòa kết với những câu thơ của George (3) trong bài “Năm của tâm hồn”, ở đó tương tự như vậy ngọn gió đã giỡn buông cái bản thể của mình: “Bởi chưng hạnh phúc mở lòng cho chúng ta, đến bao giờ/ Nếu giờ đây đêm đầy sao quyến rũ/ Trong vườn xanh không giành giật lại/ Nếu mùa không đủ đầy hoa rực rỡ/ nếu không được dự báo bởi ngọn gió lửa nung?”

Làm thơ như viết tiếp những người đi trước như vậy, với Paul Celan đã không còn khả thi được nữa, sau khi người Đức đã áp giải và sát hại cha mẹ ông. Cái đêm họ bị kéo lê đi, hoảng sợ vì dự cảm của mình, ông đã nán lại chỗ Edith; cha mẹ ông đã quá kiệt sức để rời nhà mà đi. Dẫu nỗi lòng mới nặng trĩu làm sao khi ông phải hoàn toán tách mình khỏi bảng mục hình thức đa dạng và âm sắc tuyệt vời của truyền thống Đức, bằng cách nào đó bài thơ “Tẩu khúc tử thần” chỉ ra điều đó. Rõ nét hơn, bài thơ “Gần những nấm mồ”, bài ông viết năm 1944 gần trại tập trung Michailowska nơi mẹ ông bị bắn chết, đã diễn đạt “Và mẹ ơi mẹ còn dung thứ/ như khi xưa, vâng, dạo ở nhà/ vần thơ Đức êm ru, đau đớn?”

Ông đã không đưa bài thơ hay “Bên kia” vào tập lượm lặt “Hoa Anh túc và Ký ức” sau này khiến ông nổi tiếng vào năm 1952. Nhưng sau đó ông đã đọc bài thơ cho đài truyền thanh, chính vì thế chúng ta cũng có giọng đọc của ông lưu truyền.

Nguồn: Frankfurter Anthologie

BÊN KIA

Paul Celan (1920-1970)


Tận bên kia rặng dẻ mới là thế giới
Từ đó đêm đêm tới đây một làn gió trong xe mây và ai đó đứng trên chỗ
này đây…
Gió muốn mang hắn vượt qua rặng dẻ:
“Dương xỉ ở nơi ta và nơi ta mao địa hoàng đỏ!
Bên kia rặng dẻ mới là thế giới, tận bên kia…”

Thế rồi tôi xuýt xoa khe khẽ, như những ngôi nhà nhỏ hay làm, rồi tôi giữ lấy, rồi gió phải cưỡng lại: tiếng gọi của tôi cột gió vào cổ tay!
Tôi nghe gió trở lại trong nhiều đêm:
“Nơi ta bùng cháy lên phương xa, ở nơi mi chật chội…”
Thế rồi tôi xuýt xoa khe khẽ, như những ngôi nhà nhỏ hay làm.

Mà thế nếu đêm nay không trở sáng và làn gió trở lại trên xe mây:
“Dương xỉ ở nơi ta và nơi ta mao địa hoàng đỏ!”
Và muốn mang hắn ta đi qua rặng dẻ – thì tôi không, tôi không giữ gió nơi đây…
Tận bên kia rặng dẻ mới là thế giới.

Nguyên tác tiếng Đức:

DRÜBEN

Paul Celan (1920-1970)

Erst jenseits der Kastanien ist die Welt.
Von dort kommt nachts ein Wind im Wolkenwagen und irgendwer steht auf dahier…
Den will er über die Kastanien tragen:
“Bei mir ist Engelsüß und roter Fingerhut bei mir!
Erst jenseits der Kastanien ist die Welt…”

Dann zirp ich leise, wie es Heimchen tun, dann halt ich ihn, dann muß er sich verwehren: ihm legt mein Ruf sich ums Gelenk!
Den Wind hör ich in vielen Nächten wiederkehren:
“Bei mir flammt Ferne, bei dir ist es eng …”
Dann zirp ich leise, wie es Heimchen tun.

Doch wenn die Nacht auch heut sich nicht erhellt und wiederkommt der Wind im Wolkenwagen:
“Bei mir ist Engelsüß und roter Fingerhut bei mir!”
Und will ihn über die Kastanien tragen – dann halt, dann halt ich ihn nicht hier…
Erst jenseits der Kastanien ist die Welt.

Chú thích của người dịch:

Norbert Hummelt (sinh năm 1962): Nhà thơ, dịch giả và ký giả văn hóa.

(1) Các nhà thơ Eduard Friedrich Mörike (1804-1875), Hermann Hesse (1877 – 1962), Georg Heym (1887-1912), Georg Trakl (1887-1914) và Rainer Maria Rilke (1875-1926).

(2) Peter Huchel (1903-1981): Nhà thơ và Tổng biên tập tờ “Sinn und Form” (Ý nghĩa và Hình thức) của CHDC Đức, vì chống đối và bị An ninh truy bức ông bỏ sang Tây Đức năm 1978.

(3) Stefan George (1868-1933): Nhà thơ lớn người Đức, ban đầu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, sau chủ trường dòng thơ thuần mỹ “nghệ thuật vị nghệ thuật” quảng bá trong Tờ Nghệ Thuật (Blätter für die Kunst), rồi sau dần xa lánh, cuối cùng bản thân ông trở thành tâm điểm của một nhóm thơ có quan niệm thẩm mĩ – triết học riêng mang tên mình, “Nhóm George”.

Paul Celan (tên khai sinh Paul Antschel, 1920-1970): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do Thái. *Sinh tại Czernowitz, Bucovina, tỉnh lỵ của đế quốc Áo-Hung, thời còn trực thuộc Romania, nay thuộc về Ukraine * 1937- 1939: Học nghề Y tại Tours, Pháp* 1941-1945: Chạy trốn, bị cầm tù trong trại tập trung. Cha mẹ ông bị áp giải vào trại tập trung ở Transnistria, nơi cha ông chết vì thương hàn và mẹ ông bị bắn chết *Sau 1945: Làm phiên dịch trong nhà xuất bản ở Bukarest sau Thế chiến II *Năm 1947 di cư qua Vienna, sau sang Paris 1948 *Tại đây Paul Celan nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn chương, giảng tiếng Đức tại École Normale Supérieure. 1970: Tự sát, gieo mình xuống sông Seine sau chuyến thăm Israel vào tháng Mười năm 1969.

Tranh của Marc Chagall (1887-1985): Họa sĩ Pháp - Nga gốc Do Thái.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Bên kia

Paul Celan (1920-1970)



Tận bên kia rặng dẻ mới là thế giới
Từ đó đêm đêm tới đây một làn gió trong xe mây và ai đó đứng trên chỗ này đây…
Gió muốn mang hắn vượt qua rặng dẻ:
„ Dương xỉ ở nơi ta và nơi ta mao địa hoàng đỏ!
Bên kia rặng dẻ mới là thế giới, tận bên kia…“

Thế rồi tôi xuýt xoa khe khẽ, như những ngôi nhà nhỏ hay làm, rồi tôi giữ lấy, rồi gió phải cưỡng lại: tiếng gọi của tôi cột gió vào cổ tay !
Tôi nghe gió trở lại trong nhiều đêm:
„ Nơi ta bùng cháy lên phương xa, ở nơi mi chật chội…“
Thế rồi tôi xuýt xoa khe khẽ, như những ngôi nhà nhỏ hay làm.

Mà thế nếu đêm nay không trở sáng và làn gió trở lại trên xe mây:
„ Dương xỉ ở nơi ta và nơi ta mao địa hoàng đỏ!“
Và muốn mang hắn ta đi qua rặng dẻ - thì tôi không, tôi không giữ gió nơi đây…
Tận bên kia rặng dẻ mới là thế giới.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Drüben

Paul Celan (1920-1970)

Erst jenseits der Kastanien ist die Welt.
Von dort kommt nachts ein Wind im Wolkenwagen und irgendwer steht auf dahier...
Den will er über die Kastanien tragen:
„Bei mir ist Engelsüß und roter Fingerhut bei mir!
Erst jenseits der Kastanien ist die Welt...“

Dann zirp ich leise, wie es Heimchen tun, dann halt ich ihn, dann muß er sich verwehren: ihm legt mein Ruf sich ums Gelenk!
Den Wind hör ich in vielen Nächten wiederkehren:
„Bei mir flammt Ferne, bei dir ist es eng ...“
Dann zirp ich leise, wie es Heimchen tun.

Doch wenn die Nacht auch heut sich nicht erhellt und wiederkommt der Wind im Wolkenwagen:
„Bei mir ist Engelsüß und roter Fingerhut bei mir!“
Und will ihn über die Kastanien tragen – dann halt, dann halt ich ihn nicht hier...
Erst jenseits der Kastanien ist die Welt.

Chú thích của người dịch:

Paul Celan (Paul Antschel, 1920-1970): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do thái. *Sinh tại Czernowitz, Bucovina, tỉnh lỵ của đế quốc Áo-Hung, thời còn trực thuộc Romania, nay thuộc về Ukraine * 1937- 1939: Học nghề Y tại Tours, Pháp* 1941-1945: Chạy trốn, bị cầm tù trong trại tập trung. Cha mẹ ông bị áp giải vào trại tập trung ở Transnistria, nơi cha ông chết vì thương hàn và mẹ ông bị bắn chết *Sau 1945: Làm phiên dịch trong nhà xuất bản ở Bukarest sau Thế chiến II *Năm 1947 di cư qua Vienna, sau sang Paris 1948 *Tại đây Paul Celan nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn chương, giảng tiếng Đức tại Écolo Normale Supérieure. 1970: Tự sát, gieo mình xuống sông Seine sau chuyến thăm Israel vào tháng Mười năm 1969.

Tranh của Marc Chagall (1887-1985): Họa sĩ Pháp, gốc Nga - Ba lan - Do thái.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

BÀI THƠ “KHÚC KẾT ÂM” CỦA GOTTFRIED BENN

Mathias Mayer 
  

Một cách nghiêm ngặt Gottfried Benn phân định trình tự sắp xếp những bài thơ của mình. Như một màn trò đế của tập thơ cùng tên, bài thơ Khúc kết âm (Aprèslude) mang ý nghĩa đặc biệt.

Cái thanh điệu buông thõng quen thuộc được Benn khi đã gần 70 tuổi xướng lên trong những bài thơ của mình không che giấu được chuyện ông đã giám sát mới tỉ mỉ làm sao sự hòa tấu những ấn phẩm thơ của mình. Ấn phẩm “Những bút tích lượm lặt” năm 1922, khi đó Benn vừa tròn 45 tuổi, đã bắt đầu với một “Màn giáo đầu”, cũng tương tự như vậy với sự tuyển lựa những bài thơ viết năm 1936. Và tập hợp mang tên “Sóng triều say” viết năm 1949 được chốt lại với màn “Lời kết” vừa viết xong cũng trong năm đó, và bài này cũng phải cần khép lại Ấn bản Toàn tập trong năm ông mất 1956. Xét cái ý thức nghiêm ngặt về Khởi đầu và Kết thúc này, bài thơ Khúc kết âm (Aprèslude) đạt được một ý nghĩa đặc biệt: hoàn tất ở dạng viết tay và đề ngày 11.05.1955, bài thơ được công bố như màn chung cục trong tập thơ mỏng xuất bản mấy tháng sau đó mang đúng cái tên đó. Ngày 16.05 Benn gửi cho bà Ursula Zierbarth một bản đánh máy đã sửa chữa cho thấy cần in văn bản “Bài thơ” đứng ở vị trí đầu và Khúc kết âm (Aprèslude) ở vị trí cuối – cả hai lần ta có bốn khổ thơ bốn dòng trong vần chéo.

Trong thể thơ co-rê bốn hoặc năm nhịp thơ tiết dâng, “Khúc kết âm” kết hợp những chỉ thị gửi tới cái “Anh” trữ tình (trong hai khổ đầu tiên) với những cái nhìn soi vào cái “qui luật lạ kỳ”, thứ kết cục không thể nào nhìn soi thấu. Trong một sự không hiểu biết xuất hiện như là định mệnh không hề cho ngoại lệ “Không ai biết, nơi đâu mầm nuôi dưỡng”, phước hạnh và ê chề được đề cập tới như những nghiệm trải không sao tránh khỏi, chỉ có thể phản ứng lại chúng bằng với sự điềm đạm và lạnh lùng. Cái “được xác định từ xa: Anh phải” từ bài thơ Chỉ có hai thứ (1) ở đây sẽ còn lại như là điều răn, và được cụ thể hóa thành điều cấm bỏ bê rời đi; một sự đào thoát là không thể. Trong cái “giữ lấy và kiên trì” ở đây được chủ đề hóa một cách nhân đôi biểu đạt lên một chủ nghĩa khắc kỷ hiện sinh, cho dù chủ ý không thống thiết, thứ không hề mang tính siêu nhiên hay tôn giáo, mà chính được xác chứng từ cái trật tự của tự nhiên đương nhiên là bí hiểm.

