Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Nền chuyên chế có thể dễ chịu hơn vô chính phủ

Christiane Hoffmann

Saddam Hussein, Gaddafi và chẳng mấy chốc đến lượt Assad? Vẻ như có lý do ăn mừng, nếu các nhà chuyên chế gục đổ. Tuy nhiên cái gì kéo tới sau chế độ chuyên chế, thường còn tồi tệ hơn.

Sự lật đổ các nhà độc tài mang lại khá nhiều lý do vui mừng. Bởi vì một kẻ gây tội ác không còn cầm quyền nữa. Bởi vì kế tiếp nền chuyên chế có thể là một trật tự dân chủ. Hoặc bởi vì người ta đơn giản tin tưởng rằng, tất cả đều tốt hơn là một nền chuyên chế. Tuy nhiên điều này sai. Cầu vồng khủng hoảng của những nhà nước thất bại trải dài từ Pakistan cho tới Mali chỉ ra rằng, có thể còn có những điều tồi tệ hơn là độc tài, tồi tệ hơn cả bất tự do và áp bức: nội chiến và vô chính phủ. Trong tương lai, nền chính trị thế giới có thể ít bị xác quyết bởi mâu thuẫn giữa các nhà nước dân chủ và nhà nước độc tài hơn là mâu thuẫn giữa những nhà nước vận hành và những nhà nước đình trệ.

Những cuộc cách mạng hòa bình ở Đông Âu đã đánh thức cảm tưởng, đại loại nền dân chủ sẽ tự động kế tiếp vào sự kết thúc của nền thống trị độc tài. Nhưng ngay Nam Tư đã cho thấy rõ, lật đổ các nhà độc tài dễ hơn việc dựng xây một trật tự có hơi hướng dân chủ vận hành được. Một vài tuần sau khi ném bom đã đủ làm cho thể chế của một Milosevic, Saddam, Gaddafi oder Mullah Omar chao đảo. Ngược lại tự chính nơi Bosnesien hay Kosevo, cuộc can thiệp kéo dài hàng năm khó khăn lắm mới tạo dựng được những quan hệ dân chủ nửa vời.

Sự ổn định chính trị đánh thức khao khát về trật tự, đôi khi một trật tự bằng mọi giá. Chính vì thế nó tạo ra đất sống cho những kẻ cực đoan. Chủ nghĩa xã hội dân tộc (Quốc Xã) chủ nghĩa Stalinit, Taliban và bây giờ là Nhà nước Hồi giáo có những giai đoạn bất ổn định đi trước. Thế chẳng hay ổn định là một giá trị tự thân sao? Ai đồng ý điều này, dễ bị coi là kẻ chua cay dửng dưng với tự do và quyền làm người. Lý lẽ của sự ổn định không gây thiện cảm. Nó nói giọng chính trị thực tiễn ti tiện. Nó là sự thú nhận khả năng bị thu hẹp của phương Tây trong việc xuất khẩu những giá trị và mô hình sinh sống của mình. Thường ra nó bị lạm dụng, để biện hộ cho việc làm ăn với các nhà độc tài. Và nó phục vụ cho ý đồ của các bạo chúa bao biện cho chính sách áp bức của họ. Mặc dầu vậy điều đó không sai. Chuyên chính có thể dễ chịu đựng hơn là vô chính phủ. Nếu như con người ta phải đứng trước sự lựa chọn giữa một nền độc tài vận hoạt và một sự rối loạn của một nhà nước thất bại, thì nền chuyên chính là sự tồi tệ nhỏ bé hơn.

Câu hỏi tìm lựa chọn thay thế

Dân chủ chỉ có thể hoạt động được nội trong một môi trường tối thiểu của trật tự nhà nước. Và nó không thể tạo ra trật tự này một cách vô điều kiện. Nếu như thiếu đi quá trình học hỏi về văn hóa mà châu Âu đã trải qua từng bước từ những cuộc chiến về đức tin tôn giáo kèm theo Khai sáng và Phát triển của chế độ phân chia quyền lực và dân chủ. Chính vì lẽ đó, trong tương lai, nền chính trị Tây Âu cần phải giành cho sự vận hành của một nhà nước ý nghĩa lớn hơn. Nếu như Phương Tây muốn quỷ tha ma bắt đi những nhà độc tài cai trị, thì vấn đề tìm lựa chọn sẽ phải đóng góp một vai trò. Và nếu lần sau cần có một cuộc can thiệp – bằng quân sự hay bằng cấm vận - thì trước đó cần phải được xét hỏi - cái gì sẽ đến kế vị độc tài.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn SPIEGEL ONLINE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...