Không biết được Georg Trakl, chỉ sống đến năm 27 tuổi đời, đã bao giờ nhìn thấy một trong những bức tranh hoa hướng dương của Vincent van Gogh – một nghệ sĩ đứng ngoài những trật tự tư sản mà ở nhiều khía cạnh ông có thể cảm thấy mình có tình đồng cảm. Cả bài thơ này cũng xoay quanh một tĩnh vật, cái đồng thời như một nature morte được vận động bởi một vở kịch sinh tồn đầy nhiệt huyết: ở đây không có ranh giới giữa cây cỏ và con người, giữa những đóa hoa mọc cao vút và người ngắm nhìn chúng; sự tồn tại câm lặng của chúng gây xúc động cho người đó như một sự tương đồng bên trong, như một sự gần gũi chị em với cái chết. Trong văn bản ngắn có hai lần màu vàng kim được đề cập tới – một điểm nhấn sâu đậm, gần như sự chuyển tải bông hoa sang một viễn tượng của thi ca. Với „năm của Helian“ (1) nhà thơ nổi tiếng cả vì những mật mã thường khi khó tiếp cận của mình đã gọi lên một trong những hình tượng đầy hàm chứa nhất của mình.
Dòng thơ „Helian“ lớn, sự gọi hồn của một Thiên nhiên thần linh hiến tế về suy tàn đã có ý nghĩa nhiều cho Trakl đến mức khiến ông xếp dòng thơ vào cuối cuốn tập hợp thơ của mình xuất bản năm 1913. Khi ở đây sự hấp hối của những đóa hoa được tạo dựng với kết thúc của năm Helian „mát lạnh vùng sơn cước“, thiên nhiên và thụ cảm, cái bên ngoài và cái bên trong cùng nhập vào một hợp thành của thơ không xác chứng được trong thực tế. Người ta hay truy tìm căn nguyên của sự thẩm thấu nhiều thế giới khác nhau siêu thực thường bắt gặp lúc thì ở nơi các thử nghiệm trải ma túy hoặc là những giấc mơ, lúc thì bởi những tác động ảo thanh mê hoặc của Trakl. Tuy nhiên bài thơ người thi sĩ không bao giờ công bố kết cục nói tới một tình đoàn kết của siêu nhiên; với hoa hướng dương hiện diện, nhân tính cũng hiển lộ: nói tới đây là những nụ hôn, một vầng trán rạo rực và thần linh. Cái thuộc về con người của sự nhẫn nại, của muộn sầu và của tinh thần bộc lộ giữa khổ thơ thứ hai „ giữa lòng những đóa vàng kim của sầu muộn“. Một thần linh của bóng tối và của câm lặng - ở đây bừng sắc một phong cảnh mê hoặc đang suy tàn, trong vẻ tĩnh lặng của sự thấm nhuần một tình thâm thiết đặc biệt.
Mà thế người ta không nên đọc bài thơ trần trụi như là độc thoại của một kẻ độc hành, bên cạnh tổng thể Helian bài thơ gọi tên hai con người ngoài lề khác của cuộc sống tư sản: Charles Baudelaire và Những bông hoa Ác cũng như Hölderlin (2), một trong những bài nghiệm đọc lớn khác của Trakl. Bài thơ „Nửa cuộc đời“ của tác giả này, hai khổ mỗi khổ gồm 7 dòng, trong tiếng dạo của câu thơ đầu gợi nhớ âm hưởng của câu thơ Hölderlin ở giữa khổ đầu tiên: „Mi những con thiên nga diễm lệ“. cũng như vậy, thứ „ đắm say bởi những nụ hôn“ nọ bắt đầu ở khổ thứ hai. Với cấu trúc đó bài thơ của Trakl cũng xuất hiện như sự tham gia vào một truyền thống lớn, vào một cuộc hội thoại đồng thời trả lời cho „bóng tối im lặng“. Tức những gì là độc thoại, những gì vẻ như được chốt kín ở đây đã vượt qua nhờ nhiều hơn vào một tình đoàn kết của ý thức đồng cảm với bất hạnh, kết cục nhờ một trách nhiệm xã hội không có những xung lực mang tính chương trình của một bước đột phá; Trakl đã không vun xới sự thống thiết kêu gọi nhân loại của Nietzsche; thơ ông, cũng trong hình ảnh của những đóa hướng dương tàn úa, gần gũi với Dostojweski, đã trở thành nơi lánh nạn cho „Những người bị nhục mạ và giày xéo“, như những người đương thời được một Egon Schiele (3) ghi nhận.