Một trận đánh nhỏ trên đường rút lui

Có thể đoán Benn thực ra không công bằng với tác giả của “Chờ đợi Godot” (2), nếu ông cho rằng, cả hai gã lang thang không phù hợp với việc làm sáng tỏ cho một người biết rằng” những gì người ta không niềm hy vọng phải cố công và chịu đựng”. Đối với Benn, ở phía bên này của cái phi lý nơi người đương thời, sự phải chịu đựng mãi còn là thứ không thể thương lượng, ông đã trình bày điều này không che đậy và không hề thương tiếc. Trước đó, với Oelze – người bạn trao đổi thư từ – ông đã gọi một bài Kết âm (Aprèslude) – hẳn đây là một sáng tạo từ của Benn tương ứng với Khúc dạo (Prélude) – như một “trận đánh nhỏ trên đường rút lui”. Một lần khác ông mô tả phong cách viết của mình là một “phong cách bị dồn ép lưng vào tường, – bất động, không ở trong dòng chảy kể chuyện trình bày biến diễn, mà hơn thế nữa sáng chế ra một khúc kết âm biểu hiện”. Như một màn hát đế giàu ấn tượng cũng như được diễn đạt tất hiểm hóc, bài thơ thế đó đạt được đặc điểm của một lời trăng trối khô khan trong cảnh trí bao quanh của sự dần tối và sự về già không mảy may nghi ngờ hoặc ta thán. Oelze đã nhận được khổ thơ cuối cùng và đọc với một lời bình luận ráo hoảnh: “Một chút cuộc sống, nhiều hơn ta không có, ông đừng đòi hỏi quá cao, đừng tham vọng nhiều như thế. Có lẽ ông muốn hạnh phúc chăng? Tất nhiên ông hoàn toàn không có quyền đòi hỏi điều đó. Mọi thứ đi đến kết thúc, không chỉ mình ông mà thôi.”

Từ những bậc đi trước của văn bản người ta biết được Benn đã tránh cái từ “bảo tồn mình” đơn giản nguy hiểm nghe dễ lọt tai như chủ nghĩa Tân khắc kỷ truyền thống. Ông đã sửa thành “gắng đảm cho mình” mang tính cởi mở hơn – và viết tiếp vào dòng cuối không đánh dấu phẩy. Qua đó câu thơ này của bài thơ còn đang tiếp dòng tĩnh lặng đạt đến một moment động hoạt lực, đảm bảo cho “giữ gìn, kiên trì” một tương lai cùng thì đáo hạn, tuy rằng tăm tối. Bởi vì sự định ra chuẩn mực của bài thơ không phải là những tiên lượng, buồn bã và tuy nhiên êm thấm, nó tập trung vào màn kết, vào “những cảm xúc đến sau đó” (như trong Lời bạt đã nêu), như một chứng chỉ của một cái tôi đã luốm sắc tàn (Chỉ có hai thứ), tự khu giới lấy riêng mình và còn lại một giọng thơ trữ tình nghe tiếng.

Nguồn: Frankfurter Anthologie

KHÚC KẾT ÂM

Gottfried Benn (1886-1956)

Anh phải lặn được, anh phải học
một lần may phúc, và một lần ê chề,
đừng bỏ cuộc, anh không được bỏ bê,
nếu giờ khắc đã dứt đi ánh sáng –

Giữ gìn, kiên trì, một lần chìm xuống
một lần ào qua và một lần nín thinh
qui luật lạ kỳ, không là những tia lửa,
không lẻ loi, anh hãy nhìn quanh:

Trong tháng Tư thiên nhiên muốn tự
làm ra anh đào, cả với ít nụ hoa,
lặng lẽ giữ chuyện trái cây nhân quả
tới những năm mưa gió thuận hòa.

Không ai biết, nơi đâu mầm nuôi dưỡng,
chẳng ai hay, tán cây nở một lần –
Gìn giữ, kiên trì, và gắng đảm
sự tối dần, già lão, khúc kết âm.

