Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

Cái lạ lẫm

PAUL CELAN   



CÁI LẠ LẪM

chiếm giữ ta trong lưới,
cái quá vãng vẫy vùng
qua chúng ta, thấu qua ta vô vọng
hãy đếm nhịp đập của anh, cả nhịp ấy,
trong em,

rồi chúng ta vùng lên
chống lại em, lại anh,

chút gì bọc lấy chúng ta
vào làn da ngày, làn da đêm
cho trò chơi với sự nghiêm khắc tối cao,
chực đổ xuống.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức 

PAUL CELAN (1920-1970)

DAS FREMDE

hat uns im Netz,
die Vergänglichkeit greift
ratlos durch uns hindurch,
zähl meinen Puls, auch ihn,
in dich hinein,

dann kommen wir auf,
gegen dich, gegen mich,

etwas kleidet uns ein,
in Taghaut, in Nachthaut,
fürs Spiel mit dem obersten, fall-
süchtigen Ernst.

Chú thích của người dịch:

Paul Celan (tên khai sinh Paul Antschel, 1920-1970): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do thái. *Sinh tại Czernowitz, Bucovina, tỉnh lỵ của đế quốc Áo-Hung, thời còn trực thuộc Romania, nay thuộc về Ukraine * 1937- 1939: Học nghề Y tại Tours, Pháp* 1941-1945: Chạy trốn, bị cầm tù trong trại tập trung. Cha mẹ ông bị áp giải vào trại tập trung ở Transnistria, nơi cha ông chết vì thương hàn và mẹ ông bị bắn chết *Sau 1945: Làm phiên dịch trong nhà xuất bản ở Bukarest sau Thế chiến II *Năm 1947 di cư qua Vienna, sau sang Paris 1948 *Tại đây Paul Celan nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn chương, giảng tiếng Đức tại Écolo Normale Supérieure. 1970: Tự sát, gieo mình xuống sông Seine sau chuyến thăm Israel vào tháng Mười năm 1969.

Tranh của Paul Klee (1879-1940) : Họa sĩ, nhà đồ họa Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Nỗi buồn của thần thánh và những cây du

Werner Ross  



„ Hãy vào ngó công viên đồn đã chết…“ (1). Từ bước chuyển giao thế kỷ, chuyện các thi sĩ thả bước trong công viên đã thành thông lệ, công viên mời chào sự phong cách hóa thiên nhiên (kiểu tuổi trẻ) đáng ao ước, ở đây thiên nhiên được chế tác một cách kỹ nghệ- điệu nghệ. Chỉ đến khi đó những cảnh tượng đá cẩm thạch mới là một thứ đạo cụ thi ca cổ kính, không chỉ tàn tạ, mà còn hao mòn kể từ thời Goethe và Eichendorff.

Không phải chuyện Trakl thực sự đã từng dạo chơi trong công viên của lâu đài Mirabell vượt lên sự quấy quả của những hồi niệm này, nó làm cho bài thơ nhỏ quí giá và vững bền giá trị. Rằng các chi tiết tả sắc cạnh xác đáng, khêu gợi không khí, xuất hiện hình ảnh chỉ là một thành tựu, nếu như không muốn gọi là một thành tựu thứ yếu của bài thơ. Thứ Trakl chú trọng, cái ông gọi là „ phong cách các bài viết của tôi đạt được còn nóng hổi “, là sự bồi đắp những thành tố - mảnh ghép của thơ ca, của những đồ vật, âm thanh, sắc màu đi đến phối tác, ngôn từ họa tính, nhạc tính và mang cấu trúc - hàm nghĩa.

Hình thức nghiêm ngặt – cô đọng trong câu thơ thứ nhất bỏ ngỏ đại từ nhân xưng hoặc vào lúc kết ngừng rung như khúc cantilena (2). Thay vào vị trí những vần là những đoản khúc song song, đôi khi được thiết lập như đối ngẫu: Dạo chơi – Tĩnh lặng, Nỗi buồn của thánh thần – Nỗi buồn của những cây du, Sự nhô cao bất động của cây sậy – Sự im tiếng của con chim hoét. Như vậy các âm „a“ của câu thơ cuối (Ahnen verfallenem Marmor) đáp lời những âm tiết „a“ của câu thơ đầu (wandelnd im alten Park), Đức Chúa và Vàng kim cặp vần trong sự láy âm cũng như „bất động“ „cây sậy“ „nhô lên“. Màu sắc đặt bên nhau tương tự chính xác: vàng và đỏ, các màu sắc mạnh, cũng như vàng của cây du qua sắc „mùa thu“ dịu đi qua tiếng gọi đi của „Tĩnh lặng“. Chỉ có chiếc ao được màu „xanh lơ“. Tổng phổ giao hòa với „ý nghĩa“ của bài thơ, „sự hàm ý“ không thể biến hóa vào văn xuôi tỉnh táo. Nếu như trào Hiện đại của thơ ca tìm cách cứu chữa căn bệnh thiếu sót của họ, sự thiếu vắng một huyền thoại cứu vớt đôi lúc bằng sự cầu viện đến chúa thánh - thì với sự giải huyền thoại, Trakl đã xúc tiến việc đó một cách cương quyết nhất. Những „và“, „cũng“, cùng tất cả đồ vật, tán cành và thần thánh và cái „tôi“ được nói tới phục vụ cho việc hội tụ vào cùng quá trình đó, quá trình chết đi một cách thầm lặng. Chẳng còn gì từ niềm tin của Benn (3) vào sự sống vượt thời gian của các bức tượng: cũng như vậy chúng cũng đến kỳ rã rụng như những chiếc lá mùa thu.

Cả cái sự nghiêng đầu cũng nhẹ nhõm nhập vào cái cử chỉ hấp hối lặng lẽ. „ Bàng hoàng dưới những vì sao của mùa thu/ hàng năm hàng năm cúi sâu thêm nữa“, nguyên văn như vậy một câu thơ tuyệt hay khác của Trakl. Tính chứa chấp xung khắc thật may mắn của thơ ca đương nhiên cho phép đặt vào đó những câu thơ cuối cùng một ý nghĩa kép. Trong khi cái „cả ngươi“ lôi kéo nhân vật người dạo bước vào, tạo ra khoảng cách „trước“, thì cúi đã trở thành sự cúi gập đầu ngưỡng mộ. Đối với những thứ đang lịm chết bỗng xuất đầu lộ diện một chút gì đó không lâu, nhưng dài lâu hơn thế: các tiên tổ. Người ta biết đước một cách áng chừng, từ „tiên tổ“ có nghĩa là chi nơi Trakl, bao hàm những giá trị nào của truyền thống dành cho con cháu. Nhưng bài thơ này bỏ ngỏ tất thảy, tốt hơn người ta không biết ở đây ngụ ý tổ tiên hay những nghệ sĩ xưa kia hay thậm chí chính là các thánh thần dịu dàng nữa. Chẳng có gì ngoại lệ trước suy tàn và suy thoái, trước tiếng gọi ra đi cho mỗi người.

Nguồn: Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Zweiter Band, Insel Verlag, 1977.

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Trong công viên

Georg Trakl (1887-1914)

Lại đưa bước dạo trong công viên cũ
Ôi! Sự lặng yên hoa đỏ hoa vàng.
Các người cũng buồn, thần thánh dịu dàng,
Và những cây du mùa thu vàng óng.

Cây sậy nhô bên ao xanh lơ bất động
Con chim hoét im tiếng lúc ban chiều.
Ôi rồi ngươi cũng cúi trán theo
Trước cẩm thạch nát tan của tiên tổ.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Im Park

Georg Trakl (1887-1914)

Wieder wandelnd im alten Park,
O! Stille gelb und roter Blumen.
Ihr auch trauert, ihr sanften Götter,
Und das herbstliche Gold der Ulme.

Reglos ragt am bläulichen Weiher
Das Rohr, verstummt am Abend die Drossel.
O! dann neige auch du die Stirn
Vor der Ahnen verfallenem Marmor.

Chú thích của người dịch:

Werner Ross (1912-2002): Nhà báo và nhà phê bình văn học Đức

(1) Câu đầu trong bài thơ của Stefan George (1868-1933), nhà thơ người Đức
(2) Giai điệu hát trữ tình.
(3) Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ, có ảnh hưởng lớn tới các nhà thơ trẻ sau chiến tranh thế giới II bởi phong cách viết hiện đại.

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan (1860-1900): Họa sĩ người Nga- Do thái.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

Trong công viên

Georg Trakl (1887-1914)   



Lại đưa bước dạo trong công viên cũ
Ôi! Sự lặng yên hoa đỏ hoa vàng.
Các người cũng buồn, thần thánh dịu dàng,
Và những cây du mùa thu vàng óng.

Cây sậy nhô bên ao xanh lơ bất động

Con chim hoét im tiếng lúc ban chiều.
Ôi rồi ngươi cũng cúi trán theo
Trước cẩm thạch nát tan của tiên tổ.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Im Park

Georg Trakl (1887-1914)

Wieder wandelnd im alten Park,
O! Stille gelb und roter Blumen.
Ihr auch trauert, ihr sanften Götter,
Und das herbstliche Gold der Ulme.

Reglos ragt am bläulichen Weiher

Das Rohr, verstummt am Abend die Drossel.
O! dann neige auch du die Stirn
Vor der Ahnen verfallenem Marmor.

Chú thích của người dịch:
Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan (1860-1900): Họa sĩ người Nga- Do thái.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

Em là thế, như thể em…

Rainer Maria Rilke (1875-1926)     



Em là thế, như thể em phải ban phước
cho kẻ Đức Bà lâu đã lãng quên;
Và mùa hạ, thường khi, nếu em biết:
có em về từ những ngách phố đêm
sao sáng sủa, khi em hôn các đứa bé,
ngồi rầu rĩ bên rặng rào quạnh quẽ.

Và từ những cánh đồng cỏ im lặng
từng nhịp điệu ẩn mật vút cao,
vẻ như quấn quýt em mật thiết
cho tới khi mọi nhún nhẩy, vẫy chào
chỉ ở trong em, không một nơi nào khác.
và chợt với anh: thế giới hồ biến mất-
còn khúc hát cuối cùng của vạn vật,
di tặng của chúng, em mang tới trao anh.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức (còn sửa)

Du bist, als ob du...

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Du bist, als ob du segnen müßtest �
wen die Madonnen längst vergaßen; �
und oft, im Sommer, wenn du wüßtest: �
da kamst du von den Abendstraßen �
so klar, als ob du Kinder küßtest, �
die traurig wo am Saume saßen.��

Und jeder Rhythmus, der verschwiegen �
aus stillen Wiesen aufgestiegen,
schien innig sich dir anzuschmiegen,�
bis alles Winken, alles Wiegen
nur in dir war und nirgends mehr. �
Und mir geschah: die Welt verginge –
und das Vermächtnis aller Dinge,
ihr letztes Lied, bringst du mir her.

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.

Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh của Lotte Laserstein (1898-1993): Nữ họa sĩ Đức.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Yêu

Rainer Maria Rilke (1875-1926)
   



XXI

Thư thoảng tôi: sau buồn rầu và gắng gượng
Số phận còn muốn ban phước cho tôi,
nếu vào sớm chủ nhật mai trang trọng
gặp mặt nhiều cô gái tươi cười…
Tôi thích nghe tiếng họ cười khúc khích.

Rồi tiếng họ cười trong tai vẳng triền miên
Xin nhắc, không bao giờ tôi có thể quên
Nếu ngày nhật khuất chìm dần sau dốc
Tôi muốn hát cho riêng tôi … Là lúc
ở trên cao tinh tú đã hát ca…

XXII

Chuyện dài lâu, - câu chuyện từ lâu
Khi nào? Không bao giờ tôi còn biết nói đâu…
Một tiếng chuông ngân, một con họa mi hát,-
và một trái tim đập sao thắm thiết.

Trời chói chang trên dốc rừng thông,
Tử đinh hương đã trĩu những chùm bông,-
Và một cô gái mặc xiêm ngày chúa nhật, thanh thoát
bao câu hỏi đầy ngạc nhiên trong đôi mắt
Chuyện dài lâu,- câu chuyện từ lâu…

(Hết)

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Lieben

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

XXI

Manchmal da ist mir: Nach Gram und Müh
will mich das Schicksal noch segnen,
wenn mir in feiernder Sonntagsfrüh
lachende Mädchen begegnen ...
Lächeln hör ich sie gerne.

Lange dann liegt mir das Lachen im Ohr,
nie kann ich's, wähn ich, vergessen ...
Wenn sich der Tag hinterm Hange verlor,
will ich mir's singen ... Indessen
singens schon oben die Sterne ...

XXII

Es ist lang, - es ist lang ...
wann - weiss ich gar nimmer zu sagen ...
eine Glocke klang, eine Lerche sang -
und ein Herz hat so selig geschlagen.

Der Himmel so blank überm Jungwaldhang,
der Flieder hat Blüten getragen, -
und im Sonntagskleide ein Mädchen, schlank,
das Auge voll staundender Fragen ...
Es ist lang, - es ist lang ...

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.

Tiểu sử: Rainer Maria Rilke sinh ở Praha, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là Cộng hoà Séc) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Praha, sau đó ở München), Berlin, Paris, Thụy Sĩ. Học Văn học, Lịch sử nghệ thuật, Triết học ở Đại học Praha, Đại học München, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên, Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Đăng quang trong mơ, 1897)…, thể hiện những đề tài theo khuynh hướng suy đồi cuối thế kỉ 19. Sau 2 chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Lew Nikolajewitsch Tolstoi và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Nga. Năm 1901 kết hôn với nữ điêu khắc gia, họa sĩ Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp. Thế chiến thứ nhất xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở München, năm 1919 sang Thụy Sĩ . Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Bi ca Duino) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus). Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Genève. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926 tại dưỡng viện Val-Mont. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ yêu thích khắc trên bia mộ: Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern. (Dịch: Bông hồng, ôi mâu thuẫn tinh khiết, thích thú là giấc ngủ không của riêng ai dưới bao hàng mi).

Tranh của Julie Wolfthorn (1864-1944): Nữ họa sĩ Đức, gương mặt nổi bật của phái Hiện đại. Bà mất trong trại tập trung. Trừ các tác phẩm còn lại trong bảo tàng, tác phẩm đồ sộ của bà một thời gian dài bị coi như mất tích. Năm 2000, khi nhiều tranh được tìm thấy , nữ họa sĩ được phát hiện lại và trả về vị trí cao trọng trong nền nghệ thuật tạo hình của Đức.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Chủ nghĩa dân tộc độc hại

Phạm Kỳ Đăng      



Phát động cuộc xâm lược bất ngờ cùng lúc đặt tay vào chiếc cặp hạt nhân, quả nhiên tổng thống Wladimir Putin đã rút ngắn rất nhiều thang bậc kéo dài lịch sử tồn vong nhân loại. Ông ta đến từ đất nước cách đây hơn ba mươi năm còn là quê hương của cách mạng thế giới hướng tới đại đồng và chốn rạo rực tinh thần quốc tế vô sản.

Chủ nghĩa quốc tế vô sản, chuyển tải một thứ học thuyết thô lậu về đấu tranh giai cấp, trong một chừng mực nào đó khả dĩ biện hộ cho các cuộc xâm chiếm và xoa dịu phần nào đớn đau sau nhiều lần quân đội Liên-Sô hành quân vào các nước „anh em“ trấn áp bạo liệt các cuộc gọi là chính biến, bạo loạn, lật đổ nhằm tiêu diệt phản động, phản cách mạng (Berlin 1953, Budapest 1956, Prague 1968, Varsovie 1970, Kaboul 1979) đã xẹp đi như chính cái nội dung phù phiếm của nó.

Tồn đọng lại nhiều cảm xúc được thức tỉnh ở cao trào của kháng chiến giành hoặc gìn giữ quyền độc lập, và cũng chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, những tình cảm âm thầm - có thể nói lòng yêu nước và tự hào dân tộc - thường ở trạng thái ngủ quên trỗi dậy trong lòng người nơi các nước bị khống chế gặp nhau trong dòng và kết hợp thành dưỡng sinh, như sinh tố.

Giành được độc lập và quyền tự chủ tuy nhiên lại rơi vào ách độc tài và chuyên chế ở những nước không muốn giải phóng con người, tình cảm liên đới ấy có thêm phần tốt đẹp? Tôi cho rằng không và không hề.

Nhà nước độc tài kìm kẹp con người độc quyền phổ biến và lưu hành những giá trị được tôn vình thành bản sắc qui định không cho phép ai cười cợt cả, ai lệch khỏi những chuẩn ấy đáng bị nghi ngờ và trừ khử.

