Vì một bài phỏng vấn Imre Kertesz bị phê phán dữ dội ở Hungary. Mà thế quan hệ căng thẳng giữa ông và tổ quốc quê hương ông có căn nguyên sâu xa về trước.
Tranh László Moholy-Nagy (1895-1946), họa sĩ Hungary |
Nhà văn Hungary mang giải thưởng Nobel Imre Kertérz, người từ chín năm nay sống chủ yếu tại Berlin, phản ứng lại sự phê phán tại quê nhà về cuộc trả lời phỏng vấn của ông dành cho tờ nhật báo Thế giới tiến hành vào ngày 07.11. Khi trình bày lại người ta đã „cắt xén“ hoặc đã „xuyên tạc“ hàm ý của ông, ông kể lại trên tờ Welt-Online. Từ câu nói“ những di sản cũ nặng nề của Hungary, sự man trá và khuynh hướng rũ bỏ đang hồi sinh hơn bao giờ hết“ người ta đã biến thành câu“ Hungary là một đất nước của những kẻ dối lừa“. Câu „ Những kẻ Cực hữu và Bài Do thái đang cầm chịch“ biến thành „ Những kẻ Cực hữu và Bài Do thái ngự trị trên đất nước Hungary“.
Quả nhiên đó là những sự xuyên tạc và cắt xén thô lỗ, dựa vào đó những tờ nhật báo như Magyar Hrlap, Magyar Nemzet hoặc là tuần san 168 ORA bồi đắp sự phê phán lời phê bình đất nước Hungary của Kertesz. Thế đấy có một sự phê phán ấy, điều này không thể phủ nhận được. Từ đâu ra, sự phê phán ấy đứng trước bối cảnh nào.
Lời Kertész trách cứ một chủ nghĩa Cực hữu và Bài Do thái đang lớn mạnh dễ hiểu hơn, nếu như ta biết rằng đảng „Jobbik“ xuất hiện đầy vẻ cực hữu và ngang nhiên bài Do thái ngày càng mạnh mẽ. Tại cuộc bầu cử nghị viện châu Âu vào tháng Sáu, đảng này giành suýt soát 15% và Liên minh đảng Fidesz và KDNP phái hữu bảo thủ chiếm được 56,37 số phiếu, đã qua mặt đảng con đang cầm quyền MszP khi đảng này chỉ đạt có 17,38 % phiếu bầu.
Tuy nhiên mối căng thẳng giữa Kertész và Hungary đã có căn nguyên từ xa về trước. Người ta có thể đọc rõ điều này trong „Thư gửi Eva Haldimann“, trao đổi thư từ giữa Kertész và nhà phê bình và nữ dịch giả người Hungary-Thụy sĩ, được nhà sách Rowohlt xuất bản vào tháng Chín bằng tiếng Đức. Haldimann là người đầu tiên vinh danh Kertész và „Tiểu thuyết một người không số phận“ bên ngoài biên giới Hungary. Trong những bài bàn thảo tổng quan về văn học tiếng Hung cho tờ báo Neue Zürcher Zeitung bà luôn luôn nhắc tới lời ông: „... Có lẽ bà không thể cảm thấy được, sự quan tâm khích lệ một tinh thần độc lập trong cuộc chiến hàng ngày của tôi chống lại sự làm thinh đối với tôi là một món quà quí hiếm thế nào đâu“, Kertész đã viết cho bà vào ngày 14.12.1977 và ngay từ dạo đó và như vậy đã liên hệ tới sự giấu diếm lịch sử Hungary ngay trên đất nước mình luôn được ông không ngừng khêu gợi, giờ đây ông lại nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn do báo Thế giới tiến hành: „Hungary trong chiến tranh, Hungary và chủ nghĩa phát xít, Hungary và chủ nghĩa xã hội, không có gì được xử lý, tất cả được đắp điếm với trò tô điểm.“
Đặc biệt thú vị là cả thư ký hội nhà văn László L. Simon cũng lên tiếng về những lời trách cứ mới đây của Kertész và ngụ ý rằng, Kertész „bôi bác“ đất nước ông „trường kỳ“. Cũng chính với Hội nhà văn, Kertesz đã có những vấn đề lớn. Khi một ủy viên ban chấp hành mang đầu óc dân tộc lập ra một danh sách những người Do thái tại Hung không hòa quyện với Bản tính Hung, vào ngày 25.09.1990, đi trước bởi một bức thư ngỏ, Kertész đã ra khỏi Hội nhà văn. Ông đã luôn sống“ như một cá thể“, ông đã không có cái gọi là vấn đề bản ngã“, nhưng ông không cho phép người ta „ly gián tôi khỏi những phong cảnh và cánh rừng, những vũng vịnh và những đỉnh non, từ đó tôi nhìn ra chân trời xa, vượt trên đầu những kẻ phân biệt chủng tộc hẹp dạ.“
Mặc dù vậy, dạo đó Kertész đã nghĩ tới chuyện giã từ. Nhưng mà „người ta có thể lưu vong đi đâu nhỉ“, vào ngày 27.05.1992 ông viết từ vùng Feldafing gần Muy-nich, nơi ông theo suất học bổng.“ Tạm thời tới chốn đó, cũng chính nơi tôi cho đến nay cũng cư trú đến giờ, tức là vào trong cũi của riêng mình.“ Tám năm sau ông đi sang Berlin.
Một vấn nạn thời thế của Hungary cũng giống như tại các nước Đông và Trung Âu là sau năm 1989 những vấn đề và định kiến nội tại vốn bị nhà nước vùi vào quên lãng trong thời chủ nghĩa cộng sản thống trị bất chợt đã nổi lên bề mặt nhưng được bàn luận thiếu hẳn ý thức lịch sử. Nếu như bây giờ Kertész nói rằng, ông ấy nhìn nhận mình chắng là người Hung cũng như chẳng phải là người Do thái, mà là một cá thể, và kế đó tự cho mình là „mất gốc“, thì tờ Magyar Hrlap phản pháo lại bằng câu „Kertész không có cội nguồn“, là thứ đánh lận mất quá trình lịch sử của một sự mất gốc và đó là một mật ngữ thông dụng với những kẻ bài Do thái nhằm kỳ thị các trí thức người Do thái.
Thế mà ta biết từ ngày mở toang tấm màn sắt đã 20 năm trôi qua. Tại sao vẫn không phát triển một văn hóa khoan dung trong phê phán? Tại sao ý kiến tỏ ra quả cảm, nếu như trên tờ nhật báo Népszabadsàg nhà phê bình văn hóa Sándor Radnóti, trước những lời eo xèo mới đây đòi hỏi rằng, kết cục rồi công luận Hungary phải đi xa tới mức „tôn vinh xứng đáng những tầm vóc của bản địa bày tỏ ý kiến về tổ quốc một cách bác bỏ hoặc là mỉa mai“. Thiếu đi một khả năng chế nhạo, với những lời bày tỏ của mình Kertész đã giải thích những vấn đề người ta đang vướng mắc ở Hungary. Kể cả hứng thú khiêu khích hoặc sự tự sỉ vả mang tính quốc gia cũng thiếu nốt. Bộ phận lớn nhân dân không biết tới Thomas Mann, Karl Kraus, Thomas Bernhard. Thị dân, tầng lớp cho phép phê phán mình, đã „bị đốn mất“ tại Hungary trong thời chủ nghĩa cộng sản.
©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: ZEIT ONLINE
Tranh László Moholy-Nagy (1895-1946): Họa sĩ, nhiếp ảnh gia người Hung, giảng viên Bauhaus từ 1923-1929