Nguyên tác tiếng Đức:

APRÈSLUDE

Gottfried Benn (1886-1956)

Tauchen mußt du können, mußt du lernen,
einmal ist es Glück und einmal Schmach,
gib nicht auf, du darfst dich nicht entfernen,
wenn der Stunde es an Licht gebrach.

Halten, Harren, einmal abgesunken,
einmal überströmt und einmal stumm,
seltsames Gesetz, es sind nicht Funken,
nicht alleine – sieh dich um:

Die Natur will ihre Kirschen machen,
selbst mit wenig Blüten im April
hält sie ihre Kernobstsachen
bis zu guten Jahren still.

Niemand weiß, wo sich die Keime nähren,
niemand, ob die Krone einmal blüht –
Halten, Harren, sich gewähren
Dunkeln, Altern, Aprèslude.

Chú thích của người dịch:

(1) Tên một bài thơ của Gottfried Benn với hai câu kết: “Chỉ có hai thứ: cái Rỗng không/ Và cái Tôi luốm màu in nét.”

(2) Tên vở kịch phi lý của Samuel Beckett, tác phẩm nói về hai người đàn ông cả đời chờ đợi một nhân vật không quen biết tên là “Godot”, Godot viết giống như God (Chúa Trời).

Mathias Mayer (sinh năm 1958): Giáo sư, tiến sĩ ngành Ngữ văn và Nghiên cứu văn học.

Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20. Như nhiều trí thức nghệ sĩ trong chế độ toàn trị (ở cương vị và mức độ biểu hiện khác nhau như Martin Heidegger, Herbert von Karajan, Emil Nolde…), ông mắc một số ngộ nhận, sai lầm trong nhận thức chính trị. Ông đã từng bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc (Nationalsozialismus) hy vọng trong đó sự tái sinh của dân tộc Đức, ông xiển dương Friedrich Nietzsche trong thơ và kêu gọi tầm vóc nam nhi – anh hùng, chủ trương một “Vương quốc của tinh thần” đối đầu lại “Vương quốc của quyền lực” Quốc xã. Tuy nhiên ông bị khai trừ khỏi Viện điển thư quốc gia (Hội Nhà văn – Reichsschrifttumskammer) do Goebbels thành lập, bị công kích và cấm viết dưới chế độ phát xít. Ông lặng lẽ sống, như ông nói, trong cảnh lưu đầy nội tâm. Thế hệ nhà văn sau chiến tranh thông cảm và ngưỡng mộ ông bởi phong cách hiện đại. Năm 1951 Gottfried Benn nhận giải thưởng văn học Georg-Büchner.

Tranh của Paul Klee (1879-1940) : Họa sĩ, nhà đồ họa Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

dốc trắng xe băng hằng kiếp



dốc trắng xe băng hằng kiếp
nhớ nhung xuân sắc hồng trần;
trong nắng lao xao bay tuyết
bồi hồi khắp cõi tri ân.

PKĐ 2021

Xin kính chúc Anh, Chị, Em, Bằng hữu của tôi một năm mới Vui, Khỏe, Bình an và Hạnh phúc!

Tranh của Thành Chương (sinh năm 1949) – Vietnamese Painter

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

KHÚC KÊT ÂM

Gottfried Benn (1886-1956)  



Anh phải lặn được, anh phải học
một lần may phúc, và một lần ê chề,
đừng bỏ cuộc, anh không được bỏ bê,
nếu giờ khắc đã dứt đi ánh sáng-

Giữ gìn, kiên trì, một lần chìm xuống
một lần ào qua và một lần nín thinh
qui luật lạ kỳ, không là những tia lửa,
không lẻ loi, anh hãy nhìn quanh:

Trong tháng Tư thiên nhiên muốn tự
làm ra anh đào, cả với ít nụ hoa,
lặng lẽ giữ chuyện trái cây nhân quả
tới những năm mưa gió thuận hòa.

Không ai biết, nơi đâu mầm nuôi dưỡng
chẳng ai hay, tán cây nở một lần -
Gìn giữ, kiên trì, và gắng đảm
sự tối dần, già lão, khúc kết âm.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Aprèslude

Gottfried Benn (1886-1956)

Tauchen mußt du können, mußt du lernen,
einmal ist es Glück und einmal Schmach,
gib nicht auf, du darfst dich nicht entfernen,
wenn der Stunde es an Licht gebrach.

Halten, Harren, einmal abgesunken,
einmal überströmt und einmal stumm,
seltsames Gesetz, es sind nicht Funken,
nicht alleine – sieh dich um:

Die Natur will ihre Kirschen machen,
selbst mit wenig Blüten im April
hält sie ihre Kernobstsachen
bis zu guten Jahren still.

Niemand weiß, wo sich die Keime nähren,
niemand, ob die Krone einmal blüht –
Halten, Harren, sich gewähren
Dunkeln, Altern, Aprèslude (1).

Chú thích của người dịch:

(1) Aprèslude, một sáng tạo từ của Gottfried Benn có thể hiểu như khúc kết, đối trọng với khúc dạo Prélude trong âm nhạc.

Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20. Như nhiều trí thức nghệ sĩ trong chế độ toàn trị (ở cương vị và mức độ biểu hiện khác nhau như Martin Heidegger, Herbert von Karajan, Emil Nolde...), ông mắc một số ngộ nhận, sai lầm trong nhận thức chính trị. Ông đã từng bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc (Nationalsozialismus) hy vọng trong đó sự tái sinh của dân tộc Đức, ông xiển dương Friedrich Nietzsche trong thơ và kêu gọi tầm vóc nam nhi - anh hùng, chủ trương một „Vương quốc của tinh thần“ đối đầu lại „Vương quốc của quyền lực“ Quốc xã. Tuy nhiên ông bị khai trừ khỏi Viện điển thư quốc gia (Hội nhà văn - Reichsschrifttumskammer) do Goebbels thành lập, bị công kích và cấm viết dưới chế độ phát xít. Ông lặng lẽ sống, như ông nói, trong cảnh lưu đầy nội tâm. Thế hệ nhà văn sau chiến tranh thông cảm và ngưỡng mộ ông bởi phong cách hiện đại. Năm 1951 Gottfried Benn nhận giải thưởng văn học Georg-Büchner.

Tranh của Max Ernst (1891 – 1976): Họa sĩ, nhà đồ họa và điêu khắc Đức, mang quốc tịch Mỹ và Pháp.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

BÀI THƠ “ ĐIỆU VŨ VÒNG” CỦA INGEBORG BACHMANN

Gisela Trahms    



Khi viết những câu thơ đó Bachmann tròn 27 tuổi và vừa được trao giải thưởng của Nhóm 47 (1). Với một cách thức đọc thơ sáng tạo bà muốn ghi dấu ấn cho tương lai.

Đúng ra, rùng rợn có lẽ là sự nêu danh thích đáng cảm giác đầu tiên đọc thấu bài thơ này. Ngay sau câu thơ mào đầu sáng ấm bất ngờ kế đến một cú ngã nhào xuống một vùng chết chóc (“tắt rồi”, “lạnh”, “trống rỗng kinh hoàng”, “chết”), từ đó hai câu thơ cuối cùng cũng không tìm được đường ra. Một văn bản rùng mình, gợi nhớ đến những phim câm, nơi những nhân vật chính nhợt nhạt, mắt viền quầng thâm trân trân nhìn vào camera.

Tuy nhiên, title và chữ đầu gợi lên những liên tưởng khác: “Điệu vũ vòng” của Max Ophüls (2) – một phim kinh điển của Pháp từ năm 1950 – vẫn còn sống động trong trí nhớ, khi bài thơ của Ingeborg Bachmann xuất trên tờ tạp chí Merkur (3) vào năm 1953. Bộ phim được quay dựa trên vở kịch hóng xì-căng-đan của Arthur Schnitzler (4) gồm một serie phơi bày phóng túng những hoạt cảnh gợi dục luôn theo chương trình dàn dựng giống nhau. Ban đầu bị cấm, sau đó gặt hái thành công, chúng biểu diễn sự nhàm chán tăng tiến của tình yêu, từ cuộc gặp gỡ trên giường này tới cuộc trên giường khác. Chắc chắn bài thơ cùng tên của Bachmann đánh thức sự ngóng chờ những nó vận động trong một khuôn khổ ý nghĩa giống vậy chăng? Nhưng nữ thi sĩ, vừa 27 tuổi và được trao giải thưởng của của Nhóm 47 chẳng những không nói về tội lỗi, về thủy chung, hứng thú và tình dục, mà chỉ về sự “tắt vùi của đôi mắt”. Điều này nghe có vẻ cực đoan hơn câu thành ngữ về tình yêu làm cho mù quáng. “Tắt vùi” gợi nhớ về “dập xóa” và đánh thức dậy những hình ảnh hủy diệt. Rằng ngọn lửa của tình yêu đến một lúc nào đó tàn lụi, đó là một xác tín phổ cập; nhưng tình yêu như một người tàng hình ve vuốt lên mắt của những người đang yêu, để dập tắt và làm chúng giống như đôi mắt tắt ngấm của chính mình gây ám ảnh ma quỷ.

