Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Biến đổi êm thấm, tại sao không

Phạm Kỳ Đăng    



Sáng kiến tách đôi đảng khá ôn hòa rất dễ đạt được đồng thuận nơi số đông nhân dân, và đảng viên đảng cộng sản. Trong bối cảnh khủng hoảng toàn diện của đảng cả về lý luận, tôi cho rằng, đó không thể là giải pháp đi tới một trật tự hài hòa và ổn định của một nền dân chủ - pháp trị mà chỉ là một bước sảy chân đi tới bất an, xung đột, và biết đâu, nội chiến. Người ta sẽ vin vào tôn chỉ, điều lệ và học thuyết chuyên chính, tức là những nguyên lý giáo điều nhất để đàn áp và tiêu diệt cái chi vừa tách rời, chắc chắn là chi nhánh mang khuynh hướng dân chủ xã hội. Trước hết người theo sáng kiến nên thấm thía những cuộc thanh đảng của người Bôn sê vích đối với người Men sê vích, cuộc thanh trừng đẫm máu của người cộng sản kiểu Lenin-Stalin với người Dân chủ-Xã hội, người ủng hộ Trotzki hay Bucharin, giữa phái tả và phái hữu trong đảng cộng sản Trung quốc, rùng rợn với Cách mạng văn hóa. Ra bên ngoài, trong những thời điểm có thể bị diệt vong, chính đảng cộng sản Việt Nam có thể đi vào hoạt động bí mật, đổi tên hay từng lập chính phủ liên minh để dần dà tiễu trừ các đảng phái đối lập hoặc khác chính kiến như Việt Quốc, Việt Cách và Đại Việt, và sau này giải tán đảng Dân chủ và đảng Xã hội.

Và cuộc tiễu trừ khả năng nhiều hơn là cạnh tranh sẽ xảy ra với sự khốc liệt ở mọi nhánh quyền lực nhà nước. Nhân dân bị lôi cuốn vào hệ lụy nhưng vẫn bị ra rìa, và như vậy cuộc tách đôi sẽ tiếp tục tiêu hao nội lực dân tộc.

Cũng sẽ không tới nền pháp trị, nếu cái Cương lĩnh của hai đảng tách rời đều không được đặt dưới Hiến pháp.

Bởi vì thậm chí đứng một mình dọc trong chiều dài lịch sử, đảng cộng sản hay đúng hơn chóp bu giáo điều liên tục và trường kỳ đã dám trắng trơn làm những điều đi ngược lại chính cương lĩnh của nó. Cho nên không có pháp luật nào hết, vì không có một thiết chế giám sát quyền lực. Kết cục chỉ có và luôn có một nhóm sắt máu tiếm quyền, độc quyền tự tung tự tác bất chấp luật pháp hình thức đã đành, sá gì tới luân thường đạo lý.

Vẫn phải gây sức ép từ bên dưới, và đón chào những tổ chức dân sự, những tập hợp có dự phóng chính trị của một đảng phái cạnh tranh. Xã hội còn rất nhiều người bị lung lạc bởi ngụy biện, rằng đa đảng dẫn đến hỗn loạn và xung đột xã hội. Nhưng tôi nghĩ, một sự thay đổi tất yếu phải từ bên trên, có lẽ khả thi qua việc sửa đổi Hiến pháp với sự xóa bỏ điều 4, xác định cả quyền bình đẳng tham chính của đảng cộng sản. Quá trình cải cách một cách hòa bình, tại sao không, sẽ được chính công an và quân đội, tuyên thệ lại trước nhân dân chỉ vì nhân dân, bảo toàn cũng như gìn giữ tránh bạo loạn, trả thù và đổ máu.

Xô viết Nghệ Tĩnh - Tranh sơn mài tập thể của Nguyễn Đức Nùng, Phạm Văn Đôn, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Nguyễn Sỹ Ngọc và Nguyễn Văn Tỵ

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Hạnh phúc là một em điếm lẳng lơ

Mathias Mayer    



Giữa nỗi tuyệt vọng và niềm ủi: Đối với Heinrich Heine, sự bất hạnh trong bài thơ này là niềm hạnh phúc duy nhất tồn tại bền lâu.

