Không nhà thơ nào thời hậu Baroque đã phục hồi chất điêu luyện tuyệt kỹ cho thơ trữ tình Đức như ông. Thậm chí trong bài thơ “ Như bầy chim” Rainer Maria Rilke còn đi trước nghiệm trải của chúng ta trong điện ảnh.
Tranh của ©Franz Marc (1880-1916) họa sĩ Biểu hiện Đức |
Với Rilke người ta có được phép nghĩ tới Alfred Hitchcock(1) không? Được chứ. Bởi vì đó là một phần làm nên sức diệu kỳ của những bài thơ sống bằng tự do liên tưởng và bằng ngôn từ chúng ta bảo quản trong kho báu chứa những hồi ức mà chỉ cần khẽ ngoắc tay gọi lên và gọi ra, đặng như giáng trần, chúng cũng sẽ luôn tác động lên những người khác. Nếu như từ đó nói về những lầu chuông và nếu như người ta đọc những câu thơ “ lao bắn lên trời mai”, thì chính vì vậy có thể xảy ra chuyện một kẻ hậu thế trong trí bất giác hiện lên lầu chuông nổi tiếng nhất của lịch sử điện ảnh cùng với James Stewart (2) và Kim Novack (3), và câu chuyện này hạ màn rơi xuống, anh ta dướn người ra phía trước, và thấy nó nằm dưới đất, và những quả chuông đổ hồi, cứ như thể chúng tự gây ra cho mình hỏang hốt.
Tự cổ chí kim, những quả chuông vốn có trên đời gợi nhớ về điều gì đó. Về đứa bé lỡ làng, Goethe đã viết một trong những ballade thiết tha nhất, và Schiller, như chúng ta biết, có thể nói là hẳn cả một cuốn tiểu thuyết. Với chúng ta, những quả chuông trực thuộc nhà thờ, tuy mỗi ngày thường một ít đi thuộc về chúng ta, nhưng chúng luôn còn đếm những thời khắc, và trước kia cũng như sau này, thời gian trôi, đều có thể là tác động cho nghiệm trải mang tính tôn giáo. Rainer Maria Rilke - không một thi sĩ nào xưa nay mang một cái tên hàm ý vô song như vậy- đã cật vấn một cách khám phá với nhóm chia sẻ suy tư của mình như với cộng đồng Thiên Chúa giáo. Người ta ưa thích nghĩ rằng, chưa một tiếng chuông nào không đi lọt qua tai ông.
Không nhà thơ nào sau thời Baroque đã phục hồi chất điêu luyện tuyệt kỹ cho thơ trữ tình Đức như ông. Không một ai đã có thể chế xử cái giục giã của những thanh âm, những chuyển tiết và phá cách một cách uyển chuyển như ông, vâng với không với ai khác, ngôn từ thành hoa mỹ điểm trang như với ông. Hơn thế nữa, ông còn là bậc thầy của thanh nhạc, ở đó từng âm tiết là thuộc phần của một phức âm, người ta chỉ cần để ý vào những câu đầu của bài thơ những âm tiết o-, ö- và ü- hiện thân cho một ý niệm về chuông. Chúng mang lại âm thanh biểu hình từ vựng „chuông“ ở đầu và ở gần cuối câu thơ thứ hai, như sự hòa âm từ một dây đàn này sang dây kia.
Rilke viết bài thơ này trong những tuần đầu quan hệ với người nữ họa sĩ trẻ Loulou Albert-Lazart (4) ông đã làm quen trong đợt nghỉ dưỡng phục hồi ở Ischenhausen vùng Isartal. Vài thập niên sau, bà đã viết một cuốn sách „ Những nẻo đường cùng Rilke“, và nêu ngày 01.10.1914 là ngày xuất xứ. Vậy chăng cũng đúng là những tuần đầu tiên của Đại chiến thế giới lần thứ nhất, và đó là quãng thời gian Rilke chuyên chú tìm hiểu sâu Friedrich Hölderlin (5), thế nên đó không phải là câu chuyện ngẫu nhiên, nếu phác đề này tương tự nổi lên, như thời đại của một thi nhân phá hủy, „Như chim trời chậm rãi kéo qua“ hay „ Như những bờ đại dương“.
Bài thơ của Rilke tạo hình đường cong vút của bầy chim sống trên tháp giật mình vì tiếng ầm ầm của những quả chuông bất chợt gióng hồi, trong đường bay thảng thốt lao đi vẽ vòng cung như ký tự. Và đó không phải là một thứ chữ nào đó, mà là những dòng chữ ký tên người, như thể trong sự thảng thốt đẹp đẽ, chính những con chim là những dòng ký thác. Hoặc giả như chúng viết tên ta? Tựu trung không có gì đáng ngạc nhiên, nếu điều đó khiến chúng ta, nghe tiếng chuông và nhìn thấy bầy chim, thảng thốt sững sờ - đi đâu (những gạch nối nghĩ suy còn để ngỏ) thì cũng vậy. Ngay cả khi điều đó làm ta chóng mặt.
©Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: Một nghìn bài thơ Đức và bình giảng, Marcel Reich-Ranicki - 1000 Deutsche Gedichte und ihre Interpretationen, 1, Bd.1, Von Walther von der Vogelweide bis Matthias Claudius, Reich-Ranicki, Marcel.
Nguyên bài tiếng Đức : http://www.faz.net/aktuell/feuilleton/bilder-und-zeiten/frankfurter-anthologie/gedicht-interpretation-lesung-wie-die-voegel-von-rainer-maria-rilke-12185111.html
Chú thích của người dịch:
Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.
Jochen Jung (bút danh Gottlieb Amsel, sinh ngày 05.01.1942 tại Frankfurt am Main): Nhà trước tác, in ấn và nhà văn nguời Áo.
(1) Alfred Hitchcock (1899-1980): Nhà đạo diễn và sản xuất phim người Anh, tác giả của những phim rùng rợn Thriller trở thành kinh điển.
(2) James Steward (1908-1997): Nam tài tử điện ảnh Mỹ.
(3) Kim Novack ( sinh ngày 13.02.1933): Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ, gốc Tiệp.
(4) Loulou Albert-Lazart ( 1885-1969): Nữ họa sĩ Đức-Pháp của trường phái Hiện đại. Trong thời kỳ khủng hỏang hôn nhân với chồng , bà yêu và sống với Rainer Maria Rilke tới năm 1916, giao lưu với các nhà văn nghệ sĩ đương thời như Romain Rolland, Stefan Zweig, Paul Klee und Oskar Kokoschka.
(5) Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.
Như bầy chim
Rainer Maria Rilke (1875-1926)
Như bầy chim, sống bên những quả chuông lớn
trên những lầu chuông
bất chợt động rùng rùng cảm xúc
chúng lao bắn lên trời ban mai
và đùn vào đường bay
dòng chữ ký nối dài
của nỗi thảng thốt đẹp đẽ,
xung quanh tháp viết dòng:
Trong âm rung chuyển ấy, sao ta
không thể ở lại trong tim nhau
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức
Wie die Vögel
Rainer Maria Rilke (1875-1926)
Wie die Vögel, welche an den großen
Glocken wohnen in den Glockenstühlen,
plötzlich von erdröhnenden Gefühlen
in die Morgenluft gestoßen
und verdrängt in ihre Flüge
Namenszüge
ihrer schönen
Schrecken um die Türme schreiben:
können wir bei diesem Tönen
nicht in unsern Herzen bleiben
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Bài đăng VHNA
Tranh của © Franz Marc (1880-1916) họa sĩ Biểu hiện Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét