Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Tuyết mới

Christian Morgenstern (1871-1914)    




Lần đầu in thành viền sương giá
Bằng vết giầy đầy vẻ bí huyền,
Vẹt một lối đi mảnh đầu tiên
Qua dải bãi trắng trinh của đồng tuyết –

Khởi đầu đó ngây thơ và ngon tuyệt,
Khi quanh trán anh rừng gió lao xao
Hay với những tháp băng chói nắng
Gửi hồn anh những lấp lánh chào.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Neuschnee

Christian Morgenstern (1871-1914)

Flockenflaum zum ersten Mal zu prägen
mit des Schuhs geheimnisvoller Spur,
einen ersten schmalen Pfad zu schrägen
durch des Schneefelds jungfräuliche Flur -

Kindisch ist und köstlich solch Beginnen,
wenn der Wald dir um die Stirne rauscht
oder mit bestrahlten Gletscherzinnen
deine Seele leuchtende Grüße tauscht.

Chú thích của người dịch:

Christian Morgenstern (1871 - 1914): Nhà thơ, nhà văn và dịch giả người Đức.

Tranh của Alfred Sisley (1839-1899): Họa sĩ phái Ấn tượng Pháp.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Xoay quanh tất cả

Ulrich Greiner  



Trong lời bạt về di cảo của Else Lasker-Schüler, người xuất bản bút tích – nhà văn Werner Kraft kết bạn với bà – kể rằng cuối đời, nữ thi sĩ hoài nghi về đức tin của mình đối với Thượng đế (bà đã di cư từ lâu tới Palestine khi đó) đã đi tới một vị Rabbi và hỏi ông ta:

Ở đây chỉ còn chúng ta với nhau, thế ông có tin vào Thượng đế không?

Chính sự hoài nghi này, vâng, bị cuộc Tận thiêu chỉ đào khoét sâu hơn, hẳn đã giày vò bà ngay từ những năm đời tuổi trẻ. Năm tháng đó đã thai nghén bài thơ „Tận thế“ lần đầu xuất bản năm 1903. Khi đó bà vừa bắt đầu vào tuổi ba mươi.

Người ta hầu như không có thể hình dung ra một bước nhập vào bài thơ quyết đoán hơn, mạnh mẽ hơn. Như với tiếng kèn đồng của ngày phán xử cuối cùng bài thơ bắt đầu:

Có một tiếng khóc trên thế giới
như thể Thượng đế yêu từ trần,

Than và Khóc là một mô-tip luôn luôn trở lại của lịch sử Do thái tràn ngập trong các bài thánh thi và sách của những nhà tiên tri. Trong chương „Hiob“ của Kinh Thánh ta bắt gặp:

Cây đàn thụ cầm của tôi thành tiếng than và cây sáo của tôi thành tiếng khóc.

Câu đó cất lên như tóm lược của bài thơ này.

Nhưng Else Laslker-Schüler, vốn người cháu gái của một vị Đại Rabbi và lớn lên trong một gia đình tư sản Đức-Do thái vùng Elberfeld đã chẳng những không sống theo khuôn mẫu của tư sản, mà còn không theo luôn khuôn khổ Do thái. Bà sống (như mọi người đương thời kể lại) trong một thế giới cổ tích do chính mình tạo nên và ăn vận những phục trang theo phóng tưởng.

Và ở dòng thứ hai, như trong truyện cổ tích bà nói về „Thượng đế yêu“. Điều này không hàm ý nghĩa châm chích. Bà là người hoàn toàn không phải là một người châm chích, và ở giữa bài thơ, ở dòng thơ tuyệt kỳ „ Nào, sát nhau hơn ta ẩn tránh…“, cái ước vọng con trẻ muốn được chở che và an ủi hoàn toàn hiện rõ. Về hình thức ta thấy, như hai con người yêu ân ái nằm chôn quấn quyện lấy nhau, như trẻ con tìm sự cứu vớt trước một tai ương. Tai ương nằm ở đâu cơ? Hoàn toàn hiển nhiên trong sự thiếu thốn của tình yêu:

Cuộc đời ở trong tim mọi người
Như trong quan tài.

Như một cây cầu đàn hồi, bài thơ chăng mắc giữa những thái cực quyết liệt: đây là không khí tàn tận, đó là tiếng kêu đòi sự quan tâm; ở đây là Thượng đế đã chết, bóng đổ nặng chì và nấm mộ, đó là sự ôm nhau và những cái hôn. Nhưng mà chiếc cầu này không trụ được, nếu như không có hình thức cấp thiết đáp ứng. Kích thước câu dòng biến đổi không nhận biết và cấp cho sự cuồng nhiệt của nó một trọng lượng đặc biệt. Nhịp điệu bay bổng của khổ thứ nhất kết thúc thực nặng như mộ phần.

Nghệ thuật lớn của bài thơ nhỏ này nằm ở chỗ cho phép ta đọc như sự sắp xếp tuần tự một cách phi nghệ thuật các câu cùng hệ, hối thúc bởi một cùng quẫn lớn và một hy vọng lớn. Sự kết thúc của thế giới ở phía trước, nhưng chúng ta vẫn còn cơ hội của tình yêu. Sự cùng quẫn là cùng quẫn của nhân loại, và cơ may là một thứ hoàn toàn thầm kín. Cơ may đó thực hiện trong cái Anh:

Anh ơi, ta muốn hôn nhau nồng nàn…

Và cũng như thế chúng ta sống ngày hôm nay vâng, một trăm năm sau: bị săn đuổi bởi những ảnh hình hồng thủy thường xuyên đón nhận từ các phương tiện truyền thông, dựng lại (hy vọng thế) trong thoáng gần gũi tràn đầy tình yêu. Nhưng với cái đó bài thơ không dừng lại, mà là:

Một nỗi nhớ nhung gõ cửa trần gian
Vì lẽ đó chúng ta phải chết.

Đây đó lại về cái mới, cả hai thái cực : Phải chết và nỗi nhớ nhung cuộc đời được sống thực sự.

„Tận thế“ là một bài thơ thống thiết tới đường lằn ranh của chịu đựng, và chúng ta vui lòng chịu đựng bài thơ đó, nguyên nỗi riêng nằm ở cái âm hưởng vui-buồn, tối-sáng này của Else Lasker-Schüler. Hẳn thế bà là nữ thi sĩ Đức quan trọng nhất. Trong mọi trường hợp bất luận, „Tận thế“ của bà gần gụi với chúng ta hơn là bài thơ „Tận thế“ được viết bảy năm sau đó thường được trích dẫn của nhà thơ Jakob van Hoddis cũng mang tầm vóc lớn như vậy:

Kia người thị dân mũ bay khỏi cái đầu nhọn!

Với Else Lasker- Schüler sự thể không còn xoay quanh chiếc mũ nữa, mà là tất cả.

©® PhạmKỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 

Nguồn: Ulrich Greiner, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Vierunddreißigster Band, Insel Verlag, 2011

TẬN THẾ

Else Lasker-Schüler (1869-1945)

Có một tiếng khóc trên thế giới
như thể Thượng đế yêu từ trần,
và sập bóng chì đen đè xuống
nặng tựa mộ phần

Nào! Ta muốn sát nhau hơn ẩn náu.
Cuộc đời ở trong tim mọi người
như trong quan tài.

Anh ơi, chúng mình muốn hôn nhau nồng nàn -
Một nỗi nhớ nhung gõ cửa trần gian
Vì lẽ đó chúng ta phải chết.

Nguyên tác tiếng Đức:

WELTENDE

Else Lasker-Schüler (1869-1945)

Es ist ein Weinen in der Welt,
Als ob der liebe Gott gestorben wär,
Und der bleierne Schatten, der niederfällt,
Lastet grabesschwer.

Komm, wir wollen uns näher verbergen…
Das Leben liegt in aller Herzen
Wie in Särgen.

Du! wir wollen uns tief küssen –
Es pocht eine Sehnsucht an die Welt,
An der wir sterben müssen.

Chú thích của người dịch:
Ulrich Greiner (sinh năm 1945): Nhà báo và nhà phê bình văn học người Đức.

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.

Tranh của Ernst Ludwig Kirchner (1880-1937): Họa sĩ, nhà đồ họa, đại diện hàng đầu của Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism) Đức, sáng lập viên nhóm Cây cầu (Brücke). Năm 1937 bị chế độ Quốc xã đấu tố xếp vào nghệ thuật suy đồi, bán và hủy 600 tác phẩm, một năm sau ông dùng súng tự sát.

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

An ủi

Theodor Fontane (1819 – 1898)   




Hãy tự an ủi mình, giờ khắc vội,
Và mặc những gì đè nặng lòng anh,
Giờ tệ nhất cũng không thể nán quanh,
Và rồi đó một ngày khác đến.

Trong cái đến và đi miên viễn
Có nỗi đau có hạnh phúc xen kề,
Và cả những ảnh hình rạng rỡ
Hướng tới anh cũng tìm lối trở về.

Hãy hy vọng, kiên gan. Tiếng đập
từng giờ, anh đếm chẳng hoài hơi:
Đổi thay là vận hạn của cuộc đời,
Và rồi đó một ngày khác đến.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Trost

Theodor Fontane (1819 – 1898)

Tröste dich, die Stunden eilen,
Und was all dich drücken mag,
Auch die schlimmste kann nicht weilen,
Und es kommt ein andrer Tag.

In dem ew'gen Kommen, Schwinden,
Wie der Schmerz liegt auch das Glück,
Und auch heitre Bilder finden
Ihren Weg zu dir zurück.

Harre, hoffe. Nicht vergebens
zählest du der Stunden Schlag:
Wechsel ist das Los des Lebens,
Und - es kommt ein andrer Tag.

Chú thích của người dịch:
Theodor Fontane (1819 – 1898): Nhà văn, nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình, đại diện quan trọng của Chủ nghĩa Hiện thực thế kỷ 19.

Tranh của Carl Spitzweg (1808-1885): Họa sĩ Đức, có vị trí biệt lập trong hội họa.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Ba cánh cửa của lưu đày

Ruth Klüger    



Từ ba cánh cửa, cả ba được nhấn mạnh như từ vận đứng cuối từng câu thơ tương ứng, một cửa dẫn xuống dưới vào tầng hầm, cửa thứ hai lên cao vào cõi trời, và cửa thứ ba, „bàn phím “ nằm ở giữa hai cửa kia, trực tiếp dẫn tới cái Nơi đây và Hiện giờ bị giày vò của người lên tiếng không biết đi đâu với cuộc đời mình. Một sáng tạo từ mới ẩn hiện chỉ dẫn về giấc mơ và thời thơ ấu như cội nguồn của những ảnh hình này.

„Đàn dương cầm xanh của tôi“ ra đời tại Thụy Sĩ trước năm 1936, cuộc lưu vong đầu tiên của nữ thi sĩ và được xuất bản năm 1937 trong tờ nhật báo Paris, một tờ báo của những người tha hương Đức. Như vậy đó là một bài thơ về Lưu vong, không phải bài thơ về Chiến tranh và hoàn toàn không phải một bài thơ về Tận thiêu. Trong dạng thành sách bài thơ được xuất bản năm 1943 tại Jerusalem, thành phố nơi hai năm sau Else-Lasker-Schüler mất trước khi chiến tranh kết thúc. Bà cũng không được ở nhà nơi đó – bà sống trong lưu vong, không phải trong chế độ nhập cư. Ở nhà – đó là một địa phần, nơi một chiếc đàn dương cầm xanh đứng đó.

Tại sao màu xanh? Thuộc về lãnh địa của xanh dương là bầu trời, mùa xuân, hoa của trào Lãng mạn và Franz Marc người bạn quá cố thuộc nhóm Kỵ sĩ xanh của Lasker-Schüler. Ngược lại, đàn dương cầm chắc chắn không thuộc về nơi đó, bởi vì thường ra phần lớn chúng màu đen – ít ra đàn làm cho người lớn là như vậy. Nhưng ta thấy trong Nhật ký Zürich của Else Lasker-Schüler viết:
„Tôi vẫn còn giữ tất cả những món đồ chơi của tôi từ ngày xưa, cả chiếc đàn dương cầm xanh dành cho búp bê.“ Ở trong bài thơ, từ một hồi tưởng thơ ấu trở thành một nhạc cụ mang tính biểu tượng cho những bàn tay sao trời ở bên trên và những bàn chân chuột cống dưới đó. Nữ thi sĩ ở giữa không biết nốt nhạc. Như vậy không hề là nghệ thuật của riêng tư được đề cập tới ở đây, bởi vì đúng thế bà chế ngự nghệ thuật này. Bài thơ tiếc thương một mất mát vượt qua ranh giới cá nhân, mà tuy nhiên việc tưởng niệm này xảy ra theo một cung cách sao mà mang tính chủ quan đến mức nghe như một sự khóc than của một đứa trẻ bị hành hạ. Chúng ta mỉm cười về cái „bàn phím“, và nàng trăng trong thuyền bước ra từ truyện cổ tích hay đó là một mặt nạ của nữ tác giả đã thích thú vẽ trăng liềm vào những bút tích của mình. Có điều trong biến thể đầu tiên nàng trăng là một bé trăng. Trẻ thơ cũng là thao tác, nhân cách hóa một đồ vật đã tan vỡ và khóc thương nó như một người đàn bà màu xanh đã chết..

Bên trên tiếng khóc thút thít của trẻ thơ lơ lửng một tai họa lớn của „thế giới hung bạo“. Con người héo hắt và tuyệt vọng muốn trốn thoát ra khỏi thế giới tai họa này, và đi đâu cơ nếu không phải là lên trời? „Đàn dương cầm xanh của tôi“ tuy thế không phải là bài thơ về tự sát: Người nữ nói đã nài nỉ các thiên thần một cách phi lý rằng hãy mở cánh cổng trời cho bà khi còn đang sống. Bà xác chứng bản thân bằng „bánh mì cay đắng“ bà đã từng nếm vị. Có thể bánh đó được cắt ra từ chính chiếc bánh như „bánh mì thấm nước mắt“, thông qua đó người chơi đàn thụ cầm của Goethe (1) đã làm quen những thế lực nơi thượng giới.

Cái từ“ Điều cấm“ khiến bài thơ dần tắt làm ta giật thót mình. Những người chạy nạn đã từng biết những cánh cửa đóng kín nơi biên giới các nước. Bây giờ cần phải hủy bỏ ở đây một điều cấm nhập cảnh tối cao và bất biến. Liệu có động chạm tới một một sự gia tăng cuối cùng của những điều cấm nọ ở dưới trần gian? Những luật lệ nhập cư nghiêm ngặt có hiệu lực cũng thế đối với vương quốc triều thiên, và người nữ thỉnh nguyện uổng công nguyện cầu.

Người ta ngần ngại gọi một bài thơ rón rén thu mình lại và cất tiếng với một giọng nói than van, nhỏ nhẹ là „vĩ đại“. Và tuy nhiên bên cạnh bài thơ của Brecht „Gửi người hậu thế“ cũng ra đời từ những năm ba mươi, „Đàn dương cầm xanh của tôi“ đương nhiên là chứng chỉ thơ ca thuyết phục nhất về lưu vong thời Quốc xã. Ở đâu Brecht, một cách mạnh mẽ và nam nhi sục sôi đòi quyền căm hờn và trách nhiệm tranh đấu, nơi đó Lasker- Schüler tiếc than một nền văn minh đắm chìm bằng ngôn ngữ đặc thù khí chất của người cô đơn, với sự kết nối chỉ riêng bà có được giữa cuồng điên và khôi hài, trí tưởng và tự trình diễn giữ khoảng cách. Nơi nào Brecht, đứng ở bục diễn giả của công luận phán quyết sự cực khổ muôn bề về một tên gọi chung gọi là phản kháng, ở đó Else Lasker-Schüler đã biểu đạt trực quan bằng cách bà trình diễn cho chúng ta xem trong nhà hát mặt nạ của đau khổ riêng tư.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Nguồn: Ruth Klüger, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Einundzwanzigster Band, Insel Verlag, 1998

Đàn dương cầm xanh của tôi

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Ở nhà tôi có chiếc đàn dương cầm
màu xanh, và tôi nào biết nốt ký âm.

Đàn nằm trong vách tối cửa hầm,
Từ dạo đó thế giới này hung bạo.

Bốn bàn tay sao trời chơi dạo
- Nàng mặt trăng đã hát ở trên thuyền -
Bây giờ lũ chuột nhảy múa lanh canh.

Bàn phím vỡ tan tành…
Tôi khóc người đàn bà chết màu xanh.

- Tôi từng ăn bánh mì cay đắng -
Dẫu cho vi phạm vào điều cấm,
Hỡi thiên thần hãy mở cho tôi
đang sống đây, cánh cửa lên trời.

Nguyên tác tiếng Đức

Mein blaues Klavier

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Ich habe zu Hause ein blaues Klavier
Und kenne doch keine Note.

Es steht im Dunkel der Kellertür,
Seitdem die Welt verrohte.

Es spielen Sternenhände vier
– Die Mondfrau sang im Boote –
Nun tanzen die Ratten im Geklirr.

Zerbrochen ist die Klaviatur…
Ich beweine die blaue Tote.

Ach liebe Engel öffnet mir
– Ich aß vom bitteren Brote –
Mir lebend schon die Himmelstür –
Auch wider dem Verbote.

Chú thích của người dịch:
(1) Bài hát của người chơi đàn thụ cầm - Lied des Harfners – J. W Goethe.

Ruth Klüger (1931-2020) : Nhà nghiên cứu văn học, nhà văn người Áo-Mỹ, bà đã sống qua cuộc Tận thiêu (Holocaust)

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.

Tranh của August Macke (1887-1914): họa sĩ Biểu hiện Đức, thuộc nhóm họa sĩ xung quanh tờ Kỵ sĩ xanh.

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

Một bài tình ca

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)    




Hãy đến với em trong đêm - ta ngủ ôm riết lấy nhau.
Em rất mệt, cô đơn từ thức giấc.
Trong tối tinh mơ một con chim lạ đã hát,
Khi giấc mơ còn vật vã và giành giật với em.

Trước mọi suối nguồn hoa mở cánh xem
Và phối sắc màu của mắt em, hoa cúc bất tử…

Hãy đến với em trên đôi hài của bảy vì tinh tú
Đêm khuya gói ghém tình yêu vào ngôi lều của em.
Từ những cái rương trời bụi bặm những vầng trăng mọc lên.

Như hai con thú kỳ lạ, ta muốn nằm no nê tình ái
Trong bụi sậy cao, khuất sau thế giới này.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Ein Liebeslied

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Komm zu mir in der Nacht – wir schlafen engverschlungen.
Müde bin ich sehr, vom Wachen einsam.
Ein fremder Vogel hat in dunkler Frühe schon gesungen,
Als noch mein Traum mit sich und mir gerungen.

Es öffnen Blumen sich vor allen Quellen
Und färben sich mit deiner Augen Immortellen…

Komm zu mir in der Nacht auf Siebensternenschuhen
Und Liebe eingehüllt spät in mein Zelt.
Es steigen Monde aus verstaubten Himmelstruhen.

Wir wollen wie zwei seltene Tiere liebesruhen
Im hohen Rohre hinter dieser Welt.

Chú thích của người dịch:

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.


Tranh của Ernst Ludwig Kirchner (1880-1937): Họa sĩ, nhà đồ họa, đại diện hàng đầu của Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism) Đức, sáng lập viên nhóm Cây cầu (Brücke). Năm 1937 bị chế độ Quốc xã đấu tố xếp vào nghệ thuật suy đồi, bán và hủy 600 tác phẩm, một năm sau ông dùng súng tự sát.

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

Đàn dương cầm xanh của tôi

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)   



Ở nhà tôi có chiếc đàn dương cầm
màu xanh, và tôi nào biết nốt ký âm.

Đàn nằm trong vách tối cửa hầm,
Từ dạo đó thế giới này hung bạo.

Bốn bàn tay sao trời chơi dạo
- Nàng mặt trăng đã hát ở trên thuyền -
Bây giờ lũ chuột nhảy múa lanh canh.

Bàn phím vỡ tan tành…
Tôi khóc người đàn bà chết màu xanh.

- Tôi từng ăn bánh mì cay đắng -
Dẫu cho vi phạm vào điều cấm,
Hỡi thiên thần hãy mở cho tôi
đang sống đây, cánh cửa lên trời.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Mein blaues Klavier

Else Lasker-Schüler (1869 -1945)

Ich habe zu Hause ein blaues Klavier
Und kenne doch keine Note.

Es steht im Dunkel der Kellertür,
Seitdem die Welt verrohte.

Es spielen Sternenhände vier
– Die Mondfrau sang im Boote –
Nun tanzen die Ratten im Geklirr.

Zerbrochen ist die Klaviatur…
Ich beweine die blaue Tote.

Ach liebe Engel öffnet mir
– Ich aß vom bitteren Brote –
Mir lebend schon die Himmelstür –
Auch wider dem Verbote.

Chú thích của người dịch

Else Lasker-Schüler (tên khai sinh Elisabeth Lasker-Schüler; * sinh ngày 11.02 1869 tại Elberfeld, nay là Wuppertal; † 22. 01 1945 tại Jerusalem), nữ thi sĩ lớn thế kỷ 20, người Đức gốc Do thái, đại diện kiệt xuất của trường phái Hiện đại tiền phong và của Chủ nghĩa Biểu hiện trong văn chương.

Tranh của Marc Chagall (1887-1985): Họa sĩ Pháp người Do thái, gốc Nga - Ba lan.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...