„ Nhưng mà tôi có còn tồn tại thực sự không kia? Thân xác tôi đã kiệt quệ sao ra nông nỗi, gần như chẳng còn gì ở lại ngoài giọng nói mà thôi“, Heinrich Heine bình luận tình cảnh của mình như thế trong lời kết cuốn thi tập „Romanzero“. Ông tự thấy mình như một bộ „hài thánh cốt sống“, được quyển thứ hai của hợp tuyển thơ hạ đặt xuống dưới tiêu đề „Rên rỉ“. Trong đó người ta bắt gặp những bài thơ mang tên „Người đã từng sống“ hay là „Kêu rên như mèo“, rồi ở cuối tập kế đến tổ khúc lớn „Thánh Lazarus“ buồn bã – cay độc. Nhưng kiến lập nên bước khởi đầu cho cuốn thứ hai, như một kiểu phương châm, chính là bài thơ hai khổ, một cách trào lộng để cho vẻ thoáng qua của hạnh phúc và sự đeo đẳng của bất hạnh lửng lơ giữa nỗi tuyệt vọng và niềm an ủi.

Nói về phúng dụ sẽ là quá tải đối với bài thơ nhỏ; Heine đặt hai nhân vật đối xứng với nhau, cả hai đều kết nối tính đơn nghĩa của mình với kho tàng kinh nghiệm giàu có và bối cảnh. Hạnh phúc được coi như „em điếm lẳng lơ“ gợi hồi tưởng về sự mong manh thoáng lát của tình yêu; hạnh phúc không cho người nắm giữ chặt, rất ít khi như vị nữ thần của vận hội nọ trong thần thoại cổ xưa mà Heine tận tường am hiểu, qua những câu thơ nhẹ nhàng thấp thoáng hiện như người chải tóc hất ra phía trước, nhưng đằng sau trọc lốc: ai không tóm được bím tóc giữ nàng lại, kẻ đó đã hụt mất cô nàng, bởi vì nữ thần quay lưng lại và ở đằng sau gáy chẳng còn gì để tóm nữa. Trong sự cải biên đặc trưng của mình Heine đã đánh tráo thủ phạm và nạn nhân: Cái „Anh“ được gợi chuyện ở đây bị người tình nhẹ dạ bỏ lại, sau khi nàng ta lúc trước còn vuốt tóc cho anh khỏi lòa xòa trên trán.

Bộ đồ đan ấm áp của Bất hạnh

Thế đó cái „Anh“ này trở thành một tấm gương trào lộng phản ánh tâm trạng riêng của nhà thơ, bởi vì trong khổ thứ hai có điều cho ta hiểu rằng thay vì hạnh phúc một vị khách khác không mời mà đến đã ngồi xuống bên giường, mà lại còn lâu dài nữa chứ, ấy là bà Bất hạnh. Đáng khổ tâm sao lại chỉ có bà ta mà không là cô gái của hạnh phúc ái ân bám chặt trái tim ông - ấy cũng không đi đâu mà vội mà vàng, bà ấy soạn sắp chỗ cho dài lâu nữa.
Ngay sau khi xuất bản, Moritz Carrière (2) đã đọc thấy bài thơ này như một một xác chứng điều ông gạn lọc ra được từ mối thân tình với Heine: chỉ trong bất hạnh Heine mới học nhìn ra cái trường tồn. Phải chăng đó là một môn đức lý chua chát mà đối diện với nó ông những đã phàn nàn về cơn hứng thú của sự không hồi đáp.

Phải chi đây đó trong điểm nhấn của lời thơ cuối còn có chỉ dẫn về một hoạt động, nơi công việc thủ công bằng tay mang tính bếp núc trong nhà và năng suất sáng tạo của người thi sĩ cùng tụ hợp: đồ thêu đan, kết cấu, ấy thứ cũng nêu danh sự viết của thi sĩ, kết cục từ con người đó chỉ còn để lại một tiếng nói – tiếng nói ông đã cất lên, biến hóa vào văn bản của bài thơ, và tiếng nói ấy còn đến tai chúng ta hôm nay.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Rên rỉ

Heinrich Heine (1797-1856)

Hạnh phúc là em điếm lẳng lơ
Không thích dừng chân luôn một chỗ;
Nàng ve vuốt tóc anh xòa trên trán
Thoắt hôn anh và rồi lại nhởn nhơ đi.

Bà Bất hạnh thì ngược đời thật
Yêu dấu ôm anh ghì vào ngực nồng nàn;
Bà nói, bà không có gì phải vội
Ghé sát giường anh, bà ngồi đan.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Lamentationen

Heinrich Heine (1797-1856)

Das Glück ist eine leichte Dirne
Und weilt nicht gern am selben Ort;
Sie streicht das Haar dir von der Stirne
Und küsst dich rasch und flattert fort.

Frau Unglück hat im Gegenteile
Dich liebefest ans Herz gedrückt;
Sie sagt, sie habe keine Eile,
Setzt sich zu dir ans Bett und strickt.

Chú thích của người dịch:

(1) Mathias Mayer: sinh năm 1958, Giáo sư Tiến sĩ chuyên ngành Văn học Đức thời mới, giảng viên trường Đại học Tổng hợp Regenburg
(2) Moriz Philipp Carrière (1817-1895): Nhà văn, nhà triết học Đức

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."

„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“

„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Berthe Morisot (1841-1895): Nữ họa sĩ phái Ân tượng Pháp.

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Sự nín lặng của muộn sầu

Mathias Mayer    



Không biết được Georg Trakl, chỉ sống đến năm 27 tuổi đời, đã bao giờ nhìn thấy một trong những bức tranh hoa hướng dương của Vincent van Gogh – một nghệ sĩ đứng ngoài những trật tự tư sản mà ở nhiều khía cạnh ông có thể cảm thấy mình có tình đồng cảm. Cả bài thơ này cũng xoay quanh một tĩnh vật, cái đồng thời như một nature morte được vận động bởi một vở kịch sinh tồn đầy nhiệt huyết: ở đây không có ranh giới giữa cây cỏ và con người, giữa những đóa hoa mọc cao vút và người ngắm nhìn chúng; sự tồn tại câm lặng của chúng gây xúc động cho người đó như một sự tương đồng bên trong, như một sự gần gũi chị em với cái chết. Trong văn bản ngắn có hai lần màu vàng kim được đề cập tới – một điểm nhấn sâu đậm, gần như sự chuyển tải bông hoa sang một viễn tượng của thi ca. Với „năm của Helian“ (1) nhà thơ nổi tiếng cả vì những mật mã thường khi khó tiếp cận của mình đã gọi lên một trong những hình tượng đầy hàm chứa nhất của mình.

Dòng thơ „Helian“ lớn, sự gọi hồn của một Thiên nhiên thần linh hiến tế về suy tàn đã có ý nghĩa nhiều cho Trakl đến mức khiến ông xếp dòng thơ vào cuối cuốn tập hợp thơ của mình xuất bản năm 1913. Khi ở đây sự hấp hối của những đóa hoa được tạo dựng với kết thúc của năm Helian „mát lạnh vùng sơn cước“, thiên nhiên và thụ cảm, cái bên ngoài và cái bên trong cùng nhập vào một hợp thành của thơ không xác chứng được trong thực tế. Người ta hay truy tìm căn nguyên của sự thẩm thấu nhiều thế giới khác nhau siêu thực thường bắt gặp lúc thì ở nơi các thử nghiệm trải ma túy hoặc là những giấc mơ, lúc thì bởi những tác động ảo thanh mê hoặc của Trakl. Tuy nhiên bài thơ người thi sĩ không bao giờ công bố kết cục nói tới một tình đoàn kết của siêu nhiên; với hoa hướng dương hiện diện, nhân tính cũng hiển lộ: nói tới đây là những nụ hôn, một vầng trán rạo rực và thần linh. Cái thuộc về con người của sự nhẫn nại, của muộn sầu và của tinh thần bộc lộ giữa khổ thơ thứ hai „ giữa lòng những đóa vàng kim của sầu muộn“. Một thần linh của bóng tối và của câm lặng - ở đây bừng sắc một phong cảnh mê hoặc đang suy tàn, trong vẻ tĩnh lặng của sự thấm nhuần một tình thâm thiết đặc biệt.

Mà thế người ta không nên đọc bài thơ trần trụi như là độc thoại của một kẻ độc hành, bên cạnh tổng thể Helian bài thơ gọi tên hai con người ngoài lề khác của cuộc sống tư sản: Charles Baudelaire và Những bông hoa Ác cũng như Hölderlin (2), một trong những bài nghiệm đọc lớn khác của Trakl. Bài thơ „Nửa cuộc đời“ của tác giả này, hai khổ mỗi khổ gồm 7 dòng, trong tiếng dạo của câu thơ đầu gợi nhớ âm hưởng của câu thơ Hölderlin ở giữa khổ đầu tiên: „Mi những con thiên nga diễm lệ“. cũng như vậy, thứ „ đắm say bởi những nụ hôn“ nọ bắt đầu ở khổ thứ hai. Với cấu trúc đó bài thơ của Trakl cũng xuất hiện như sự tham gia vào một truyền thống lớn, vào một cuộc hội thoại đồng thời trả lời cho „bóng tối im lặng“. Tức những gì là độc thoại, những gì vẻ như được chốt kín ở đây đã vượt qua nhờ nhiều hơn vào một tình đoàn kết của ý thức đồng cảm với bất hạnh, kết cục nhờ một trách nhiệm xã hội không có những xung lực mang tính chương trình của một bước đột phá; Trakl đã không vun xới sự thống thiết kêu gọi nhân loại của Nietzsche; thơ ông, cũng trong hình ảnh của những đóa hướng dương tàn úa, gần gũi với Dostojweski, đã trở thành nơi lánh nạn cho „Những người bị nhục mạ và giày xéo“, như những người đương thời được một Egon Schiele (3) ghi nhận.

Thời gian ngắn sau khi bài thơ ra đời, được ông viết trong tháng Sáu hay tháng Bảy năm 1914, Trakl lao vào cuộc chiến tranh thế giới, lưu lại một sự phản ánh ngắn ngủi cho xuất hiện một đoạn phim cháy được Trakl trải qua và cảm thấy qua đó bản thân ông đi qua thực tại, trong ánh sáng đáng ngạc nhiên của một trọng trách xã hội:
"Cảm giác trong những khoảnh khắc của tồn tại giống như đã chết: Tất cả mọi người đều đáng được yêu. Trưởng thành hơn, anh cảm nhận thấy sự đắng cay của thế giới; trong đó bao hàm toàn thể tội lầm của anh không được lượng xá; gương mặt anh như hình phạt không vẹn toàn."
Trong những câu đó cũng ẩn giấu một chút gì thuộc nhãn quan thế giới mang tính phê phán của một Karl Kraus, người Trakl hâm mộ, chính là kẻ viết về Trakl sau khi ông chết đi;
"Tôi đã luôn không hình dung ra nổi, rằng ông ấy đã có thể sống trên đời."
Trong trận đánh Grodek, sau khi kiệt sức với việc chăm sóc 90 thương binh, ông đã tự nguyện kết thúc cuộc đời mình.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Những bông hướng dương

Georg Trakl (1887 – 1914)

Mi hoa hướng dương kim vàng
Mật thiết hướng ngả về hấp hối
Mi những chị em hết mực khiêm cung
Trong bầu tĩnh lặng đó
Kết thúc năm Helian
Của khí lạnh miền sơn cước.

Nơi đó vầng trán rạo rực
Nhợt nhạt bởi những nụ hôn
Giữa lòng những đoá hoa vàng kim
Của sầu muộn
Định đoạt thần linh
Bóng tối câm lặng.

Nguyên tác tiếng Đức:

Die Sonnenblumen

Georg Trakl (1887 – 1914)

Ihr goldenen Sonnenblumen,
Innig zum Sterben geneigt,
Ihr demutsvollen Schwestern
In solcher Stille
Endet Helians Jahr
Gebirgiger Kühle.

Da erbleicht von Küssen
Die trunkne Stirn ihm
Inmitten jener goldenen
Blumen der Schwermut
Bestimmt den Geist
Die schweigende Finsternis.

Chú thích của người dịch:

(1) Tên một bài thơ của Georg Trakl, Helian khởi nguồn từ chữ Heiland (Miền đất cứu thế).
(2) Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.
(3) Egon Schiele (1890-1928): Họa sĩ Áo, đại diện quan phái Biểu hiện và Hiện đại Vienna.

Mathias Mayer: sinh năm 1958, Giáo sư Tiến sĩ chuyên ngành Văn học Đức thời mới, giảng viên trường Tổng hợp Regenburg

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém, không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của © Vincent van Gogh (1853-1890): Họa sĩ Hà Lan.

Những bông hướng dương

Georg Trakl (1887 – 1914)  



Mi hoa hướng dương kim vàng
Mật thiết hướng ngả về hấp hối
Mi những chị em hết mực khiêm cung
Trong bầu tĩnh lặng đó
Kết thúc năm Helian
Của khí lạnh miền sơn cước.

Nơi đó vầng trán rạo rực
Nhợt nhạt bởi những nụ hôn
Giữa lòng những đoá hoa vàng kim
Của sầu muộn
Xác định thần linh
Bóng tối câm lặng.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Die Sonnenblumen

Georg Trakl (1887 – 1914)

Ihr goldenen Sonnenblumen,
Innig zum Sterben geneigt,
Ihr demutsvollen Schwestern
In solcher Stille
Endet Helians Jahr
Gebirgiger Kühle.

Da erbleicht von Küssen
Die trunkne Stirn ihm
Inmitten jener goldenen
Blumen der Schwermut
Bestimmt den Geist
Die schweigende Finsternis.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém, không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của Emil Nolde (7. 8. 1867 – 13. 4. 1956): Một trong những đại diện phái Biểu hiện Đức, và được coi là một trong những họa sĩ sơn dầu và màu nước xuất sắc của thế kỷ 20.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Rên rỉ

Heinrich Heine (1797-1856)   



Hạnh phúc là em điếm lẳng lơ
Không thích dừng chân luôn một chỗ;
Nàng ve vuốt tóc anh xòa trên trán
Thoắt hôn anh và rồi lại nhởn nhơ đi.

Bà Bất hạnh thì ngược đời thật
Yêu dấu ôm anh ghì vào ngực nồng nàn;
Bà nói, bà không có gì phải vội
Ghé sát giường anh, bà ngồi đan.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Lamentationen

Heinrich Heine (1797-1856)

Das Glück ist eine leichte Dirne
Und weilt nicht gern am selben Ort;
Sie streicht das Haar dir von der Stirne
Und küsst dich rasch und flattert fort.

Frau Unglück hat im Gegenteile
Dich liebefest ans Herz gedrückt;
Sie sagt, sie habe keine Eile,
Setzt sich zu dir ans Bett und strickt.

Chú thích của người dịch:

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."
„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).

Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“
„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“

Tranh của Carl Spitzweg (1808-1885): Họa sĩ Đức, có vị trí biệt lập trong hội họa.

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

VÀO XỨ SỞ NGÀY MAI

Günter Kunert (1929-2019)   
 


Nền đất mỗi bước chân không quen biết.
Anh cảm sự thực: không gì khác kinh hoàng.
Những kẻ bị áp giải, không còn nữa sứ thần.
Đã mất con đường, cầu vịn và tin cậy
Vào sự về nhà tốt lành hẳn vậy.
Những gì chờ anh, phải lựa hàng ngày
Và gắng hết sức để quên lãng:
Rằng anh đã trên đường tới tương lai.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

INS MORGENLAND

Günter Kunert (1929-2019)

Der Boden jedem Schritte unbekannter.
Du spürst die Wahrheit: Nichts als Grauen.
Schon Deportierter, nicht mehr Abgesandter.
Verloren Weg und Steg und das Vertrauen
an jede gute Heimkunft unterdessen.
Was dich erwartet, mußt du täglich lesen
und mühst dich ab, es zu vergessen:
Daß du zur Zukunft unterwegs gewesen.

Chú thích của người dịch:

Günter Kunert (1929-2019): Nhà thơ, nhà văn Đức.
Tiểu sử: *Dưới thời quốc xã học hết Tiểu học, không được học cao hơn vì mẹ người Do thái. *Sau thế chiến học trường Cao đẳng Nghệ thuật tạo hình tại Đông Berlin, vào đảng SED (Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức, đảng cộng sản). *Nhiều lần sang phương Tây: 1973 được mời thỉnh giảng tại University of Texas, 1975 tại University of Warwick (Anh). Ông thích người Mỹ bởi sự thiệp liệp và tỉnh táo, yêu nước Ý vì sự quyến rũ gợi cảm và đánh giá cao người Anh vì thể thức giao tiếp vui tươi-chuẩn mực của họ. *Thuộc về những người đầu tiên ký kháng thư phản đối việc tước quốc tịch nhà thơ, ca sĩ Wolf Biermann, ông bị tước đảng tịch. *1979 rời bỏ CHDC Đức, sau một năm trôi dạt, định cư và lập nghiệp tại Karborstel.
Günter Kunert là một trong những nhà văn đương đại đa năng và quan trọng nhất. Ngoài thơ, truyện ngắn và truyện kể, tiểu luận, ký sự, cách ngôn, cổ tích, châm biếm, du ký, kịch tương thanh, ông còn viết nhiều bài giới thiệu các tác gia, và vẽ tranh.
Ông nhận nhiều giải thưởng, có thể kể một số: Giải thưởng Heinrich Mann (DDR, 1962), Giải thưởng Heinrich Heine (1985), Giải thưởng Friedrich Hölderlin (1991), Giải thưởng viết tiểu luận Ernst Robert Curtius (1991), Giải thưởng Georg Trakl (1997), Giải thưởng của Hợp tuyển Frankfurt (2011).

Với Kunert, văn học Đức sau chiến tranh, mà đặc biệt quê hương Berlin của ông đã mất đi một nhà biên niên sử chia cắt nước Đức, và một con người tuyệt vời can trường giơ trán đương đầu lại hệ thống trong miền Đông nước Đức. Kunert xứng giá là một trong những nhà văn đương đại toàn diện và quan trọng nhất. „ Một tiếng nói văn chương quan trọng lặng tiếng. Tác phẩm văn chương ấn tượng sẽ tiếp tục gợi nhớ về về ông“ ( Michael Müller – Thị trưởng Berlin).

Với gần 60 ấn phẩm Günter Kunert là một trong những tác gia sung sức nhất của Đức… Tác phẩm bao trùm của ông được tưởng nhớ bằng nhiều giải thưởng và bằng sự công nhận trên trường quốc tế. Những bài thơ, tiểu luận, tiểu thuyết, du ký của ông đã chuyển dịch tình trạng khó xử của trí thức thế kỷ 20 sang một bình diện thơ ca của chủ nghĩa cá nhân bị dồn vào chân tường giữa toàn trị và khát vọng tự do, giữa cảm thức bất hạnh và sự bất lực (Neue Zücher Zeitung).

Tranh của Max Ernst (1891-1976): Họa sĩ, nhà đồ họa, điêu khắc và nhà thơ Đức.

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Cả vì tuyệt vọng

Phạm Kỳ Đăng    



Cũng như đạo diễn Trần Văn Thủy, nhà làm phim Rainer Werner Fassbinder (1945-1982) suốt đời bị giày vò bởi cái nhìn đen tối về người đồng bào của mình. Vào thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước, khi người Đức được tôn trọng trở lại trong giao tiếp quốc tế, Fassbinder – với kinh nghiệm đạo diễn sân khấu - lạnh lùng phóng chiếu lên màn ảnh loạt người nhỏ nhen, đố kỵ, mang đầy uẩn ức và chấn thương nặng nề về tâm lý. Với ông, người Đức mang thói tật thành tỳ vết chẳng bao giờ có thể sửa chữa và cứu rỗi.
Hẳn phải có điều gì chấn động cảm thức cố hữu, mới có sự thất vọng. Thất vọng tựu thành từ nghiền ngẫm. Cho nên đó phải là một kết quả đáng được đón nhận. Không coi đó là tác động bào mòn tiêu cực, cá nhân tôi hết sức trân trọng sự vô vọng theo cảm thức của nhà làm phim. Là bà đỡ của thông thái, nỗi thất vọng thai nghén sáng tạo của biết bao nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ và sâu trong ta một đôi khi nuôi nấng linh hồn.

Tuy nhiên tôi không chia sẻ quan điểm gây cảm giác vô vọng, rằng những thói hư tật xấu cố hữu trong bản tính dân tộc. Thực tế mà ta đang sống rất khác, nếu để lý trí truy xét.

Nhà nước toàn trị đến cả ngày hôm nay đã thành công trong việc cải tạo đại trà thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Và ở một đối cực khác, không chỉ ớ Đức, từ chế độ dân chủ của các nước tương đồng văn hóa Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan bước ra thế giới những công dân toàn cầu hiện đại. Cách đây vài thập kỷ tính nết người ta cũng chẳng lôi thôi luộm thuộm đấy sao.

Cải biến con người thành chủng vị tha, hỷ xả hay từ bi vì đồng loại, đương nhiên là sự nghiệp của các thánh thần. Xây dựng thiết chế xã hội nhằm kiềm tỏa cái phần xấu xa kém cỏi của con người phải là công nghiệp của chính con người vậy.

Do đó vẫn cần sự dấn thân không chỉ vì hy vọng mà còn vì tuyệt vọng, rất nhiều khi vô vọng.

Tranh của Sigmar Polke (1941-2010): Họa sĩ Đức, tác phẩm được xếp giữa Chủ nghĩa hiện thực hậu hiện đại và Chủ nghĩa hiện thực tư bản.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...