Điệu vũ ma quỷ

Tình yêu, dẫu mang tính phá hủy, mà thế bảo tồn “bền lâu nhất”, điều trong văn cảnh của tai ương nghe như một sự đe dọa. Và cả ảnh hình của núi lửa ùn ra “khói lạnh” mâu thuẫn với mọi liên kết thông thường. Khói ám chỉ về lửa, hơi nóng, nhưng mà cái núi lửa này chỉ hàm chứa sự trống không và băng giá. Tất cả không sự an ủi và cách xa cái nhìn chính xác của Schnitzler về tình cảnh xã hội và nỗi khốn khổ của cá nhân. Bài thơ của Bachmann cất tiếng trong những trình bày phổ quát, hàm chứa ý nghĩa, nhưng nghe ra như cung đường ma quỉ.

Phá vỡ trình tự của thơ, cái kiến trúc câu thông dụng, và thông qua một số khái niệm đưa vào bà lôi kéo người đọc đến tâm trạng buồn bã, gợi nhớ đến một nhà thơ trữ tình dạo đó đang đứng trên đỉnh cao của danh vọng; “ Cúc họa mi – những ngày âm ỉ./ Sự cầu khấn cũ, ấy lời nguyền…” Đó chính là Gottfried Benn (5), không trộn lẫn đi đâu được. Ông ấy yêu khổ thơ dân ca dung dị, nhưng rồi đã biến nó vào một chất tinh cô của những quyến rũ gây liên tưởng: “ Tình yêu – Những vì sao đứng canh gác những nụ hôn, / Biển cả – Eros của xa xăm-/ rì rầm, và đêm rì rào kể…”. Một số dòng tiếp theo : “ Tình yêu – mi chuyển lời/ đi tiếp, đã được nói tới mi, /Điệu vũ vòng – như các địa phận / bị săn lùng bởi cái cuốn theo”. Bài thơ mang tên “Tình yêu” và xuất hiện cùng với “Cúc họa mi” và những bài thơ khác xuất hiện vào tháng Giêng năm 1936 trên tạp chí “Bài thơ”, sau chiến tranh chúng được đưa vào thi tập nổi tiếng “ Những bài thơ tĩnh lực.” Và như vậy ở trong tập đó cũng có một “ Điệu vũ vòng”, có họ hàng với các khổ thơ của Bachmann trong hình thức và nỗi trầm tư.

Đối với nhà thơ nữ sinh năm 1926, Benn thuộc về những người tội lỗi của thế hệ cha anh. Với tập thơ ra mắt “ Thời đáo hạn” gồm bài “Điệu vũ vòng”, bà muốn bắt đầu một cách thức đọc thơ khác sáng tạo cần ghi dấu ấn cho tương lai. Những câu thơ của bà đã tạo tiếng vang sâu đậm, những hình ảnh mới, âm sắc riêng biệt gây ra sự ngưỡng mộ. Một số biểu đạt đã trở thành lời có cánh (“Rồi những ngày dữ dội hơn đang tới”).

“Điệu vũ vòng” trước nhất là một văn bản dẫn đường, hoàn hảo và xuyên suốt trong trò chơi phối hợp với âm tiết và vần trùng hợp ít khi sử dụng. Từ những khổ thơ tăm tối của bài, những năm năm mươi trực diện đến chúng ta, những lời thơ biến thành khúc chanson huyền ảo một người nữ xướng đã có thể ca lên trong một quán bar tầng hầm ám khói. Và cái có thể hát được, những từ khóa chất nặng, và nỗi u buồn…Không chỉ trong “Điệu vũ vòng” có những âm vọng gửi tới rung động thống thiết từ phố Bozener Straße, và người ta rất thích biết nữ thi sĩ nghĩ gì và nói gì về cái thứ có-và-không quan hệ này, nếu như bà đạt được độ tuổi tác đủ để nhìn trở lại.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Nguồn: Frankfurter Anthologie

ĐIỆU VŨ VÒNG

Ingeborg Bachmann (1926-1973)

Vũ vòng – tình yêu thư thoảng
khựng trong tàn lụi mắt người,
và ta nhìn vào trong mắt
riêng của tình yêu tắt vùi.

Khói lạnh từ miệng núi lửa
bén hàng mi của ta loang;
ấy sự trống rỗng kinh hoàng
chỉ một lần dừng hơi thở.

Ta nhìn những đôi mắt chết,
chẳng khi quên lãng, làm ngơ.
Tình yêu mãi còn lâu nhất
chẳng nhận ra ta bao giờ.

Nguyên tác tiếng Đức:

REIGEN

Ingeborg Bachmann (1926-1973)

Reigen — die Liebe hält manchmal
im Löschen der Augen ein,
und wir sehen in ihre eignen
erloschenen Augen hinein.

Kalter Rauch aus dem Krater
haucht unsre Wimpern an;
es hielt die schreckliche Leere
nur einmal den Atem an.

Wir haben die toten Augen
gesehn und vergessen nie.
Die Liebe währt am längsten
und sie erkennt uns nie.

Chú thích của người dịch:

(1) Nhóm 47: Nhóm các nhà văn nhà thơ Đức gặp gỡ hàng năm trong khoảng thời gian từ 1947-1967 làm nên diện mạo văn học Đức sau Thế chiến II.

(2) Max Ophüls (1902-1957): Đạo diễn phim, đạo diễn sân khấu người Pháp-Đức.

(3): Một trong những tạp chí uy tín nhất trong khu vực nói tiếng Đức.

(4) Arthur Schnitzler (1862-1931): Bác sĩ, nhà viết kịch, nhà viết truyện ngắn người Áo, nhà văn quan trọng của phái Hiện đại Vienna.

(5) Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20.

(6): Thần tình yêu, biểu trưng cho đòi hỏi và thèm khát.

Gisela Trahms, sinh tại Westfalen, sống tại Rheinland, học ngữ văn và triết học, viết phê bình và tiểu luận.

Đôi nét tiểu sử Ingeborg Bachmann: Nữ thi sĩ Áo sinh năm 1926 tại Klagenfurt – mất trong một tai nạn ở Roma, Ý năm 1973 * Ingeborg Bachmann lấy bằng tiến sĩ Triết học, làm việc tại đài phát thanh Áo. Là một nhà thơ, tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận, bà nổi tiếng trong văn chương Đức ngữ * Năm 1952, bà đã đọc những bài thơ đầu tay trước “Nhóm 47” và đã được nhóm này trao tặng một giải thưởng vào năm kế đó * Sau sự kiện đó bà chỉ chuyên chú vào văn chương, viết nhiều tập thơ, kịch truyền thanh, truyện ngắn , rồi mười năm sau, cuốn tiểu thuyết rất đẹp tựa là Malina, được trình bày như “một tác phẩm tiểu thuyết về nhiều cách chết khác nhau”* Những cuốn truyện khác của bà là Franza và Kinh cầu hồn cho Fanny Goldmann gây tiếng vang. Bà còn là tác giả tập tiểu luận Những bài giảng ở Frankfurt: Những vấn đề của thơ hiện thời và tập Berlin, một nơi may rủi (với 13 hình vẽ của Gϋnter Grass). * Trong cuộc đời thực, cũng như trong thơ và truyện (Malina), Ingeborg Bachmann bày tỏ tình yêu mến nhà thơ Paul Celan (tác giả của bài thơ Tẩu khúc Tử thần) người bà đã gặp lần đầu tiên vào tháng giêng 1948 tại Vienna, rồi 1950, 1952 và mùa thu 1957. Từ năm 1976, thành phố Klagenfurt trao giải thưởng Ingeborg Bachmann mang tên bà, là một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức.

Tranh Gustav Klimt (1862-1918), họa sĩ Áo.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...