Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Những bức ký họa gợi cảm và các bức nghiên cứu khỏa thân của Gustav Klimt

Ký họa chì than của © Gustav Klimt (1862-1918) họa sĩ Áo

Những bức nghiên cứu khỏa thân trình ra ở đây bao quanh khoảng thời gian 1888 tới 1912 và không thể qui thuộc về một bức tranh cụ thể. Sự trác tuyệt về kỹ thuật của ký họa bằng bút chì hay bằng phấn, thường có đỏ tương giao với những nét lam và đen, hút hồn ta tương tự như sự tinh tế của tư thế. Chúng gợi nhớ về những thứ tương tự như những tranh vẽ khỏa thân của Bouchers hoặc Watteau; và Klimt hầu như không thua kém gì các bậc thầy của thế kỷ 19: và cả những ký họa khỏa thân của Bouchers vượt xa chất lượng của tranh của chính bản thân ông.

Kế tiếp tác phẩm chính „Trinh nữ“ 1913, được chuẩn bị bằng vô số bức nghiên cứu, Klimt lại dồn tâm trí vào cuộc sống linh hồn và xúc cảm của nữ giới. Trong những bức nghiên cứu người mẫu nữ ông đã phát huy một cung bực bao trùm gồm những kiểu người, tố chất, trạng thái và những giai đoạn của ý thức gợi cảm – từ mộng mơ cho tới hưng phấn tột độ. Vận động tổng thể mang tính tuần hoàn của những hình người nữ trong bức tranh „Trinh nữ“ đã được kế tiếp trong một loạt thử nghiệm với các tư thế phức tạp. Ở cách thức như vậy Klimt đã cho người mẫu lộ diện trong những tư thế nghiêng hoặc cuộn người, cũng như trong cả thế dích-dắc, như hình dáng người đàn bà mơ mộng đang an nhàn trong những bức nghiên cứu dưới đây chỉ ra. Như trong nhiều tờ tranh của thời kỳ này, ta thấy ở đây vòng mông cũng như đùi vế trần, phủ che, đặc biệt nổi lên phía trước. Nét đặc trưng thêm vào đó là tương tác căng thẳng giữa không gian trống vắng ở phần dưới và „kiến trúc“ dày đặc, tổng thể về viễn cảnh của hình thể sắp đặt ở hoàn toàn phía trên, hiện ra đang bay lơ lửng hơn là nằm. Ngay cả trong trường hợp này của chúng ta, tư thế và động tác của người mẫu quy thuận một trật tự liên đới không gian. Tuy nhiên người trình bày tỏa ra một sự buông lỏng tự nhiên. Trong thời kỳ sau này người mẫu được tái hiện chẳng những không được duy mĩ hóa, mà còn không chịu sự phong cách hóa một cách lý tưởng, như trong thời kỳ Ly gián hoặc thời Phong cách Hoàng kim. Xét tới sự đa dạng chuẩn mẫu, cung cách trình bày liên đới thực tế cũng như các tư thế tổng hợp của những hình thể đàn bà, thì với khả năng xác thực cao nhất, như gần đây phát hiện ra, Klimt đã lấy cảm hứng từ những ảnh khỏa thân đương thời.

Cuộc đời và Nghệ thuật hồ như lập nên sự hợp nhất, Con người và Tác phẩm tương tác cho nhau với Klimt, cũng như với rất ít nghệ sĩ của thời đại mình. Trong con người Klimt, há ý tưởng của tác phẩm nghệ thuật tổng thể đã chẳng hiện thân theo cách hoàn hảo nhất sao, như tại Vienna nó được đại diện một cách sinh động bởi các nhà Ly gián và tạp chí „Ver Sacrum“ của họ, bởi các nhà thơ như Hermann Bahr và Hugo von Hofmannsthal và các nghệ sĩ của xưởng vẽ thành Vienna?

Một nền nghệ thuật gợi cảm tột độ lẽ nào không tương ứng với một tính cách hoàn toàn mang dấu ấn gợi cảm hay sao? Phải chăng chất gợi dục mở phơi của những loạt tượng hình nữ giới, của những chân dung phụ nữ và những ký họa khỏa thân, và – như một số nhà phê bình hàm ý, cả những bức phong cảnh của ông nữa – là biểu đạt chính xác của cảm giác sống gợi dục, thứ cũng xác định lối làm việc và không khí xưởng vẽ của ông.

Nhà thơ và họa sĩ Albert Paris Gütersloh (1887-1973) đặc tả ông là một người đàn ông“ với những nét bí ẩn của mục đồng dưới chòm râu tóc của thánh Petrus khi về già“. Và Alfred Lichtwark (1852 – 1914), vị giám đốc viện bảo tàng Hamburg, miêu tả Klimt như một chàng lực sĩ, những thích „đọ tài với Hodler“. Ông ta „có những cử chỉ của gã choai choai nhắng nhít, thô thiển, nước da nâu của một chàng thủy thủ...Nếu ông ấy nói, nghe oang oang, đậm âm sắc phương ngữ. Ông thích trêu tròng quá thể...“

Nhà văn Franz Servaes (1862-1947) ghi lại một cuộc viếng thăm trong xưởng vẽ của ông:“ Ở đây vây quanh , trong khi ông ấy đứng lặng thinh trước giá vẽ, là những sinh thể đàn bà trần truồng bí hiểm dập dờn đứng lên nằm xuống, ườn người, uể oải và nở bung vào độ nhật, -luôn sẵn theo cái vẫy của bậc thầy ngoan ngoãn đứng lặng, mỗi lúc người này chộp lấy được một tư thế, một động tác thoáng qua, vẽ lại rất nhanh cái kích thích giác quan thẩm mỹ của mình.“

Friederike Maria Beer (1891 – 1980), được Egon Schiele và Klimt vẽ chân dung vào năm 1916, kể rằng Klimt đã làm việc miệt mài và rất lâu ở bức chân dung bà, ông luôn mời bà ngồi mẫu, ba lần trong tuần, từ 3 giờ cho tới 6 giờ chiều. Giữa lúc vẽ ông nghỉ khá lâu, để giải tỏa căng thẳng bằng cách chuyện trò với các người mẫu thường có mặt trong phòng bên- và việc đó kéo dài suốt hơn nửa năm. Một mùi cơ thể giống thú vật kích thích tỏa ra từ Klimt. Là đàn bà người ta thực phải canh dè ông ta.

Có âm điệu tương tự vậy là những hồi tưởng của Alma Mahler-Werfel (1896 – 1946). Ông ấy đã theo bà đến tận Vơnêdơ và giữa đám đông trên quảng trường Markusplatz, ông ta thú nhận yêu bà. Cách thức như một cuộc đính hôn bí mật. Klimt luôn hối thúc, luôn dụ dẫn bà vào xưởng họa của ông. Hiển nhiên bà hàm ý biết rất rõ, điều gì chờ bà ở đó. Nhưng dạo ấy bà còn quá trẻ và thiếu tự tin, để theo lời mời của ông- chính là điều trong những năm sau này bà nhiều lời hối tiếc.“ Sự giáo dục gọi là gia giáo đã phá hủy mối tình đầu kỳ diệu của tôi.“


©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức

Nguồn: Art Galerie Nolden/H – Paris (xem tiếp phụ lục kèm theo)

1 nhận xét:

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...