Khi viết những câu thơ đó Bachmann tròn 27 tuổi và vừa được trao giải thưởng của Nhóm 47 (1). Với một cách thức đọc thơ sáng tạo bà muốn ghi dấu ấn cho tương lai.
Đúng ra, rùng rợn có lẽ là sự nêu danh thích đáng cảm giác đầu tiên đọc thấu bài thơ này. Ngay sau câu thơ mào đầu sáng ấm bất ngờ kế đến một cú ngã nhào xuống một vùng chết chóc (“tắt rồi”, “lạnh”, “trống rỗng kinh hoàng”, “chết”), từ đó hai câu thơ cuối cùng cũng không tìm được đường ra. Một văn bản rùng mình, gợi nhớ đến những phim câm, nơi những nhân vật chính nhợt nhạt, mắt viền quầng thâm trân trân nhìn vào camera.
Tuy nhiên, title và chữ đầu gợi lên những liên tưởng khác: “Điệu vũ vòng” của Max Ophüls (2) – một phim kinh điển của Pháp từ năm 1950 – vẫn còn sống động trong trí nhớ, khi bài thơ của Ingeborg Bachmann xuất trên tờ tạp chí Merkur (3) vào năm 1953. Bộ phim được quay dựa trên vở kịch hóng xì-căng-đan của Arthur Schnitzler (4) gồm một serie phơi bày phóng túng những hoạt cảnh gợi dục luôn theo chương trình dàn dựng giống nhau. Ban đầu bị cấm, sau đó gặt hái thành công, chúng biểu diễn sự nhàm chán tăng tiến của tình yêu, từ cuộc gặp gỡ trên giường này tới cuộc trên giường khác. Chắc chắn bài thơ cùng tên của Bachmann đánh thức sự ngóng chờ những nó vận động trong một khuôn khổ ý nghĩa giống vậy chăng? Nhưng nữ thi sĩ, vừa 27 tuổi và được trao giải thưởng của của Nhóm 47 chẳng những không nói về tội lỗi, về thủy chung, hứng thú và tình dục, mà chỉ về sự “tắt vùi của đôi mắt”. Điều này nghe có vẻ cực đoan hơn câu thành ngữ về tình yêu làm cho mù quáng. “Tắt vùi” gợi nhớ về “dập xóa” và đánh thức dậy những hình ảnh hủy diệt. Rằng ngọn lửa của tình yêu đến một lúc nào đó tàn lụi, đó là một xác tín phổ cập; nhưng tình yêu như một người tàng hình ve vuốt lên mắt của những người đang yêu, để dập tắt và làm chúng giống như đôi mắt tắt ngấm của chính mình gây ám ảnh ma quỷ.
Điệu vũ ma quỷ
Tình yêu, dẫu mang tính phá hủy, mà thế bảo tồn “bền lâu nhất”, điều trong văn cảnh của tai ương nghe như một sự đe dọa. Và cả ảnh hình của núi lửa ùn ra “khói lạnh” mâu thuẫn với mọi liên kết thông thường. Khói ám chỉ về lửa, hơi nóng, nhưng mà cái núi lửa này chỉ hàm chứa sự trống không và băng giá. Tất cả không sự an ủi và cách xa cái nhìn chính xác của Schnitzler về tình cảnh xã hội và nỗi khốn khổ của cá nhân. Bài thơ của Bachmann cất tiếng trong những trình bày phổ quát, hàm chứa ý nghĩa, nhưng nghe ra như cung đường ma quỉ.
Phá vỡ trình tự của thơ, cái kiến trúc câu thông dụng, và thông qua một số khái niệm đưa vào bà lôi kéo người đọc đến tâm trạng buồn bã, gợi nhớ đến một nhà thơ trữ tình dạo đó đang đứng trên đỉnh cao của danh vọng; “ Cúc họa mi – những ngày âm ỉ./ Sự cầu khấn cũ, ấy lời nguyền…” Đó chính là Gottfried Benn (5), không trộn lẫn đi đâu được. Ông ấy yêu khổ thơ dân ca dung dị, nhưng rồi đã biến nó vào một chất tinh cô của những quyến rũ gây liên tưởng: “ Tình yêu – Những vì sao đứng canh gác những nụ hôn, / Biển cả – Eros của xa xăm-/ rì rầm, và đêm rì rào kể…”. Một số dòng tiếp theo : “ Tình yêu – mi chuyển lời/ đi tiếp, đã được nói tới mi, /Điệu vũ vòng – như các địa phận / bị săn lùng bởi cái cuốn theo”. Bài thơ mang tên “Tình yêu” và xuất hiện cùng với “Cúc họa mi” và những bài thơ khác xuất hiện vào tháng Giêng năm 1936 trên tạp chí “Bài thơ”, sau chiến tranh chúng được đưa vào thi tập nổi tiếng “ Những bài thơ tĩnh lực.” Và như vậy ở trong tập đó cũng có một “ Điệu vũ vòng”, có họ hàng với các khổ thơ của Bachmann trong hình thức và nỗi trầm tư.
Đối với nhà thơ nữ sinh năm 1926, Benn thuộc về những người tội lỗi của thế hệ cha anh. Với tập thơ ra mắt “ Thời đáo hạn” gồm bài “Điệu vũ vòng”, bà muốn bắt đầu một cách thức đọc thơ khác sáng tạo cần ghi dấu ấn cho tương lai. Những câu thơ của bà đã tạo tiếng vang sâu đậm, những hình ảnh mới, âm sắc riêng biệt gây ra sự ngưỡng mộ. Một số biểu đạt đã trở thành lời có cánh (“Rồi những ngày dữ dội hơn đang tới”).
“Điệu vũ vòng” trước nhất là một văn bản dẫn đường, hoàn hảo và xuyên suốt trong trò chơi phối hợp với âm tiết và vần trùng hợp ít khi sử dụng. Từ những khổ thơ tăm tối của bài, những năm năm mươi trực diện đến chúng ta, những lời thơ biến thành khúc chanson huyền ảo một người nữ xướng đã có thể ca lên trong một quán bar tầng hầm ám khói. Và cái có thể hát được, những từ khóa chất nặng, và nỗi u buồn…Không chỉ trong “Điệu vũ vòng” có những âm vọng gửi tới rung động thống thiết từ phố Bozener Straße, và người ta rất thích biết nữ thi sĩ nghĩ gì và nói gì về cái thứ có-và-không quan hệ này, nếu như bà đạt được độ tuổi tác đủ để nhìn trở lại.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: Frankfurter Anthologie
ĐIỆU VŨ VÒNG
Ingeborg Bachmann (1926-1973)
Vũ vòng – tình yêu thư thoảng
khựng trong tàn lụi mắt người,
và ta nhìn vào trong mắt
riêng của tình yêu tắt vùi.
Khói lạnh từ miệng núi lửa
bén hàng mi của ta loang;
ấy sự trống rỗng kinh hoàng
chỉ một lần dừng hơi thở.
Ta nhìn những đôi mắt chết,
chẳng khi quên lãng, làm ngơ.
Tình yêu mãi còn lâu nhất
chẳng nhận ra ta bao giờ.
Nguyên tác tiếng Đức:
REIGEN
Ingeborg Bachmann (1926-1973)
Reigen — die Liebe hält manchmal
im Löschen der Augen ein,
und wir sehen in ihre eignen
erloschenen Augen hinein.
Kalter Rauch aus dem Krater
haucht unsre Wimpern an;
es hielt die schreckliche Leere
nur einmal den Atem an.
Wir haben die toten Augen
gesehn und vergessen nie.
Die Liebe währt am längsten
und sie erkennt uns nie.
Chú thích của người dịch:
(1) Nhóm 47: Nhóm các nhà văn nhà thơ Đức gặp gỡ hàng năm trong khoảng thời gian từ 1947-1967 làm nên diện mạo văn học Đức sau Thế chiến II.
(2) Max Ophüls (1902-1957): Đạo diễn phim, đạo diễn sân khấu người Pháp-Đức.
(3): Một trong những tạp chí uy tín nhất trong khu vực nói tiếng Đức.
(4) Arthur Schnitzler (1862-1931): Bác sĩ, nhà viết kịch, nhà viết truyện ngắn người Áo, nhà văn quan trọng của phái Hiện đại Vienna.
(5) Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20.
(6): Thần tình yêu, biểu trưng cho đòi hỏi và thèm khát.
Gisela Trahms, sinh tại Westfalen, sống tại Rheinland, học ngữ văn và triết học, viết phê bình và tiểu luận.
Đôi nét tiểu sử Ingeborg Bachmann: Nữ thi sĩ Áo sinh năm 1926 tại Klagenfurt – mất trong một tai nạn ở Roma, Ý năm 1973 * Ingeborg Bachmann lấy bằng tiến sĩ Triết học, làm việc tại đài phát thanh Áo. Là một nhà thơ, tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận, bà nổi tiếng trong văn chương Đức ngữ * Năm 1952, bà đã đọc những bài thơ đầu tay trước “Nhóm 47” và đã được nhóm này trao tặng một giải thưởng vào năm kế đó * Sau sự kiện đó bà chỉ chuyên chú vào văn chương, viết nhiều tập thơ, kịch truyền thanh, truyện ngắn , rồi mười năm sau, cuốn tiểu thuyết rất đẹp tựa là Malina, được trình bày như “một tác phẩm tiểu thuyết về nhiều cách chết khác nhau”* Những cuốn truyện khác của bà là Franza và Kinh cầu hồn cho Fanny Goldmann gây tiếng vang. Bà còn là tác giả tập tiểu luận Những bài giảng ở Frankfurt: Những vấn đề của thơ hiện thời và tập Berlin, một nơi may rủi (với 13 hình vẽ của Gϋnter Grass). * Trong cuộc đời thực, cũng như trong thơ và truyện (Malina), Ingeborg Bachmann bày tỏ tình yêu mến nhà thơ Paul Celan (tác giả của bài thơ Tẩu khúc Tử thần) người bà đã gặp lần đầu tiên vào tháng giêng 1948 tại Vienna, rồi 1950, 1952 và mùa thu 1957. Từ năm 1976, thành phố Klagenfurt trao giải thưởng Ingeborg Bachmann mang tên bà, là một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức.
Tranh Gustav Klimt (1862-1918), họa sĩ Áo.
Nguồn: Frankfurter Anthologie
ĐIỆU VŨ VÒNG
Ingeborg Bachmann (1926-1973)
Vũ vòng – tình yêu thư thoảng
khựng trong tàn lụi mắt người,
và ta nhìn vào trong mắt
riêng của tình yêu tắt vùi.
Khói lạnh từ miệng núi lửa
bén hàng mi của ta loang;
ấy sự trống rỗng kinh hoàng
chỉ một lần dừng hơi thở.
Ta nhìn những đôi mắt chết,
chẳng khi quên lãng, làm ngơ.
Tình yêu mãi còn lâu nhất
chẳng nhận ra ta bao giờ.
Nguyên tác tiếng Đức:
REIGEN
Ingeborg Bachmann (1926-1973)
Reigen — die Liebe hält manchmal
im Löschen der Augen ein,
und wir sehen in ihre eignen
erloschenen Augen hinein.
Kalter Rauch aus dem Krater
haucht unsre Wimpern an;
es hielt die schreckliche Leere
nur einmal den Atem an.
Wir haben die toten Augen
gesehn und vergessen nie.
Die Liebe währt am längsten
und sie erkennt uns nie.
Chú thích của người dịch:
(1) Nhóm 47: Nhóm các nhà văn nhà thơ Đức gặp gỡ hàng năm trong khoảng thời gian từ 1947-1967 làm nên diện mạo văn học Đức sau Thế chiến II.
(2) Max Ophüls (1902-1957): Đạo diễn phim, đạo diễn sân khấu người Pháp-Đức.
(3): Một trong những tạp chí uy tín nhất trong khu vực nói tiếng Đức.
(4) Arthur Schnitzler (1862-1931): Bác sĩ, nhà viết kịch, nhà viết truyện ngắn người Áo, nhà văn quan trọng của phái Hiện đại Vienna.
(5) Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ Đức, thuộc số ít nhà thơ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ 20.
(6): Thần tình yêu, biểu trưng cho đòi hỏi và thèm khát.
Gisela Trahms, sinh tại Westfalen, sống tại Rheinland, học ngữ văn và triết học, viết phê bình và tiểu luận.
Đôi nét tiểu sử Ingeborg Bachmann: Nữ thi sĩ Áo sinh năm 1926 tại Klagenfurt – mất trong một tai nạn ở Roma, Ý năm 1973 * Ingeborg Bachmann lấy bằng tiến sĩ Triết học, làm việc tại đài phát thanh Áo. Là một nhà thơ, tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận, bà nổi tiếng trong văn chương Đức ngữ * Năm 1952, bà đã đọc những bài thơ đầu tay trước “Nhóm 47” và đã được nhóm này trao tặng một giải thưởng vào năm kế đó * Sau sự kiện đó bà chỉ chuyên chú vào văn chương, viết nhiều tập thơ, kịch truyền thanh, truyện ngắn , rồi mười năm sau, cuốn tiểu thuyết rất đẹp tựa là Malina, được trình bày như “một tác phẩm tiểu thuyết về nhiều cách chết khác nhau”* Những cuốn truyện khác của bà là Franza và Kinh cầu hồn cho Fanny Goldmann gây tiếng vang. Bà còn là tác giả tập tiểu luận Những bài giảng ở Frankfurt: Những vấn đề của thơ hiện thời và tập Berlin, một nơi may rủi (với 13 hình vẽ của Gϋnter Grass). * Trong cuộc đời thực, cũng như trong thơ và truyện (Malina), Ingeborg Bachmann bày tỏ tình yêu mến nhà thơ Paul Celan (tác giả của bài thơ Tẩu khúc Tử thần) người bà đã gặp lần đầu tiên vào tháng giêng 1948 tại Vienna, rồi 1950, 1952 và mùa thu 1957. Từ năm 1976, thành phố Klagenfurt trao giải thưởng Ingeborg Bachmann mang tên bà, là một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức.
Tranh Gustav Klimt (1862-1918), họa sĩ Áo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét