Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

Cũng một bài thơ tình

Erich Fried    



Thường xuyên ta nghe quả quyết rằng những bài thơ của Paul Celan, đích danh những bài thơ sau này không thể hiểu, và uy danh của ông dựa vào thanh âm đẹp, vào sự tăm tối của những câu thơ và sức chinh phục của những đoạn hiếm hoi, hiểu được. Trong bài thơ ở đây – từ tập thơ di cảo Trang trại thời gian (Zeitgehöft) – ngôn từ, nội dung, cảm giác về cuộc đời, cái chết là kiểu đặc thù Paul Celan không lẫn vào đâu được. Thoạt nhìn lần đầu có thể nhận thấy bài thơ mang tính thống nhất. Vì vậy chỉ còn có câu hỏi thách thức: hiểu được đến bao nhiêu thôi. Hai dòng thứ nhất bày ra một tình huống cơ bản. Một số phận chiếm cứ ta trong lưới. Một số phận, vẻ như đến từ bên ngoài, với nó nhà thơ không thể tự đánh đồng bản ngã và không sao giải đố được hoàn toàn số phận. Từ đó „cái lạ lẫm“.
Một thế lực, cũng tác oai trong cái lưới này, là cái quá vãng. Nó chính là số phận của chúng ta và cuối cùng hủy hoại ta, nhiều ở mức như chúng ta đương đầu với sự hiện tồn của chúng ta trong lưới, bất kể liệu nó xa lạ với chúng ta, liệu chúng ta có muốn cùng chơi hay không. Cái quá vãng vẫy vùng qua chúng ta và như vậy chứng tỏ, rằng thân xác của ta, không chỉ riêng nó không bền chắc, như chúng ta tưởng đôi khi. Nhưng mà cái sự vùng vẫy qua, thấu suốt qua ta của quá vãng có một chút gì đó của sự thâu tóm triệt để của một chuyên chế, của một công sở mà nhà thơ cảm thấy phải đương đầu với nó trong cuộc đời. Nhưng cả cái quá vãng mạnh mẽ ( quyền lực của nó đương nhiên chỉ nằm trong sự suy tàn và làm cho tàn tạ) không hề có mục đích và ý nghĩa. Nó vẫy vùng một cách „vô vọng“ thấu suốt qua chúng ta.
Thông qua chúng ta. Đấy hẳn là một bài thơ của tồn tại đương đầu, nhưng mà nó không phải là bài thơ của cô đơn. Cái „chúng ta“ đứng ra không phải cho một tập thể, không dành cho nhiều, mà hiển nhiên dành cho hai người. Cho hai người gắn bó qua một quan hệ thầm kín.

„ hãy đếm đi em nhịp đập của anh, cả nhịp ấy, vào trong em“ – đó là một sự hợp nhất chặt chẽ nhất khả thể với con người; chưa bao giờ trước đó được gói ghém trong từ ngữ như vậy. Một bài thơ tình thế đó nếu như người ta được nêu danh trong bối cảnh u ám dần của chiếc lưới. Sự hợp nhất thầm kín này, ở đó ngoài ra cái Em cũng đếm cái nhịp của cái Tôi vào trong em, ngoài ra còn có tính chất liên kết. Chỉ có điều đó là một khối liên kết đặc biệt: „ rồi chúng ta sẽ vùng lên, chống lại anh, chống lại em“

Một khối liên kết tình ái chống lại số phận („cũng chống lại quá vãng“?) cái nhưng mà rồi thế có thể gây tác động như một kết ước giữa số phận và tùy theo từng người bạn đời chống lại sự vùng lên của người kia? Có thể người nữ song hành cần phải đếm nhịp đập và của người kia nữa vào trong mình, tự thân, chính là cái quá vãng; hay là người bạn đời của anh ta trong cái lưới này hiện ra như là quá vãng, bởi vì cái quá vãng luôn luôn đằng nào thì cũng can dự cuộc chơi.

Khổ thơ cuối cùng lại còn làm sáng rõ hơn tình huống buông xuôi: „ có chút gì bọc lấy chúng ta“. Phải chăng điều này, là cái lạ lẫm có chúng ta trong lưới, luôn còn bỏ ngỏ. Sự bọc vào là sự bao bọc cho một sự xuất hiện, cho một trò chơi, nhưng mà cho một trò chơi với một người đồng hành mạnh mẽ hơn bất khả so sánh, „ cho trò chơi với sự nghiêm khắc ở vị trí tối cao chực như rớt xuống“.
Là ai thế, điều đó tỏ mờ qua sự ám tả. Cách ngắt dòng và ngắt âm vị „chực – rớt xuống“ mạnh mẻ hơn nhấn mạnh sự đổ xuống chung cục, và sự nghiêm khắc ở vị trí tối cao cười trên cái sự đổ xuống này mới sao bệnh hoạn. Làn da đêm, làn da ngày là hai vỏ bọc mà chúng ta cuốn bện vào cho trò chơi này với kết cục vô định.

Thực ra thế đó một bài thơ hiểu được. Hiểu được cũng ở đó, nơi nó trở nên đa nghĩa hoặc cả khi hàm chứa một nghĩa đối chọi gần như không che đậy, tỉ dụ như, nếu chúng ta vùng lên, nhưng mà nếu như được nói tới đó một cách hạn hẹp lại“ chống lại anh, chống lại em“ (luân phiên như làn da ngày và làn da đêm). Tất nhiên đó là một sự nổi lên rất đáng ngờ, qua đó ý nghĩa của mối liên kết tình yêu cũng bị đưa ra xem xét: Liệu cái nhịp đập của sự hợp nhất thầm kín lẽ nào đồng thời không là thước đo thời gian của một quá vãng vô vọng? Trước hết với tôi bài thơ này chính vì thế có ý nghĩa thật nhiều, bởi vì nó, ở mức độ khác nhau nói lên điều giản dị và ngắn gọn hơn so với điều có thể là lời tôi đưa ra giải thích.

Nguồn: Erich Fried, 1976, aus: Erich Fried: Die Muse hat Kanten, Verlag Klaus Wagenbach, 1995

PAUL CELAN

CÁI LẠ LẪM
chiếm giữ ta trong lưới,
cái quá vãng vẫy vùng
qua chúng ta, thấu qua ta vô vọng
hãy đếm đi em nhịp đập của anh, cả nhịp ấy,
vào trong em,

rồi chúng ta vùng lên
chống lại em, lại anh,

chút gì bọc lấy chúng ta
vào làn da ngày, làn da đêm
cho trò chơi với sự nghiêm khắc tối cao,
chực - đổ xuống.

Nguyên tác tiếng Đức :

PAUL CELAN (1920-1970)

DAS FREMDE

hat uns im Netz,
die Vergänglichkeit greift
ratlos durch uns hindurch,
zähl meinen Puls, auch ihn,
in dich hinein,

dann kommen wir auf,
gegen dich, gegen mich,

etwas kleidet uns ein,
in Taghaut, in Nachthaut,
fürs Spiel mit dem obersten, fall-
süchtigen Ernst.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Chú thích của người dịch:
Erich Fried (1921-1988): Nhà thơ, dịch giả và nhà viết tiểu luận người Áo.
Paul Celan (tên khai sinh Paul Antschel, 1920-1970): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do thái. *Sinh tại Czernowitz, Bucovina, tỉnh lỵ của đế quốc Áo-Hung, thời còn trực thuộc Romania, nay thuộc về Ukraine * 1937- 1939: Học nghề Y tại Tours, Pháp* 1941-1945: Chạy trốn, bị cầm tù trong trại tập trung. Cha mẹ ông bị áp giải vào trại tập trung ở Transnistria, nơi cha ông chết vì thương hàn và mẹ ông bị bắn chết *Sau 1945: Làm phiên dịch trong nhà xuất bản ở Bukarest sau Thế chiến II *Năm 1947 di cư qua Vienna, sau sang Paris 1948 *Tại đây Paul Celan nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn chương, giảng tiếng Đức tại Écolo Normale Supérieure. 1970: Tự sát, gieo mình xuống sông Seine sau chuyến thăm Israel vào tháng Mười năm 1969.

Tranh của Paul Klee (1879-1940) : Họa sĩ, nhà đồ họa Đức, tác phẩm tiền phong, đa dạng có thể xếp vào nhiều trường phái Biểu hiện (Expressionism), Kết dựng (Construktivism), Lập thể (Cubism) Hoang dại (Primitivism) và Siêu thực (Surrealism).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...