Thời gian ngắn sau khi bài thơ ra đời, được ông viết trong tháng Sáu hay tháng Bảy năm 1914, Trakl lao vào cuộc chiến tranh thế giới, lưu lại một sự phản ánh ngắn ngủi cho xuất hiện một đoạn phim cháy được Trakl trải qua và cảm thấy qua đó bản thân ông đi qua thực tại, trong ánh sáng đáng ngạc nhiên của một trọng trách xã hội:
"Cảm giác trong những khoảnh khắc của tồn tại giống như đã chết: Tất cả mọi người đều đáng được yêu. Trưởng thành hơn, anh cảm nhận thấy sự đắng cay của thế giới; trong đó bao hàm toàn thể tội lầm của anh không được lượng xá; gương mặt anh như hình phạt không vẹn toàn."
Trong những câu đó cũng ẩn giấu một chút gì thuộc nhãn quan thế giới mang tính phê phán của một Karl Kraus, người Trakl hâm mộ, chính là kẻ viết về Trakl sau khi ông chết đi;
"Tôi đã luôn không hình dung ra nổi, rằng ông ấy đã có thể sống trên đời."
Trong trận đánh Grodek, sau khi kiệt sức với việc chăm sóc 90 thương binh, ông đã tự nguyện kết thúc cuộc đời mình.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:
Những bông hướng dương
Georg Trakl (1887 – 1914)
Mi hoa hướng dương kim vàng
Mật thiết hướng ngả về hấp hối
Mi những chị em hết mực khiêm cung
Trong bầu tĩnh lặng đó
Kết thúc năm Helian
Của khí lạnh miền sơn cước.
Nơi đó vầng trán rạo rực
Nhợt nhạt bởi những nụ hôn
Giữa lòng những đoá hoa vàng kim
Của sầu muộn
Định đoạt thần linh
Bóng tối câm lặng.
Nguyên tác tiếng Đức:
Die Sonnenblumen
Georg Trakl (1887 – 1914)
Ihr goldenen Sonnenblumen,
Innig zum Sterben geneigt,
Ihr demutsvollen Schwestern
In solcher Stille
Endet Helians Jahr
Gebirgiger Kühle.
Da erbleicht von Küssen
Die trunkne Stirn ihm
Inmitten jener goldenen
Blumen der Schwermut
Bestimmt den Geist
Die schweigende Finsternis.
Chú thích của người dịch:
(1) Tên một bài thơ của Georg Trakl, Helian khởi nguồn từ chữ Heiland (Miền đất cứu thế).
(2) Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.
(3) Egon Schiele (1890-1928): Họa sĩ Áo, đại diện quan phái Biểu hiện và Hiện đại Vienna.
Mathias Mayer: sinh năm 1958, Giáo sư Tiến sĩ chuyên ngành Văn học Đức thời mới, giảng viên trường Tổng hợp Regenburg
Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém, không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.
Tranh của © Vincent van Gogh (1853-1890): Họa sĩ Hà Lan.
Dòng thơ „Helian“ lớn, sự gọi hồn của một Thiên nhiên thần linh hiến tế về suy tàn đã có ý nghĩa nhiều cho Trakl đến mức khiến ông xếp dòng thơ vào cuối cuốn tập hợp thơ của mình xuất bản năm 1913. Khi ở đây sự hấp hối của những đóa hoa được tạo dựng với kết thúc của năm Helian „mát lạnh vùng sơn cước“, thiên nhiên và thụ cảm, cái bên ngoài và cái bên trong cùng nhập vào một hợp thành của thơ không xác chứng được trong thực tế. Người ta hay truy tìm căn nguyên của sự thẩm thấu nhiều thế giới khác nhau siêu thực thường bắt gặp lúc thì ở nơi các thử nghiệm trải ma túy hoặc là những giấc mơ, lúc thì bởi những tác động ảo thanh mê hoặc của Trakl. Tuy nhiên bài thơ người thi sĩ không bao giờ công bố kết cục nói tới một tình đoàn kết của siêu nhiên; với hoa hướng dương hiện diện, nhân tính cũng hiển lộ: nói tới đây là những nụ hôn, một vầng trán rạo rực và thần linh. Cái thuộc về con người của sự nhẫn nại, của muộn sầu và của tinh thần bộc lộ giữa khổ thơ thứ hai „ giữa lòng những đóa vàng kim của sầu muộn“. Một thần linh của bóng tối và của câm lặng - ở đây bừng sắc một phong cảnh mê hoặc đang suy tàn, trong vẻ tĩnh lặng của sự thấm nhuần một tình thâm thiết đặc biệt.
Mà thế người ta không nên đọc bài thơ trần trụi như là độc thoại của một kẻ độc hành, bên cạnh tổng thể Helian bài thơ gọi tên hai con người ngoài lề khác của cuộc sống tư sản: Charles Baudelaire và Những bông hoa Ác cũng như Hölderlin (2), một trong những bài nghiệm đọc lớn khác của Trakl. Bài thơ „Nửa cuộc đời“ của tác giả này, hai khổ mỗi khổ gồm 7 dòng, trong tiếng dạo của câu thơ đầu gợi nhớ âm hưởng của câu thơ Hölderlin ở giữa khổ đầu tiên: „Mi những con thiên nga diễm lệ“. cũng như vậy, thứ „ đắm say bởi những nụ hôn“ nọ bắt đầu ở khổ thứ hai. Với cấu trúc đó bài thơ của Trakl cũng xuất hiện như sự tham gia vào một truyền thống lớn, vào một cuộc hội thoại đồng thời trả lời cho „bóng tối im lặng“. Tức những gì là độc thoại, những gì vẻ như được chốt kín ở đây đã vượt qua nhờ nhiều hơn vào một tình đoàn kết của ý thức đồng cảm với bất hạnh, kết cục nhờ một trách nhiệm xã hội không có những xung lực mang tính chương trình của một bước đột phá; Trakl đã không vun xới sự thống thiết kêu gọi nhân loại của Nietzsche; thơ ông, cũng trong hình ảnh của những đóa hướng dương tàn úa, gần gũi với Dostojweski, đã trở thành nơi lánh nạn cho „Những người bị nhục mạ và giày xéo“, như những người đương thời được một Egon Schiele (3) ghi nhận.
Thời gian ngắn sau khi bài thơ ra đời, được ông viết trong tháng Sáu hay tháng Bảy năm 1914, Trakl lao vào cuộc chiến tranh thế giới, lưu lại một sự phản ánh ngắn ngủi cho xuất hiện một đoạn phim cháy được Trakl trải qua và cảm thấy qua đó bản thân ông đi qua thực tại, trong ánh sáng đáng ngạc nhiên của một trọng trách xã hội:
"Cảm giác trong những khoảnh khắc của tồn tại giống như đã chết: Tất cả mọi người đều đáng được yêu. Trưởng thành hơn, anh cảm nhận thấy sự đắng cay của thế giới; trong đó bao hàm toàn thể tội lầm của anh không được lượng xá; gương mặt anh như hình phạt không vẹn toàn."
Trong những câu đó cũng ẩn giấu một chút gì thuộc nhãn quan thế giới mang tính phê phán của một Karl Kraus, người Trakl hâm mộ, chính là kẻ viết về Trakl sau khi ông chết đi;
"Tôi đã luôn không hình dung ra nổi, rằng ông ấy đã có thể sống trên đời."
Trong trận đánh Grodek, sau khi kiệt sức với việc chăm sóc 90 thương binh, ông đã tự nguyện kết thúc cuộc đời mình.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:
Những bông hướng dương
Georg Trakl (1887 – 1914)
Mi hoa hướng dương kim vàng
Mật thiết hướng ngả về hấp hối
Mi những chị em hết mực khiêm cung
Trong bầu tĩnh lặng đó
Kết thúc năm Helian
Của khí lạnh miền sơn cước.
Nơi đó vầng trán rạo rực
Nhợt nhạt bởi những nụ hôn
Giữa lòng những đoá hoa vàng kim
Của sầu muộn
Định đoạt thần linh
Bóng tối câm lặng.
Nguyên tác tiếng Đức:
Die Sonnenblumen
Georg Trakl (1887 – 1914)
Ihr goldenen Sonnenblumen,
Innig zum Sterben geneigt,
Ihr demutsvollen Schwestern
In solcher Stille
Endet Helians Jahr
Gebirgiger Kühle.
Da erbleicht von Küssen
Die trunkne Stirn ihm
Inmitten jener goldenen
Blumen der Schwermut
Bestimmt den Geist
Die schweigende Finsternis.
Chú thích của người dịch:
(1) Tên một bài thơ của Georg Trakl, Helian khởi nguồn từ chữ Heiland (Miền đất cứu thế).
(2) Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.
(3) Egon Schiele (1890-1928): Họa sĩ Áo, đại diện quan phái Biểu hiện và Hiện đại Vienna.
Mathias Mayer: sinh năm 1958, Giáo sư Tiến sĩ chuyên ngành Văn học Đức thời mới, giảng viên trường Tổng hợp Regenburg
Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém, không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.
Tranh của © Vincent van Gogh (1853-1890): Họa sĩ Hà Lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét