Sáng kiến tách đôi đảng khá ôn hòa rất dễ đạt được đồng thuận nơi số đông nhân dân, và đảng viên đảng cộng sản. Trong bối cảnh khủng hoảng toàn diện của đảng cả về lý luận, tôi cho rằng, đó không thể là giải pháp đi tới một trật tự hài hòa và ổn định của một nền dân chủ - pháp trị mà chỉ là một bước sảy chân đi tới bất an, xung đột, và biết đâu, nội chiến. Người ta sẽ vin vào tôn chỉ, điều lệ và học thuyết chuyên chính, tức là những nguyên lý giáo điều nhất để đàn áp và tiêu diệt cái chi vừa tách rời, chắc chắn là chi nhánh mang khuynh hướng dân chủ xã hội. Trước hết người theo sáng kiến nên thấm thía những cuộc thanh đảng của người Bôn sê vích đối với người Men sê vích, cuộc thanh trừng đẫm máu của người cộng sản kiểu Lenin-Stalin với người Dân chủ-Xã hội, người ủng hộ Trotzki hay Bucharin, giữa phái tả và phái hữu trong đảng cộng sản Trung quốc, rùng rợn với Cách mạng văn hóa. Ra bên ngoài, trong những thời điểm có thể bị diệt vong, chính đảng cộng sản Việt Nam có thể đi vào hoạt động bí mật, đổi tên hay từng lập chính phủ liên minh để dần dà tiễu trừ các đảng phái đối lập hoặc khác chính kiến như Việt Quốc, Việt Cách và Đại Việt, và sau này giải tán đảng Dân chủ và đảng Xã hội.
Và cuộc tiễu trừ khả năng nhiều hơn là cạnh tranh sẽ xảy ra với sự khốc liệt ở mọi nhánh quyền lực nhà nước. Nhân dân bị lôi cuốn vào hệ lụy nhưng vẫn bị ra rìa, và như vậy cuộc tách đôi sẽ tiếp tục tiêu hao nội lực dân tộc.
Cũng sẽ không tới nền pháp trị, nếu cái Cương lĩnh của hai đảng tách rời đều không được đặt dưới Hiến pháp.
Bởi vì thậm chí đứng một mình dọc trong chiều dài lịch sử, đảng cộng sản hay đúng hơn chóp bu giáo điều liên tục và trường kỳ đã dám trắng trơn làm những điều đi ngược lại chính cương lĩnh của nó. Cho nên không có pháp luật nào hết, vì không có một thiết chế giám sát quyền lực. Kết cục chỉ có và luôn có một nhóm sắt máu tiếm quyền, độc quyền tự tung tự tác bất chấp luật pháp hình thức đã đành, sá gì tới luân thường đạo lý.
Vẫn phải gây sức ép từ bên dưới, và đón chào những tổ chức dân sự, những tập hợp có dự phóng chính trị của một đảng phái cạnh tranh. Xã hội còn rất nhiều người bị lung lạc bởi ngụy biện, rằng đa đảng dẫn đến hỗn loạn và xung đột xã hội. Nhưng tôi nghĩ, một sự thay đổi tất yếu phải từ bên trên, có lẽ khả thi qua việc sửa đổi Hiến pháp với sự xóa bỏ điều 4, xác định cả quyền bình đẳng tham chính của đảng cộng sản. Quá trình cải cách một cách hòa bình, tại sao không, sẽ được chính công an và quân đội, tuyên thệ lại trước nhân dân chỉ vì nhân dân, bảo toàn cũng như gìn giữ tránh bạo loạn, trả thù và đổ máu.
Xô viết Nghệ Tĩnh - Tranh sơn mài tập thể của Nguyễn Đức Nùng, Phạm Văn Đôn, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Nguyễn Sỹ Ngọc và Nguyễn Văn Tỵ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét