Guernica, tranh của Pablo Picasso ( 1881-1973) |
„Trong vết rận cắn, trái tim bò đực, mồm gã phun đầy lời băm thịt“- Họa sĩ nhìn nguyên mẫu của mình như thế. Mười tám tranh khắc kẽm, kèm những câu thơ khinh bỉ, dạo đó đã phô bày „Mộng mị và Dối lừa của Franco“.
Ba thập kỷ kế đó, Đại nguyên soái bị bỉ báng Francisco Franco Bahamonde (1) cố công dử nghệ sĩ sinh tại Malaga về quê hương Tây Ban Nha.
Thứ Tư tuần trước nữa, 3 ngày trước sinh nhật lần 88 của Picasso, Florentino Pérez Embid, tổng giám đốc phòng nghệ thuật tạo hình của Bộ giáo dục Tây Ban Nha đã được phép tuyên bố trước báo giới: „Về phía chính phủ cũng như về phía người đứng đầu chính phủ không còn bất cứ một điều gì phản đối nhà họa sĩ nổi tiếng nữa“.
Lý do của sự bày tỏ thiện chí cao nhất: Thể chế muốn mua tác phẩm bậc thầy vĩ đại nhất của Picasso - Pérez Embid nói – đó là bức Guernica sáng tác trong nội chiến Tây Ban Nha. Bức họa là báu vật của Viện bảo tàng Nghệ thuật đương đại hình thành trên khu Trường Đại học Tổng hợp Madrid.
Và đó, mặc dù tác phẩm bậc thầy của Picasso, như tờ Guardian London nêu, là „phản kháng chống lại chủ nghĩa phát xít và chống lại tất cả những gì hiện thân cho tướng Franco“.
Năm 1937 được sự ủy nhiệm của chính phủ cộng hòa Tây Ban Nha, Picasso đã vẽ bức tranh tường lớn khổ 3,51 m x 7,82 m, ngay sau khi máy bay tiêm kích Đức ném bom và hủy diệt Guernica- thủ phủ cũ của Basken.
Họa sĩ của Guernica đã rời sang Pháp. Coi như quà xú-vơ-nia (souvenir), ông đã tặng cho quân lính Đức ít lâu sau sang thăm ông ở Paris những bưu thiếp vẽ về cuộc ném bom.
Picasso cất bức tranh nguyên tác trong viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York. Trở thành người cộng sản vào năm 1944, „bởi vì những người cộng sản ở Liên Xô và tại quê hương Tây Ban Nha của tôi là những người quả cảm nhất“ ông thề không bao giờ trở về quê hương, chừng nào Franco trị vì.
Và ông ở lại nước ngoài – cũng tương tự như vậy hầu như tất cả các nhà nghệ sĩ và trí thức quan trọng Tây Ban Nha bị đẩy vào thế đối kháng trong suốt cuộc nội chiến.
* Danh cầm xenlô Pablo Casals, lui về vùng Prades của xứ Pyrenäen, xa lánh quê hương cho tới cuộc thăm quê chóng vánh nhân một dịp tang lễ nào đó vào năm 1955.
* Nhà thơ Juan Ramón Jiménez, 1936 sang Cuba và sau này lưu vong sang Puerto Rico, 1956 nhận giải thưởng Nobel văn chương và 1958 chết trong tỵ nạn, không bao giờ hòa giải với Franco.
* Nhà văn và nhà sử học Salvador de Madariaga, từ 1936 tỵ nạn sang Anh, phản kháng bằng cách từ bỏ mọi chức vị do Unisco phong cho, khi Tây Ban Nha được kết nạp vào Liên hiệp quốc vào năm 1952.
Nhiều năm trời, tranh của Picasso không được trưng bày tại Tây Ban Nha, thậm chí tên của ông cũng không được in trên báo. Mãi tới đầu những năm 60, thời của bùng nổ du lịch và tự do hóa kinh tế, những người quyền thế của Tây Ban Nha mới hồi tâm nghĩ tới tác động quảng cáo của cái tên Picasso.
1961 Tây Ban Nha của Franco mở cuộc triển lãm Picasso đầu tiên. Ít lâu sau, tại Barcelona - đô thị xứ Katalanen-, nơi họa sĩ vùng Andulasien thời còn trai trẻ đã sống một vài năm, bảo tàng Picasso được xây dựng trong một lâu đài kiến trúc gothic.
Năm ngoái, khi nghệ sĩ lưu vong tặng lại cho bảo tàng Barcelona bộ sưu tập gồm 59 bức tranh, tờ nhật báo La Vanguardia lớn nhất của Barcelona đã đòi hỏi, cuối cùng đã đến lúc bức tranh Guernica nổi tiếng nhất của Picasso, „biểu tượng của thiên tài Tây Ban Nha“ phải được đưa về Tây Ban Nha.
Mãi rồi mùa hè năm ngoái Luis González Robles, giám đốc của Viện bảo tàng tranh Nghệ thuật đương đại đang còn trong giai đoạn xây cất ở Madrid, đã hứa: „ Chúng tôi sẽ để trống một bức tường cho một bức tranh của người nghệ sĩ chúng tôi coi là nhà họa sĩ vĩ đại nhất của Tây Ban Nha còn đang sống“. Giám đốc viện bảo tàng còn dụ thêm: “ Ông ấy có thể vẽ cái ông muốn. Chúng tôi không áp đặt ông những ràng buộc nào cả.“
Mà vậy rồi người đàn ông vẽ từ bảy thập kỷ nay, những gì ông muốn, có vẻ không hào hứng đối với lời mời chào đó. Ông ở lại Pháp. Và cho đến bây giờ ông ấy không có phản ứng gì đối với nỗ lực liên hệ mới đây nhất của chính phủ Tây Ban Nha.
Tuy nhiên nhà thương lượng Pérez Embid lạc quan. „Vẫn trong quá trình thương lượng“, người này tuyên bố như vậy ở Madrid.
© Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: Leere Wand – Spiegel 03.01.1969
(1) Francisco Franco: Francisco Paulino Hermenegildo Teódulo Franco y Bahamonde (1892-1975) Nhà độc tài, trùm phát xít Tây Ban Nha.
Guernica, tranh của Pablo Picasso ( 1881-1973)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét