Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Mỹ học và nhà nước toàn trị

Susan Sontag  
Tranh của Anselm Kiefer (sinh năm 1945), họa sĩ Đức
 

Cho tới hiện giờ tôi vẫn còn lao tâm với luận đề về mối tương tác giữa nghệ thuật và đạo đức tôi đã phát triển vào năm 1965 trong bài tiểu luận „Về phong cách“ của mình. Nhưng mà ngày hôm nay, sự hiểu của tôi dành cho những phụng vụ xã hội do các tác phẩm nghệ thuật thực thi ít trừu tượng hơn so với sự hiểu vào dạo đó.

Và so với điều hiểu biết dạo xưa, tôi biết nhiều hơn về nhà nước toàn trị và về nền mỹ học được nhà nước cho phép thỏa hiệp với mình, thậm chí còn đẻ ra nó.

Một trong những kinh nghiệm gia tăng sự quan tâm của tôi dành cho cái gọi là „ xen ghép nội dung“ vào hình thức (ở đó không hề làm giảm đi mối quan tâm của tôi dành cho sự xen ghép hình thức vào nội dung) là sự làm quen một số trong các phim lôi kéo quần chúng được quay ở Trung quốc vào những năm 60. Tôi đi từ hết phim này đến phim kia, thí dụ từ „Đông Phương Hồng“ tới „Alexander Newskij“ của Eisenstein (1), từ „Fantasia“ của Walt Disney (2), cho tới những bản mẫu xử lý đồng diễn của thân thể được dùng như là đồ vật trong những ca kịch của Bubsby Berkeley (3) cho tới bộ phim „Odysse trong vũ trụ“ của Stanley Kubrick (4). Tất cả những bộ phim này diễn tả trực quan một hình thức quan trọng của trí phóng tưởng theo mỹ cảm hiện đại được Siegfried Kracauer (5) nghiên cứu vào năm 1927 trong một bài tiểu luận mang tiêu đề „Hoa văn trang trí đám đông“ và một vài năm sau Walter Benjamin (6) đã tóm lược lại, khi ông ấy mô tả chủ nghĩa phát xít như một sự mỹ thuật hóa đời sống chính trị.

Không đủ để nói rằng, chút ít mỹ thuật là chút ít chính trị hoặc là cuối cùng sẽ trở thành cái đó. Thế cái chất mỹ thuật này là gì? Cái chất chính trị này là cái gì vậy?
Chìa khóa để hiểu mỹ học phát xít, theo ý tôi, nằm ở trong nhận thức, rằng một nền mỹ học cộng sản rành rành là một mâu thuẫn tự trong lòng của nó. Chính vì thế có sự trung bình và nhạt nhẽo của nền nghệ thuật được nhà nước bảo trợ tại những nhà nước cộng sản. Và nơi đâu nghệ thuật chính thống ở Liên xô và Trung quốc không lỗi thời một cách phô phang, ở đó, nhìn khách quan, là phát xít.

Khác với xã hội cộng sản lý tưởng toàn những là giáo lý (bằng cách biến bất cứ một thiết chế thành một trường học), lý tưởng phát xít nhắm vào việc huy động từng người cho đến khi anh ta cho mình hòa nhập vào một dạng tác phẩm toàn bộ của dân tộc: có nghĩa là làm ra một sân khấu từ một xã hội tổng thể. Đó là một cách thức đạt tầm xa nhất để từ một thực thể thẩm mỹ trở thành thực thể chính trị. Nó trở thành một nền chính trị của lừa dối. Như Nietzsche đã nói: Cảm nhận chút gì đó là đẹp tất có nghĩa là cảm nhận sai đi.

Trong thế kỷ 19, những nhà tư tưởng của khiêu khích và tái thẩm định giá trị như Nietzsche (7) và Wilde (8) đã bày tỏ ý kiến của mình về cảm quan thế giới mang tính thẩm mỹ mà sự ưu việt của nó trước hết nằm ở chỗ tự nó là một quan điểm khoáng đạt hơn, về mặt tinh thần ít hẹp hòi hơn, tóm lại một dạng thức của lối sống đầy văn hóa nằm ở phía bên kia của chính trị.

Sự phát triển của chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20 đã dạy cho chúng ta biết rằng, họ đã lầm. Hóa ra „thế giới quan duy mỹ“ đặc biệt hòa hợp rất tốt với những tư tưởng phản văn minh và những ước vọng lạ hóa bản thể đã bùng lên trong chủ nghĩa phát xít và nó cũng hoàn toàn có cơ thai nghén trong nền văn hóa tiêu dùng của chúng ta.

Ở đó đã rõ ràng, Trung hoa đã làm sáng tỏ điều đó, rằng đạo đức chủ nghĩa của những xã hội cộng sản nghiêm túc không chỉ xóa bỏ sự tự trị của mỹ cảm, mà nó còn làm mất khả năng sản sinh ra nghệ thuật nói chung (theo nghĩa hiện đại). Một chuyến đi tham quan 6 tuần ở Trung hoa vào năm 1973 đã thuyết phục tôi, trong chừng mực tôi phải được thuyết phục, rằng tự trị của mỹ cảm với tư cách là dưỡng chất không thể thiếu được cho trí tuệ cần phải được sự bảo vệ và trân quí. Mà thế đó, sự nghiệm trải của mười năm trong thập kỷ 60 với sự biến đổi lỳ lợm của những cực đoan về chính trị và đạo đức thành ra „phong cách“ cũng đã thuyết phục tôi tin vào những mối nguy hiểm của một sự khái quát thế giới quan thẩm mỹ quá ư bao trùm.

Có lẽ tôi vẫn đại diện cho quan điểm cho rằng một tác phẩm nghệ thuật với tư cách là tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn không theo đuổi mục đích nào cả. Nhưng bởi vì không một tác phẩm nghệ thuật nào thuần túy là tác phẩm nghệ thuật và bằng không thì không là gì cả, nên sự thể phức tạp hơn.

Trong bài „Về phong cách“ tôi đã tìm cách mới nghĩ thấu đáo qua những sự thực trong lời tựa gây bực bội một cách có tính toán của Wilde về tác phẩm „Bức chân dung Dorian Gray“ và sự phóng đại tỉnh táo cuộc bút chiến tương tự chống lại thị dân hẹp hòi của Ortega y Gasset (9) trong tác phẩm „Đuổi con người ra khỏi nghệ thuật“, bằng cách ở đó tôi đã không hề lặng lẽ giấu diếm tách sự phản ứng về mỹ thuật và phản ứng về đạo đức khỏi nhau, thậm chí cũng giống như Wilde và Ortega còn kích cái này đối chọi với cái kia nữa.

Gần tròn mười năm sau bài „Về phong cách“, điều đó vẫn còn là quan điểm của tôi. Những gì tôi đạt được thêm vào đó là một giác quan dành cho lịch sử. Lúc nào cũng thế, tôi là một người duy mỹ say sưa và là một người đạo đức toàn tâm, tuy nhiên tôi đã nhận ra, thật là hạn chế và thiếu suy nghĩ nếu như hoặc là khái quát thế giới quan mỹ thuật hoặc là thế giới quan đạo đức mà lại không hề có sự hình dung một cách chính xác nhiều hơn thế về một văn cảnh lịch sử. Trong một bài tiểu luận dạo nào hồi năm 1965 tôi đã viết: „Chỉ trong những khoảnh khắc lịch sử thoáng qua nhất định, công chúng nghệ thuật mới cảm nhận được phong cách là một thành tố vấn đề có thể bị cô lập – giống như một hành lang đằng sau đó những vần đề khác, kết cục là những thứ mang bản thể đạo đức và chính trị được đưa ra bàn luận“. Những bài tiểu luận gần đây của tôi là những thử nghiệm tiếp tục theo dõi điểm này, làm cụ thể nó.

14.01.1977
Phạm Kỳ Đăng dịch từ bản tiếng Đức
Nguồn: Spiegel Online

Chú thích của người dịch:
Susan Sontag (1933-2004) Nhà văn nữ, nhà viết tiểu luận, nhà phê bình, người Mỹ.

(1) Sergei Michailowitsch Eisenstein (1898-1948): Đạo đạo diễn và nhà phê bình điện ảnh người Nga nổi tiếng với các bộ phim câm như Bãi công, Chiến hạm Potemkin và Tháng Mười.

(2) Walt Dysney (1901-1966): là nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và họa sĩ phim hoạt họa Mỹ.

(3) Busby Berkeley: (1895-1976) Đạo diễn phim Hollywood, nhà biên đạo múa.

(4) Stanley Kubrick (1928-1999): Nhà đạo diễn nhà sản xuất và viết kịch bản phim người Mỹ.

(5) Siegfried Kracauer (1899-1966): Nhà báo, nhà xã hội học, nhà lý thuyết phim và triết gia lịch sử người Đức.

(6) Walter Benjamin (1892-1940): Triết gia, nhà phê bình văn học và dịch giả người Đức gốc Do thái.

(7) Friedrich Nietzsche (1844 – 1900): Nhà ngữ văn, triết gia người Đức.

(8) Oscar Wilde (1854-1900): Nhà văn nổi tiếng của Ireland.

(9) José Ortega y Gasset (1883-1955): Triết gia, nhà xã hội học và nhà tiểu luận người Tây Ban Nha.

Tranh của Anselm Kiefer (sinh năm 1945), họa sĩ Đức đương đại.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Chào và Giã biệt

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) 

Tranh Jan Vermeer van Delft (1632-1675) họa sĩ Hà Lan.

Tim tôi đập, mau mau lên ngựa! 

Dường như làm trước lúc nghĩ ra
Chiều ru trái đất ánh tà
Đêm giăng trên đỉnh núi mờ sương vây
Cây sồi đã đứng đây lực luỡng
- Gã khổng lồ lừng lững mọc lên - 

Trong cành bóng tối đan chen
Có trăm con mắt mở đen ngó nhìn.



Từ cung mây vầng trăng ló mặt
Nhợt nhạt thay qua lớp sương mù , 

Gió nâng cánh vỗ êm ru
Rùng mình tôi cảm gió ù bên tai
Đêm sinh ma quỷ bao lòai
Nhưng can đảm mới đã mài lòng tôi
Trong mạch máu lửa nào hun đúc!
Trong trái tim hừng hực than hồng!


 

Nhìn em ánh mắt sáng trong
Tỏa niềm vui dịu sang lòng anh đây
Tim anh ngự hẳn bên này
Bên em hơi thở từng ngày cho em
Bao quanh gương mặt dịu hiền
Khí trời hồng sắc một miền mùa xuân
Vẻ dịu dàng- Hỡi thánh thần
Nào tôi đâu dám một lần ước mong!


Nhưng giờ điểm, bình minh le lói
Thắt tim tôi giờ phút chia tay:
Nụ hôn em mới ngất ngây!
Và trong ánh mắt mới đầy nỗi đau!
Anh đi, em đứng cúi đầu
Nhìn theo anh với lệ sầu chứa chan
Hỡi thần thánh! Mà sao hạnh phúc!
Hạnh phúc yêu và được người yêu!


© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức (1)

Willkommen und Abschied  


Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Es schlug mein Herz, geschwind zu Pferde!
Es war getan fast eh gedacht.
Der Abend wiegte schon die Erde,
Und an den Bergen hing die Nacht;
Schon stand im Nebelkleid die Eiche,
Ein aufgetürmter Riese, da,
Wo Finsternis aus dem Gesträuche
Mit hundert schwarzen Augen sah.


 

Der Mond von einem Wolkenhügel
Sah kläglich aus dem Duft hervor,
Die Winde schwangen leise Flügel,
Umsausten schauerlich mein Ohr;
Die Nacht schuf tausend Ungeheuer,
Doch frisch und fröhlich war mein Mut:
In meinen Adern welches Feuer!
In meinem Herzen welche Glut!


 

Dich sah ich, und die milde Freude
Floß von dem süßen Blick auf mich;
Ganz war mein Herz an deiner Seite
Und jeder Atemzug für dich.
Ein rosenfarbnes Frühlingswetter
Umgab das liebliche Gesicht,
Und Zärtlichkeit für mich – ihr Götter!
Ich hofft es, ich verdient’ es nicht!


 

Doch ach, schon mit der Morgensonne
Verengt der Abschied mir das Herz:
In deinen Küssen welche Wonne!
In deinem Auge welcher Schmerz!
Ich ging, du standst und sahst zur Erden,
Und sahst mir nach mit nassem Blick:
Und doch, welch Glück, geliebt zu werden!
Und lieben, Götter, welch ein Glück!

spätere Fassung 1785 – Bản hậu 1785 (2)

In 1789 the poem was translated into English by Christopher Middleton: 


Welcome and Farewell

My heart beat fast, a horse! away!
Quicker than thought I am astride,
Earth now lulled by end of day,
Night hovering on the mountainside.
A robe of mist around him flung,
The oak a towering giant stood,
A hundred eyes of jet had sprung
From darkness in the bushy wood.

Atop a hill of cloud the moon
Shed piteous glimmers through the mist,
Softly the wind took flight, and soon
With horrible wings around me hissed.
Night made a thousand ghouls respire,
Of what I felt, a thousandth part­
My mind, what a consuming fire!
What a glow was in my heart!

You I saw, your look replied,
Your sweet felicity, my own,
My heart was with you, at your side,
I breathed for you, for you alone.
A blush was there, as if your face
A rosy hue of Spring had caught,
For me-ye gods!-this tenderness!
I hoped, and I deserved it not.

Yet soon the morning sun was there,
My heart, ah, shrank as leave I took:
How rapturous your kisses were,
What anguish then was in your look!
I left, you stood with downcast eyes,
In tears you saw me riding off:
Yet, to be loved, what happiness!
What happiness, ye gods, to love!

Chú thích của dịch giả:

(1) Bài thơ nổi tiếng ghi dấu ấn của một mối tình xảy ra năm 1770. Johann Wolfgang von Goethe, còn là chàng sinh viên theo học ở Straßburg, đã gặp gỡ và say đắm Friedricke Brion, con gái của một vị mục sư, và sau này nhiều năm còn day dứt bởi cuộc chia tay. Đối với thơ ca đương thời, bài thơ với nét đặc biệt như sự tự do biểu đạt tình cảm cá nhân, sự biến đổi của cái tôi trữ tình, sự nhân-cảm hóa thiên nhiên và đặc biệt ngôn ngữ mang tính cá nhân đã đóng vai trò mở đường cho thời kỳ Bão Tố và Thôi Thúc ( Sturm und Drang; 1767-1785). Thời đại thi ca – nghệ thuật này cho phép ta nêu một số điểm: tư duy mang tính gợi cảm; ngôn ngữ trở thành „khúc ca“ của thiên nhiên; chiêm nghiệm hướng về tính nguyên sơ của tôn giáo lịch sử và phong tục… Khác với thời Khai Sáng trước đó, nghệ thuật của Bão Tố và Thôi Thúc hòan tòan là tiếng nói trải lòng hé phơi.

(2) Bản tiền viết năm 1771

Tranh : Cô gái đọc thư bên cửa ngỏ, Jan Vermeer van Delft (1632-1675) họa sĩ Hà Lan.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Đập cho con chó chết đi

Iris Radisch: Đột nhiên toàn thế giới ca cẩm về sự hòa nhã của những nhà phê bình

Tranh chì than của Horst Janssen (1929-1995), họa sĩ Đức

Gần đây có một lời ca thán mỗi ngày một to tiếng hơn phản đối phê bình văn học: qui kết rằng nó quá ư hòa nhã. Theo đó, người ta chỉ còn tìm thấy trên báo chí những lời giới thiệu ở dạng cảm hứng kể lại theo sách. Nhìn chung, để còn có thể chen chân vào làn sóng ào ạt tác phẩm mới xuất bản, những nhà phê bình luôn phải với tới những vũ khí thô thiển hơn. Hầu như mỗi một bài phê bình của họ, không nêu lý do và không áy náy, tuyên bố đối tượng của nó là một tác phẩm bậc thầy của nghệ thuật kể truyện.

Thật kỳ cục: Sau cái thời dài lâu người ta sợ hãi coi thế hệ các nhà phê bình xung quanh Marcel Reich-Ranicki và Nhóm 47 (1) là Mafia tàn phá văn chương không thương tiếc, đúng vào thế hệ kế tiếp họ lại hứng chịu quy kết sự hào hứng quá mức dành cho sách in.

Một số người sẽ còn nhớ: Năm 2006 cuộc cãi vã xung quanh tinh thần hòa nhã của phê bình văn học đã đạt tới một đỉnh cao gây tranh luận, khi những nhà phê bình có tuổi (tự gọi là người Trí huệ) quy kết những nhà phê bình trẻ (mà họ chửi là kẻ Múa theo) rằng những người này tiếp cận sách vở trong hình thức nhiệt tình mô phỏng từ trạng thái hào hứng lâu dài và bỏ quên mất cốt lõi cứng cỏi của nghề phê bình. Cuộc tranh cãi gay gắt và kết thúc như một cuộc chiến giành giật giữa các đảng phái lớn của nhân dân trong một hiệp định đình chiến cũng như vậy khá là thân thiện.

Bây giờ đây trong tờ chuyên ngành Buchmarkt, người xuất bản của nhà in Verbrecher Verlag lại thổi bùng lên cuộc cãi vã một lần mới nữa. Jörg Sundermeier (2) than thở rằng tương tự vậy „Phê bình văn học phong cách cổ điển“ biến mất khỏi bỉnh báo (feuilletons) cũng như nhận thức sát thực tế theo ý ông chỉ còn có thể tận mắt thấy được trong các công trình của số ít các nhà phê bình có tuổi như của nữ đồng nghiệp Ina Hartwig, của Lothar Müller biên tập viên tờ Báo Vùng Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) và Alf Mentzner trưởng ban biên tập văn học đài phát thanh Hr2-Kultur. Về phần còn lại của thế hệ phê bình văn học hiện đang tại chức đương thời, ông giám đốc nhà xuất bản Verbrecher Verlag tuyên phán bản án tử hình về mặt nghề nghiệp: Các bà các ông ấy có thể „nói nhiều, thật nhiều về giày sang hay món ăn hảo hạng hơn về chất lượng văn bản văn học.“

Cũng dành cho tình thế ở các bài bỉnh báo (feuiletton) ở Đức, nơi những người được cho là phê bình quán ăn của văn học, ông làm nghề xuất bản đã tìm ra những lời rõ nghĩa hơn:“ Ngày hôm nay, trong một bài bình luận dẫn đề Fritz J.Raddatz (3) đã có thể viết về chuyện Goethe vào năm 1830 nhìn thấy phi trường Frankfurt ra sao, thì không ai nhận ra điều (vô lý) đó. Và nếu như nhận ra, thì cũng không ai dám nói lời nào. Lỗi gây ra sự lụi tàn của thẩm quyền phê bình văn hóa mang tinh thần cổ điển có lẽ là „hệ thống chiến hữu“ quá ư bao trùm của hoạt động văn học, tương tự như các thiết chế quan liêu ôn hòa, vốn quan tâm đến sự tự tồn hơn là hành nghề một cách hiệu quả.

Cái gì chỉ minh chứng cho điều: Nhà phê bình có thể hòa nhã như anh ta muốn. Người này không rũ bỏ được tiếng xấu của mình. Liệu còn người nào nhớ về gợi ý cũ xưa từ cái hệ thống chiến hữu của nền Cổ điển Đức? „Đập cho con chó chết đi! Nó là nhà phê bình sách“. Về cơ bản cuộc tranh cãi vẫn chưa đi tiếp được bao xa.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên bản tiếng Đức


Nguồn : ZEIT ONLINE

Irisch Radisch (sinh năm 1959), nghiên cứu Ngữ văn, và Triết học, từ 1990 bà viết cho mục Văn học của tờ ZEIT (Thời đại).

(1) Nhóm 47: Nhóm văn nghệ sĩ hậu chiến gồm nhiều cây bút uy tín tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi trong khoảng thời gian 1947-1967.

(2) Jörg Sundermeier (sinh năm 1970): Nhà báo và nhà xuất bản sách.
(3) Fritz J. Raddatz: (1931-2015): Nhà phê bình văn học gây ảnh hưởng, nhà viết fuiletton, tiểu luận và tiểu thuyết.

Tranh của Horst Janssen (1929-1995), họa sĩ Đức.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Một ao lớn đã đông băng kín

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Hoa súng, tranh Claude Monet (1840-1926) họa sĩ Ấn tượng Pháp

Một ao lớn đã đông băng kín
Ếch trong ao mất chỗ dưới sâu
Không được nhảy và cả kêu ì ộp
Nửa tỉnh mê chúng kháo với nhau:
“- Giá tìm thấy trên cao kia còn chỗ
Như chim oanh chúng ta muốn hát ca!”
Gió lùa băng và giờ băng tan chảy
Ngoi ngóp bơi chúng kiêu hãnh cập bờ
Ngồi chình ình trên bờ chúng phồng má
Kêu i uôm vẫn như thủa xa xưa.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ein großer Teich war zugefroren

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Ein großer Teich war zugefroren;
Die Fröschlein, in der Tiefe verloren,
Durften nicht ferner quaken noch springen,
Versprachen sich aber, im halben Traum:
Fänden sie nur da oben Raum,
Wie Nachtigallen wollten sie singen.
Der Tauwind kam, das Eis zerschmolz,
Nun ruderten sie und landeten stolz
Und saßen am Ufer weit und breit
Und quakten wie vor alter Zeit. 


Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, có nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới trong sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.

Tranh Hoa súng của Claude Monet (1840-1926), họa sĩ phái Ấn tượng Pháp

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Bài thơ "Nhà phê bình sách" của Johann Wolfgang von Goethe

Marcel Reich-Ranicki

Ngay cả những nhà thơ lớn không luôn mang lại cho ta thơ ca tinh tế nhất. Bài thơ đích thị ngớ ngẩn nhất của Goethe? Ở đây Marcel Reich-Ranicki phát hiện ra điều ấy. (FAZ)



Tranh của ©Horst Janssen (1929-1995), họa sĩ Đức

Kể cả những nhà thơ lớn viết ra thơ tồi. Những thi sĩ hay khác biệt với những nhà thơ dở chỉ ở chỗ thư thoảng họ soạn ra những bài thơ cũng hay. Và điều này ra sao với Goethe nhỉ? Ông hưởng danh tiếng là nhà thơ lớn nhất của nước Đức. Điều đó đúng, nếu như câu chuyện liên quan đến thơ ca, không ai đáng bưng nước cho ông. Nhưng mà tất nhiên cả ông ta, người viết lách nhiều không sao cải tạo được, đã sản xuất ra vô số bài trung bình hoặc thơ dở, đôi khi còn vớ vẩn nữa. Mà thế đó bài thơ ngu nhất tuôn từ ngòi bút của ông đương nhiên là bài thơ Nhà phê bình sách, được in ra vào tháng Ba năm 1774.

Chúng ta không có thông tin gì về lý do mời trực tiếp đã dẫn tới những câu thơ này. Có thể vụ việc này liên quan tới Christian Heinrich Schmid. Về cái ông giáo sư ngành Nghệ thuật thi caHùng biện người vùng Gießen, cũng hoạt động với tư cách nhà phê bình này, chàng Goethe trẻ tuổi hiển nhiên không có sự đánh giá cao trọng: Hắn ta (có thể đọc được trong một bức thư viết ngày 25.12.1772) là „một con lừa đích thực“ và thế nên là một „gã cứt“. Liệu giờ đây là Schmid hay một tay khác, thì chắc chắn Goethe đã bị công kích và ông đã muốn ra đòn mạnh đánh lại. Người ta không cần phải phản đối lại chuyện ấy, nếu giá như hành động trả thù mang dáng dấp tri thức hơn chút ít.

Nội dung của cuộc nói chuyện bên bàn ăn không là chủ đề

„ Chuyện tôi có gã tới thăm“. Ở đây tôi đã thót tim. Tại sao người đang trình bày ở đây – và chúng ta có thể cho rằng chính là cá nhân Goethe - đã mời một gã trực thuộc về một cái phường nghề mà ông căm ghét. Bởi vì đó là một nhà điểm sách, hẳn ông phải biết điều này. Sự tự biện hộ không cho phép chờ đợi quá lâu: „ Hắn ta vốn không gây khó chịu“. Một sự bao biện còi cọc lộ liễu: Từ khi nào người ta mời một kẻ khác, „vốn không gây khó chịu“ tới ăn cơm? Goethe muốn chiếm đoạt hẳn nhà phê bình sách cho bản thân mình ư? Có vẻ như chỉ dẫn cần phải giải tỏa mối nghi ngờ (rất đỗi bức thiết) này, rằng đã không hề có một bữa tiệc đặc biệt thịnh soạn, mà chỉ có trơ ra một „bữa ăn thường lệ“.

Họ nói gì ở bàn ăn, chúng ta không biết, thay vào đó chúng ta nghe thấy, vị khách đã gắp mạnh tay và „đớp cho căng bụng“, là điều khó để coi là cơ sở trách cứ. Thế nữa ít lâu sau ông khách lại thổ lộ với hàng xóm điều không hay ho về cái ông ta được trao trước vào tay. Cái này chẳng những không hay mà còn không lịch sự. Nhưng mà sao cơ nếu như súp quả thực nhạt và thịt rán không đủ giòn và rượu vang lại hơi chua? Làm thế nào đây, nếu như chúng ta không loại trừ được sự thể rằng cái bất lịch sự khởi đầu bằng sự thiếu lòng mến khách? Hay có thể người được mời đã dám rủi ro vi phạm vào lề thói của xã hội, để có thể nói lên sự thật? Có đáng lên án việc đánh giá lòng thành thực cao hơn là phép lịch sự?

Vấn đề đã ngã ngũ, vì chúng ta đã liên quan tới một phúng dụ và lại là với một cái đầu đuôi đều không ổn. Bởi vì Goethe không nghĩ chút gì khác trong đầu hơn là phê bình. Nhưng mà người phê bình sách đón nhận tác phẩm của một nhà văn, đã không được người này tuyển lựa và được mời mọc làm việc ấy và cũng không được người đó chiêu đãi. Kết quả ngược lại: Ông ta được giao cho việc kiểm tra và đánh giá cái mà tác giả đã tạo ra, và theo khả năng lớn nhất trình bày một cách trong sáng suy xét của mình, và tức là không cần phải bận tâm đến chuyện liệu điều này có vừa lòng đương sự hay không.

Trong việc Goethe đòi hỏi người đọc đập chết những người phê bình sách, ông tự bóc trần lộ nguyên hình một kẻ cổ súy cho án tử hình và là một kẻ thù của tự do ngôn luận: qua đó thực hiện hành vi cấu thành tội trạng kích động nhân dân. Và tại sao sự thể lại vậy? Bài thơ „Nhà phê bình sách“ vừa mới in ra, ngay lập tức Goethe bị người đời dạy cho biết. Nhà viết kịch Heinrich Leopold Wagner, kẻ trước hết đã làm cho vở bi kịch „Mụ giết trẻ“ nổi tiếng, đã phổ biến một bài thơ chống lại, kết thúc bằng những lời lẽ: „Ném cho chết đi, con chó! Nó là một tác giả không muốn chịu phê bình.“

©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn FAZ - Frankfurter Anthologie
http://www.faz.net/aktuell/feuilleton/buecher/frankfurter-anthologie/marcel-reich-ranicki-in-der-frankfurter-anthologie-rezensent-von-johann-wolfgang-von-goethe-12751793.html

Nhà phê bình sách

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Chuyện tôi có gã ghé thăm
Hắn vốn không gây khó chịu;
Của tôi thường lệ bữa ăn
Hắn đớp vào bụng no căng
Món tôi để dành tráng miệng
Vừa ngán gã đến hết chuyện
Quỷ đưa hắn sang láng giềng
Về bữa cơm tôi hắn luận:
„ Giá như súp thêm gia vị
Rán nâu, vang đậm hơn thì!“
Đập chết con chó ấy đi!
Chu cha! Thằng phê bình sách.


©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
 
Rezensent

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Da hatt ich einen Kerl zu Gast,
Er war mir eben nicht zur Last;
ich hatt just mein gewöhnlich Essen,
Hat sich der Kerl pumpsatt gefressen,
Zum Nachtisch, was ich gespeichert hatt.
Und kaum ist mir der Kerl so satt,
Tut ihn der Teufel zum Nachbar führen,
Über mein Essen zu räsonieren:
„Die Supp hätt können gewürzter sein,
Der Braten brauner, firner der Wein.“
Der Tausendsackerment!
Schlagt ihn tot, den Hund! Es ist ein Rezensent.

Chú thích của người dịch:

Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hòang văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, có nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới trong sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.

Con chim chết - Tranh của ©Horst Janssen, họa sĩ Đức (1929-1995)

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Tôi đã đi qua một đất nước buồn

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Tranh của ©  Emil Nolde (1867-1956) họa sĩ Biểu hiện Đức

Tôi đã đi qua một đất nước, qua một đất nước buồn
Dòng sông nhợt nằm trên cát phẳng
Như giải băng ở trên nôi trống vắng
Ở bên trên từ màn sương ướt đầm
Cây liễu đờ ra bàn tay người chết.

Quá buồn lòng. Tôi đứng và sững người
Tôi đã thấy em bên vệ đường ngồi co quắp
Xưa tôi từng biết em và hạnh phúc
Em khóc vùng và chẳng liên can
Và tôi hỏi em: có phải chăng là đất nước quê em?

Em gật đầu, em đã gật đầu như tỉnh mộng
Anh lại gọi tên em như thuở xưa kia
Mà thế đó hình ảnh em đã tản mát, đã biến đi
Những cây phong cháy trong hoàng hôn lửa
và thần chết đi qua đất nước quê hương em rực đỏ.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Ich ging durch ein Land, durch ein trauriges Land

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Ich ging durch ein Land, durch ein trauriges Land.
Wie auf leerer Wiege ein Wiegenband
lag der blasse Fluß auf dem flachen Sand,
darüber aus nassem Nebelgewand
reckte die Weide die Totenhand.

Mir war so traurig. Ich starrte und stand.
Ich sah dich kauern am Wegesrand.
Einst hab ich dich und das Glück gekannt.
Du weintest wühlend und unverwandt,
und ich fragte dich: Ist das dein Heimatland?

Du nicktest, du nicktest wie traumgebannt ...
Da hab ich dich wieder wie einst genannt;
doch dein Bild zerrann mir, dein Bild entschwand.
Die Pappeln kohlten im Abendbrand,
und der Tod ging rot durch dein Heimatland.

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức

Tranh của Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ Đức, một đại diện của chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism).

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Sứ giả của Thiên triều

Phóng viên Vỉa Hè kể chuyện xung quanh chuyến thăm Hoa kỳ của đồng chí Tổng Bí thư

Hề cung đình Calabazas, tranh của
© Diego R. Velázquez (1599-1660) hs Tây Ban Nha

1. „-Trước chuyến đi Trung quốc lần này, mình rất lo cho sức khỏe đồng chí Tổng Bí thư. Dịch bò điên lại bùng phát, nghe đâu tới sát Bắc Kinh rồi!” Ts Lưu Bích Hồ e ngại.

Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cười nhăn nhở:

-“ Lo cái con bò trắng răng. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng miễn dịch bò điên tuyệt đối, vì sau khi làm bằng tiến sĩ như tụi mình, đồng chí ấy đã được Trung quốc cấy gene não lợn!”


2. Cũng trước chuyến đi, sứ quán Tàu gửi cho đồng chí một cái bô để thử. Lú đội ngay lên đầu mừng rỡ : "- Hóa ra cái mũ Bát Lộ Quân của phe mình ngày nay làm bằng kim loại hẳn hoi!"


 

3. Vừa ngã oạch trên sàn Thiên An Môn, còn bạc mặt lúc bắt tay Tập Cận Bình, Lú lẩm bẩm : „ Mình cứ tưởng giày Trung quốc tốt. Đại cục mãi chưa thấy, chỉ thấy cái nền nó trơn tuồn tuột, tin cậy chính trị thế này là chưa cao rồi!"


4.“- Đồng chí đội bô rất hài, cạo giấy nhanh như bóc chuối, thế đồng chí có biết leo cây không?” Lục Tiểu Linh Đồng hớn hở hỏi.


Nguyễn Phú Trọng bần thần:

  - Giờ đây có tuổi rồi tôi mới bắt đầu tập leo cây đồng chí ạ, mới đây tôi nhờ đồng chí Thảo (Nguyễn Thế Thảo) chặt bớt đi để cho đỡ vướng!

 

5.-"Hội đàm kéo dài còn phải ngồi lâu trên ghế, sao chúng bay kê lót cái củ gì như củ chuối ở dưới, lại còn bọc bông, đít ông chứ có phải cái chậu thủng đâu!"- 
Tập Cận Bình quát đám cận vệ.
 

- “Nhưng cơ mà nó không phải cái ghế, ấy là cái đầu của Nguyễn Phú Trọng, nó cứ rúc vào!”, vẫn tên râu hàm én bộ dạng Trương Phi mau mắn đáp lời.

Tên mặt trơn bóng lí nhí an ủi:-" Chủ tịch chịu khó ngồi, nó hơi lồi lõm tí, nhưng khá dễ vần xoay sử dụng, ví như cái đảo nhân tạo mà thôi!"

 

6.„- Ơ mà nó ngoi ngóp tự nhiên đấy chứ! - Tên cảnh vệ mặt trơn bóng nói.
Tập Cận Bình cáu tiết dận mông lên. Trọng kêu „Ôi! Đồng chí!“

Tập nói: “- Lão Lý Thụy xưa kia cũng kêu y như vậy. Lãnh tụ, lãnh đạo bọn mày đều do chúng tao nặn ra cả, nhân tạo đến thế là cùng!“

 

7. Trọng bèn ngẩng mặt lên kêu to 16 chữ vàng: „Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai!

Đúng lúc con chó Pekinese đang nằm trong lòng bà Bành Lệ Viện nhảy xuống sủa vào mặt đồng chí. Tập Cận Bình giận bảo Trọng: " Mặt mày thì hướng đi đâu! Con chó nhà tao mà có cái mặt giống mày, tao cạo sạch lông đít và dạy cho nó đi giật lùi!"

 

8. Hoảng sợ nói không ra câu „Cứu lấy tôi!“, Trọng lục sục mãi trong mồm, văng cả một cục ra ngoài.

Con chó Pekinese của nhà Tập sấn lại ngoạm.

Bành Lệ Viện chu môi cong cớn: „ Cắn vào cái l... mẹ mày thì ỉa chảy cả ba đời con ạ. Thằng Trọng này uốn lưỡi bịt miệng dân Việt Nam từ trước khi nó làm chủ tịch quốc hội. Văng ra cái cục có phải là xương đâu, là cái lưỡi gỗ Bắc Kinh lắp vào cho nó đấy!“ (Dạo năm trước Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thử vũ khí, cướp cò súng Trung quốc mới chế tạo, viên đạn bắn rách đũng quần Hồ Cẩm Đào, hớt ngay mất đầu lưỡi Nguyễn Phú Trọng lom khom bên dưới. Sau đó Trung quốc đã phẫu thuật nối lưỡi cho đồng chí.)

 

9. Phu nhân vẫy, con chó quay đầu nhảy phốc lên lòng bà. Trọng ngửng đầu thẫn thờ hồi lâu nhìn theo váy đỏ của Bành Lệ Viện lòa xòa. Dương Khiết Trì lắc đầu nói với Mã Hiểu Thiên: "Cái thằng con hoang sắp chết vẫn chẳng bỏ thói quen ngước nhìn cờ của đảng nó!".

Tập Cận Bình bảo: „Tháng Bảy năm nay nó sang Mỹ. Nếu nó ngả theo Mỹ, thì mua trước cho nó cái vé máy bay khứ hồi qua Tân Cương, Nội Mông, cho nó đi chui cống“. Nói xong lại dận mông một phát nữa lên đầu Trọng.
 

Trọng khóc tru lên: „- Ối giời ôi, lạy đồng chí, tôi sẽ mang thông điệp của Bắc Kinh sang Mỹ!“
 

Tập mới nhấc mông lên tha cho.

 

10. Putin và Tập Cận Bình chỉ huy cuộc tập trận cùng cưỡi ngựa trắng gióng hàng. Lật đật sau đuôi ngựa là viên Thái thú vừa chạy vừa khóc. Lú khóc rằng:" Già thế này làm tiểu đồng cắp tráp còn được, đằng này hai ông anh bắt mình nhặt phân ngựa, còn gì là tình quốc tế vô sản nữa!"

 

11. Đại tướng Phùng Quang Thanh quay số máy Chủ tịch quân ủy Trung ương: „- Thưa đồng chí, Putin nói gì về hạm đội tầu ngầm ta mua của Nga, có được rời căn cứ khi Nga-Trung diễn tập trên Biển Đông không ạ?“

Trọng nói: “Tôi vừa hỏi Putin, ông ấy không cho tham gia, nhưng cho phép đi lại, nếu nổi lên di chuyển bằng động cơ chạy than, và cơ bản vào ngày Trung-Nga diễn tập, không được dùng tầu ngầm đánh bắt xa bờ!“

 

12. Một đồng chí lão thành siết tay Nguyễn Phú Trọng: "Thưa đồng chí, giá rau tăng theo giá xăng, lại chặt cây xanh Hà Nội, đồng chí có chia sẻ và cảm thông nỗi lo lắng của cử tri chúng tôi không !"
 

„ - Đồng chí yên tâm đi, sắp tới quan tài còn phải phân theo chế độ tem phiếu, cứ riêng gì đồng chí, tôi cũng tâm tư kém gì!“-Tổng bí thư trả lời.

 

13. Nghe xong bài diễn văn của Tổng bí thư, phấn khích quá, đêm trên đường về mấy bà mấy cô trung ương ủy viên cởi quần áo chạy qua vườn rau sạch của Trung ương. Cà chua mới trồng từ mùng ba tháng hai đã chín đỏ lên một loạt, và dưa chuột mọc dài ra có dễ tới hai gang tay.
 

Các đồng chí lãnh đạo bèn mời đích thân đồng chí Tổng bí thư đi thăm vườn cây ươm giống của Bộ Chính trị, hy vọng bội thu.
 

Nguyễn Phú Trọng mặc vẫn bộ complet Liên Xô, đeo caravat Quảng Châu lẩm bẩm diễn văn một mình đi qua khu vườn giống. Kết quả cây cối héo sạch. Ếch nhái trong vườn vốn quen ở truồng, con nào con nấy sau đó đều thấy đeo khẩu trang kín mít.

 

14. Hai con khỉ cái chỉ trỏ Phạm Quang Nghị đeo bỉm hì hục leo lên một gốc cây chặt cụt, trầm trồ: -"Nó biết leo cây rồi! ".
 

-„ Lại còn biết ăn chuối, và nói về tự phê bình nữa! Con mày à?“- Một con hỏi.
 

-“ Đâu có, con hoang đấy!”- Con kia trả lời.



15. Đinh La Thăng học lái tàu Trung quốc trên tuyến Cát Linh - Hà Đông, vừa lái vừa phải thò tay ra ngoài đỡ cho Phạm Quang Nghị đeo bỉm, vừa đánh đu vừa chặt cây. Hai đồng chí đều là diễn viên chính của đoàn xiếc Bốn mươi năm CHXHCN Việt Nam lẫy lừng danh tiếng.

 

16. Rất nên giới thiệu Chủ tịch vào đội nhào lộn. Tiết mục đặc sắc: Trương Tấn Sang tay búa tay liềm, cắm pháo thăng thiên Trung quốc vào lỗ đít, đồng chí bay vù vù, tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

 

17. Được phân vai hề mồi, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng múa gậy vườn hoang.

" Cậu nguy hiểm cho dân tộc rồi!". Sinh Hùng, đang múa gậy vù vù ở hồi cao trào, té re phọt ra quần, vì ai đó vỗ vai và nhìn vào mặt nhe răng ra sùy. Đồng chí định thần nhìn lại kẻ đó, chính là Phùng Quang Thanh - diễn viên gạo cội thuộc đội xiếc khỉ của đồng chí Tổng Bí thư.

 

18. Nghe nói đồng chí Bộ trưởng Đinh La Thăng đang cấp tốc học lái tàu Trung quốc. Cô bồ nhí của đồng chí bộ trưởng nghe nói đang chửa 4 đứa sinh tư, vì đồng chí hay đi tàu nhanh và đảng của đồng chí ấy luôn căn dặn phải „đi tắt đón đầu“.

 

19. Tại sao đường sắt Hà Đông-Cát Linh uốn lượn mấp mô? Vì ở chỗ đoạn mấp mô này lái tàu Đinh La Thăng sẽ nhào lộn cùng tiều phu Phạm Quang Nghị. Đây là tiết mục "Thăng thiên" của đoàn xiếc „Bốn mươi năm CHXHCN Việt Nam", do hai diễn viên hàng đầu biểu diễn ngoài trời vào ngày mùng 2 tháng 9 năm nay.

 

20. Ngoài sứ mệnh chuyển tải thông điệp của Trung quốc tới Cu Ba, nghe nói đồng chí Nghị muốn xin khẩu súng lục của Fidel Castro và một đẫn mía để táng vào mộ tổ của đồng chí ở Hàm Rồng Thanh Hóa, trước khi về vườn.

 

21. Khi đề bạt bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, đồng chí Trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa đặc biệt chú ý đến ưu thế lý lịch của Nguyễn Bắc Son. Tổ phụ của Son làm bánh bao nổi tiếng không cần bột nở. Bí quyết gia truyền của Son là: cứ một vốc tay bột quấy thì thổi vào đó 10 lít không khí và đánh túi bụi, bột nở tưng bừng.

 

22. "- Giận mấy thằng Mông Cổ thoái hóa đi theo đa nguyên đa đảng hết cả rồi!", Lú nổi xung nhảy lên đụ bốn năm lần vào con cừu gỗ của lãnh đạo nhà nước Mông Cổ tặng Lú hồi còn làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô. 


23. Thây ma Nguyễn Văn Linh cười rung lên bần bật: "- Cậu làm tôi ỉa không ra cứt! Bực bõ làm gì với mấy tay Mông Cừu! Cứ thẳng đường mà tiến, đường tôi chỉ cho cậu đi tới Thành Đô kia mà!“


24. „Ta sẽ nói thẳng vào mặt tổng thống Mỹ", Trọng kéo giải rút quần, tay vẫn còn run lên vì tức giận. „Và còn cái bọn lãnh đạo Cu Ba khốn nạn đang chao đảo, ta sẽ bắt chúng phải tỏ rõ lập trường!” Lú lầm rầm nói đoạn cưỡi lên con bò sữa bằng bông quà năm xưa Cu Ba tặng.

Bỗng nhiên cạp quần đồng chí sổ ra sợi dây rút dài tới vài km. Trung ương nháo nhào. Trần Đại Quang cử ngay cảnh sát cơ động bám theo lần ra đến được đầu dây kia, tuy nhiên không giật lại được vì nó nằm trong tay Hồng Tiểu Dũng - đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHND Trung hoa.

Phóng viên Vỉa Hè - 2015

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Ngôi nhà xóm núi

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của © Emil Nolde (1867-1956) họa sĩ Biểu hiện Đức

Mây ào kéo phủ ngôi nhà xóm núi
Khi tôi cài then cổng hoàng hôn
Sầm sập tới cơn mưa dậm gót
Gióng không thôi hành khúc nhạc buồn
Trên miền đất không nơi đâu sánh

Vẻ hoang dã. Như tấm màn ảo ảnh
Một giải sương lam túa vào sân
Phông hồi quang vẻ rạng rỡ ân cần
Trong ánh mắt người làng thân thiện
Chào nhau tới nhà thờ cầu nguyện
Ơn Chúa ban ngân lời hát tri ân.

Bao phấn khích xưa tôi kêu reo nắng
Nay nắng xua bảng lảng thâm tâm
Bước rời đi, mỗi bước thêm gần
Nắng sửng sốt vàng mười chói lọi
Trên những đống rơm vàng rỏ sợi,
Vẫn từ khi gió thổi nóc tiêu điều.
Thế đó chẳng bay giải khói lam chiều
Quanh quẩn đọng dưới thung tuyệt lộ.

© PKĐ 2015

Tranh thuốc nước của Emil Nolde (1867-1956) họa sĩ Biểu hiện Đức.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...