Từng người bị tước đi các quyền cơ bản, sống dưới chế độ tuyên truyền và kiểm duyệt mất dần khả năng phê luận, phân tích. Lẩn quẩn trong ngộ nhận và những lập luận do cơ quan tuyên truyền cũ kỹ không ngừng nhồi sọ, họ cảm nhận chỉ qua kênh bức xúc những giá trị thờ cúng bị tổn thương.

Trong nước ồn ào những cuộc đấu khẩu dư luận gần đây trên mạng. Người ta trao đổi được với nhau thì ít, tiếng om sòm nạt nộ nhiều hơn về cái gọi là thiếu ý thức dân tộc, vọng ngoại xung quanh một lễ vật . Ở đó xảy ra phiên tòa cấp tốc xử tắt người bày tỏ ý kiến hơn là khai mạc thủ tục mở lời xung quanh chiếc bánh chưng, bánh dày vậy.

Tự tình dân tộc tốt đẹp hơn chăng thế sao mà ra khỏi biên cương người đồng bào tránh nhau nhiều hơn là vồ vập tình thương mến. Tới tận hôm nay chúng ta vẫn tiếp diễn cuộc đánh nhau mẻ đầu vì định kiến, qui chụp nhau bằng ngộ nhận. Đâu rồi lòng yêu nước và tự hào dân tộc, dưới thể chế phản dân chủ ắt chúng gặp nhau thành độc dược.

Khi tình cảm bột phát đó thành chủ nghĩa, ta nêu đích danh thứ chủ nghĩa dân tộc

Và thứ chủ nghĩa dân tộc đó, như bãi bều rều trôi được người ta quẳng lên đó không loại trừ cả những giá trị phổ quát, thường là tập hợp ngộ nhận tung ra từ các bộ máy tuyên truyền. Đám bều rều đó khó như phao bơi cứu hộ từng cá thể, rất nguy hiểm khi số đông muốn coi đó làm nền tảng cho một con thuyền nhằm một hướng tương lai.

Chủ nghĩa dân tộc ít tìm nguồn cảm hứng từ tình yêu đối với nhân dân hơn là từ lòng thù hận những người khác nòi giống. Người ái quốc yêu tổ quốc của anh ta. Người dân tộc chủ nghĩa là kẻ coi khinh tổ quốc của những dân tộc khác (1).

Toàn cầu hóa đã khép lại chóng vánh, và châu Âu dân chủ yếm thế sau những bức màn mới đan bằng gai thép. Dài lâu trong viễn tượng, sự tồn tại chỉ chia bài cho các dân tộc đã và đang trưởng thành, bởi có trưởng thành mới có tư cách tham gia.

Xác chứng dân tộc đó trưởng thành có hay không, đích đáng nhất ở ý thức dân tộc lành mạnh, phải là ý thức không ngại ngần học hỏi và chịu đựng được mọi sự phê phán. Từng người chúng ta, dưới nền chuyên chế ngu xuẩn và độc ác, hãy nên biết tiết chế lòng yêu nước dại dột từng bị thao túng và lòng tự hào dân tộc bú mớm của mình.

Bởi các nước độc lập tự chủ phát triển gần trăm năm dưới nền dân chủ đâu có dằn vặt nhiều về vấn đề bản sắc. Châu Âu càng bỏ xa đằng sau cái chủ nghĩa dân tộc như đám bều rều ấy được bao nhiêu, trong chừng mực ấy cơ may cho nền hòa bình càng lớn bấy nhiêu.

Nhưng hôm qua thôi, châu Âu xinh đẹp lạ kỳ xưa gieo mầm tư tưởng khai sáng và đưa ra viễn tượng về một nền hòa bình vĩnh cửu hôm nay đây lần thứ ba chìm vào bóng tối. Của cuộc chiến giữa văn minh và man rợ được Putin khai hỏa bằng thuốc súng của chủ nghĩa dân tộc Đại Nga.

Chú thích:

(1) Johannes Rau (1931-2006): Cố tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức.

Tranh Anselm Kiefer (sinh năm 1945): Họa sĩ, điêu khắc gia người Đức-Áo.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...